Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Kinh Du Hành (Trường A Hàm, Hán Dịch: Đại Sư Phật Đà Da Xá & Đại Sư Trúc Phật Niệm; Việt dịch: HT. Thích Tuệ Sỹ; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)

12/03/201211:11(Xem: 7614)
02. Kinh Du Hành (Trường A Hàm, Hán Dịch: Đại Sư Phật Đà Da Xá & Đại Sư Trúc Phật Niệm; Việt dịch: HT. Thích Tuệ Sỹ; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)
Phat thuyet phap

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Đại Sư Phật Đà Da Xá &  Đại Sư Trúc Phật Niệm
Việt dịch: HT. Thích Tuệ Sỹ
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh


PHẦN I

2. KINH DU HÀNH




Phần 01

Phần 02

Phần 03

Phần 04

Phần 05

Phần 06



Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, A-xà-thế, vua nước Ma-kiệt, muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ, mớitự nghĩ: “Nước ấy tuy mạnh, dân chúng giàu mạnh, nhưng lấy sức ta để thắng họ không phải là khó”.

Rồi vua A-xà-thế sai đại thần Bà-la-môn Vũ-xá: “Khanh hãy đến núi Kỳ-xà-quật, chỗ Đức Thế Tôn, nhân danh ta đảnh lễ dưới chân Thế Tôn và thăm hỏi Đức Thế Tôn, Ngài đời sống thường nhật có thoải mái không, đi đứng có khỏe mạnh không. Sau đó lại bạch Đức Thế Tôn, người nước Bạt-kỳ tự ỷ hùng cường, dân chúng giàu mạnh, không chịu thần phục ta. Ta muốn chinh phạt chúng. Không hiểu Đức Thế Tôn có dạy bảo gì không? Nếu Ngài có dạy thế nào, ngươi hãy nhớ cho kỹ, chớ để quên sót, hãy nói lại cho ta hay những gì khanh đã nghe. Những điều Như Lai nói không bao giờ hư dối.”

Đại thần Vũ-xá lãnh mạng, cưỡi xe báu đi đến núi Kỳ-xà-quật. Đến chỗ phải dừng, ông xuống xe, đi bộ đến chỗ Thế Tôn, thăm hỏi xong, ngồi lại một bên, bạch Đức Thế Tôn rằng:

“Vua nước Ma-kiệt là A-xà-thế cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật và ân cần kính hỏi Ngài, đời sống thường nhật có thoải mái chăng, lui tới có được mạnh khỏe không?”

Ông lại thưa tiếp:

“Người nước Bạt-kỳ tự thị dũng mãnh, dân chúng giàu mạnh, không chịu thần phục nhà vua, nên nhà vua muốn chinh phạt. Chẳng hay Đức Thế Tôn códạy bảo gì không?”

Lúc đó, A-nan đang cầm quạt đứng hầu sau Phật. Phật hỏi A-nan:

“Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường nhóm họp bàn những sự việc chân chánh không?”

A-nan đáp:

“Con có nghe.”

Phật nói với A-nan:

“Nếu được như thế, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó lại càng thịnh vượng; nước ấy sẽ an ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

“Này A-nan, ngươi có nghe người nước Bạt-ky vua tôi hòa thuận, trên dưới kính nhường nhau không?”

“Con có nghe.”

“Nếu được như vậy, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và được yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được”.

“Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, chẳng trái lễ độ không?”

“Con có nghe.”

“Này A-nan, nếu được như vậy, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

“Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng không?”

“Con có nghe”.”

“Này A-nan, nếu vậy, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

“Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng tông miếu, kính nể quỷ thần không?”

“Con có nghe.”

“Này A-nan, nếu được như vậy thì lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

“Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-ky giữ gìn khuê môn trinh chính, thanh khiết, không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy không?”

“Con có nghe.”

“Này A-nan, nếu được như vậy thì lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

“Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ tôn thờ Sa-môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộ chẳng biếng nhác không?”

“Con có nghe.”

“Này A-nan, nếu được như vậy thì nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.

Bấy giờ, đại thần Vũ-xá liền bạch Phật:

“Nhân dân nước kia nếu thi hành có một điều còn không mong gì thắng họ, huống nay họ đủ cả bảy điều. Vì việc nước quá bận, con xin từ tạ trởvề.”

Phật nói:

“Nên biết thời giờ.”

Vũ-xá liền đứng dậy đi quanh Phật ba vòng rồi vái chào mà lui.

Vũ-xá đi chưa bao lâu, Phật bảo A-nan:

“Ngươi hãy truyền cho các Tỳ-kheo ở chung quanh thành La-duyệt-kỳ nhóm hết lại giảng đường.”

A-nan vâng lệnh đi đến thành La-duyệt-kỳ tập họp hết các Tỳ-kheo lại giảng đường xong, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, các Tỳ-kheo đã nhóm đủ, kính mong Đức Thánh biết thời.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền đứng dậy đi đến giảng đường, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn, bảo các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy bảy pháp bất thối. Các thầy hãy lắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ.”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn. Chúng con muốn nghe.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, bảy pháp bất thối là:

“1. Thường hội họp luận bàn nghĩa lý chân chính, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“2. Trên dưới hòa đồng, kính thuận không trái, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“3. Trọng pháp, hiểu điều cấm kỵ, không trái qui chế, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“4. Nếu có Tỳ-kheo nào có năng lực hộ chúng, có nhiều tri thức, nên được kính thờ, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“5. Niệm hộ tâm ý, lấy sự hiếu kính làm đầu, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“6. Tịnh tu phạm hạnh, không chạy theo trạng thái dục, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“7. Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

“Này các Tỳ-kheo, lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm.

“1. Ưa ít việc, không ưa nhiều việc, thời Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm.

“2. Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều.

“3. Bớt sự ngủ nghỉ, tâm không hôn muội.

“4. Không tụ họp nói việc vô ích.

“5. Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức.

“6. Không kết bè bạn với người xấu ác.

“7. Ưa ở một mình nơi chỗ nhàn tịnh, núi rừng.

“Này Tỳ-kheo, được như vậy, thời Chánh pháp sẽ được tăng trưởng, không bị tổn giảm.

“Này các Tỳ-kheo! Lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm.

“1. Có tín tâm; tin Đức Như Lai, Chí Chân, Chánh Giác, đủ mười đức hiệu.

“2. Có tàm, biết hổ với điều thiếu sót của mình.

“3. Có quý, biết thẹn với việc ác mình đã làm.

“4. Đa văn, những điều đã được thọ trì đều tốt ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, nghĩa và vị thâm áo, thanh tịnh không bẩn, phạm hạnh đầy đủ.

“5. Siêng năng cần khổ, bỏ ác tu lành, chuyên tâm tập luyện mãi không ngừng.

“6. Điều đã học tập được, ghi nhớ mãi không quên.

“7. Tu tập trí tuệ, biết pháp sanh diệt, hướng đến Hiền thánh, dứt hết gốc khổ.

“Với bảy pháp như thế thời Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

“Này các Tỳ-kheo! Lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn:

“1. Kính Phật.
“2. Kính Pháp.
“3. Kính Tăng.
“4. Kính giới luật.
“5. Kính thiền định.
“6. Kính thuận cha mẹ.
“7. Kính pháp không buônglung.

“Bảy pháp như vậy làm cho Chánh pháp tăng trưởng mãi không bị hao tổn.

“Này các Tỳ-kheo! Lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn:

“1. Quán thân bất tịnh.
“2. Quán đồ ăn bất tịnh.
“3. Chẳng mê đắm thế gian.
“4. Thường suy niệm về sự chết.
“5. Suy niệm về vô thường.
“6. Suy niệm về vô thường tức khổ.
“7. Suy niệm khổ tức vô ngã.

“Bảy pháp như vậy làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

“Này các Tỳ-kheo! Lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn:

“1. Tu về niệm giác ý, nhàn tịnh, vô dục, xuất ly, vô vi.
“2. Tu về pháp giác ý.
“3. Tu về tinh tấn giác ý.
“4. Tu về hỷ giác ý.
“5. Tu về ỷ giác ý.
“6. Tu về định giác ý.
“7. Tu về hộ giác ý.

“Bảy pháp như vậy làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

“Này các Tỳ-kheo! Có sáu pháp bất thối làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

“1. Thân thường hành xử từ ái, không hại chúng sanh.

“2. Miệng nói nhân từ, không diễn lời dữ.

“3. Ý niệm Từ tâm, không ôm lòng thêm bớt.

“4. Được vật lợi dưỡng hợp lẽ, chia cùng chúng hưởng, bình đẳng như nhau.

“5. Giữ giới Thánh hiền không để khuyết lậu, cũng không cấu uế, nhất định không dao động.

“6. Thấy đạo Thánh hiền để dứt hết thống khổ.

“Sáu pháp như vậy làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

“Này các Tỳ-kheo, lại có sáu pháp bất thối làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn:

“1. Niệm Phật.
“2. Niệm Pháp.
“3. Niệm Tăng.
“4. Niệm giới.
“5. Niệm thí.
“6. Niệm thiên.

Sáu niệm ấy làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.”

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở La-duyệt-kỳ, Ngài bảo A-nan rằng:

“Các thầy hãy sẵn sàng, ta muốn đi đến Trúc viên.”

Đáp: “Thưa vâng.”

Rồi Ngài sửa soạn y bát, cùng đại chúng thị tùng, Thế Tôn theo ngả đường từ Ma-kiệt đi đến Trúc viên. Sau khi lên giảng đường an tọa, Phật dạy các Tỳ-kheo về giới, định, tuệ; tu giới đắc định, được quả báo lớn; tu định đắc trí, được quả báo lớn; tu trí tâm tịnh, được giải thoát hoàntoàn, dứt hết ba thứ lậu hoặc là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi đã giải thoát liền phát sanh trí về sự giải thoát, sanh tử dứt hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa”.”

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở Trúc viên, Ngài bảo A-nan:

“Các thầy hãy sửa soạn, hãy đi đến thành Ba-lăng-phất .”

Đáp: “Kính vâng.”

Rồi Ngài sửa soạn y bát cùng với đại chúng theo hầu, Thế Tôn từ Ma-kiệt đi đến thành Ba-lăng-phất và ngồi ở gốc cây Ba-lăng. Lúc ấy các Thanh tín sĩ tại đó nghe Phật cùng đại chúng từ xa đến nghỉ dưới cây Ba-lăng, bèn cùng nhau ra khỏi thành, từ xa trông thấy Thế Tôn ngồi dướigốc cây Ba-lăng dung mạo đoan chính, các căn vắng lặng, nhu thuận tột bực, như con rồng lớn, như nước đứng trong, không chút bợn nhơ, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm tột bực. Thấy rồi, ai nấy hoan hỷ, lần đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi ngồi lại một bên. Đức Thế Tôn theo thứ lớp nói pháp, khai tỏ, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Các Thanh tín sĩ được nghe Phật nói Pháp liền bạch Phật rằng:

“Chúng con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Thánh chúng. Ngưỡng mongĐức Thế Tôn thương xót chấp nhận cho chúng con được làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, nguyện không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Chúng con sẽ giữ giới không bao giờ quên. Ngày mai chúng con xin cúng dường. Ngưỡng mong Thế Tôn cùng đại chúng rủ lòng hạ cố.”

Đức Thế Tôn làm thinh nhận lời. Các Thanh tín sĩ thấy Phật làm thinh nhận lời, liền đứng dậy đi quanh Phật ba vòng làm lễ rồi lui ra. Vì Đức Như Lai, họ dựng ngôi nhà lớn, ban sửa đất đai, quét tước, rưới nước, xông hương, trang hoàng bảo tọa. Khi thiết cúng xong, họ đến bạch Phật:

“Cỗ đã dọn xong, cúi mong Đức Thánh biết đã đến giờ.”

Khi ấy, Thế Tôn liền đứng dậy mang y cầm bát cùng đại chúng đến giảngđường. Đến nơi, rửa tay chân xong, Phật ngồi giữa, các Tỳ-kheo ngồi bêntả, các Thanh tín sĩ ngồi bên hữu.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Thanh tín sĩ rằng:

“Phàm người phạm giới thời có năm điều suy hao. Những gì là năm?

“1. Cầu tài lợi không được toại nguyện.

“2. Dẫu có được tài lợi, ngày mỗi hao mòn.

“3. Bất cứ đến đâu cũng không được mọi người kính nể.

“4. Tiếng xấu đồn khắp thiên hạ.

“5. Thân hoại mệnh chung sa vào địa ngục.

“Trái lại, này các Thanh tín sĩ, phàm người giữ giới sẽ có năm công đức. Những gì là năm?

“1. Cầu gì đều được như nguyện.

“2. Tài sản đã có thì thêm mãi không hao sút.

“3. Ở đâu cũng được mọi người kính mến.

“4. Tiếng tốt đồn khắp thiên hạ.

“5. Thân hoại mệnh chung được sanh lên cõi trời.”

Bấy giờ, đã nửa đêm, Phật bảo các Thanh tín sĩ hãy trở về. Các Thanh tín sĩ vâng lời, đi quanh Phật ba vòng, rồi đảnh lễ mà lui.

Bấy giờ, khi đêm vừa qua, ánh sáng vừa ló, Thế Tôn đi tới chỗ thanh vắng, bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấu suốt, thấy các vị thần lớn mỗi vịphong thủ đất đai nhà cửa riêng, các thần trung, thần hạ cũng phong thủđất đai nhà cửa. Thế Tôn liền trở lại giảng đường, lên chỗ ngồi. Tuy đãbiết, nhưng Ngài vẫn hỏi:

“Này A-nan, ai tạo lập thành Ba-lăng-phất này?”

A-nan bạch Phật:

“Thành này do đại thần Vũ-xá tạo ra để phòng ngự nước Bạt-kỳ.”

Phật nói với A-nan:

“Người tạo ra thành này rất hợp ý trời. Lúc đêm đã tàn, trời vừa sáng, Ta đi tới chỗ thanh vắng, bằng thiên nhãn, xem thấy các Đại Thiên thần mỗi vị phong thủ đất đai nhà cửa riêng, các trung thần, hạ thần cũng phong thủ đất đai nhà cửa. A-nan! Nên biết chỗ đất đai nhà cửa nào được Đại Thiên thần phong thủ, ai ở đó tất được an lạc nhiều ; còn chỗ trung thần phong thủ thì hàng trung nhân ở; chỗ hạ thần phong thủ thì hạnhân ở và công đức nhiều ít cũng tùy theo chỗ ở ấy.

“Này A-nan, chỗ này là chỗ hiền nhân ở, kẻ bán buôn qui tụ, phép nướcđúng đắn không dối ngụy. Thành này rất tốt, được mọi nơi suy tôn, khôngthể phá hoại. Lâu về sau nếu có bị phá chăng chỉ do ba việc; một là bị nước lớn, hai là bị lửa lớn và ba là bị người trong thông mưu với người ngoài phá hoại được thành này.”

Trong lúc đó các Thanh tín sĩ Ba-lăng-phất suốt đêm cùng bày biện. Đúng giờ, họ đến bạch Phật:

“Cỗ đã dọn xong, cúi mong Đức Thánh biết là đã đến giờ. ”

Bấy giờ, các Thanh tín sĩ bưng dọn, tự tay bưng sớt đồ ăn. Thọ thực xong dùng nước rửa. Rồi họ dọn một chỗ ngồi nhỏ trước Phật. Phật chỉ bàymà rằng:

“Chỗ này của các ngươi là chỗ bậc Hiền trí, phần nhiều người trì giới tịnh tu phạm hạnh cư trú; các Thiện thần vui mừng ủng hộ.”

Rồi Ngài chú nguyện cho họ:

“Biết kính trọng thì được người kính trọng. Biết phụng sự thì được người phụng sự. Bố thí, kiêm ái, có lòng từ mẫn, được chư Thiên khen ngợi và thường cùng người lành sum họp, không cùng người ác ở chung.”

Bấy giờ, sau khi thuyết pháp xong, Đức Thế Tôn liền rời khỏi chỗ, đạichúng hầu quanh mà đưa Ngài trở về. Đại thần Vũ-xá đi theo sau Phật, nghĩ rằng:

“Hôm nay, nhân Đức Sa-môn Cù-đàm đi qua cửa thành này, ta hãy gọi cửa này là cửa Cù-đàm.”

Lại nhân bến sông mà Phật sang ngang, liền đặt tên chỗ đó là bến Cù-đàm.

Đức Thế Tôn ra khỏi thành Ba-lăng-phất, đi đến bờ sông. Lúc ấy, trên bờ sông có nhiều người, trong số đó có người thì dùng thuyền, có người dùng bè, có người dùng phà mà sang sông. Đức Thế Tôn cùng đại chúng chỉ trong khoảnh khắc, như lực sĩ co duỗi cánh tay, đã đến cả bên kia sông. Sau khi quán sát nghĩa này, Thế Tôn liền nói bài tụng:

Phật là Hải Thuyền Sư
Pháp là cầu sang sông,
Là chiếc xe Đại thừa,
Đưa hết thảy trời, người.
Là Đấng Tự Giải Thoát,
Sang sông, thành Phật-đà .
Khiến tất cả đệ tử,
Giải thoát, đắc Niết-bàn.

Thế Tôn lại từ nước Bạt-kỳ đi đến thôn Câu-lỵ nghỉ ở dưới một khóm rừng và bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn pháp thâm diệu: một là Thánh giới; hai là Thánh định; ba là Thánh tuệ và bốn là Thánh giải thoát. Đó là pháp vi diệu khó hiểu, khó biết, mà ta với các ông xưa kia vì không hiểu rõ nên mãi trôi lăn không cùng trong vòng sống chết.”

Quán xét theo nghĩa đó, Phật liền dạy bài kệ:

Giới, định, tuệ, giải thoát,
Duy Phật phân biệt rõ.
Lìa khổ độ chúng sanh,
Khiến dứt mầm sanh tử.

Bây giờ, Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở thôn Câu-lỵ lại bảo A-nan cùng đi đến thôn Na-đà. A-nan vâng lời, khoác y ôm bát cùng với đại chúng đi theo Phật, theo con đường từ Bạt-kỳ đến Na-đà và dừng lại chỗ Kiền-chùy.

Bấy giờ, A-nan ở chỗ thanh vắng yên lặng suy nghĩ: “Thôn Na-đà này cómười hai cư sĩ là Già-già-la, Già-lăng-già, Tỳ-già-đà, Già-lê-thâu, Giá-lâu, Bà-da-lâu, Bà-đầu-lâu, Tẩu-bà-đầu-lâu, Đà-lê-xá-nậu, Tẩu-đạt-lê-xá-nậu, Da-thâu, Da-thâu-đa-lâu đã qua đời. Hiện nay không biết họ sinh về đâu? Lại có năm mươi người khác mệnh chung, lại năm trămngười khác nữa mệnh chung, nay không biết họ sinh về chỗ nào?”

A-nan suy nghĩ như thế xong, rời khỏi nơi nhàn tịnh, đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ chân Phật xong, ngồi xuống một bên, bạch Phật:

“Thế Tôn, vừa rồi con ở chỗ nhàn tịnh, lặng lẽ suy nghĩ: Thôn Na-đà này có mười hai cư sĩ: Già-già-la v.v., mạng chung; lại có năm mươi người nữa mạng chung, lại có năm trăm người mạng chung; không biết họ sinh về đâu. Cúi mong Thế Tôn nói rõ cho con.”

Phật bảo A-nan:

“Mười hai cư sĩ kia là Già-già-la v.v., đã đoạn năm hạ phần kết nên mệnh chung sinh thiên ; họ nhập Niết-bàn ở đó chứ không trở lại cõi này nữa. Còn năm mươi người kia mạng chung do đoạn trừ ba kết sử ;; dâm, nộ,si mỏng, đắc quả Tư-đà-hàm, sẽ trở lại cõi này để dứt hết gốc khổ. Còn năm trăm người kia mạng chung do đoạn trừ ba kết sử, đắc quả Tu-đà-hoàn,không còn bị đọa vào ác thú, chắc chắn thành đạo, chỉ trở lại cõi này bảy lần để dứt hết gốc khổ rồi thôi.

“Này A-nan, phàm có sinh thì có chết, đó là lẽ thường của cuộc đời, có gì là quái lạ. Nếu thấy mỗi người chết, ngươi đều tới hỏi ta như vậy chẳng là quấy rầy ư?”

A-nan đáp:

“Đúng vậy, bạch Thế Tôn, quả là phiền nhiễu.”

Phật bảo:

“A-nan, nay ta sẽ nói cho ngươi về Pháp kính để các Thánh đệ tử biết chỗ thọ sanh; dứt hết ba đường dữ, chứng quả Tu-đà-hoàn, không quá bảy đời sẽ tận cùng biên tế của khổổ; và cũng có thể nói việc ấy cho người khác nghe.

“Này A-nan! Pháp kính là, Thánh đệ tử đã đạt được bất hoại tín, hoan hỷ tin Phật là Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, mười đức hiệu đầy đủ. Hoan hỷ tin Pháp là giáo pháp chân chính vi diệu, Phật tự ý nói ra, không cuộc hạn thời tiết, dạy bày con đường đi đến Niết-bàn; được thực hành bởi kẻ trí. Hoan hỷ tin Tăng là chúng khéo hòa đồng, sở hành chất trực không dối trá và chứng thành đạo quả, trên dưới thuận hòa, đầyđủ pháp thân, hoặc có người đang hướng tới Tu-đà-hoàn và được quả Tu-đà-hoàn, có người đang hướng tới Tư-đà-hàm và được quả Tư-đà-hàm, có người đang hướng tới A-na-hàm và được quả A-na-hàm, có người đang hướng tới A-la-hán và được quả A-la-hán. Ầy là bốn đôi tám bậc, chúng Hiền thánh của Như Lai, xứng đáng được cung kính, làm ruộng phước cho đời.Tin giới của Hiền thánh là thanh tịnh, không nhơ, không bị sứt mẻ, khôngrò rỉ, được các bậc minh triết tu theo mà chứng đến tam muộitam-muội định vậy.

“A-nan, đó là Pháp kính, khiến Thánh đệ tử biết chỗ thọ sanh, dứt sạch ba đường dữ, chứng đắc Tu-đà-hoàn, không quá bảy đời hoàn tất tận cùng biên tế của khổ; và cũng có thể nói cho người khác sự việc ấy.”

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở đó, bèn bảo A-nan hãy cùng điđến nước Tỳ-xá-ly. A-nan vâng lời, mang y cầm bát, cùng với đại chúng theo hầu Thế Tôn, theo con đường từ Bạt-kỳ đến Tỳ-xá-ly và ngồi nghỉ ở một gốc cây.

Bấy giờ có một dâm nữ tên Am-bà-bà-lê vừa nghe Phật cùng các đệ tử đến Tỳ-xá-ly, đang ngồi dưới một gốc cây, liền sửa soạn xe báu, muốn đi đến chỗ Phật để lễ bái cúng dường. Khi chưa đến nơi, từ xa nàng đã thấy Đức Thế Tôn diện mạo đoan chánh, các căn đặc biệt khác thường, tướng tốtđầy đủ, như mặt trăng ở giữa những vì sao. Nàng rất hoan hỷ, xuống xe đi bộ lần tới chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi lại một bên.

Rồi Thế Tôn, theo thứ lớp thuyết pháp, khai giải, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Nghe Phật nói xong nàng phát tâm vui mừng quỳ bạchPhật rằng:

“Bắt đầu từ hôm nay con quy y ngôi Tam bảo. Mong Phật nhận lời cho con được làm Ưu-bà-di ở trong Chánh pháp, trọn đời con không giết, khôngtrộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.”

Lại bạch Phật:

“Cúi mong Thế Tôn cùng các đệ tử ngày mai nhận lời thỉnh cầu của con. Còn tối nay thì xin nghỉ tại vườn của con.”

Khi ấy Phật im lặng nhận lời.

Nàng thấy Phật đã im lặng nhận lời, liền đứng dậy đi quanh Phật ba vòng rồi đảnh lễ mà trở về. Nàng đi chưa bao lâu, Phật bảo A-nan:

“Ta cùng các ngươi đi đến khu vườn kia.”

Đáp:

“Thưa vâng.”

Phật bèn rời chỗ ngồi, mang y cầm bát cùng chúng đệ tử một ngàn hai trăm năm mươi người đi đến khu vườn ấy.

Lúc bấy giờ, nhóm người Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly, nghe Phật đến nghỉ tại vườncủa Am-bà-bà-lê thì liền thắng những cỗ xe báu năm sắc lộng lẫy; có người cưỡi xe xanh, ngựa xanh, phan dù áo mão đều xanh; ngựa xe năm sắc đều như vậy. Rồi thì, những người Lệ-xa với y phục đồng sắc, cả năm trămngười kéo đến Phật. Nàng Am-bà-bà-lê sau khi từ giã Phật trở về, giữa đường gặp xe họ. Lúc đó, xe nàng chạy rất nhanh, cùng với xe báu của họ móc kéo nhau, khiến phướn lọng gãy đổ cả, mà vẫn không chịu tránh đường.Các người Lệ-xa trách:

“Nàng ỷ thế gì mà không tránh đường cho chúng tôi đi, để đụng nhằm xe cộ chúng tôi khiến phướn lọng gãy cả?”

Am-bà đáp:

“Thưa quý ngài, tôi đã thỉnh Phật ngày mai đến nhà tôi thọ trai. Tôi phải về gấp sửa soạn đồ cúng dường, thành phải đi mau, không tránh kịp.”

Nhóm Lệ-xa liền bảo nàng:

“Nàng khoan hãy thỉnh. Để chúng tôi thỉnh trước, chúng tôi sẽ cho nàng một trăm ngàn lượng vàng.”

Nàng đáp:

“Tôi đã thỉnh trước rồi, không thể nhường được.”

Nhóm Lệ-xa tiếp:

“Chúng tôi sẽ tặng nàng gấp mười sáu lần trăm ngàn lượng vàng. Hãy để chúng tôi thỉnh trước.”

Nàng vẫn không chịu:

“Tôi đã thỉnh rồi. Nhất định không thể làm như thế được.”

Các Lệ-xa lại nói:

“Chúng tôi sẽ tặng bằng số tài bảo nửa nước, nàng hãy để chúng tôi thỉnh trước.”

Nàng trả lời:

“Giả sử đem tài bảo của cả nước cấp cho tôi, tôi cũng không nhận. Vì sao? Vì Phật hiện ở tại vườn tôi, Ngài đã nhận lời tôi thỉnh trước. Việcấy đã xong, không thể nhường được.”

Các Lệ-xa khoa tay than tiếc, rằng:

“Nàng con gái này đã làm chúng ta thiếu mất cái phúc quả đầu tiên.”

Họ liền tiến tới khu vườn Phật đang ở. Khi Đức Thế Tôn từ xa thấy nămtrăm người Lệ-xa, với ngựa xe số vạn, chật đường tiến đến, Ngài bảo cácTỳ-kheo:

“Các ngươi nên biết chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy. Này các Tỳ-kheo,hãy tự nhiếp tâm, gìn giữ oai nghi đầy đủ. Tỳ-kheo tự nhiếp tâm mình như thế nào? Tỳ-kheo quán thân trên nội thân, siêng năng không lười biếng, ghi nhớ không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán thân trên ngoại thân., quán nội ngoại thân,., trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán thọ, quán ý, quán pháp cũng như thế.

Thế nào là Tỳ-kheo đầy đủ oai nghi? Ở đây, Tỳ-kheo, khi đi thì biết là đi, dừng thì biết là dừng, quay nhìn tả hữu, co duỗi, cúi ngước, mangy cầm bát cho đến việc ăn uống, thuốc thang, đều không để mất nghi tắc.Khôn khéo tìm cách trừ bỏ ấm cái, đi ở nằm ngồi, ngủ thức, nói năng hayim lặng đều nhiếp tâm đừng cho loạn động. Đấy gọi là Tỳ-kheo đầy đủ oainghi”.”

Bấy giờ năm trăm người Lệ-xa đi đến vườn Am-bà-bà-lê. Gần đến chỗ Phật, xuống xe đi bộ đến, đầu mặt đảnh lễ chân Phật, rồi lui ngồi một bên. Như Lai ở trên chỗ ngồi, ánh sáng độc nhất tỏa sáng che mờ đại chúng, như trăng mùa thu; lại như trời đất trong sáng sạch sẽ không chútbụi dơ, mặt trời giữa hư không độc nhất tỏa sáng. Rồi thì, năm trăm người Lệ-xa hầu vây quanh chỗ ngồi của Phật. Lúc ấy, giữa hội chúng có một người Phạm chí tên là Tịnh Ký, từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo vai hữu, đầu gối hữu quỳ xuống đất, chắp tay hướng về Phật, tán thán bằng bài kệ rằng:

Vua Ma-kiệt, Ương-già,
Để được nhiều thiện lợi,
Khoác khôi giáp bảo châu.
Phật hiện ở nước ấy.
Uy đức động tam thiên,
Tiếng vang như núi Tuyết.
Như hoa sen đã nở,
Mùi hương thật mầu nhiệm.
Nay thấy ánh sáng Phật,
Như mặt trời mới mọc;
Như trăng qua bầu trời,
Không bị mây che khuất.
Thế Tôn cũng như vậy,
Sáng chiếu cả thế gian.
Quán trí tuệ Như Lai
Như tối gặp đuốc sáng;
Đem mắt sáng cho đời,
Quyết trừ các nghi hoặc.

Năm trăm người Lệ-xa sau khi nghe bài kệ ấy lại bảo Tịnh Ký:

“Ngươi hãy lặp lại”.”

Rồi Tịnh Ký ở trước Phật lặp lại ba lần. Năm trăm Lệ-xa sau khi nghe lặp lại bài kệ, mỗi người cởi y báu mà cho Tịnh Ký. Tịnh Ký bèn đem y báu dâng Đức Như Lai. Phật vì lòng từ mẫn nên thọ nhận.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với những người Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly rằng:

“Ở đời có năm thứ báu rất khó có được. Những gì là năm? Một là Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời rất khó có được. Hai là người có thể giảngthuyết Chánh pháp của Như Lai rất khó có được. Ba là người có thể tín giải pháp mà Như Lai diễn thuyết rất khó có được. Bốn là người có thể thành tựu pháp mà Như Lai diễn thuyết rất khó có được. Năm là hiểm nguy được cưu ách mà biết đáp trả, hạng người ấy cũng rất khó có. Ầy là năm thứ báu rất khó có được.”

Năm trăm người Lệ-xa sau khi nghe Phật khai thị, giáo huấn khiến cho lợi ích, hoan hỷ, liền bạch Phật;

“Cúi mong Thế Tôn và chúng đệ tử ngày mai nhận lời thỉnh cầu của chúng con.”

Phật nói với các người Lệ-xa:

“Các ông đã thỉnh Ta. Ta nay như thế là đã được cúng dường rồi. Kỹ nữ Am-bà-bà-lê đã thỉnh trước.”

Năm trăm người Lệ-xa nghe Am-bà-bà-lê nữ đã thỉnh Phật trước, ai nấy đều vung tay mà nói rằng:

“Chúng ta muốn cúng dường Như Lai, mà nay người đàn bà kia đã phổng tay trên ta rồi”.”

Rồi họ rời chỗ ngồi, đầu mặt lễ Phật, đi quanh Phật ba vòng, sau đó ai về nhà nấy.

Bấy giờ, Am-bà-bà-lê nữ bèn bày dọn thực phẩm thượng diệu để cúng Phật và Tăng. Sau khi ăn xong, thâu bát, dẹp bàn ghế. Rồi kỹ nữ tay bưngbình bằng vàng dâng nước rửa xong, nàng đến trước Phật bạch rằng:

“Trong số những khu vườn trong thành Tỳ-xá-ly này vườn của con là hơnhết. Nay con đem vườn ấy dâng cúng Như Lai. Ngưỡng nguyện Như Lai vì thương tưởng con mà thọ nhận.”

Phật nói với người kỹ nữ:

“Ngươi có thể đem khu vườn này cúng dường trước hết là Phật và Chiêu-đề tăng. Vì sao vậy? Các thứ vườn tược, phòng xá, y bát, sáu vật mà Như Lai sở hữu, ngay dù những Ma, Thích, Phạm, chư Thiên có đại oai lực, không ai có khả năng kham thọ sự cúng dường ấy.”

Kỹ nữ thọ lãnh lời dạy, bèn đem khu vườn mà cúng trước tiên là Phật và Chiêu-đề tăng. Phật vì lòng từ mẫn đối với nàng nên thọ nhận. Rồi Ngài nói bài kệ:

Dựng tháp, lập tinh xá,
Cúng vườn cây mát mẻ;
Cầu thuyền để đưa người;
Và cho cả nhà, gác;
Đồng trống cho nước cỏ,
Phước ấy ngày đêm tăng;
Người đủ giới thanh tịnh,
Ằt sẽ đến chỗ lành.

Sau đó, kỹ nữ Am-bà-bà-lê mang một cái giường nhỏ đến ngồi trước Phật. Phật theo thứ lớp nói pháp, mở bày, dạy dỗ, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Ngài giảng về thí, về giới, về sinh thiên, về dục là đại hoạn, ôuế, bất tịnh, phiền não là chướng ngại, xuất ly là tối thượng.

Khi Thế Tôn biết tâm ý của nàng đã nhu nhuyến, hòa duyệt, các triền cái vơi mỏng, rất dễ hóa độ, như pháp của chư Phật, Ngài bèn giảng cho nàng về Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế và Khổ xuất yếu thánh đế. Bấy giờ nàng Am-bà-bà-lê, tín tâm thanh tịnh, như tấm lụa trắng trong sạch dễ nhuộm màu, ngay trên chỗ ngồi mà xa lìa trần cấu, con mắt pháp của các pháp sanh, thấy pháp, đắc pháp, quyết định chánh trụ, không còn đọa ác đạo, thành tựu vô úy. Nàng bèn bạch Phật:

“Con nay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nói ba lần như vậy. Cúi mong Như Lai nhận con làm một Ưu-bà-di trong Chánh pháp. Từ nay về sau, cho đến trọn đời không giết, không trộm, không tà dâm, không dối trá, không uống rượu”.”

Người nữ ấy sau khi thọ lãnh năm giới từ Phật, xả bỏ tập quán từ trước, tiêu trừ những cấu uế, rời khỏi chỗ ngồi, lễ Phật rồi lui.

Bấy giờ, Thế Tôn tùy nghi trú ở Tỳ-xá-ly, bảo A-nan:

“Các ngươi hãy sửa soạn. Ta muốn đi đến Trúc lâm.”

Đáp: “Kính vâng.”

Rồi sửa soạn y bát, cùng đại chúng hầu quanh Thế Tôn, đi theo con đường từ Bạt-kỳ đến Trúc lâm kia.

Lúc ấy có người Bà-la-môn tên là Tỳ-sa-đà-da, nghe Phật cùng đại chúng đến Trúc lâm này, liền thầm nghĩ: “Sa-môn Cù-đàm này có tiếng tốt đồn khắp bốn phương, mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Thích, Phạm, Mahay Thiên ma, Sa-môn, Bà-la-môn, mà tự mình tác chứng, rồi thuyết pháp cho người khác, với những ngôn từ mà khoảng đầu, giữa và cuối thảy đều chân chánh, nghĩa vị thâm áo, phạm hạnh đầy đủ. Bậc Chân Nhân như thế, ta nên đến thăm viếng”.”

Rồi Bà-la-môn ra khỏi thành, đi đến Thế Tôn chỗ rừng Trúc ;; chào hỏixong, ngồi sang một bên. Thế Tôn theo thứ lớp thuyết pháp cho ông, mở bày, chỉ dạy, khiến cho ích lợi, hoan hỷ. Nghe xong, hoan hỷ, ông bèn thỉnh Thế Tôn cùng đại chúng ngày mai đến nhà thọ thực. Phật im lặng nhận lời. Bà-la-môn biết Ngài đã nhận lời, liền đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi cáo về.

Vào ngay đêm đó dọn bày các thứ ẩm thực. Sáng mai, lúc đã đến giờ, bèn báo tin:

“Cúi mong Đức Thánh biết là đã đến giờ.”

Bấy giờ Thế Tôn khoác y ôm bát, cùng đại chúng vây quanh, đi đến nhà kia, ngồi lên chỗ dọn sẵn. Rồi thì, Bà-la-môn dâng đủ các thực phẩm ngoncúng Phật và Tăng. Ắn xong, thâu bát, dùng nước rửa xong, ông mang một cái giường nhỏ đến ngồi trước Phật. Thế Tôn vì Bà-la-môn mà nói một bài tụng:

Nếu đem ẩm thực,
Y phục, ngọa cụ,
Cho người trì giới,
Tất được quả lớn.
Đó là bạn thật,
Chung thủy theo nhau;
Đến bất cứ đâu,
Như bóng theo hình.
Vậy nên gieo thiện,
Làm lương đời sau.
Phước là nền tảng,
Chúng sanh an trụ.
Phước là thiên hộ,
Đường đi không nguy.
Sống không gặp nạn;
Chết được sanh thiên.

Rồi Thế Tôn nói pháp vi diệu cho Bà-la-môn; mở bày, chỉ dẫn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Sau đó, Ngài rời chỗ ngồi mà đi.

Lúc ấy, ở địa phương này thóc quý, đói kém, nên khất thực khó được. Phật bảo A-nan:

“Hãy gọi các Tỳ-kheo hiện ở địa phương này tập họp ở giảng đường. A-nan đáp vâng, rồi thừa lệnh Phật kêu gọi các Tỳ-kheo xa gần về tập họphết ở giảng đường. Sau khi đại chúng trong nước này đều đã tập họp, A-nan bạch Phật:

“Đại chúng đã tập họp, cúi mong Đức Thánh biết thời.”

Bấy giờ, Phật rời chỗ ngồi, đi đến giảng đường, ngồi lên chỗ dọn sẵn, bảo các Tỳ-kheo:

“Đất này đói kém, khất thực khó khăn, các ngươi nên chia thành từng nhóm, tùy theo chỗ quen biết, hãy đến Tỳ-xá-ly và nước Việt-kỳ mà an cư ởđó để có thể không bị thiếu thốn. Ta một mình cùng với A-nan an cư ở đây.”

Các Tỳ-kheo vâng lời dạy, ra đi. Riêng Phật với A-nan ở lại. Về sau, trong lúc an cư, thân Phật nhuốm bệnh, khắp cả mình đều đau. Phật tự nghĩ: “Ta nay cả người đều đau mà các đệ tử đều không ở đây. Nếu Ta nhậpNiết-bàn thì không thích hợp. Vậy Ta hãy tinh cần tự lực lưu lại thọ mạng”. Rồi Thế Tôn ra khỏi tịnh thất, đến ngồi chỗ mát mẻ. A-nan trông thấy liền vội đến, bạch Phật rằng:

“Nay con xem gương mặt Thế Tôn, bệnh hình như có bớt.”

A-nan lại nói:

“Thế Tôn bệnh, tâm con sợ hãi, lo buồn thắt chặt, hoang mang không biết phương hướng. Nhưng hơi thở chưa dứt, còn chút tỉnh táo, con thầm nghĩ rằng: Thế Tôn chưa diệt độ ngay, con mắt của đời chưa tắt, Đại phápchưa suy tổn, sao nay Ngài không có điều gì dạy bảo các đệ tử?.”

Phật bảo A-nan:

“Chúng Tăng còn có điều gì cần ở Ta nữa? Nếu có ai tự mình nói: Ta duy trì chúng Tăng, ta nhiếp hộ chúng Tăng, thì người ấy nên có lời di giáo cho chúng Tăng. Như Lai không nói: Ta duy trì chúng Tăng. Ta nhiếp hộ chúng Tăng. Vậy tại sao Ta lại phải có lời di giáo cho chúng Tăng? Này A-nan, những pháp Ta đã giảng thuyết, trong cũng như ngoài đều đã hoàn tất. Ta không bao giờ tự xưng sở kiến thông đạt. Ta nay đã già rồi,tuổi đã đến tám mươi rồi. Cũng như cỗ xe cũ kỹ, nhờ phương tiện tu sửa mà có thể đi đến nơi. Thân ta cũng vậy, nhờ sức phương tiện còn hơi duy trì được tuổi thọ, tự lực tinh tấn mà nhẫn chịu sự đau nhức này. Không suy niệm tất cả tưởng, khi nhập vô tưởng định, thân an ổn, không có não hoạn. Vì vậy, A-nan, hãy tự mình thắp sáng; thắp sáng nơi pháp, chớthắp sáng nơi khác. Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp, chớ nươngtựa nơi khác. Thế nào là Hãy tự mình thắp sáng, thắp sáng nơi pháp, chớthắp sáng nơi khác; hãy tự nương tựa mình, nương tựa pháp, chớ nương tựa nơi khác? Này A-nan, Tỳ-kheo quán nội thân, tinh cần không biếng nhác, ghi nhớ không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán ngoại thân; quán nội ngoại thân, tinh cần không biếng nhác, ghi nhớ không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán thọ, quán ý, quán pháp cũng vậy. Này A-nan, đó gọi là Hãy tự thắp sáng, thắp sáng nơi pháp, chớ thắp sáng nơi khác. Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp, chớ nương tựa nơi khác.. Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, nếu có ai có thể tu hành pháp này, người đó là đệ tửchân thật của Ta, là bậc nhất hữu học.”

Phật bảo A-nan, hãy cùng đi đến tháp Giá-bà-la. A-nan vâng lời. Như Lai bèn đứng dậy, mang y cầm bát đến dưới một gốc cây, bảo A-nan:

“Hãy trải chỗ ngồi. Ta đau lưng, muốn nghỉ lại đây.”

An-nan đáp: “Vâng”.

Trải chỗ ngồi và sau khi Như Lai đã ngồi xuống, A-nan dọn một chỗ ngồi nhỏ ngồi trước Phật. Phật nói:

“Này A-nan, những ai tu Bốn thần túc, tu tập nhiều, thường ghi nhớ không quên, người ấy tùy theo ý muốn có thể kéo dài tuổi thọ hơn một kiếp. A-nan, Phật đã tu tập nhiều Bốn thần túc, chuyên niệm không quên, tùy theo ý muốn, Như Lai có thể sống hơn một kiếp, để trừ minh ám cho đời, đem lại nhiều lợi ích, trời và người đều được an ổn.”

Lúc bấy giờ A-nan im lặng không trả lời. Phật nói như vậy ba lần, A-nan cũng im lặng không trả lời. Khi ấy A-nan bị ma ám, mê muội không tỏ rõ. Phật đã ba lần hiện tướng, nhưng A-nan không biết mà thỉnh cầu. Phật bảo A-nan: “Hãy biết thời”. A-nan vâng ý chỉ của Phật, đứng dậy lễ Phật rồi lui. A-nan đi cách Phật không xa, ngồi dưới một gốc cây, tĩnh ýtư duy. Trong khoảng thời gian không lâu, ma Ba-tuần đến bạch Phật:

“Ý Phật không muốn vào Niết-bàn sớm. Nay chính là lúc, Phật nên mau chóng diệt độ.”

Phật bảo ma Ba-tuần:

“Hãy thôi! Hãy thôi! Ta tự biết thời. Như Lai nay chưa nhập Niết-bàn,vì còn đợi chúng Tỳ-kheo của Ta hội đủ . Có người có thể tự điều phục, dũng mãnh, không khiếp sợ, đã đến chỗ an ổn, đã đạt được mục đích của mình, là hướng đạo của loài người, thuyết giảng kinh giáo, hiển bày cú nghĩa, nếu có dị luận thì có thể hàng phục bằng Chánh pháp, lại có thể bằng thần biến mà tự mình tác chứng. Các đệ tử như thế chưa hội đủ. Lại còn có các Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả cũng như thế, đều chưa tụ hội đủ. Nay điều cần thiết là triển khai phạm hạnh, phổ biến giác ý, khiến cho chư Thiên và loài người thảy đều thấy được sự thần diệu. .”

Bấy giờ ma Ba-tuần lại bạch Phật:

“Thuở xưa, ở Uất-bệ-la bên dòng sông Ni-liên-thuyền, dưới gốc cây A-du-ba ni-câu-luật, Phật khi mới thành Chánh giác, tôi đã đến chỗ Như Lai mà khuyên mời Ngài hãy nhập Niết-bàn rằng: Nay thật là đúng lúc, Ngài hãy nhanh chóng nhập Niết-bàn. Khi ấy Như Lai trả lời tôi rằng: Hãythôi đi, này Ba-tuần. Ta tự biết thời. Như Lai nay chưa nhập Niết-bàn, vì còn đợi đệ tử Ta tụ hội đông đủ v.v., cho đến, chư Thiên và loài người thấy được sự thần thông biến hóa, khi ấy Ta mới nhập Niết-bàn. Naychính là lúc ấy, sao Ngài không nhập Niết-bàn?”

Phật nói:

“Hãy thôi đi, này Ba-tuần. Phật tự biết thời. Ta không trụ thế bao lâu nữa. Sau ba tháng nữa, tại bản sanh địa Câu-thi-na-kiệt, vườn Sa-la,giữa đôi cây, Ta sẽ diệt độ.”

Lúc ấy, ma Ba-tuần nghĩ rằng Phật tất không nói dối, nhất định sẽ diệt độ, bèn vui mừng phấn khởi, hốt nhiên biến mất. Ma đi chưa bao lâu,Phật ở nơi tháp Giá-bà-la, bằng định ý tam muộitam-muội, xả thọ hành. Ngay lúc đó, đại địa chấn động. Nhân dân cả nước thảy đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Phật phóng ánh sáng rọi suốt vô cùng, nơi chỗ tối tăm cũng được soi sáng, thảy đều trông thấy nhau. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ tụng rằng:

Trong hai hành hữu vô,

Ta nay xả hữu vi.

Nội chuyên tam muộiTam-muội định

Như chim ra khỏi trứng.

Lúc bấy giờ Hiền giả A-nan tâm kinh sợ, lông tóc dựng ngược, vội vàngđi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật rồi đứng sang một bên, bạch Phật:

“Lạ thay, Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà đất rung động?”

Phật bảo A-nan:

“Ở đời, có tám nguyên nhân khiến đất rung động. Những gì là tám? Đất ytrên nước. Nước y trên gió. Gió y trên hư không. Trong hư không có ngọngió lớn có khi tự nổi lên, khi ấy khối lớn nước bị khuấy động. Khối nước lớn bị khấy động thì khắp cả đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ nhất.

“Lại nữa, này A-nan, có khi có Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni đắc đạo, hoặc Tôn thiên đại thần quán thể tánh nước nhiều, quán thể tánh đất ít, muốn tự thử năng lực của mình, khi ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ hai.

“Lại nữa, này A-nan, khi Bồ-tát từ trời Đâu-suất giáng thần vào thai mẹ, chuyên niệm không tán loạn, khi ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ ba.

“Lại nữa, A-nan, khi Bồ-tát ra khỏi thai mẹ, sanh từ hông phải, chuyên niệm không tán loạn, khi ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ tư.

“Lại nữa, A-nan, khi Bồ-tát vừa thành Vô thượng chánh giác, ngay lúc ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ năm.

“Lại nữa, A-nan, khi Phật vừa thành đạo chuyển Vô thượng pháp luân màMa hoặc Thiên ma, Sa-môn, Bà-la-môn thảy đều không thể chuyển, khi ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ sáu.

“Lại nữa, A-nan, khi sự giáo giới của Phật gần hoàn tất, chuyên tâm không tán loạn, Phật xả bỏ thọ hành, khi đó khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ bảy.

“Lại nữa, này A-nan, khi Như Lai ở nơi Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn, khi ấy khắp cõi đất rung động. Đó là nguyên nhân thứ tám.

“Do tám nguyên nhân ấy mà đất rung động.”

Rồi Thế Tôn nói bài kệ:

Đấng Lưỡng Túc Tối Tôn,
Đại Sa-môn soi sáng đời,
Được A-nan thưa hỏi:
Nguyên nhân gì đất rung?
Như Lai diễn từ âm,
Tiếng như chim Ca-lăng:
“Ta nói, hãy lắng nghe,
Nguyên do đất rung động.
Đất nhân y trên nước,
Nước nhân y trên gió.
Nếu gió trổi hư không,
Đất vì thế rung mạnh.
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
Muốn thử thần thông lực,
Núi, biển, trăm cây cỏ,
Cõi đất thảy rung động.
Thích, Phạm, các Tôn thiên,
Ý muốn đất rung động,
Núi biển các Quỷ thần,
Cõi đất thảy rung động.
Bồ-tát, Lưỡng Túc Tôn,
Trăm phước tướng đã đủ,
Khi mới nhập thai mẹ,
Khi ấy đất rung động.
Mười tháng trong thai mẹ,
Như rồng nằm thảm đệm;
Từ hông hữu xuất sanh,
Khi ấy đất rung động.
Phật khi còn trai trẻ
Tiêu diệt dây kết sử,
Thành đạo Thắng vô thượng;
Khi ấy đất rung động.
Thành Phật, chuyển Pháp luân,
Ở trong vườn Lộc dã;
Đạo lực hàng phục ma,
Khi ấy đất rung động.
Thiên ma nhiều phen thỉnh,
Khuyên Phật nhập Niết-bàn;
Khi Phật xả thọ mạng,
Khi ấy đất rung động.
Đại Đạo Sư, Chí Tôn,
Thần Tiên, không tái sanh,
Vào tịch diệt, bất động;
Khi ấy đất rung động.
Tịnh nhãn, nói các duyên,
Đất rung vì tám sự.
Do đây và khác nữa,
Khi ấy đất rung động”.

II

Phật nói với A-nan:

“Này A-nan! Đời có tám chúng: một là chúng Sát-lỵ; hai là chúng Bà-la-môn; ba là chúng Cư sĩ; bốn là chúng Sa-môn; năm là chúng Tứ thiênvương; sáu là chúng Đao-lợi thiên; bảy là chúng Ma; tám là chúng Phạm thiên.

“Ta nhớ xưa kia, Ta từng qua lại trong chúng Sát-lỵ, cùng họ nói năng, ngồi đứng, chẳng biết đã bao nhiêu lần. Nhờ sức thiền định tinh tấn mà nơi nào Ta hiện đến, hễ họ có sắc đẹp thì sắc Ta đẹp hơn. Họ có tiếng hay thì tiếng Ta hay hơn. Họ từ giã Ta mà đi, nhưng Ta không từ giã họ. Điều họ nói được, Ta cũng nói được. Điều họ không thể nói được, Ta cũng nói được. Ta thường thuyết pháp cho họ, chỉ bày, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ, rồi biến mất khỏi nơi đó, mà họ không biết Ta là trời hay là người. Như thế cho đến, Ta từng qua lại trong chúng Phạm thiên không biết là bao nhiêu lần để thuyết pháp cho họ, mà họ cũngđều chẳng biết Ta là ai.”

“A-nan bạch Phật:

“Thế Tôn, thật là kỳ diệu, chưa từng có, mới có thể thành tựu được như thế”.”

Phật nói:

“Pháp vi diệu chưa từng có như vậy, này A-nan, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, duy chỉ Như Lai mới thành tựu được”.”

Phật lại bảo A-nan:

“Như Lai có thể biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của thọ; biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của tưởng; sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của quán. Đó mới thật là pháp kỳ diệu chưa từng có của Như Lai, ngươi nên ghi nhớ.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo A-nan cùng đi đến Hương tháp, rồi tới mộtgốc cây trải tọa ngồi và bảo A-nan nhóm hết các Tỳ-kheo hiện có mặt chung quanh Hương tháp lại giảng đường. A-nan vâng lời Phật dạy, tập họptất cả, rồi bạch Phật:

“Đại chúng đã tụ tập. Cúi xin Đức Thánh biết thời.”

Thế Tôn bèn đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ dọn sẵn. Rồi Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Các ngươi nên biết, Ta do những pháp sau đây mà tự thân tác chứng, thành Tối chánh giác. Đó là Bốn niệm xứ, Bốn ý đoạn, Bốn thần túc, Bốn thiền định, Năm căn, Năm lực, Bảy giác ý và Tám thánh đạo. Các ngươi hãynên cùng nhau tu tập ở trong pháp đó, cùng nhau hòa đồng kính thuận, chớ sinh tranh tụng. Cùng đồng một thầy học hãy cùng đồng hòa hợp như nước với sữa. Ở trong pháp Ta, hãy tinh cần tu học, cùng soi sáng cho nhau, cùng nhau hoan hỷ.

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi nên biết, Ta từ các pháp này mà tự mình chứng ngộ, rồi công bố ra nơi đây. Tức là, Khế kinh, Kỳ dạ kinh, Thọ ký kinh, Kệ kinh, Pháp cú kinh, Tương ưng kinh, Bản duyên kinh, Thiên bản kinh, Quảng kinh, Vị tằng hữu kinh, Chứng dụ kinh, Đại giáo kinh. Các ngươi hãy ghi nhớ kỹ, tùy khả năng mà phân tích, tùy sự mà tu hành. Vì sao vậy? Như Lai không bao lâu nữa, sau ba tháng nữa, sẽ vào Niết-bàn.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời ấy, rất đỗi kinh ngạc, sửng sốt hoang mang, vật mình xuống đất, cất tiếng kêu than:

“Nhanh chóng làm sao, Thế Tôn diệt độ! Đau đớn làm sao, con mắt của thế gian sắp tắt! Chúng ta từ nay mãi mãi mất mát!" Hoặc có Tỳ-kheo vật vã buồn khóc, lăn lộn kêu ca, không tự kềm chế được, khác nào như rắn bịđứt làm hai khúc, lăn lộn ngắc ngoải, không biết đi về đâu.

Phật bảo:

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi chớ ôm lòng ưu bi như vậy. Từ trời đất đến người vật, không có cái gì sanh ra mà không kết thúc. Muốn các pháp hữu vi không bị biến dịch, thì không thể nào được. Trước đây Ta đã từng dạy ân ái là vô thường, có hội hợp tất có chia ly. Thân này không phải của mình, mạng này không ở lâu được.”

Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ:

Ta nay tự tại
Đến chỗ an ổn;
Nói rõ nghĩa này
Cho chúng hòa hợp.
Ta nay già rồi,
Việc làm đã xong,
Nay nên xả thọ.
Niệm không buông lung,
Tỳ-kheo giới đủ;
Thâu nhiếp định ý,
Thủ hộ tâm mình.
Ở trong pháp Ta,
Ai không buông lung,
Sẽ dứt gốc khổ,
Khỏi sanh già chết.

Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

“Ta nay sở dĩ khuyên dạy các ông như thế, vì thiên ma Ba-tuần, vừa rồi đến thỉnh cầu ta, nói: Ý Phật chưa muốn vào Niết-bàn sớm. Nay đã phải thời rồi, xin Ngài mau diệt độ. Ta bảo ma Ba-tuần: Hãy thôi! Hãy thôi! Ta tự biết thời. Ta còn đợi chúng Tỳ-kheo của Ta hội đủ. cho đến, khiến cho chư Thiên và loài người thảy đều thấy được sự thần diệu. Bấy giờ ma Ba-tuần lại nói với Ta rằng: Thuở xưa, ở Uất-bệ-la, bên dòng sôngNi-liên-thuyền, dưới gốc cây A-du-ba ni-câu-luật, Phật khi mới thành Chánh giác, tôi đã thưa Ngài rằng: Ý Phật không muốn Niết-bàn sớm. Nay thật là đúng lúc. Ngài hãy nhanh chóng nhập Niết-bàn. Khi ấy Như Lai trảlời tôi rằng: Hãy thôi đi, này Ba-tuần. Ta tự biết thời. Như Lai nay chưa nhập Niết-bàn, vì còn đợi đệ tử Ta tụ hội đông đủ v.v., cho đến, chưThiên và loài người thấy được sự thần thông biến hóa, khi ấy Ta mới nhậpNiết-bàn. Nay đây, đệ tử của Như Lai đã hội đủ., cho đến, chư Thiên và loài người đều thấy được sự thần thông biến hóa. Nay chính là lúc, sao Ngài không nhập Niết-bàn? Ta nói: Hãy thôi đi, này Ba-tuần. Phật tự biếtthời. Ta không trụ thế bao lâu nữa. Sau ba tháng nữa, Ta sẽ diệt độ. Lúc ấy ma Ba-tuần nghĩ rằng Phật tất không nói dối, bèn vui mừng phấn khởi, hốt nhiên biến mất. Ma đi chưa bao lâu, ở nơi tháp Giá-bà-la, bằngđịnh ý tam muội tam-muội, Ta xả thọ hành. Ngay lúc đó, đại địa chấn động. Trời người thảy đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Phật phóng ánh sáng rọi suốt vô cùng, nơi chỗ tối tăm cũng được soi sáng, thảy đều trông thấy nhau. Bấy giờ Ta nói kệ tụng rằng:

Trong hai hành hữu vô,
Ta nay xả hữu vi.
Nội chuyên tam muộitam-muội định
Như chim ra khỏi trứng.

Bấy giờ, Hiền giả A-nan đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, quỳ gối phải sát đất, chắp tay bạch Phật:

“Cúi mong Đức Thế Tôn, lưu trú một kiếp, chớ vội diệt độ, vì lòng thương tưởng chúng sanh, để làm ích lợi cho trời, người.”

Đức Thế Tôn yên lặng không đáp. A-nan thưa thỉnh đến ba lần. Phật bảo:

“A-nan! Ngươi có tin đạo Chánh giác của Như Lai không?”

A-nan đáp:

“Thưa vâng, con tin chắc thật lời Phật nói.”

Phật nói:

“Nếu ngươi có tin, sao ba lần quấy rầy Ta? Ngươi đã trực tiếp nghe từPhật, trực tiếp lãnh thọ từ Phật rằng, những ai đã tu tập bốn thần túc,tu tập nhiều lần, chuyên niệm không quên, thì có thể tùy ý muốn mà kéo dài tuổi thọ trong một kiếp hoặc một kiếp hơn. Phật đã tu tập bốn thần túc, tu tập nhiều lần, chuyên niệm không quên, tùy theo ý muốn có thể sống hơn một kiếp, để trừ sự tối tăm cho đời, làm lợi ích nhiều người, cho trời và người được an lạc. Tại sao lúc đó ngươi không thỉnh cầu Như Lai chớ diệt độ? Nghe lần thứ hai, còn khả thứ. Cho đến lần thứ ba, ngươi cũng không khuyến thỉnh Như Lai sống thêm một kiếp hoặc một kiếp hơn, để trừ tối tăm cho đời, đem lại lợi ích an lạc cho hàng thiên nhân.Nay ngươi mới nói, há chẳng muộn lắm ư? Ta ba lần hiện tướng, ngươiba lần im lặng. Sao lúc ấy ngươi không nói với Ta rằng Như Lai hãy sống thêm một kiếp hoặc một kiếp hơn, để trừ sự tối tăm cho đời, vì lợi ích cho nhiều người, để cho trời người được an lạc?

“Hãy thôi, A-nan, nay Ta đã xả tuổi thọ, đã bỏ, đã nhổ rồi. Muốn Như Lai trái với lời đã nói ra, thì không bao giờ có trường hợp đó. Ví như một người hào quý đã nhổ đồ ăn xuống đất, họ còn lấy ăn trở lại được không?”

A-nan đáp: “Không”.

“Nay Như Lai cũng vậy, đã bỏ, đã nhổ rồi đâu còn tự mình ăn lại nữa.”

Phật lại bảo A-nan cùng đi đến thôn Am-bà-la. A-nan xếp y ôm bát, cùng với đại chúng đi theo Thế Tôn, do theo đường từ Bạt-kỳ đến Am-bà-la. Khi đến thôn Am-bà-la, tới một đồi cây, Phật dạy các Tỳ-kheo về giới, định, tuệ; tu giới đắc định, được quả báo lớn; tu định đắc trí,được quả báo lớn; tu trí tâm tịnh, được giải thoát hoàn toàn, dứt hết ba thứ lậu hoặc là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi đã giải thoát liền phát sanh trí về sự giải thoát, sanh tử dứt hết, phạm hạnh đãvững, điều cần làm đã làm xong, không còn phải tái sinh nữa”.”

Bấy giờ, sau khi tùy nghi an trú ở thôn Am-bà-la, Đức Thế Tôn lại bảoA-nan: “Hãy sửa soạn để đi thôn Chiêm-bàà, , thôn Kiền-đồ, thôn Bà-lê-bà và thành Phụ-di . A-nan đáp: “Thưa vâng”. Rồi xếp y ôm bát, cùng đại chúng theo hầu Thế Tôn, theo con đường từ Bạt-kỳ đi lần đến cácthành khác, đến phía Bắc thành Phụ-di, nghỉ lại trong rừng Thi-xá-bà.

Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Ta sẽ nói cho các ngươi nghe Bốn đại giáo pháp. Hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ.”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn! Chúng con muốn nghe.”

Phật nói:

“Bốn pháp ấy là gì? Nếu có vị Tỳ-kheo nào nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân theo Phật được nghe, được lãnh thọ giáo pháp này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng khôngnên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nhớ lầm chăng? Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươivừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật, đúng Pháp thì hãy nói với người kiarằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. VậyHiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ.Đó là đại pháp thứ nhất.

“Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo nào nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân nghe từ chúng Tăng hòa hợp với các vị kỳ cựu đa văn, được lãnh thọ Pháp này, Luật này, Giáo này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theoPháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nghe, nhớ lầm chăng? Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật,đúng Pháp thì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lờiPhật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươivừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ. Đó là đại pháp thứ hai.

“Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo nào đến nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ởtại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân nghe từ nhiều vị Tỳ-kheo, là những người trì Pháp, trì Luật, trì Luật nghi, được lãnh thọ Pháp này, Luật này, Giáo này.Nghe như vậy thì các ngươi cũng không nên tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy khôngđúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nghe, nhớ lầm chăng? Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại nếu xét thấy lời kiađúng Kinh, đúng Luật, đúng Pháp thì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ. Đó làđại pháp thứ ba.

“Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo nào đến nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ởtại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân từ một vị Tỳ-kheo kia, là người trì Pháp, trì Luật, trì Luật nghi, được lãnh thọ Giáo pháp này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng không tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nhớ lầm chăng? Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiềnsĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật, đúng Phápthì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói.Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ. Đó là đại pháp thứ tư.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở thành Phụ-di lại bảo A-nan cùng đi đến thành Ba-bà. A-nan đáp: “Kính vâng”, rồi xếp y ôm bát,với đại chúng đi theo Thế Tôn, theo con đường Mạt-la đi vườn Xà-đầu, thành Ba-bà. Nơi đây có con trai của một người thợ tên là Châu-na nghe Phật từ Mạt-la kia đến thành này, liền y phục chỉnh tề tìm đến chỗ Phật,đầu mặt lễ chân Phật, rồi ngồi lại một bên. Phật theo thứ lớp thuyết pháp cho Châu-na, chỉ bày, giáo huấn, khiến cho lợi ích hoan hỷ. Châu-nasau khi nghe phát tín tâm hoan hỷ, bèn thỉnh Phật ngày mai đến nhà cúngdường. Phật làm thinh nhận lời. Châu-na biết Phật đã nhận lời, liền đứng dậy lễ Phật, rồi lui về. Ngay đêm đó ông sửa soạn thức ăn. Ngày mai, vào thời gian thích hợp, ông trở lại thỉnh Phật.

Bấy giờ, Thế Tôn khoác y cầm bát cùng với đại chúng tùy tùng đến nhà ông, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn. Sau khi Phật và đại chúng đã an tọa, Châu-na đem món ăn dâng Phật và chúng Tăng. Ông lại nấu riêng một thứ nấm Chiên-đàn là thức ăn trân quý kỳ lạ ít thấy, đem dâng riêng cho Phật. Phật bảo Châu-na chớ đem thứ nấm ấy cho chúng Tăng ăn. Châu-na vâng lời, không dám dọn cho chúng Tăng.

Lúc bấy giờ, trong đại chúng Tỳ-kheo có một Tỳ-kheo già, xuất gia lúc tuổi xế chiều, ngay trên mâm ăn, dùng đồ đựng dư để lấy.

Châu-na, sau khi thấy chúng Tăng thọ trai xong, cất bình bát và dùng nước rửa xong, liền đến trước Phật mà hỏi bằng bài kệ rằng:

Xin hỏi Đại Thánh Trí,
Đấng Chánh Giác Chí Tôn:
Đời có mấy Sa-môn,
Khéo huấn luyện điều phục?
Phật đáp bằng bài kệ:
Theo như ngươi vừa hỏi,
Có bốn hạng Sa-môn,
Chí hướng không đồng nhau,
Ngươi hãy nhận thức rõ:
Một, hành đạo thù thắng;
Hai, khéo giảng đạo nghĩa;
Ba, y đạo sinh sống;
Bốn, làm ô uế đạo.
Sao gọi đạo thù thắng?
Sao khéo nói đạo nghĩa?
Sao y đạo sinh hoạt?
Sao làm đạo ô uế?
Bẻ gai nhọn ân ái,
Quyết chắc vào Niết-bàn;
Vượt khỏi đường Thiên nhân,
Là hành đạo thù thắng.
Khéo hiểu đệ nhất nghĩa
Giảng đạo không cấu uế,
Nhân từ giải nghi ngờ,
Là hạng khéo thuyết đạo.
Khéo trình bày pháp cú
Nương đạo mà nuôi sống,
Xa mong cõi vô cấu;
Là hạng sống y đạo.
Trong ôm lòng gian tà,
Ngoài như tuồng thanh bạch.
Hư dối không thành thật,
Là hạng làm nhơ đạo.
Sao gọi gồm thiện ác,
Tịnh, bất tịnh xen lẫn.
Mặt ngoài hiện tốt đẹp,
Như chất đồng mạ vàng,
Người tục thấy liền bảo:
“Đó là Thánh đệ tử,
Các vị khác không bằng,
Ta chớ bỏ lòng tin”.
Người gìn giữ đại chúng,
Trong trược giả ngoài thanh.
Che giấu điều gian tà,
Kỳ thật lòng phóng đãng.
Chớ trông dáng bề ngoài,
Đã vội đến thân kính.
Che giấu điều gian tà,
Kỳ thật lòng phóng đãng.

Rồi Châu-na lấy một cái giường nhỏ đặt ngồi trước Phật. Phật lần lượtthuyết pháp, chỉ bày, khuyến khích, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Sau đó,với đại chúng theo hầu, Phật trở về. Vừa đến giữa đường, Phật dừng lại dưới một gốc cây và bảo A-nan:

“Ta đau lưng, ngươi hãy trải chỗ ngồi.”

A-nan đáp vâng, rồi trải chỗ ngồi. Phật nghỉ ngơi. Bấy giờ, A-nan lạitrải một chỗ ngồi thấp hơn và ngồi trước Phật. Phật hỏi A-nan:

“Vừa rồi ông thấy Châu-na có ý gì hối hận không? Nếu có hối hận là tự đâu?”

A-nan đáp: “Châu-na vừa cúng dường Phật như vậy không được phúc lợi gì cả. Vì sao? Tại vì sau khi Đức Như Lai thọ trai ở nhà ông thì Ngài vào Niết-bàn!”.

Phật nói:

“A-nan chớ nói như vậy, chớ nói như vậy! Hiện nay Châu-na được nhiều lợi lớn, được sống lâu, được sắc đẹp, được sức lực, được tiếng tốt, đượcnhiều tài lợi, chết được lên trời, cầu điều gì đều được. Tại sao vậy? Vì người cúng dường cho Phật lúc mới thành đạo với người cúng dường cho Phật lúc sắp Niết-bàn, công đức hai bên ngang nhau không khác. Ngươi hãyđến nói với Châu-na rằng: Tôi trực tiếp nghe từ Phật, trực tiếp lãnh thọ từ Phật, rằng Châu-na nhờ công đức cúng dường Phật mà được lợi lớn, quả báo lớn.”

A-nan vâng lời, đi đến chỗ Châu-na, nói rằng:

“Tôi trực tiếp nghe từ Phật, trực tiếp lãnh thọ từ Phật, rằng ông Châu-na nhờ công đức cúng dường Phật mà được lợi lớn, quả báo lớn. Tại sao vậy? Vì người cúng dường Phật lúc mới thành đạo với người cúng dườngPhật lúc sắp Niết-bàn, công đức hai bên ngang nhau không khác.

Thọ trai nhà Châu-na,
Mới nghe lời nói này:
Bệnh Như Lai thêm nặng,
Thọ mạng đã sắp tàn,
Tuy ăn nấm Chiên-đàn,
Mà bệnh vẫn càng tăng.
Ôm bệnh mà lên đường,
Lần đến thành Câu-thi.

Bấy giờ, Thế Tôn đứng dậy, đi về phía trước được một quãng ngắn, đến dưới một gốc cây, lại bảo A-nan:

“Ta đau lưng quá, hãy sửa chỗ ngồi.”

A-nan đáp: “Vâng”. Rồi dọn một chỗ ngồi. Như Lai nghỉ ngơi. A-nan lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên. Lúc đó, có người đệ tử A-la-hán tên làPhúc-quý, đi từ thành Câu-thi-na-kiệt nhắm đến thành Ba-bà, khi vừa đếngiữa đường, trông thấy Phật tại bên gốc cây, dung mạo đoan chính, các căn tịch tịnh, tâm ý nhu thuận trong cảnh tịch diệt tuyệt đối, ví như con rồng lớn, như hồ nước đứng trong không chút cáu bợn. Sau khi thấy, ông phát sinh thiện tâm hoan hỷ, đi đến gần Phật, đảnh lễ rồi ngồi lại một bên và bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, người xuất gia, ở tại chỗ thanh tịnh, ưa thích sự nhàn cư, thật hy hữu thay, dẫu cả một đoàn xe có những năm trăm cỗ đi ngang qua một bên mà vẫn không hay biết! Thầy tôi có lần ngồi tĩnh tọa dưới một gốc cây bên đường thuộc địa phận giữa hai thành Câu-thi và Ba-bà. Lúc đó có đoàn xe năm trăm cỗ đi ngang qua một bên. Tiếng xe cộ rầm rầm. Tuy thức tỉnh nhưng không nghe thấy. Sau đó có người đến hỏi: Có thấy đoàn xe vừa đi qua đây không? Đáp: Không thấy.Lại hỏi: Có nghe không? Đáp: Không nghe. Lại hỏi: Nãy giờ ông ở đây hay ở chỗ khác? Trả lời: Ở đây. Lại hỏi: Nãy giờ ông tỉnh hay mê? Trả lời: Tỉnh. Lại hỏi: Nãy giờ ông thức hay ngủ? Trả lời: Không ngủ. Người kia thầm nghĩ: Đây thật là hy hữu. Người xuất gia chuyên tinh mới như thế. Cho dẫu tiếng xerầm rộ, thức mà vẫn không hay.Rồi nói với thầy tôi rằng: Vừa có năm trămcỗ xe rầm rộ đi qua con đường này, tiếng xe chấn động mà còn không nghethấy, có đâu lại nghe thấy chuyện khác! Rồi người kia làm lễ, hoan hỷ từ tạ.”

Phật nói:

“Này Phúc-quý! Nay Ta hỏi ngươi. Hãy tùy ý trả lời. Đoàn xe rầm rộ điqua, tuy thức nhưng không nghe và sấm sét vang động đất trời, tuy thức nhưng không nghe. Trong hai điều đó, điều nào khó hơn?”

Phúc-quý thưa:

“Tiếng động của ngàn chiếc xe đâu sánh bằng tiếng sấm sét. Không nghetiếng xe còn dễ chứ không nghe sấm sét ấy mới thật là rất khó.”

Phật nói:

“Này Phúc-quý, Ta có một lần ở tại một thảo lư trong thôn A-việt, lúcđó có đám mây lạ vụt nổi lên, rồi tiếng sấm sét vang rền dữ dội làm chết hết bốn con trâu và hai anh em người đi cày, thiên hạ xúm tới chật ních. Lúc ấy Ta đang ra khỏi thảo lư, đi kinh hành thong thả. Một người từ đám đông kia đi lại chỗ Ta, đầu mặt lễ sát chân, rồi theo sau Ta kinhhành. Dẫu biết nhưng Ta vẫn hỏi: Đám đông kia đang tụ tập để làm gì vậy? Người kia liền hỏi lại Ta rằng: Nãy giờ Ngài ở đâu, thức hay ngủ? Ta trả lời: Ở đây, không ngủ. Người kia tán thán cho là hy hữu, chưa thấy ai đắc định như Phật; sấm chớp vang rền cả trời đất thế mà riêng mình tịch tịnh, thức mà không hay. Rồi người ấy bạch Phật: Vừa rồi có đám mây lạ vụt nổi lên, rồi tiếng sấm sét vang rền dữ dội làm chết hết bốncon trâu và hai người đi cày. Đám đông tụ tập chính là vì chuyện ấy. Người ấy trong lòng vui vẻ, liền được pháp hỷ, lễ Phật rồi lui.

Lúc đó Phúc-quý đang khoác hai tấm vải màu vàng, trị giá cả trăm ngàn, rời chỗ ngồi đứng dậy, rồi quỳ xuống, chắp tay bạch Phật:

“Nay con đem tấm vải này dâng Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn nạp thọ.”

Phật bảo Phúc-quý:

“Ngươi để một tấm cho Ta và một tấm cho A-nan.”

Phúc-quý vâng lời. Một tấm dâng Phật, một tấm cho A-nan. Phật thương tưởng ông cho nên nhận. Phúc-quý đảnh lễ Phật và ngồi lại một bên. Phật lần lượt thuyết pháp cho ông, chỉ bày, giáo huấn, khiến cho được ích lợi, hoan hỷ. Ngài giảng về bố thí, trì giới, sinh thiên, dục là đại hoạn, bất tịnh, ô uế, phiền não ô nhiễm là pháp chướng đạo, xuất yếu là tối thắng. Khi Phật biết tâm ý Phúc-quý đã hoan hỷ, nhu nhuyến, không bịtriền cái trùm lấp, rất dễ khai hóa; như thường pháp của chư Phật, Ngàigiảng cho Phúc-quý về Khổ thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt và Khổ xuất yếu thánh đế. Phúc-quý liền phát tín tâm thanh tịnh, ví như tấm vải sạch rấtdễ nhuốm màu, ngay trên chỗ ngồi mà xa lìa trần cấu, phát sinh pháp nhãn, thấy pháp, chứng pháp, an trú quyết định chánh tánh, không cònbị sa đọa ác đạo, thành tựu vô úy, bèn bạch Phật:

“Con nay quy y Phật, Pháp, Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm một Ưu-bà-tắc trong Chánh pháp. Từ nay cho đến trọn đời con nguyện không sát, không trộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu. Cúi mong Thế Tôn nhận con là Ưu-bà-tắc ở trong Chánh pháp.”

Lại bạch Phật:

“Lúc nào Phật đến giáo hóa tại thành Ba-bà xin Ngài hạ cố đến khóm nhà nghèo của con. Bởi vì con muốn đem hết những vật thực sàng tọa, y phục, thuốc thang sẵn có trong nhà để dâng cúng Thế Tôn. Thế Tôn lãnh thọ cho thì nội gia con được an lạc.”

Phật nói:

“Ngươi nói rất phải.”

Rồi Thế Tôn lại nói pháp cho Phúc-quý; chỉ bày, giáo huấn, khiến cho được lợi ích, hoan hỷ. Phúc-quý đảnh lễ Phật rồi đi.

Phúc-quý đi chưa bao lâu, A-nan liền đem tấm vải vàng của mình dâng Phật. Phật do tâm từ mẫn nhận lãnh và khoác lên trên mình. Bấy giờ, Đức Thế Tôn hiện ra một dung mạo thung dung, oai quang rực rỡ, các căn thanhtịnh, sắc diện tươi vui.

A-nan trông thấy, âm thầm suy nghĩ: “Ta được hầu gần Phật hai mươi lăm năm nay chưa khi nào thấy Phật có một sắc diện tươi sáng như ngày nay”. Bèn đứng dậy, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hỏi Phật:

“Từ khi con được hầu Phật, đã hai mươi lăm năm nay, chưa từng thấy sắc diện Phật như hôm nay. Chẳng hiểu do duyên gì? Con mong nghe được ý Phật.”

Phật bảo A-nan:

“Có hai duyên cớ mà sắc diện Như Lai tươi sáng khác lúc bình thường: một là lúc Phật mới thành ngôi Chánh giác, hai là lúc Phật xả bỏ thọ mạng sắp vào Niết-bàn. A-nan, do hai duyên ấy mà sắc diện khác thường.”

Rồi Thế Tôn nói bài tụng:

Y màu vàng sáng vui,
Mịn, mềm, rất tươi sạch,
Phúc-quý dâng Thế Tôn,
Hào quang trắng như tuyết.

Phật bảo:

“A-nan, ta đang khát. Ta muốn uống nước. Ngươi hãy đi lấy nước đem đến đây.”

A-nan thưa:

“Vừa rồi có năm trăm cỗ xe lội qua khúc trên sông làm nước đục cả. Chỉ có thể dùng rửa chân, không thể dùng uống được.”

Phật nói đến ba lần như thế. A-nan thưa:

“Hiện chỉ có sông Câu-tôn cách đây không xa, là có nước trong mát. Uống hay tắm rửa đều được”.”

Lúc đó có một vị thần ở tại núi Tuyết, vốn dốc lòng tin Phật đạo, lấybát đựng nước quý tịnh đủ tám công đức đem đến dâng Phật. Phật thương xót lãnh thọ và đọc bài tụng:

Phật bằng tám thứ âm,
Bảo A-nan lấy nước:
Ta khát, nay muốn uống.
Uống xong đến Câu-thi.
Ấm êm dịu, hòa nhã,
Ai nghe cũng vui lòng.
Hầu hạ hai bên Phật,
Liền bạch Thế Tôn rằng:
Vừa có năm trăm xe,
Lội sông sang bờ kia,
Đã làm đục dòng nước,
Uống chắc không thể được.
Sông Câu-lưu không xa,
Nước tốt, rất trong mát;
Có thể lấy nước uống,
Cũng có thể tắm rửa.
Tuyết sơn có quỷ thần,
Đem nước dâng Như Lai.
Uống xong, uy dũng mãnh.
Đấng Sư Tử bước đi.
Nước ấy có rồng ở,
Trong sạch không đục dơ.
Thánh nhan như Tuyết sơn
Thong thả qua Câu-tôn.

Rồi Thế Tôn đi đến sông Câu-tôn, lấy nước uống và rửa xong rồi, cùng đại chúng lần đi nữa. Giữa đường, Phật dừng lại tại dưới một gốc cây và bảo Châu-na:

“Ngươi lấy y Tăng-già-lê gấp làm tư rồi trải cho ta nằm. Ta đau lưng. Muốn tạm nghỉ tại đây.”

Châu-na vâng lời, trải chỗ xong, Phật ngồi lên chỗ đó. Châu-na lễ Phật rồi ngồi lại một bên mà thưa rằng:

“Con muốn nhập Niết-bàn. Con muốn nhập Niết-bàn.”

Phật dạy:

“Nên biết phải thời.”

Châu-na liền nhập Niết-bàn ở ngay trước Phật.

Phật bèn nói bài tụng:

Phật đến sông Câu-tôn,
Trong mát, không đục dơ.
Đấng Chí Tôn xuống nước,
Tắm rửa, sang bờ kia.
Vị đứng đầu đại chúng,
Sai khiến bảo Châu-na:
Ta nay thân mỏi mệt,
Ngươi trải ngọa cụ nhanh.
Châu-na liền vâng lời,
Gấp tư y mà trải.
Như Lai đã nghỉ ngơi
Châu-na ngồi phía trước
Tức thì bạch Thế Tôn:
Con muốn nhập Niết-bàn,
Vào chốn không yêu, ghét.
Con nay đến chỗ đó;
Biển công đức vô lượng.
Đấng Tối Thắng trả lời:
Phận sự ngươi đã xong,
Nên biết thời thích hợp.
Được Phật hứa khả rồi,
Châu-na càng tinh tấn.
Diệt hành, vô hữu dư.
Như hết củi, lửa tắt.

Bấy giờ A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật:

“Sau khi Phật diệt độ, phép tẩn táng nên làm thế nào?”

Phật bảo A-nan:

“Ông hãy im lặng. Hãy lo nghĩ đến công việc của mình. Việc ấy đã có các Thanh tín sĩ vui vẻ lo liệu.”

A-nan hỏi đến ba lần:

“Sau khi Phật diệt độ, phép tẩn táng nên làm thế nào?

Phật dạy:

“Muốn biết phép tẩn táng thế nào thì nên làm theo cách tẩn táng Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương.”

A-nan lại hỏi:

“Phép tẩn táng Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương như thế nào?

Phật nói:

“Về phép tẩn táng Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương, trước hết lấy nước thơm tắm rửa thân thể; lấy vải bông mới quấn thân thể; dùng năm trăm tấm vải lần lượt quấn vào, rồi đặt thân vào kim quan.Sau khi đã tẩm dầu mè, lại đặt kim quan trong một cái quách thứ hai lớn, bằng sắt, bên ngoài là lớp quách bằng gỗ hương Chiên-đàn. Chất các thứ vải dày, hương thơm lên trên mà trà-tỳ. Trà-tỳ xong lượm lấy xá-lợi,dựng tháp treo phan thờ tại ngã tư đường để dân chúng đi ngang trông thấy tháp của Pháp vương mà tưởng nhớ lại chánh hóa của vua, đã làm lợi ích cho nhiều người.

“A-nan, ngươi muốn tẩn táng Ta, trước hết lấy nước thơm tắm rửa thân thể; lấy vải bông mới quấn thân thể; dùng năm trăm tấm vải lần lượt quấnvào, đặt thân vào kim quan. Sau khi đã tẩm dầu mè, lại đặt kim quan trong một cái quách thứ hai lớn bằng sắt, bên ngoài là lớp quách bằng gỗhương Chiên-đàn. Chất các thứ vải dày, hương thơm lên trên mà trà-tỳ. Trà-tỳ xong lượm lấy xá-lợi, dựng tháp treo phan thờ tại ngã tư đường đểdân chúng đi ngang trông thấy tháp của Phật mà tưởng nhớ lại đạo hóa của Pháp vương Như Lai, sống thì được phước lợi, chết thì sanh Thiên.”

Rồi Thế Tôn muốn trùng tuyên lại ý nghĩa này, Ngài thuyết bằng bài kệ:

A-nan rời chỗ ngồi,
Quỳ chắp tay bạch Phật:
Như Lai diệt độ rồi,
Phép tẩn táng thế nào?
A-nan, hãy im lặng,
Hãy lo phận sự mình.
Các Thanh tín trong nước
Sẽ vui vẻ lo liệu.
A-nan ba lần hỏi.
Phật giảng táng Luân vương.
Muốn tẩn táng thân Phật,
Quấn thân, đặt vào quách.
Dựng tháp ngã tư đường,
Vì lợi ích chúng sanh.
Những ai đến kính lễ
Đều được phước vô lượng.

Phật bảo A-nan:

“Trong thiên hạ có bốn hạng người nên dựng tháp và cúng dường hương hoa, phướn lụa, âm nhạc. Đó là những ai? Là Như Lai, Bích-chi phật, Thanh văn và Chuyển luân vương. Này A-nan, bốn hạng người này nên được dựng tháp và dùng hương, hoa, phướn lụa, âm nhạc để cúng dường.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ:

Thứ nhất là tháp Phật,
Bích-chi phật, Thanh văn,
Và Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương,
Chủ tể trị bốn phương:
Bốn nơi đáng cúng này,
Được Như Lai chỉ dạy:
Phật, Bích-chi, Thanh văn,
Và tháp Chuyển luân vương.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo A-nan hãy cùng đi đến thành Câu-thi, tới giữa đám cây song thọ của dòng họ Mạt-la. A-nan đáp vâng. Rồi cùng với đại chúng đi theo Thế Tôn mà lên đường. Có một người Phạm chí từ thành Câu-thi đi đến thành Ba-bà, giữa đường, từ xa trông thấy Thế Tôn dung mạo đoan chính, các căn tịch định. Thấy vậy, tự nhiên sanh tâm hoan hỷ, liền đi đến trước Phật, thăm hỏi rồi đứng sang một bên, bạch Phật rằng:

“Thôn tôi ở cách đây không xa. Kính mong Đức Cù-đàm đến đó nghỉ đêm. Sáng mai thọ thực xong hãy đi.”

Phật nói:

“Thôi đủ rồi, Phạm chí. Ngươi nay đã cúng dường Ta rồi đó.”

Phạm chí ân cần thưa thỉnh tới ba lần, Phật vẫn đáp như trước, lại bảo Phạm chí:

“A-nan đàng sau kia, người đến đó tỏ ý.”

Phạm chí nghe Phật bảo liền đến gặp ngài A-nan, thăm hỏi xong, đứng sang một bên, thưa rằng:

“Thôn tôi ở cách đây không xa. Tôi muốn thỉnh Đức Cù-đàm đến đó nghỉ đêm. Sáng mai thọ thực xong hãy đi.”

A-nan đáp:

“Thôi đủ rồi, Phạm chí. Ngươi nay đã cúng dường rồi đó.

Phạm chí ân cần thưa thỉnh tới ba lần.

A-nan đáp:

“Trời đã nóng bức, thôn kia lại xa, mà Đức Thế Tôn thì quá nhọc, không thể đến được đâu.”

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi quán sát ý nghĩa này, bèn nói bài kệ:

Đấng Tịnh Nhãn tiến bước,
Mệt nhọc, hướng song thọ.
Phạm chí xa thấy Phật,
Vội bước đến, cúi đầu:
Thôn tôi hiện gần đây,
Xin thương, lưu một đêm.
Sáng mai, cúng dường nhỏ,
Rồi hãy đến thành kia.
Phạm chí, thân Ta mệt,
Đường xa không thể qua.
Người hầu Ta đi sau.
Hãy đến mà hỏi ý.
Vâng lời Phật dạy thế,
Bèn đến chỗ A-nan:
Xin mời đến thôn tôi,
Sáng mai, ăn rồi đi.
A-nan ngăn: thôi, thôi.
Trời nóng, không đi được.
Ba lần mời không toại,
Vẻ buồn rầu không vui.
Quái thay, hữu vi này,
Đổi dời mãi không thôi,
Nay giữa cây song thọ,
Dứt Ta, thân vô lậu.
Phật, Bích-chi, Thanh văn
Hết thảy đều quy diệt,
Vô thường không chọn lựa,
Như lửa đốt núi rừng.

Bấy giờ, Thế Tôn vào thành Câu-thi, đi về phía Bản sanh xứ, giữa khu rừng Song thọ của dòng họ Mạt-la và bảo A-nan:

“Ngươi hãy sửa chỗ ở giữa cây Song thọ cho Ta nằm, đầu xây hướng Bắc,mặt xây hướng Tây. Sở dĩ như thế, vì giáo pháp của Ta sẽ lưu truyền lâudài ở phương Bắc.”

A-nan đáp: “Vâng”. Rồi dọn chỗ, cho đầu xây về phương Bắc. Rồi Thế Tôn tự mình lấy y Tăng-già-lê gấp làm tư, đắp lên mình, nằm nghiêng hôngtay mặt như sư tử chúa, hai chân chồng lên nhau. Lúc đó giữa đám cây Song thọ có các quỷ thần vốn dốc lòng tin Phật, lấy các thứ hoa sái mùa rải khắp mặt đất. Phật bảo A-nan rằng:

“Vị thần cây Song thọ ấy lấy hoa sái mùa cúng dường cho Ta như thế, chưa phải cúng dường Như Lai.”

A-nan thưa:

“Sao mới là cúng dường Như Lai?”

Phật dạy:

“Người nào biết lãnh thọ và thực hành đúng Chánh pháp, mới là người cúng dường Như Lai.”

Quán sát ý nghĩa này, Phật nói bài kệ:

Phật ở giữa Song thọ,
Nằm nghiêng, tâm không loạn.
Thần cây tâm thanh tịnh,
Rải hoa lên trên Phật.
A-nan hỏi Phật rằng:
Thế nào là cúng dường?
Nghe pháp và thực hành,
Cúng dường bằng hoa giác.
Hoa vàng như bánh xe,
Chưa phải cúng dường Phật.
Ầm, giới, nhập vô ngã,
Là cúng dường bậc nhất.

Lúc đó ông Phạm-ma-na cầm quạt đứng hầu quạt trước Phật, Phật bảo:

“Ngươi hãy tránh ra, chớ đứng ở trước Ta.”

A-nan nghe vậy thầm lặng suy nghĩ: “Phạm-ma-na thường hầu hạ Phật, cung cấp mọi sự cần thiết, tôn kính Như Lai không hề chán nản. Nay vào ngày cuối cùng, lẽ để cho ông chăm sóc, chứ sao Phật lại đuổi đi, là có ýgì?" Rồi A-nan sửa lại y phục, đến trước Phật, bạch rằng:

“Phạm-ma-na thường hầu hạ Phật, cung cấp mọi sự cần thiết, tôn kính Như Lai không hề chán nản. Nay vào ngày cuối cùng, lẽ để cho ông xem sóc, chứ sao Phật lại đuổi đi, là có ý gì?”

Phật nói:

“Phía ngoài thành Câu-thi này mười hai do-tuần, thảy đều là chỗ các vị Đại Thiên thần, chật ních không có khoảng trống. Họ đều than phiền: Vị Tỳ-kheo này sao đứng choán trước Phật. Nay giờ phút cuối cùng Phật sắp vào Niết-bàn, chúng ta các thần muốn đến chiêm bái một lần, mà vị Tỳ-kheo đó với oai đức lớn lao, ánh sáng chói che không cho chúng ta được gần Phật để lễ bái cúng dường. Này A-nan, vì thế mà Ta bảo tránh ra.”

A-nan bạch Phật:

“Chẳng hay vị Tỳ-kheo đó xưa kia chứa phúc đức gì, tu hạnh nghiệp gì mà nay có oai đức như thế?”

Phật dạy: “Vào kiếp thứ chín mươi mốt trong đời quá khứ, có Đức Phật ra đời hiệu là Tỳ-bà-thi. Vị Tỳ-kheo đó, lúc ấy đem tâm hoan hỷ cầm cây đuốc cỏ soi sáng vào ngôi tháp của Phật, nhờ đó nay ông được có oai quang chiếu suốt cả hai mươi tám tầng trời, ánh sáng của chư Thiên thần không thể sánh kịp”.

Rồi thì, A-nan rời khỏi chỗ ngồi, trịch áo bày vai hữu, quỳ xuống, chắp tay bạch Phật:

“Xin Phật chớ diệt độ tại chỗ đất hoang vu trong thành chật hẹp thô lậu này. Vì sao? Hiện có các nước lớn như Chiêm-bà, nước Tỳ-xá-ly, thànhVương xá, nước Bạt-kỳ, nước Xá-vệ, nước Ca-tỳ-la-vệ, nước Ba-la-nại. Ở đó nhân dân đông đúc, nhiều người tín mộ Phật pháp. Phật diệt độ tại cácchỗ đó, ắt nhiều người cung kính, cúng dường xá-lợi.”

Phật dạy: “Thôi, đủ rồi, chớ có nhận xét như thế. Chớ cho nơi này là bỉ lậu. Vì sao thế? Khi xưa tại nước này, có vị vua tên Đại Thiện Kiến và thành này lúc đó tên là Câu-xá-bà-đề. Đô thành của vua dài bốn trăm tám mươi dặm, rộng hai trăm tám mươi dặm. Bấy giờ được mùa lúa rẻ, nhân dân phồn thịnh. Thành này có bảy lớp, bao quanh cũng có bảy lớp lan can,chạm trổ văn vẻ, linh báu treo xen. Móng thành bề sâu ba nhẫn, lên cao mười hai nhẫn. Lâu đài trên thành cao mười nhẫn. Vòng cột ba nhẫn. Thànhvàng thì cửa bạc, thành bạc thì cửa vàng, thành lưu ly thì cửa thủy tinh, thành thủy tinh thì cửa lưu ly. Quanh thành trang nghiêm bằng tứ bảo, xen kẽ lan can bằng tứ bảo. Lầu vàng thì treo linh bạc, lầu bạc thìtreo linh vàng. Có hào bảy lớp, mọc đầy hoa sen xanh, vàng, đỏ,trắng. Đáy hào toàn lát bằng cát vàng. Hai bên bờ hào có nhiều cây Đa-lân. Cây vàng thì lá hoa trái bạc. Cây bạc thì lá hoa trái vàng. Cây thủy tinh thì hoa trái lưu ly. Cây lưu ly thì hoa trái thủy tinh. Giữa đám cây Đa-lân có ao tắm. Dòng nước sâu, trong, thanh khiết không dơ. Hai bên bờ ao lát bằng gạch tứ bảo. Thang bằng vàng thì bậc thang bằng bạc. Thang bạc thì bậc bằng vàng. Thềm cấp bằng lưu ly thì bậc thềm bằngthủy tinh. Thềm cấp bằng thủy tinh thì lưu ly làm bậc. Chung quanh, lancan vây bọc liên tiếp nhau. Trong thành ấy nơi nào cũng sanh cây Đa-lân. Cây vàng thì lá hoa trái bạc. Cây bạc thì lá hoa trái vàng. Cây thủy tinh thì hoa trái lưu ly. Cây lưu ly thì hoa trái thủy tinh. Khoảnggiữa các cây có các ao bằng tứ bảo, sanh bốn loại hoa. Đường xá ngay ngắn,hàng ngũ tương đương. Gió thổi, hoa rơi lá bay hai bên đường. Gió nhẹ thổi qua các cây báu, phát ra âm thanh dịu dàng như thiên nhạc. Người trong nước, trai gái lớn nhỏ, dạo chơi vui vẻ giữa các cây. Nước ấy thường có mười loại âm thanh: Tiếng vỏ sò, tiếng trống, tiếng ba la, tiếng ca, tiếng múa, tiếng thổi, tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe cộ, tiếng ẩm thực, tiếng cười đùa.

“Vua Đại Thiện Kiến có đủ bảy báu. Vua cũng có đủ bốn đức. Bảy báu là: bánh xe vàng báu, voi trắng báu, ngựa xanh báu, thần châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và quân binh báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu bánh xe vàng báu như thế nào?

“Thường vào ngày rằm trăng tròn, vua tắm gội nước hương, lên ngồi tạibảo điện, có thể nữ bao quanh, tự nhiên có bánh xe báu hiện ra trước mặt; vành xe có ngàn căm sáng chói, do thợ trời làm chớ không phải đời có được. Bánh xe toàn bằng chân kim, đường kính bằng một trượng tư. Khi ấy vua Đại Thiện Kiến thầm nghĩ: Ta từng nghe các bậc tiên túc kỳ cựu nói: nếu vua Quán đảnh dòng Sát-lỵ, đến ngày rằm trăng tròn, tắm gội nước hương, lên ngồi tại bảo điện, có thể nữ bao quanh, thời tự nhiên cóbánh xe vàng hiện đến trước mặt, bánh xe có ngàn căm, ánh sáng rực rỡ, là tác phẩm của thợ nhà trời chứ không phải do con người làm, được làm thành bằng vàng thật, đường kính trượng tư, khi đó được gọi là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Nay có bánh xe báu ấy hiện đếnhá không là đây chăng? Ta hãy thử coi xe đó thế nào?

“Vua Đại Thiện Kiến liền triệu bốn thứ binh, hướng về phía bánh xe vàng, trịch áo bày vai phải, đầu gối phải quỳ sát đất, rồi lấy tay phải vỗ lên bánh xe và nói: Ngươi hãy theo đúng phép mà vận chuyển về phương Đông, chớ trái lệ thường. Bánh xe liền chuyển về phương Đông. Vua bèn dẫn bốn chủng quân binh đi theo bánh xe vàng, trước bánh xe vàng có bốn vị thần dẫn đường. Đến chỗ xe vàng ngừng thì vua cũng dừng xe. Bấy giờ, các tiểu quốc phương Đông thấy đại vương đến, họ đem bát vàng đựng lúa bạc, bát bạc đựng lúa vàng đến trước vua, cúi đầu tâu rằng: Đại vương đến, thật lành thay! Nay phương Đông này đất ruộng phì nhiêu, nhân dân sung túc, chí tánh nhân hòa, từ hiếu trung thuận. Cúi mong Thánh vương lấy chánh pháp trị hóa chốn này, chúng tôi xin cung cấp hầu hạ, vângchịu mọi việc cần dùng. Vua Đại Thiện Kiến nói với các tiểu vương: Thôi thôi chư hiền! Thế là các ngươi đã cúng dường ta rồi đó. Các ngươi nên lấy chánh pháp mà trị dân, chớ làm cho thiên lệch, không để cho quốc nộicó hành vi phi pháp. Đó tức là ta trị hóa. Các tiểu vương vâng lệnh. Họliền theo vua đi tuần khắp nước, đến tận mé biển Đông mới trở về.

“Vua lần lượt đi về phương Nam, rồi phương Tây, phương Bắc. Hễ bánh xe vàng đến ở đâu thì các quốc vương đều đến cống hiến như các tiểu quốcphương Đông vậy.

“Bấy giờ, vua Đại Thiện Kiến sau khi đã theo bánh xe vàng đi khắp bốnbiển, đem chánh đạo khai hóa, an ủi dân chúng xong trở về thành Câu-xá-bà-đề của bổn quốc, thì bánh xe vàng dừng lại trên không trung ngay cửa cung điện. Vua Đại Thiện Kiến vui mừng phấn khởi nói: Bánh xe vàng báu này thật là điềm tốt của ta. Nay ta chính thật là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Đó là sự thành tựu bánh xe vàng báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu voi trắng báu như thế nào?

“Lúc bấy giờ, vào buổi sáng sớm, vua Đại Thiện Kiến đang ngồi trên chánh điện, tự nhiên voi báu hốt nhiên xuất hiện trước mặt. Lông nó thuần trắng. Bảy chỗ đầy đặn. Có thể bay được. Đầu nó tạp sắc. Sáu ngà thon nhọn, xen cẩn bằng vàng ròng. Sau khi nhìn thấy, vua tự nghĩ: Con voi này khôn. Nếu khéo huấn luyện, có thể cưỡi. Bèn sai huấn luyện thử. Tập các khả năng đều đủ. Khi ấy vua Đại Thiện Kiến muốn tự mình thử voi,bèn cưỡi lên, rồi vào lúc sáng sớm, ra khỏi thành, chu du khắp bốn biển. Đến giờ cơm thì đã về tới. Thấy thế, vua Thiện Kiến phấn khởi nói:Con voi trắng báu này thật sự là điềm lành cho ta. Nay ta thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Đó là sự thành tựu voi trắng báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu ngựa báu như thế nào?

“Bấy giờ, vào lúc sáng sớm, vua Đại Thiện Kiến đang ngồi trên chánh điện, tự nhiên ngựa báu hốt nhiên xuất hiện trước mắt. Lông nó màu xanh,bờm đỏ. Đuôi, đầu và cổ, như voi. Nó có khả năng bay. Khi ấy vua Thiện Kiến tự nghĩ: Con ngựa này khôn. Nếu huấn luyện kỹ, có thể cưỡi. Rồi vuasai huấn luyện thử, tập đủ các khả năng. Khi vua Thiện Kiến muốn tự mình thí nghiệm ngựa báu, bèn cưỡi lên, vào lúc sáng sớm, ra khỏi thành,chu du bốn biển. Đến giờ ăn thì đã về tới. Vua Thiện Kiến phấn khởi nói: Con ngựa báu màu xanh này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương, đó là sự thành tựungựa trắng báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu thần châu báu như thế nào?

“Bấy giờ, vào lúc sáng sớm, vua Đại Thiện Kiến đang ngồi trên chánh điện, tự nhiên thần châu báu hốt nhiên xuất hiện trước mắt. Màu sắc tinhchất, trong suốt, không có tỳ vết. Thấy rồi, vua nói: Hạt châu này đẹp quá. Ánh sáng của nó có thể rọi sáng cả nội cung. Rồi vua muốn thử hạt châu ấy, bèn gọi bốn chủng quân binh vào, đặt bảo châu này ở trên tràng phan. Vào lúc nửa đêm trời tối, mang nó ra ngoài thành. Ánh sáng của hạtchâu này rọi sáng tất cả quân binh, chẳng khác gì ban ngày. Ở vòng ngoài quân binh, nó lại chiếu sáng cả một do-tuần. Người trong thành đềuthức dậy làm việc, vì cho là ban ngày. Vua Đại Thiện Kiến phấn khởi nói: Nay hạt thần châu báu này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương, đó là sự thànhtựu thần châu báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu ngọc nữ báu như thế nào?

“Khi ấy ngọc nữ báu hốt nhiên xuất hiện. Nhan sắc thung dung, diện mạo đoan chánh, không cao, không thấp, không thô, không tế, không đen, không trắng, không cương, không nhu; đông thì thân ấm; hè thì thân mát; các lỗ chân lông trên khắp thân thể toát ra mùi hương Chiên-đàn; miệng thở ra hương hoa Ưu-bát-la; nói năng dịu dàng; cử động khoan thai; đứng dậy trước, ngồi xuống sau, không hề mất nghi tắc. Vua Thiện Kiến lúc bấygiờ thanh tịnh không nhiễm trước. Tâm không hề có chút ý niệm gì, huốnghồ gần gũi. Bấy giờ vua Thiện Kiến phấn khởi nói: Ngọc nữ này thật là điềm lành của ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Đó là sự thành tựu về ngọc nữ báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu cư sĩ báu như thế nào?

“Khi ấy cư sĩ trượng phu hốt nhiên tự xuất hiện. Kho báu tự nhiên có.Tài sản vô lượng. Cư sĩ có túc phước nên con mắt có thể nhìn suốt thấy mỏ báu dưới lòng đất. Vật hữu chủ hay vô chủ, đều nhìn mà biết hết. Nếu có chủ, ông có thể gìn giữ hộ. Nếu vô chủ, ông thu lấy đem hiến cho vua dùng. Cư sĩ báu đi đến tâu vua: Đại vương, có vật cống hiến, vua đừng lobuồn. Tôi có thể tự giải quyết. Bấy giờ, vua Đại Thiện Kiến muốn thử cưsĩ báu, bèn ra lệnh chuẩn bị thuyền để du hí. Vua bảo cư sĩ: Ta cần vàng. Ngươi hãy kiếm nhanh cho ta. Cư sĩ tâu: Đại vương, xin hãy chờ giây lát. Đợi lên bờ đã. Vua tìm cách thúc hối: Ta dừng đây. Đang cần dùng. Ngươi đem đến ngay! Khi ấy cư sĩ bị vua ra lệnh nghiêm, bèn quỳ ngay trên thuyền, dùng tay phải thọc vào trong nước. Bình báu từ trongnước cùng lên theo tay. Như con sâu leo cây, cũng như thế, với cư sĩ báu, bảo vật từ trong nước duyên theo tay mà xuất hiện đầy thuyền. Rồi ông tâu vua: Vừa rồi Đại vương nói cần báu. Nhưng cần bao nhiêu? Vua Thiện Kiến nói với cư sĩ: Thôi, đủ rồi. Ta không cần dùng gì. Chỉ là để thử nhau mà thôi. Ngươi nay như thế là đã cống hiến cho ta rồi đó. Cư sĩkia nghe vua nói như vậy liền ném trả bảo vật xuống nước. Vua Thiện Kiến phấn khởi nói: Cư sĩ báu này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Đó là thành tựu cư sĩ báu.

“Vua Đại Thiện Kiến thành tựu chủ binh báu như thế nào?

“Khi ấy chủ binh báu hốt nhiên xuất hiện, trí mưu, hùng mãnh, thao lược, quyết đoán. Rồi chủ binh đi đến chỗ vua, tâu: Đại vương, nếu có chỗ cần chinh phạt, xin đừng lo lắng. Tôi có thể tự mình giải quyết. VuaThiện Kiến lúc ấy muốn thử chủ binh báu, liền cho tập họp bốn chủng binh và nói với chủ binh rằng: Ngươi nay dụng binh, chưa tập họp hãy tậphọp; đã tập họp hãy giải tán; chưa nghiêm hãy nghiêm; đã nghiêm hãy chobuông lỏng; chưa đi hãy bảo đi; đã đi hãy bảo dừng. Chủ binh báu nghe vua nói xong, liền điều khiển bốn chủng quân khiến cho chưa tập họp thì tập họp; đã tập họp thì giải tán; chưa nghiêm thì nghiêm chỉnh; đã nghiêm chỉnh thì cho buông lỏng; chưa đi, bảo đi; đã đi, bảo dừng. Vua Thiện Kiến lúc ấy phấn khởi nói: Chủ binh báu này thật sự là điềm lành chota. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Đólà chủ binh báu.

“Này A-nan, đó là vua Đại Thiện Kiến thành tựu bảy báu.

“Thế nào là bốn thần đức? Một là sống lâu, không yểu, không ai sánh bằng. Hai là thân thể cường tráng, không bệnh hoạn, không ai sánh bằng. Ba là nhan mạo đoan chánh, không ai sánh bằng. Bốn là kho báu tràn đầy, không ai sánh bằng.

“Đó là Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương thành tựu bảy báu và bốn thần đức.

“A-nan, một thời gian lâu vua Thiện Kiến mới bảo đánh xe xuất du hậu viên. Vua bảo người đánh xe: Ngươi đánh xe đi thong thả. Vì sao vậy? Ta muốn xem xét kỹ nhân dân có được an lạc, không hoạn nạn xảy ra chăng. Lúc bấy giờ, nhân dân trong nước đi đường mà gặp, liền nói với kẻ đánh xe: Ngươi hãy cho đi chậm. Tôi muốn ngắm rõ uy nhan của Thánh vương. NàyA-nan, khi ấy vua Thiện Kiến vỗ về trìu mến nhân dân như cha yêu con. Quốc dân kính mộ vua như con kính cha. Có gì quý hiếm họ đem dâng vua: Cúi xin đức vua nạp thọ, tùy ý sử dụng. Vua bảo: Thôi đủ rồi, các khanh.Ta có đủ tài bảo cần dùng rồi. Các khanh hãy cất lấy mà dùng.”

“Vào lúc khác vua nghĩ: Ta muốn tạo tác cung quán. Khi vừa có ý nghĩ đó thì người trong nước đến chỗ vua, tâu: Tôi xin xây dựng cung điện chovua. Vua bảo: Ta cho như vậy là đã được các ngươi cúng dường rồi. Ta sẵn có tài bảo để lo liệu. Quốc dân lặp lại thỉnh cầu: Chúng tôi xin xâydựng cung điện cho vua. Vua bảo: Tùy ý các ngươi muốn. Quốc dân được lệnh, liền đem tám mươi bốn ngàn84. 000 chiếc xe chở vàng đến thành Câu-xá-bà để tạo lập Chánh pháp điện. Khi ấy vị Thiên thần thợ khéo ở trời Đao-lợi tự nghĩ: Chỉ có ta mới có khả năng xây dựng Chánh pháp điệncho vua Đại Thiện Kiến.

“Này A-nan, khi ấy Thiên thần khéo xây dựng Chánh pháp điện dài sáu mươi dặm, rộng ba mươi dặm, được trang sức bằng tứ bảo. Mặt nền bằng phẳng. Thềm được lát bảy lớp gạch báu. Pháp điện có tám muôn ngàn cây cột. Thân cột bằng vàng thì chóp cột bằng bạc. Thân cột bạc thì chóp cộtvàng. Bằng lưu ly và thủy tinh cũng vậy. Bao quanh điện là bốn lớp lan can, đều được làm bằng tứ bảo. Lại có bốn thềm cấp cũng bằng tứ bảo. Trên pháp điện ấy có tám vạn bốn ngàn lầu báu. Lầu bằng vàng thì các cửasổ bằng bạc. Lầu bằng bạc, cửa sổ bằng vàng. Bằng thủy tinh và lưu ly cũng vậy. Lầu vàng thì giường bạc. Lầu bạc, giường vàng. Chăn đệm mềm mại được dệt bằng kim lũ trải trên giường. Bằng thủy tinh và lưu ly cũngvậy. Ánh sáng của cung điện chói lọi làm hoa mắt mọi người, như mặttrời lúc cực sáng không ai có thể nhìn được.

“Bấy giờ, vua Thiện Kiến phát sanh ý nghĩ: Nay ở hai bên điện, ta hãylập nhiều ao và vườn cây Đa-lân. Vua bèn cho lập vườn. Ngang dọc một do-tuần. Vua lại nghĩ: Ở trước pháp điện ta hãy lập một ao pháp. Bèn choxây ao pháp, ngang dọc một do-tuần. Nước ao trong lắng, tinh khiết, không bợn dơ. Đáy ao lát bằng gạch tứ bảo. Bao quanh ao là lan can, đều làm bằng bốn thứ báu: hoàng kim, bạch ngân, thủy tinh và lưu ly. Nước trong ao, mọc xen lẫn các thứ hoa như Ưu-bát-la, Ba-đầu-ma, Câu-vật-đầu,Phân-đà-lỵ. Hoa tỏa ra hương thơm sực nức khắp nơi. Khoảng đất ở bốn mặt ao mọc các thứ hoa như A-hê-vật-đa, Chiêm-bặc, Ba-la-la, Tu-mạn-đà, Bà-sư-ca, Đàn-cu-ma-lê. Vua sai người trông coi ao. Những ai đi ngang qua, dẫn xuống ao tắm, mát mẻ vui đùa tùy ý thích. Cần nước tương thìcho nước tương. Cần thức ăn thì cho thức ăn. Y phục, hương hoa, xe ngựa,tài bảo các thứ, đều không để nghịch ý người.

“A-nan, bấy giờ vua Thiện Kiến có tám vạn bốn ngàn voi, trang sức bằng vàng bạc, tua dải bằng bảo châu, tề tượng vương là bậc nhất. Có támvạn bốn ngàn ngựa, trang sức bằng vàng bạc, tua dải bằng bảo châu, lực mã vương là bậc nhất. Có tám vạn bốn ngàn cỗ xe, lót bằng da sư tử, trang nghiêm bằng tứ bảo, kim luân bảo là bậc nhất. Có tám muôn bốn ngànhạt châu, thần châu bảo là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn ngọc nữ, ngọc nữ báu là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn cư sĩ, cư sĩ báu là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn Sát-lỵ, chủ binh báu là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn thành, Câu-thi-bà-đề là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn cung điện, Chánh pháp điện là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn lầu, Đại chánh lầu là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn giường, thảy đều bằng các thứ báu hoàng kim, bạch ngân; bên trêngiường trải nệm lông, chăn lông các thứ. Tám vạn bốn ngàn ức áo bằng cácthứ vải như sơ-ma, ca-thi, kiếp-ba là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn thức ăn, mỗi ngày dọn mỗi món khác nhau.

“A-nan, bấy giờ, vào buổi sáng sớm, vua Thiện Kiến cưỡi tề tượng vương, cùng với tám vạn bốn ngàn thớt voi, ra khỏi thành Câu-thi, xem xét thiên hạ, đi khắp bốn biển. Trong khoảng chốc lát, trở về thành ăn cơm. Rồi cưỡi lực mã bảo, cùng với tám vạn bốn ngàn ngựa, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành xuất du, xem xét thiên hạ, đi khắp bốn biển. Trong chốc lát, trở về thành ăn cơm. Cưỡi xe kim luân, lực mã bảo kéo, cùng với tám vạn bốn ngàn cỗ xe, vào buổi sáng sớm xuất du, xem xét thiên hạ,đi khắp bốn biển. Trong chốc lát trở về thành ăn cơm. Cùng với tám vạn bốn ngàn minh châu, dùng thần châu bảo soi sáng nội cung. Ngày đêm luôn luôn sáng. Với tám vạn bốn ngàn ngọc nữ, ngọc nữ bảo khôn ngoan, khéo léo, hầu hạ phục thị hai bên. Với tám vạn bốn ngàn cư sĩ, mọi thứ nhu yếuđều giao cho cư sĩ báu lo. Với tám vạn bốn ngàn Sát-lỵ, nếu có chinh phạt, giao cho chủ binh báu. Với tám vạn bốn ngàn thành, thủ đô trụ sở thường trực ở Câu-thi thành. Với tám vạn bốn ngàn cung điện, vua thường ngự ở Chánh pháp điện. Với tám vạn bốn ngàn lầu, chỗ vua thường nghỉ là Đại chánh lầu. Với tám vạn bốn ngàn chỗ ngồi, vua thường ngồi trên tòa pha lê, vì để an thiền. Với tám vạn bốn ngàn ức y, trang sức bằng thượngdiệu bảo, tùy ý mà mặc để che người cho khỏi hổ thẹn. Với tám vạn bốn ngàn thức ăn, vua thường ăn thức ăn tự nhiên. Vì là tri túc.

“Khi tám vạn bốn ngàn thớt voi hiện đến, chúng dày xéo, dẫm đạp, làm hại chết chúng sanh không kể xiết. Vua bèn tự nghĩ: Đám voi này làm thương tổn chúng sanh quá nhiều. Từ nay về sau, cứ một trăm năm mới cho hiện một con voi. Lần lượt như vậy cho đến hết vòng thì quay trở lại.”

III

Bấy giờ, Thế Tôn nói với A-nan:

“Vua Đại Thiện Kiến thầm nghĩ: Ta sẵn chứa công đức gì, tu được điều lành gì mà nay được quả báo đẹp đẽ như thế? Vua lại nhớ rằng nhờ ba nhânduyên mà gây được phúc báo đó. Ba nhân duyên ấy là gì? Một là Bố thí, hai là Trì giới, ba là Thiền tứ. Vua lại suy nghĩ: Nay ta đã được thọ hưởng phúc báo nhân gian, ta hãy tiến tu thêm về phúc nghiệp cõi trời. Ta hãy tự hạn chế và bớt đi; lánh chỗ ồn ào; ẩn ở chỗ yên tĩnh để tu luyện đạo thuật. Rồi vua liền sai gọi ngọc nữ Hiền Thiện đến, bảo rằng: Nay ta đã được thọ hưởng phúc báo nhân gian, ta hãy tiến tu thêm về phúcnghiệp cõi trời. Ta hãy tự hạn chế và bớt đi; lánh chỗ ồn ào; ẩn ở chỗ yên tĩnh để tu luyện đạo thuật. Ngọc nữ đáp: Kính vâng. Xin tuân lời Đạivương dạy. Rồi sắc lệnh cho cả trong ngoài từ nay miễn sự chầuhầu. Vua liền lên pháp điện, vào tòa lầu bằng vàng, ngồi trên giường ngựbằng bạc, tư duy tham dục là ác bất thiện. Với giác và quán, có hỷ và lạc phát sanh từ sự viễn ly, chứng đắc thiền thứ nhất. Trừ giảm giác và quán, nội tín, hoan duyệt, nhiếp tâm chuyên nhất, không giác không quán,có hỷ và lạc do định sanh, chứng thiền thứ hai. Xả hỷ thủ hộ chuyên niệm không loạn, tự cảm biết thân lạc, điều mà Hiền thánh mong cầu, cùnghành với hộ, niệm và lạc,, chứng đắc thiền thứ ba. Xả bỏ khổ và lạc, trừ diệt ưu và hỷ từ trước, không khổ, không lạc, hộ và niệm thanh tịnh,chứng đắc thiền thứ tư.

“Rồi vua Thiện Kiến rời khỏi giường ngự bằng bạc, ra khỏi lầu vàng, đi đến lầu Đại chánh, ngồi trên giường lưu ly tu tập về Từ tâm, rải lòngtừ đầy khắp một phương này rồi đến một phương khác cũng vậy, trùm khắp,rộng lớn, không hai, không hạn lượng, trừ mọi sân hận, tâm không còn chút ganh ghét, mà vui điều tĩnh mặc từ nhu. Rồi tiếp tu về Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâm cũng như thế.

“Bấy giờ, ngọc nữ báu thầm tự suy nghĩ: Đã lâu không thấy tôn nhan, tưởng nên đến hầu thăm một phen. Nay nên diện kiến đức vua. Rồi ngọc nữ báu Hiền Thiện nói với tám vạn bốn ngàn các thể nữ rằng: Các ngươi mỗi người hãy tắm gội nước thơm, trang điểm y phục. Sở dĩ như vậy vì đã lâu chúng ta không gặp tôn nhan, nên hãy hầu thăm một phen. Thể nữ nghe thế,thảy đều trang điểm y phục, tắm gội sạch sẽ. Rồi ngọc nữ nói với chủ binh báu thần tập họp bốn chủng quân, rằng: Đã lâu chúng ta không gặp tôn nhan, nên hãy hầu thăm một phen. Chủ binh báu thần liền tập họp bốn chủng quân, thưa với ngọc nữ báu: Bốn chủng quân đã tập. Nên biết thời. Rồi ngọc nữ báu dẫn tám vạn bốn ngàn thể nữ, cùng với bốn thứ quân đi đến vườn Kim-đa-lân. Ấm thanh chấn động của đại chúng vang đến vua.Nghe thế, vua đi đến cửa sổ để xem. Ngọc nữ báu lúc ấy đứng một bên trước cửa. Thấy ngọc nữ báu, vua liền nói: Ngươi khỏi bước tới. Ta sẽ raxem. Vua Thiện Kiến rời tòa pha lê, ra khỏi lầu Đại chánh, đi xuống Chánh pháp điện, cùng với ngọc nữ đi đến vườn Đa-lân, ngồi lên chỗ soạn sẵn. Lúc ấy dung sắc vua Thiện Kiến tươi sáng hơn hẳn bình thường. Ngọc nữ báu Hiền thiện tự nghĩ: Nay, sắc mặt Đại vương hơn hẳn bình thường. Có điềm lạ gì chăng? Rồi ngọc nữ báu tâu vua: Đại vương, nay nhan sắc khác thường. Há không phải là điềm sắp xả thọ mạng chăng? Nay tám vạn bốn ngàn voi này, bạch tượng bảo là bậc nhất, được trang sức bằng vàng bạc, với bảo châu làm tua dải; tất cả là sở hữu của vua. Mong vua lưu ý một chút, cùng chung vui hưởng, chớ xả bỏ tuổi thọ mà bỏ rơi vạn dân. Lạitám vạn bốn ngàn ngựa, lực mã vương bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn cỗ xe, kim luân bảo bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn minh châu, thần châu bảo bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn ngọc nữ, ngọc nữ báu bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn cư sĩ, cư sĩ báu bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn Sát-lỵ, chủ binh báu là bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn thành, Câu-thi thành bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn cung điện, chánh pháp điện bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn tòa lầu, đại chánhlầu bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn tòa ngồi, bảo sức tòa bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn ức y, nhu nhuyến y bậc nhất. Tám vạn bốn ngàn thức ăn, mỗi vị đều quý hiếm. Hết thảy bảo vật ấy đều thuộc về vua. Mong vua lưu ý một chút, cùng chung vui thú, chớ xả thọ mạng, bỏ rơi vạn dân.

“Vua Thiện Kiến nói với ngọc nữ báu: Từ trước đến nay, ngươi cung phụng ta một cách từ hòa kính thuận, chưa bao giờ nói lời thô lậu, sao nay ngươi lại có lời ấy? Ngọc nữ tâu: Chẳng hay lời ấy có gì không thuận. Vua nói: Những thứ mà ngươi vừa nói, voi, ngựa, xe cộ, đền đài, yphục, hào soạn quý báu kia đều vô thường, không giữ gìn lâu được, mà khuyên ta lưu lại hưởng thụ, như thế có thuận chăng? Ngọc nữ tâu: Chẳng hay phải nói thế nào mới là thuận? Vua bảo: Giá ngươi nói, các thứ voi, ngựa xe cộ, đền đài, y phục, hào soạn đều vô thường, không giữ gìn lâu được, mà khuyên ta đừng mê luyến đến làm gì cho lao thần tổn tứ. Vì mạngvua chẳng còn bao lâu sẽ qua đời khác. Hễ có sanh tất có chết, có hợp tất có ly, đâu phải sống đời ở đây được. Vậy hãy cắt đứt ân ái để chuyêntâm vào đạo lý. Nếu ngươi nói như thế mới là kính thuận.

“Này A-nan, nghe lời vua dạy như thế, ngọc nữ buồn khóc than thở, gạtnước mắt mà nói: Các thứ voi, ngựa xe cộ, đền đài, y phục, hào soạn đềuvô thường, không giữ gìn lâu được, đừng mê luyến đến làm gì cho lao thần tổn tứ. Vì mạng vua chẳng còn bao lâu sẽ qua đời khác. Hễ có sanh tất có chết, có hợp tất có ly, đâu phải sống đời ở đây được. Vậy hãy cắtđứt ân ái để chuyên tâm vào đạo lý.

“Này A-nan, ngọc nữ báu kia vừa nói xong giây lát, Thiện Kiến vương bỗng nhiên mệnh chung, không chút đau khổ, như kẻ tráng sĩ trong một bữaăn ngon, hồn thần sanh lên cõi trời Phạm thiên thứ bảy.

“Sau khi vua băng hà bảy ngày, các thứ luân bảo, thần châu biến mất, voi báu, ngựa báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, quân binh báu cũng một ngày chết hết; thành ao, pháp điện, đền đài, các thứ trang sức bằng báu, vườnKim-đa-lân, đều biến thành gỗ, đất.”

Phật bảo A-nan:

“Này A-nan, pháp hữu vi này là vô thường, biến dịch, chung qui hao mòn, hoại diệt. Tham dục không chán. Mạng người tiêu tán. Mê say ân ái không hề biết đủ. Chỉ người nào chứng đắc Thánh trí, thấy rõ đạo lý, mớibiết đủ mà thôi.

“Này A-nan, Ta nhớ đã từng ở nơi này, Ta sáu lần tái sanh làm Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương và cuối cùng bỏ xác tại chỗ này. Nay Ta thành Vô thượng chánh giác, lại cũng muốn xả bỏ tánh mạng, gởi thân tại đây. Từ nay về sau, Ta đã dứt tuyệt sanh tử, không còn có chỗ nào là nơi bỏ xác Ta nữa. Đây là kiếp cuối cùng. Ta không còn thọ sinh trở lại nữa.

Bấy giờ, Thế Tôn tại thành Câu-thi-na-kiệt, Bản sanh xứ, trong vườn Sa-la, giữa hai cây song thọ, vào lúc sắp gần diệt độ, nói với A-nan rằng:

“Này A-nan! Ngươi hãy vào thành Câu-thi-na-kiệt, báo tin cho những người Mạt-la rằng: Chư Hiền nên biết, Như Lai nửa đêm nay sẽ vào Niết-bàn tại giữa cây Song thọ trong vườn Sa-la. Các ngươi nên kịp thời đến thưa hỏi các điều nghi ngờ và trực tiếp nghe Phật chỉ dạy, để sau khỏi hối hận ăn năn.”

A-nan vâng lời Phật dạy, rời chỗ ngồi đứng dậy, lễ Phật mà đi. Cùng với một Tỳ-kheo khác, nước mắt chảy ròng, mà vào thành Câu-thi-na. Khi vào thành gặp năm trăm người Mạt-la có chuyện đang họp cả một chỗ. Họ thấy A-nan đến, đều đứng dậy chào hỏi rồi đứng về một bên và bạch rằng:

“Không hiểu Tôn giả có việc gì mà phải vào thành lúc chiều tối thế này?”

A-nan rơi lệ vừa nói:

“Ta vì ích lợi các ngươi, đến tin các ngươi hay Đức Như Lai đến nửa đêm nay sẽ vào Niết-bàn. Các ngươi nên kịp thời đến thưa hỏi những điều hoài nghi, trực tiếp nghe Phật chỉ dạy, để sau khỏi ăn năn.”

Vừa nghe xong, những người Mạt-la cất tiếng kêu than, vật vã xuống đất, có người ngất đi tỉnh lại. Ví như cây lớn khi trốc gốc thì các nhánh cành đều đổ gãy. Họ đồng than:

“Phật diệt độ sao mà nhanh thế! Phật diệt độ làm sao nhanh thế! Con mắt của thế gian mà diệt mất, thì chúng sanh bị suy hại lâu dài”.”

A-nan an ủi họ:

“Thôi các người chớ buồn! Trời đất muôn vật hễ có sanh đều có chết. Muốn cho pháp hữu vi tồn tại mãi là điều không thể có được. Phật há chẳng dạy: Có hợp tất có ly, có sanh tất có diệt đó sao!”

Rồi thì, các người Mạt-la bảo nhau:

“Chúng ta hãy về nhà, đem cả gia thuộc và năm trăm khổ vải trắng, cùng đến Song thọ.”

Những người Mạt-la ai về nhà nấy, rồi đem cả gia thuộc và mang cả nămtrăm tấm lụa trắng ra khỏi thành Câu-thi, đến giữa rừng Song thọ và đi đến chỗ A-nan. A-nan vừa trông thấy từ xa, thầm nghĩ: Bọn họ rất đông. Nếu để cho từng người một vào yết kiến Phật, e rằng chưa khắp hết thì Như Lai đã diệt độ rồi! Ta nên bảo họ vào đầu hôm đồng một lượt đến bái yết Phật.”

A-nan liền dắt năm trăm người Mạt-la và gia thuộc đến trước Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng sang một bên và bạch rằng:

“Nay có các Mạt-la tên như thế và gia thuộc, xin thăm hỏi Đức Thế Tôn sức khoẻ có bình thường không?”

Phật nói:

“Phiền các ngươi đến thăm. Ta chúc cho các ngươi sống lâu, vô bệnh.”

A-nan bằng cách đó đã có thể dẫn hết các người Mạt-la và gia thuộc của họ vào thăm Phật. Khi ấy, các Mạt-la đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi sang một bên.

Thế Tôn thuyết giảng cho họ về vô thường, chỉ bày, giáo huấn khiến cho được lợi ích, hoan hỷ.

Nghe pháp xong, các Mạt-la ai nấy vui mừng liền đem năm trăm khổ vải trắng dâng Phật. Phật thụ lãnh. Các Mạt-la rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ Phật rồi lui ra.

Lúc đó, trong thành Câu-thi có một vị Phạm chí tên Tu-bạt là bậc kỳ cựu đa trí, đã một trăm hai mươi120 tuổi, nhân nghe Đức Sa-môn Cù-đàm đêm nay sẽ diệt độ tại giữa cây song thọ, ông tự nghĩ: Ta có điều hoài nghi về giáo pháp. Chỉ có Đức Cù-đàm mới giải được ý ta. Ta nên kịp thờigắng đi đến Phật. Ngay đêm ấy ông gắng ra khỏi thành đi đến Song thọ, đến chỗ A-nan. Sau khi chào hỏi xong, ông thưa:

“Tôi nghe Sa-môn Cù-đàm sắp vào Niết-bàn đêm nay, nên đến đây mong được bái yết một lần. Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp, mong được gặp Cù-đàm để Ngài giải quyết cho. Vậy Ngài có được rỗi rảnh cho tôi vào báiyết không?”

A-nan bảo:

“Thôi đừng Tu-bạt! Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.”

Tu-bạt cố nài xin đến ba lần rằng:

“Tôi nghe Đức Như Lai ra đời như hoa Ưu-đàm, rất lâu mới xuất hiện, nên đến đây mong bái yết để được giải quyết nghi ngờ. Ngài có rỗi rảnh cho tôi gặp một lát được không?”

A-nan cũng vẫn trả lời như trước:

“Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.”

Khi ấy Phật bảo A-nan:

“A-nan, ngươi chớ ngăn cản. Hãy để cho ông ấy vào. Ông muốn giải quyết sự nghi ngờ, không có gì phiền nhiễu. Nếu nghe được pháp của ta, ắt được tỏ rõ.”

A-nan liền bảo Tu-bạt:

“Nếu ông muốn vào thăm Phật, xin mời vào.”

Tu-bạt được vào, chào hỏi Phật xong, ngồi một bên và bạch Phật:

“Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp. Ngài có rỗi rảnh giải quyết cho chỗ vướng mắc không?”

Phật nói: “Ông cứ tùy ý hỏi”.

Tu-bạt hỏi:

“Bạch Cù-đàm, có những giáo phái khác, họ tự xưng bậc thầy, như các ông Phất-lan Ca-diếp, Mạt-già-lê Kiều-xá-lợi, A-phù-đà Sí-xá-kim-bạt-la,Ba-phù Ca-chiên, Tát-nhã Tỳ-da-lê-phất, Ni-kiền Tử. Những thầy đó đều có giáo pháp riêng, đức Sa-môn Cù-đàm có biết hết hay không?”

Phật đáp: “Thôi thôi khỏi nói, những giáo pháp ấy Ta đều rõ cả. Nay Ta sẽ vì ngươi nói đến pháp thâm diệu, ngươi hãy lắng nghe và khôn khéo suy nghiệm. Này Tu-bạt! Trong giáo pháp nào nếu không có tám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Trong giáo pháp nào có tám Thánh đạo thời ở đó có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Nay trong giáo pháp này có tám Thánh đạo nên có quả vị Sa-môn thứ nhất, quả vị Sa-môn thứ hai, thứ ba, thứ tư. Trong các chúng ngoại đạo không có”.

Rồi Thế Tôn đọc bài kệ:

Ta hai mươi chín tuổi,
Xuất gia tìm Chánh đạo.
Từ khi Ta thành Phật,
Đến nay năm mươi năm.
Các hạnh giới, định, tuệ,
Một mình Ta tư duy.
Nay Ta giảng pháp yếu:
Ngoại đạo không Sa-môn.

Phật bảo:

“Này Tu-bạt! Nếu các Tỳ-kheo thảy đều có thể tự nhiếp tâm thời cõi thế gian này không trống vắng A-la-hán.

Khi ấy Tu-bạt thưa với A-nan:

“Những ai theo đức Sa-môn Cù-đàm đã tu hành phạm hạnh, hiện đang tu hành và sẽ tu hành, thảy đều có lợi ích lớn. A-nan, ông theo Như Lai tu hành phạm hạnh cũng được lợi ích lớn. Tôi nay được gặp mặt Như Lai, hỏi những điều nghi ngờ, cũng được lợi ích lớn. Nay Như Lai cũng đã ký biệt cho tôi như là ký biệt cho đệ tử.”

Rồi ông bạch Phật:

“Tôi nay có thể ở trong pháp của Như Lai mà xuất gia thọ giới Cụ túc được chăng?”

Phật nói:

“Này Tu-bạt, nếu có dị học Phạm chí muốn tu hành ở trong giáo pháp của ta, phải được thử qua bốn tháng để xét coi hành vi họ, chí nguyện, tánh nết họ. Nếu thấy đủ các oai nghi không điều gì thiếu sót, mới cho phép thọ Cụ túc giới ở trong giáo pháp Ta. Tuy vậy, này Tu-bạt, còn tùy thuộc hành vi của mỗi người.”

Tu-bạt lại bạch Phật:

“Dị học Phạm chí muốn tu hành ở trong Phật pháp, phải được thử qua bốn tháng để xét coi hành vi, chí nguyện, tánh nết. Nếu thấy đủ các oai nghi không điều gì thiếu sót, mới cho phép thọ Cụ túc giới ở trong Phật pháp. Nay tôi có thể phục dịch bốn năm ở trong Phật pháp, khi đủ các oainghi không còn gì thiếu sót mới xin thọ Cụ túc giới.”

Phật dạy:

“Này Tu-bạt, Ta đã nói trước rồi. Còn tùy thuộc hành vi của mỗi người.”

Ngay trong đêm đó, Tu-bạt được xuất gia thọ giới, thanh tịnh tu hành,ngay trong hiện tại, tự thân tác chứng: “Sanh tử đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, chứng đắc như thật trí, không còn tái sinh”. Lúc gần nửa đêm, ông đã chứng quả A-la-hán, là đệ tử cuối cùng của Phật và diệt độ trước Phật.

Bấy giờ, A-nan đứng hầu sau Phật, không tự ngăn nổi bi cảm nên vỗ giường than khóc, rằng:

“Như Lai diệt độ sao mà vội thế! Thế Tôn diệt độ sao mà vội thế! Đại pháp chìm lặng làm sao nhanh quá! Con mắt thế gian diệt mất thì chúng sanh suy đọa lâu dài! Ta nhờ ơn Phật xuất gia nay chỉ mới được lên bậc học địa, tu nghiệp chưa thành mà Như Lai đã diệt độ!”

Khi ấy Đức Thế Tôn dù biết mà cố hỏi:

“Tỳ-kheo A-nan đâu rồi?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Tỳ-kheo A-nan đang ở sau Phật, không tự ngăn nổi bi cảm nên vỗ giường than khóc, rằng: Như Lai diệt độ sao mà vội thế! Đại pháp chìm lặng làm sao mau quá! Con mắt thế gian diệt mất thì chúng sanh suy đọa lâu dài! Ta nhờ ơn Phật xuất gia nay chỉ mới được lên bậc học địa, tu nghiệp chưa thành mà Như Lai đã diệt độ!”

Phật bảo A-nan:

“Thôi thôi, A-nan, chớ có buồn phiền than khóc. Từ trước đến nay ngươi hầu hạ Ta với cử chỉ từ hòa, ngôn ngữ kính ái và tâm niệm hoan hỷ thủy chung như một, không sao xiết kể. Ầy là ngươi đã cúng dường Ta, công đức rất lớn. Nếu có sự cúng dường nào của chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn và Bà-la-môn cũng không sao sánh bằng được. Ngươi hãy siêng năng lên, ngày thành đạo của ngươi không lâu nữa!”

Rồi Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo! Đệ tử hầu hạ chư Phật quá khứ cũng chỉ như A-nan. Đệ tử hầu hạ chư Phật vị lai cũng chỉ như A-nan. Nhưng đệ tử hầu hạ của chư Phật quá khứ, Phật có dạy mới biết. Còn A-nan nay, Ta vừa đưa mắt làđã biết Như Lai cần muốn gì. Đó là điều hy hữu của A-nan, các ông nhớ lấy.

“Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương có bốn pháp đặc biệt, kỳ lạ ít có. Những gì là bốn? Khi Thánh vương đi, người dân khắp cả nước đều đến nghinh đón; thấy vua rồi thì hoan hỷ, nghe lời dạy cũng hoan hỷ, chiêm ngưỡng uy nhan không hề biết chán. Khi Thánh vương đứng, khi Thánh vương ngồi và khi Thánh vương nằm, quốc dân đều đến bái yết, được thấy vua họ vui mừng, được nghe vua họ vui mừng, họ trông ngắm dungnhan vua không biết chán. Đó là bốn pháp đặc biệt của Chuyển luân thánhvươngChuyển luân thánh vương. A-nan cũng có bốn pháp đặc biệt ấy. Khi A-nan lặng lẽ đi vào chúng Tỳ-kheo, chúng đều hoan hỷ; thuyết pháp cho chúng, ai nghe cũng hoan hỷ; nhìn ngắm nghi dung, nghe lời thuyết pháp không hề biết chán. Khi A-nan vào chúng Tỳ-kheo-ni, khi A-nan vàochúng Ưu-bà-tắc, khi A-nan vào chúng Ưu-bà- di, nơi nào được trông thấy A-nan cũng vui mừng, được nghe A-nan thuyết pháp cũng vui mừng; họ trôngnhìn nghi dung và lời A-nan thuyết pháp không biết chán. Đó là bốn phápđặc biệt hy hữu của A-nan.”

Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:

“Thế Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị kỳ cựu đavăn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao, thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?”

Phật bảo A-nan:

“Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:

“1. Tưởng tới chỗ Phật sanh, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển Pháp luân đầu tiên, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

“Này A-nan, sau khi ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người điđến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.

“Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, có các người dòng họ Thích đến cầu đạo, hãy nhận cho họ xuất gia thọ giới Cụ túc chớ để lâu. Những người Phạm chí dị học đến cầu đạo cũng nhận cho xuất gia thọ giới Cụ túc, chớ có để thử qua bốn tháng. Vì những người kia vốn có học sẵn các luận thuyết khác, nếu để lâu thì các kiến giải trước của họ sẽ phát sanh lại.

Bấy giờ A-nan quỳ xuống, chắp tay bạch Phật:

“Tỳ-kheo Xiển-nộ thô lỗ, tự chuyên, sau khi Phật diệt độ, phải đối xử thế nào?”

Phật dạy:

“Sau khi Ta diệt độ, nếu Tỳ-kheo Xiển-nộ nộ

không tuân oai nghi, không chịu nghe giáo huấn, các ông hãy cùng xử trị theo phép phạm-đàn là truyền hết các Tỳ-kheo không ai được cùng nói chuyện, cùng tới lui, chỉ bảo, giúp đỡ.”

A-nan lại bạch Phật: “Sau khi Phật diệt độ, các hạng nữ nhân đến thọ giáo huấn cần được đối xử như thế nào?”

Phật dạy:

“Đừng gặp họ.”

“Giả sử phải gặp thì làm sao?”

“Chớ cùng nói chuyện.”

“Giả sử phải cùng nói chuyện thì làm sao?”

“Hãy tự thu nhiếp tâm ý.

“Này A-nan, ngươi chớ nghĩ sau khi Ta diệt độ, các ngươi mất chỗ nươơng tựa, không ai che chở. Chớ có quan niệm như vậy. Nên biết những Kinh và Giới mà Ta đã dạy từ khi thành Đạo đến nay là chỗ nương tựa, chechở các ngươi đó!

“Này A-nan, từ nay trở đi, cho phép các Tỳ-kheo tùy nghi bỏ các giới cấm nhỏ nhặt. Kẻ trên, người dưới xưng hô nhau phải thuận lễ độ. Đó là pháp kính thuận của người xuất gia.”

Rồi Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, đối với Phật, Pháp và chúng Tăng, đối với Chánh đạo, các ông có điều gì hoài nghi nữa không, nên kịp thời hỏi han để saukhỏi hối hận ăn năn. Kịp lúc Ta còn, Ta sẽ giảng thuyết cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo đều im lặng. Phật lại nói:

“Các ngươi, đối với Phật, Pháp và chúng Tăng, đối với Chánh đạo, các ông có điều gì hoài nghi nữa không, nên kịp thời hỏi han để sau khỏi hốihận ăn năn.”

Các Tỳ-kheo cũng vẫn lặng thinh. Phật lại nói:

“Nếu các ngươi e ngại không dám hỏi, hãy mau nhờ các vị hiểu biết hỏi giúp cho; nên kịp thời để sau khỏi hối hận.”

Các Tỳ-kheo cũng vẫn lặng thinh. A-nan bạch Phật:

“Con tin rằng đại chúng ở đây ai nấy đều đã có lòng tin thanh tịnh, không một ai còn hoài nghi về Phật, Pháp, Tăng và Chánh đạo nữa.

Phật dạy:

“A-nan, Ta cũng biết trong chúng này dù một vị Tỳ-kheo nhỏ nhất cũng thấy được dấu đạo, không còn đọa vào đường ác, chỉ trải qua bảy lần sanhlại cõi Dục này để tu hành là dứt hết thống khổ.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền thọ ký cho một ngàn hai trăm1200 đệ tử đã được đạo quả.

Rồi Thế Tôn khoác lên uất-đa-la-tăng để lộ cánh tay sắc màu vàng ròng, bảo với các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy quán sát rằng, Như Lai mỗi khi xuất thế, như hoa Ưu-đàm-bát lâu lắm mới hiện một lần.”

Quan sát ý nghĩa này, Thế Tôn đọc bài kệ:

Tay phải màu tử kim,
Phật hiện như Linh thụy.
Hành sinh diệt vô thường;
Hiện diệt, chớ buông lung.

“Thế nên các Tỳ-kheo chớ có buông lung. Ta chính nhờ không buông lungmà được thành Chánh giác. Vô lượng điều lành toàn nhờ không buông lung mà có được. Hết thảy vạn vật đều vô thường, đó là lời dạy cuối cùng của Như Lai.”

Thế rồi, Thế Tôn nhập Sơ thiền; rồi từ Sơ thiền xuất, nhập Nhị thiền;từ Nhị thiền xuất, nhập Tam thiền; từ Tam thiền xuất, nhập Tứ thiền, từTứ thiền xuất, nhập Không xứ định; định; từ Không xứ định xuất, nhập Thức xứ; từ Thức xứ định xuất, nhập vào Vô sở hữu xứ; từ Vô sở hữu xứ định xuất, nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định; từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ định xuất, nhập Diệt thọ tưởng định.

Lúc ấy A-nan hỏi A-na-luật:

“Thế Tôn đã vào Niết-bàn rồi chăng?”

A-na-luật nói:

“Chưa, A-nan. Thế Tôn hiện đang ở trong định Diệt thọ tưởng . Tôi lúctrước được thân nghe từ Phật rằng, khi Phật từ Tứ thiền xuất mới vào Niết-bàn.”

Rồi Thế Tôn từ Diệt thọ tưởng định xuất, nhập Phi tưởng phi phi tưởng, từ Phi tưởng phi phi tưởng xuất, nhập Vô sở hữu định; từ Vô sở hữu định xuất, nhập Thức xứ định; từ Thức xứ định xuất, nhập Không xứ định; từ Không xứ định xuất, nhập Tứ thiền; từ Tứ thiền xuất, nhập Tam thiền; từ Tam thiền xuất, nhập Nhị thiền; từ Nhị thiền xuất, nhập Sơ thiền; rồi lại từ Sơ thiền xuất lần lượt đến Tứ thiền, rồi từ Tứ thiền xuất, Phật vào Niết-bàn. Ngay lúc đó, cõi đất rung động, trời người kinhhoàng. Những chỗ tối tăm mà mặt trăng, mặt trời không rọi đến được đều được chói sáng. Chúng sanh ở đó trông thấy nhau và bảo nhau: Người kia sinh ra người này! Người kia sinh ra người này! Ánh sáng ấy chiếu khắp, hơn cả ánh sáng của chư Thiên.

Bấy giờ, trời Đao-lợi, ở giữa hư không, dùng hoa Văn-đa-la, hoa Ưu-bát-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-ma-đầu, hoa Phân-đà-lỵ , tán rải trên thân Phật và chúng hội. Rồi lại lấy bột hương Chiên-đàn tán rải trên thân Phật và chúng hội.

Phật diệt độ rồi, khi ấy Phạm thiên vương ở giữa hư không ngâm bài kệ rằng:

Hết thảy loài sinh linh ,
Đều phải bỏ thân mạng.
Phật là Đấng Vô Thượng,
Thế gian không ai bằng;
Như Lai đại thánh hùng,
Có thần lực vô úy,
Đáng lẽ ở đời lâu,
Nhưng nay diệt độ rồi!

Trời Thích Đề-hoàn Nhân đọc bài kệ:

Ầm hành đều vô thường
Chỉ là pháp sinh diệt.
Có sanh đều có chết,
Phật tịch diệt là vui.

Tỳ-sa-môn Thiên vương đọc bài kệ:

Đại tòng lâm cây phúc,
Sa-la phước vô thượng.
Đấng Ứng Cúng Phước Điền,
Diệt độ giữa rừng cây.

Tỳ-kheo A-na-luật đọc bài kệ:

Phật an trú vô vi,
Không cần thở ra vào.
Vốn từ Tịch diệt đến,
Sao Thiêng lặn nơi đây.

Tỳ-kheo Phạm-ma-na đọc bài kệ:

Không sanh tâm giải mạn
Tự ước, tu thượng tuệ.
Không nhiễm, không bị nhiễm,
Đấng Chí Tôn lìa ái.

Tỳ-kheo A-nan đọc bài kệ:

Trời người lòng kinh sợ,
Toàn thân lông dựng lên.
Việc giáo hóa thành tựu,
Thế Tôn vào Niết-bàn.

Thần Kim-tỳ-la dâng lời tán Phật:

Thế gian mất che chở,
Chúng sanh trọn mù lòa
Không còn thấy Chánh Giác,
Đấng Sư Tử giữa người.

Mật Tích lực sĩ đọc bài kệ:

Các Thiên, Nhân, Ma, Phạm,
Đời nay và đời sau,
Không còn thấy được Phật,
Bậc Sư Tử giữa người.

Phật mẫu Ma-da đọc bài kệ:

Phật sanh vườn Lâm-tỳ;
Đạo Ngài lưu bố rộng.
Trở lại chỗ bản sinh,
Ngài xả thân vô thường.

Thần Song thọ đọc bài kệ:

Bao giờ tôi lại lấy
Hoa sái mùa cúng dâng
Đấng trọn đủ mười lực,
Như Lai vào Niết-bàn.

Thần rừng cây Sa-la đọc bài kệ:

Chỗ này vui thượng diệu,
Phật sanh trưởng tại đây.
Ở đây chuyển xe Pháp,
Lại ở đây Niết-bàn.

Tứ thiên vương đọc bài kệ:

Như Lai vô thượng trí,
Thường diễn lẽ vô thường.
Cởi trói chúng sanh khổ,
Nay trọn vào Niết-bàn.

Đao-lợi Thiên vương đọc bài kệ:

Trải ức ngàn vạn kiếp,
Mong thành đạo Vô thượng.
Cởi trói chúng sanh khổ,
Nay trọn vào Niết-bàn.

Diệm Thiên vương đọc bài kệ:

Đây mảnh y tối hậu
Dùng quấn thân Như Lai.
Nay Phật diệt độ rồi,
Y này để cúng ai.

Đâu-suất-đà Thiên vương đọc bài kệ:

Đây là thân cuối cùng,
Ầm giới diệt ở đây.
Không tâm tưởng lo mừng,
Không tai hoạn già chết.

Hóa tự tại Thiên vương đọc bài kệ:

Đúng vào giữa đêm nay,
Phật nằm nghiêng bên hữu.
Ở tại rừng Sa-la,
Thích Sư Tử diệt độ.

Tha hóa tự tại Thiên vương đọc bài kệ:

Thế gian mãi tối tăm,
Trăng sao đều rơi rụng,
Mây vô thường che kín,
Mặt trời Đại trí mờ.

Các Tỳ-kheo đọc bài kệ:

Thân này như bèo bọt,
Mong manh có gì vui.
Phật được Kim cang thân,
Còn bị vô thường hoại.
Thể Kim cang chư Phật,
Cũng đều qui vô thường;
Tiêu tan như băng tuyết,
Huống những người thế gian.

Sau khi Phật diệt độ, các Tỳ-kheo buồn đau, vật vã, gieo mình xuống đất, lăn lộn kêu than không tự kềm chế nổi, nức nở mà nói rằng:

“Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.”

Như thân cây lớn, trốc rễ, gãy cành. Lại như con rắn bị đứt khúc, bò trườn, uốn lượn, không biết trườn đi lối nào. Các Tỳ-kheo cũng vậy, buồnđau, vật vã, gieo mình xuống đất, lăn lộn kêu than không tự kềm chế nổi, nức nở mà nói rằng: Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độsao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.

Bấy giờ, Trưởng lão A-na-luật khuyên:

“Thôi các Tỳ-kheo, các ngài chớ buồn khóc, kẻo có hàng chư Thiên nhìn xuống ngó thấy họ chê trách”.”

Các Tỳ-kheo hỏi A-na-luật:

“Trên ấy có bao nhiêu Thiên thần?”

A-na-luật nói:

“Đầy kín hư không. Kể sao hết. Thảy đều ở trong hư không, bồi hồi, bứt rứt, bước đi khập khiễng, gạt nước mắt mà than rằng: Như Lai diệt độsao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớmthay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt. Như thân cây lớn, trốc rễ, gãy cành. Lại như con rắn bị đứt khúc, bò trườn, uốn lượn,không biết trườn đi lối nào. Các chư Thiên cũng vậy, thảy đều ở trong hư không, bồi hồi, bứt rứt, bước đi khập khiễng, gạt nước mắt mà than rằng: Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.

Các Tỳ-kheo suốt đêm đến sáng cùng nhau giảng luận pháp ngữ.

Trưởng lão A-na-luật bảo A-nan đi vào thành báo tin cho dân chúng dòng Mạt-la biết Phật đã diệt độ, như họ có muốn cúng dường thế nào thì mau đến kịp thời. A-nan vâng lời, đứng dậy, lễ chân Phật, rồi dắt theo một Tỳ-kheo, vừa khóc vừa đi vào thành. Từ xa A-nan trông thấy năm trăm người Mạt-la do có chút duyên sự đang nhóm tại một chỗ. Trông thấy A-nan, họ đều đứng dậy nghinh tiếp, đảnh lễ và hỏi:

“Tôn giả có việc gì đến đây sớm vậy?”

A-nan đáp:

“Vì lợi ích các ngài, nên mới sáng sớm tôi đã đến đây. Các ngài nên biết, Như Lai đêm qua đã diệt độ rồi. Các ngài muốn cúng dường thế nào thì nên đến kịp thời.”

Chúng Mạt-la vừa nghe tin, ai nấy bi cảm buồn rơi lệ than kể: “Phật vào Niết-bàn sao vội quá! Con mắt của thế gian diệt mất sao mau quá!”

A-nan khuyên:

“Thôi thôi các ngài! Chớ có buồn khóc! Muốn cho pháp hữu vi không bị biến hoại, không thể nào được. Đức Như Lai đã dạy hễ có sanh tức có chết, có hội hợp tức có chia ly, hết thảy ân ái đều vô thường cả.”

Chúng Mạt-la mới bàn nhau rằng:

“Chúng ta hãy trở về nhà mang hương hoa, kỹ nhạc, đi mau đến rừng câySong thọ để cúng dường kim thân suốt một ngày, rồi thỉnh kim thân Phật đặt lên một cái giường, khiến thanh niên Mạt-la nâng bốn góc giường khiêng đi; có tràng phan, lọng tàn, đốt hương, rải hoa, trỗi nhạc, cúng dường. Đưa vào thành cửa Đông khắp các nẻo cho dân chúng cúng dường, rồiđưa ra cửa thành Tây, đến một đồi cao rộng mà trà-tỳ.”

Bàn xong, ai về nhà nấy, sắm sửa các thứ hương hoa, kỹ nhạc, rồi đi đến rừng Song thọ, cúng dường xá-lợi. Suốt một ngày rồi, họ đặt xá-lợi Phật lên trên một cái giường. Chúng Mạt-la cùng đến khiêng. Nhưng dở không lên.

Trưởng lão A-na-luật mới bảo:

“Này các ngài chớ nhọc công khiêng! Hiện nay có các chư Thiên muốn đến khiêng giường.”

Các người Mạt-la hỏi:

“Ý chư Thiên thế nào mà lại muốn khiêng giường?”

A-na-luật đáp:

“Các người muốn mang hương hoa, kỹ nhạc cúng dường kim thân suốt một ngày, rồi thỉnh kim thân Phật đặt lên một cái giường, khiến thanh niên Mạt-la nâng bốn góc giường khiêng đi; có tràng phan, lọng tàn, đốt hương, rải hoa, trỗi nhạc cúng dường. Đưa vào thành cửa Đông khắp các nẻo cho dân chúng cúng dường, rồi đưa ra thành cửa Tây, đến một đồi cao rộng mà trà-tỳ. Theo ý chư Thiên thì muốn lưu kim thân lại trong bảy ngày để kính lễ cúng dường bằng các thứ hoa hương, kỹ nhạc, sau mới thỉnh lên giường, cho các thanh niên Mạt-la nâng bốn góc rước vào thành cửa Đông, đi khắp các nẻo để cho dân chúng cúng dường, rồi đưa ra thành cửa Bắc, qua sông Hi-liên-thiền đến chùa Thiên quan mà trà-tỳ. Ý chư Thiên là như vậy nên khiến cho giường bất động.”

Các Mạt-la nói:

“Hay lắm! Xin tùy ý chư Thiên!”

Chúng Mạt-la bảo nhau:

“Chúng ta hãy vào thành trước, đi đến các ngõ đường, dọn bằng phẳng các con đường, quét tước, đốt hương, rồi trở lại đây để cúng dường kim thân trong bảy ngày.”

Rồi các Mạt-la cùng vào thành, đi đến các ngõ đường, dọn bằng phẳng các con đường, quét tước, đốt hương, xong rồi ra khỏi thành, trở lại rừng Song thọ, dùng hương hoa, kỹ nhạc để cúng dường kim thân. Sau bảy ngày, vào lúc trời chiều, họ thỉnh kim thân Phật đặt lên một cái giường,khiến các thanh niên Mạt-la nâng bốn góc khiêng đi thong thả giữa đám đông người hộ tống, có tràng phan, hương hoa, âm nhạc cúng dường. Từ không trung các vị trời Đao-lợi dùng hoa Văn-đà-la, hoa Ưu-đàm-bát-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ và bột hương Chiên-đàn nhà trời rải trên kim thân và tràn ngập các ngả đường, chư Thiên tấu nhạc, quỷ thần ca ngâm.

Khi ấy các người Mạt-la nói với nhau:

“Hãy gác qua nhạc loài người. Xin tấu nhạc trời để cúng dường xá-lợi.”

Rồi các người Mạt-la khiêng giường tiến tới dần, vào cửa thành phía Đông, đến mỗi ngả đường thì dừng lại để cho dân chúng đốt hương, tán hoa, trỗi nhạc cúng dường. Lúc ấy có nàng Lộ-di dòng Mạt-la vốn dốc lòngtin Phật, cầm một đóa hoa vàng lớn như bánh xe cúng dường kim thân và một bà lão cất tiếng tán thán rằng: “Các Mạt-la này may được phúc lợi lớn. Như Lai cuối cùng diệt độ tại đây. Khắp nước nhân dân hớn hở cúng dường”.

Họ cúng dường xong, đưa kim thân ra thành cửa Bắc, qua sông Hi-liên-thiền đến chùa Thiên quan, đặt giường xuống đất rồi thưa với A-nan:

“Chúng tôi bây giờ nên cúng dường cách nào nữa?”

A-nan bảo:

“Tôi trực tiếp nghe từ Phật, lãnh thọ lời Phật dạy rằng: muốn tẩn táng xá-lợi hãy làm như pháp tẩn táng Chuyển luân thánh vươngChuyển luânthánh vương.”

Hỏi: “Phép tẩn táng Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương là thế nào?”

Đáp: “Về phép tẩn táng Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương, trước hết lấy nước thơm tắm rửa thân thể, rồi lấy vải bông mới quấn thân thể, rồi lấy năm trăm tấm vải lần lượt quấn vào, đặt thân vào kim quan. Sau khi đã tẩm dầu mè, lại đặt kim quan trong một cái quách thứ hai lớn bằng sắt, bên ngoài là lớp quách bằng gỗ hương Chiên-đàn. Chất các thứ vải dày, hương thơm lên trên mà trà-tỳ. Trà-tỳ xong lượm lấy xá-lợi, dựng tháp treo phan thờ tại ngã tư đường để dân chúng đi ngang trông thấy tháp của pháp vương mà tưởng nhớ lại chánh hóa của vua đã làm lợi ích cho nhiều người. A-nan, ngươi muốn tẩn táng Ta, trước hếtlấy nước thơm tắm rửa thân thể, rồi lấy vải bông mới quấn thân thể, rồilấy năm trăm tấm vải lần lượt quấn vào, đặt thân vào kim quan. Sau khi đãtẩm dầu mè, lại đặt kim quan trong một cái quách thứ hai lớn bằng sắt, bên ngoài là lớp quách bằng gỗ hương Chiên-đàn. Chất các thứ vải dày, hương thơm lên trên mà trà-tỳ. Trà-tỳ xong lượm lấy xá-lợi, dựng tháp treo phan thờ tại ngã tư đường để dân chúng đi ngang trông thấy tháp củaPhật mà tưởng nhớ lại đạo hóa của Pháp vương Như Lai, sống thì được phước lợi, chết thì sanh thiên. Trừ người đã đắc đạo”.

Chúng Mạt-la bảo nhau:

“Chúng ta về thành sắm sửa các đồ tẩn táng, các thứ hương hoa, bông gòn, quan quách, dầu thơm và vải lụa trắng.”

Những người Mạt-la vào thành sắm sửa các thứ xong, trở lại chùa Thiênquan, dùng nước hương tắm rửa thân Phật, rồi lấy vải bông mới bọc quanh, tiếp quấn năm trăm lớp vải trắng, rồi đặt vào trong kim quan đã tẩm dầu thơm, lại đặt kim quan vào một cái quách lớn bằng sắt, rồi một cái quách gỗ Chiên-đàn bọc ngoài. Xong, lấy củi thơm chất đầy lên trên.

Tiếp đó, vị đại thần dòng Mạt-la tên Lộ-di, cầm cây đuốc lớn châm lửavào giàn hỏa, song lửa không cháy. Các người Mạt-la trưởng lão cũng cầmlửa châm theo, song lửa vẫn không cháy. Trưởng lão A-na-luật bảo chúng Mạt-la:

“Thôi các Ngài, chẳng phải sức các ngài đốt được đâu. Lửa không cháy là vì ý chư Thiên vậy.”

Chúng Mạt-la hỏi:

“Tại sao chư Thiên lại khiến cho lửa không cháy?”

A-na-luật đáp:

“Chư Thiên nhân thấy Đại Ca-diếp đang dẫn năm trăm đệ tử từ nước Ba-bà đi về cho kịp được thấy Phật khi chưa trà-tỳ. Hiện Tôn giả đang ở nửa đường. Chư Thiên biết ý nên làm cho lửa không cháy.”

Chúng Mạt-la nói: “Xin để toại ý ấy”.

Lúc bấy giờ, Đại Ca-diếp dắt năm trăm đệ tử, từ nước Ba-bà đi về vừa ngang giữa đường, thì gặp một người Ni-kiền Tử trong tay cầm một đóa hoaVăn-đà-la. Đại Ca-diếp đến gần hỏi:

“Này bạn! Bạn từ đâu đến?”

Ni-kiền Tử đáp: “Tôi từ thành Câu-thi đến”.

Ca-diếp lại hỏi: “Bạn có biết thầy ta không?”

“Có biết”.

Lại hỏi: “Thầy ta hiện nay thế nào?”

Đáp: “Đã diệt độ cách đây bảy ngày. Tôi từ đó đến, nên lượm được đóa thiên hoa này”.

Ca-diếp nghe xong lòng rất buồn bã. Năm trăm Tỳ-kheo nghe Phật diệt độ, đều buồn khóc, quay cuồng kêu than không tự kềm chế nổi: “Như Lai diệt độ làm sao vội quáqúa! Thế Tôn diệt độ sao vội quá! Đại pháp chìm lặng làm sao mau quá! Con mắt của thế gian đã diệt, chúng sanh suy đọa lâu dài! Ví như cây lớn bị trốc gốc, cành nhánh gãy đổ. Lại như rắn bị chặt đuôi, quay cuồng lăn lóc, không biết trườn đi đâu”. Nhưng trong chúng ấy có một Tỳ-kheo tên Bạt-nan-đà dòng họ Thích, ngăn các Tỳ-kheo rằng:

“Các ngươi chớ lo buồn. Thế Tôn diệt độ thì chúng ta được tự do. Ông già ấy trước đây thường hay bảo chúng ta nên làm thế này, không nên làm thế này. Nhưng nay về sau thì tùy ý chúng ta làm.”

Ca-diếp nghe rồi, lòng càng buồn, mới bảo các Tỳ-kheo sửa soạn y bát đi mau đến Song thọ trước khi chưa trà-tỳ, có thể trông thấy Phật. Các Tỳ-kheo nghe Đại Ca-diếp nói xong đều đứng dậy tùy tùng Ca-diếp đến thành Câu-thi, qua sông Hi-liên-thiền đến chùa Thiên quan, rồi đến chỗ A-nan. Hỏi han xong, đứng sang một bên, nói với A-nan:

“Chúng tôi muốn được thấy Phật một lần chót khi chưa trà-tỳ, có thể được không?”

A-nan đáp:

“Tuy chưa trà-tỳ nhưng khó mà thấy được, vì thân Phật đã được tắm nước hương, quấn một lớp kiếp-ba ngoài bọc năm trăm lớp vải trắng, đặt trong một kim quan. Kim quan lại đặt trong một cái quách bằng sắt, ngoàihết có bọc một cái quách bằng gỗ Chiên-đàn, nên khó thấy được.”

Ca-diếp năn nỉ xin tới ba lần, A-nan vẫn trả lời như cũ, là khó mà thấy Phật được nữa! Ngài Đại Ca-diếp mới hướng mặt về hỏa đàn để chiêm bái, thì ngay khi ấy bỗng nhiên từ trong ba lớp quan quách, Phật đưa haibàn chân ra ngoài. Chân có màu sắc khác lạ. Ca-diếp thấy vậy, ngạc nhiên hỏi A-nan:

“Thân Phật kim sắc, sao chân ngài lại có sắc khác?”

A-nan đáp: “Trước đây có một bà già, tiếc thương Đức Như Lai, tiến tới lấy tay vỗ vào chân Phật, để rơi nước mắt trên chân Ngài cho nên có màu sắc khác như thế”. Nghe xong, Ca-diếp lại không vui, liền hướng tới hỏa đàn đảnh lễ kim thân Phật. Bốn bộ chúng và chư Thiên trên không trung cũng đồng thời tác lễ. Chân Phật bỗng không hiện nữa. Ngài Đại Ca-diếp vừa đi quanh hỏa đàn ba vòng vừa tán dương rằng:

Con nay cúi đầu lễ
Đức Đạo Sư Vô Thượng,
Thánh trí không nghĩ lường,
Thánh trí cao tột bậc.
Đức Sa-môn tối cao,
Tuyệt đối không tỳ uế,
Thanh tịnh không nhiễm ái,
Tôn quý giữa nhân thiên.
Con nay cúi đầu lễ
Đấng Đại Hùng bậc nhất,
Khổ hạnh chẳng ai bằng,
Lìa bỏ để độ sanh.
Kính lễ Đấng Thế Tôn
Không nhiễm ô trần cấu;
Tham, sân, si dứt sạch;
Vui trong hạnh không tịch.
Kính lễ Đấng Thế Tôn,
Không hai, không thể sánh.
Khéo giải thoát thế gian,
Chí Tôn giữa trời người.
Kính lễ An Ồn Trí,
Ngộ Tứ đế, tịch tịnh,
Vô thượng giữa Sa-môn,
Khiến bỏ tà về chánh.
Kính lễ đạo trạm nhiên,
Thế Tôn nơi tịch diệt.
Không nhiệt não tì uế,
Thân tâm thường vắng lặng.
Kính lễ Đấng Vô Nhiễm
Bậc trừ hết trần cấu,
Tuệ nhãn không hạn lượng,
Cam lộ tiếng oai vang.
Kính lễ Đấng Vô Đẳng,
Hy hữu khó nghĩ nghì,
Tiếng nói như sư tử,
Ở rừng không khiếp sợ.
Hàng ma, vượt bốn tánh;
Cho nên con kính lễ.

Đại Ca-diếp oai đức lớn lao và đủ bốn biện tài, vừa đọc xong bài kệ trên, thì hỏa đàn không đốt mà tự nhiên bừng cháy. Chúng Mạt-la bảo nhau:

“Ngọn lửa cháy mạnh quá khó ngăn, e cháy tiêu hết xá-lợi! Hãy tìm đâu lấy nước dập tắt.”

Lúc đó có vị thần cây Song thọ đang đứng bên giàn hỏa, vốn dốc lòng tin Phật, dùng thần lực làm tắt ngọn lửa. Chúng Mạt-la lại bảo nhau: “Mười hai do-tuần chung quanh thành Câu-thi này có bao nhiêu hoa thơm hái hết, đem về dâng cúng xá-lợi”.

Rồi họ đi ra hai bên thành tìm các thứ hoa thơm đem về cúng dường xá-lợi.

Lúc đó dân Mạt-la nước Ba-bà nghe Phật diệt độ tại Song thọ, tự nghĩ:“Ta nên đến đó cầu lấy phần xá-lợi về dựng tháp cúng dường tại trong nước”. Các người Mạt-la nước Ba-bà liền hạ lệnh đem bốn thứ binh là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, đi đến thành Câu-thi và cử sứ giảnói:

“Chúng tôi nghe Đức Phật đã diệt độ tại đây. Phật cũng là thầy chúng tôi. Vì lòng kính mộ Ngài, chúng tôi đến xin phần xá-lợi về nước dựng tháp cúng dường.”

Vua Câu-thi đáp:

“Thật vậy, đúng như ngài nói. Nhưng vì Đức Thế Tôn đã giáng lâm và diệt độ tại đây. Nhân dân trong nước tôi tự lo cúng dường. Phiền các ngài từ xa đến cầu xá-lợi. Nhưng điều đó hẳn là không được!”

Đồng thời dân Bạt-ly nước Giá-la-phả, dân Câu-lỵ nước La-ma-già, dân chúng dòng Bà-la-môn nước Tỳ-lưu-đề , dân chúng dòng họ Thích nước Ca-duy-la-vệ, dân chúng dòng Lệ-xa nước Tỳ-xá-ly và vua A-xà-thế nước Ma-kiệt, nghe Đức Như Lai diệt độ tại cây Song thọ ở thành Câu-thi, đều tự nghĩ: “Ta nay nên đến đó chia phần xá-lợi”.

A-xà-thế và các vua kia mới hạ lệnh trong nước đem bốn thứ binh mã tiến qua sông Hằng. Vua A-xà-thế sai Bà-la-môn Hương Tánh:

“Ngươi nhân danh ta vào thành Câu-thi hỏi thăm vua Mạt-la, đời sống thường nhật có thoải mái chăng, lui tới có khỏe mạnh chăng và nói ta vớiquý quốc xưa nay vốn tôn kính nhau, láng giềng hòa nghĩa, chưa có xảy ra điều chi tranh tụng. Nay ta nghe Như Lai diệt độ tại quý quốc. Đối với Đức Thế Tôn, lòng ta thật hết sức tôn kính, nên chẳng quản xa xôi, đến thỉnh phần di cốt, đem về nước dựng tháp cúng dường. Nếu nhận lời, ta sẽ chia bớt tài bảo trong nước ta cho.”

Bà-la-môn Hương Tánh vâng lệnh, đến thành Câu-thi nói với các người Mạt-la:

“Đại vương nước Ma-kiệt có lời thăm hỏi vô vàn. Các ngài đi đứng có nhẹ nhàng không? Bước đi có khoẻ mạnh không? Và nhắn rằng, Ta với quý quốc xưa nay vốn tôn kính nhau, láng giềng hòa nghĩa, chưa có xảy ra điều chi tranh tụng. Nay ta nghe Như Lai diệt độ tại quý quốc. Đối với Đức Thế Tôn, lòng ta thật hết sức tôn kính, nên chẳng quản xa xôi, đến thỉnh phần di cốt, đem về nước dựng tháp cúng dường. Nếu nhận lời, ta sẽchia bớt tài bảo trong nước ta cho.”

Các người Mạt-la trả lời:

“Quả như vậy! Quả như lời ông nói. Nhưng vì Đức Thế Tôn đã giáng lâm và diệt độ tại đây, thì nhân dân trong nước tôi tự lo cúng dường. Phiền các ngài từ xa đến cầu xin xá-lợi. Nhưng điều đó hẳn không thể được.”

Các quốc vương liền triệu tập quần thần lập nghị, tụng cáo rằng:

Chúng ta hòa nghị,
Xa đến cúi đầu,
Khiêm tốn yêu cầu.
Như không chấp nhận;
Tứ binh đã sẵn.
Không tiếc thân mạng.
Dùng nghĩa không được;
Tất phải dùng lực.

Vua Câu-thi cũng triệu tập quần thần lập nghị trả lời:

Các người xa nhọc,
Khuất nhục cầu xin
Như Lai di thể;
Nhưng không cho được.
Kia muốn dùng binh,
Ta đây cũng sẵn.
Chống trả đến cùng,

Chưa từng biết sợ.

Bấy giờ, Bà-la-môn Hương Tánh đứng ra hiểu dụ mọi người:

“Chư Hiền lãnh thụ giáo huấn của Phật đã lâu, miêng tụng pháp ngôn, tâm khoác nhân hóa, thường mong cho chúng sanh thảy được an lành, nay hálẽ vì giành xá-lợi của Phật mà trở nên tàn hại nhau sao? Di thể Như Lainếu muốn có lợi ích rộng rãi, thì xá-lợi hiện tại nên chia ra nhiều phần.”

Chúng đều khen phải. Họ lại bàn nghị nên nhờ ai đủ sức chia giúp. Mọingười đều nói Bà-la-môn Hương Tánh là người nhân trí quân bình, có thể chia được. Các quốc vương bèn sai Hương Tánh:

“Ngươi hãy vì chúng ta mà chia xá-lợi làm tám phần bằng nhau.”

Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầuđảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi. Rồi bảo sứ giả mang cái răng trên của Phật đến chỗ vua A-xà-thế rằng:

“Ngươi nhân danh ta tâu lên vua rằng: Đại vương, đời sống thường nhậtcó thoải mái chăng? Bước đi có khỏe không? Xá-lợi chưa đến chắc Đại vương trông lắm? Nay tôi giao sứ giả răng trên của Như Lai để kịp cúng dường cho thỏa lòng Đại vương trông ngóng. Sáng mai, lúc sao mai mọc, xá-lợi chia xong, tôi sẽ đích thân dâng đến.”

Khi ấy, sứ giả vâng lời, đi đến chỗ vua A-xà-thế, tâu rằng:

“Bà-la-môn Hương Tánh kính lời thăm hỏi vô vàn: Đại vương, đời sống thường nhật có thoải mái không? Bước đi có khỏe không. Xá-lợi chưa đến chắc Đại vương trông lắm? Nay tôi giao sứ giả răng trên của Như Lai để kịp cúng dường cho thỏa lòng Đại vương trông ngóng. Sáng mai, lúc sao mai mọc, xá-lợi chia xong, tôi sẽ đích thân dâng đến.”

Tiếp đó Hương Tánh lấy một bình dung lượng chừng một thạch, rồi chia đều xá-lợi ra làm tám phần, xong, ông nói với mọi người:

“Các ngài bàn bạc cho tôi xin cái bình đó để dựng tháp thờ tại nhà riêng.”

Mọi người đều nói:

“Trí tuệ thay. Như thế là thích hợp.”

Và họ đồng ý cho.

Lúc đó, có người thôn Tất-bát cũng đến xin phần tro còn lại để dựng tháp cúng dường. Mọi người cũng bằng lòng.

Sau khi người nước Câu-thi được xá-lợi liền dựng tháp cúng dường. Cácnước Ba-bà, Giá-la, La-ma-già, Tỳ-lưu-đề, Ca-duy-la-vệ, Tỳ-xá-ly, Ma-kiệt sau khi được xá-lợi đều đem về nước dựng tháp cúng dường. Bà-la-môn Hương Tánh đem cái bình dùng chia xá-lợi về nhà dựng tháp cúngdường. Dân chúng thôn Tất-bát đem phần tro còn lại về dựng tháp cúng dường.

Như vậy, xá-lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro và tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế.

Phật sanh giờ nào? Thành đạo giờ nào? Diệt độ thời nào?

Sanh khi sao Phất mọc. Xuất gia khi sao Phất mọc. Thành đạo khi sao Phất mọc. Diệt độ khi sao Phất mọc.

Lưỡng Túc Tôn sanh thế nào?
Xuất gia tu khổ thế nào?
Đắc Tối thượng đạo thế nào?
Nhập Niết-bàn thành thế nào?
Mồng tám Như Lai sanh.
Mồng tám Phật xuất gia.
Mồng tám thành Bồ-đề.
Mồng tám vào diệt độ.
Sao Phất mọc, Thế Tôn sanh.
Sao Phất mọc, Phật xuất gia.
Sao Phất mọc, thành Chánh giác.
Sao Phất mọc, nhập Niết-bàn.
Mồng tám sanh Lưỡng Túc Tôn.
Mồng tám vào rừng tu khổ.
Mồng tám thành Tối thượng đạo.
Mồng tám vào thành Niết-bàn.
Tháng hai Như Lai sanh.
Tháng hai Phật xuất gia.
Tháng hai thành Bồ-đề.
Tháng hai vào diệt độ.
Tháng hai sanh Lưỡng Túc Tôn.
Tháng hai vào rừng tu khổ.
Tháng hai thành đạo Tối thượng.
Tháng hai vào thành Niết-bàn.
Sa-la hoa nở rộ,
Đủ màu ánh chói nhau,
Tại chỗ bản sanh ấy,
Như Lai nhập Niết-bàn,
Đức Đại Từ Niết-bàn
Nhiều người xưng tán lễ.
Vượt qua các sợ hãi
Quyết định nhập Niết-bàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]