Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư

12/08/201101:08(Xem: 7430)
4. Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư

LụcTổ Huệ Năng
KINHPHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ KheoThích Duy Lực Dịch và Lược Giải
Từ ÂnThiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản 1992

Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư

Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, pháp môn này lấy ÐỊNH Huệ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng ÐỊNH với Huệ cókhác; ÐỊNH Huệ vốnnhất thể, chẳng phải là hai. Ðịnh là thể của Huệ, Huệ là dụng của Ðịnh, ngaytrong lúc huệ có định, ngay trong lúc định có huệ, thấu được nghiã này tức làđịnh huệ đồng nhau. Các ngươi học đạo chớ cho là trước phát định sau phát huệ,hay trước huệ sau định có khác, kiến giải như vậy thành ra pháp có nhị tướng.Miệng tuy nói lành mà trong tâm chẳng lành, tuy có định huệ mà định huệ chẳngđồng nhau. Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là định huệ đồngnhau. Tự ngộ tu hành, chẳng nên tranh biện, nếutranh giành trước sau thì đồng với kẻ mê, chẳng dứt hơn thua, lại thêm ngãchấp, chẳng lià được tứ tướng (nhơn, ngã,chúng sanh, thọ giả).

Thiện tri thức, ÐỊNH Huệ ví như cái gì? Như đèn và ánh sáng: có đèn thì sáng, không đènthì tối; đèn là thể của sáng, sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, thể vốn làmột, pháp ÐỊNH Huệ cũng vậy. Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, nói nhất hạnhtam muội, là ở tất cả mọi nơi đi đứng nằm ngồi thường hành trực tâm. Kinh DuyMa Cật nói: Trực tâm là đạo tràng, trực tâm là tịnhđộ. Chớ nên tâm hạnh quanh co, miệng thì nói trực, nói nhất hạnh tam muội màchẳng hành trực tâm. Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấptrước. Kẻ mê chấp pháp tướng, chấp nhất hạnh tam muội, cứ nói ngồi yên chẳngđộng, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là nhất hạnh tam muội; kiến giải như vậy đồngvới vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo.

Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạocần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linhđộng, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng,chỉ như Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở. Thiện tri thức,lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳngđộng, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhaunhư vậy, thật là lầm lỗi lớn!

Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, CHÁNH GIÁO vốn chẳng đốn tiệm, tánh người tự cólợi độn, kẻ mê tiệm tu, người ngộ đốn khế. Ðốn tiệm chỉ là giả danh kiến lập màthôi, nếu tự nhận được bổn tâm, tự thấy được bổn tánh thì chẳng sai biệt vậy.Thiện tri thức, pháp môn này xưa nay lập VÔ Niệmlàm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ Trụ làm gốc.VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lià tướng.VÔ Niệm là ở nơi niệmmà chẳng niệm. VÔ Trụ là bản tánh của conngười đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thếgian, cho đến lúc bị người nói xấu, khi dễ, đều cho là không, chẳng nghĩ trảthù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh. Nếu niệm trước, niệm sau và đang niệm,niệm niệm theo cảnh chẳng dứt, gọi là trói buộc, đối với tất cả pháp niệm niệmchẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy VÔ Trụ làm gốc.

Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là VÔTƯỚNG, lià tướng thì pháp thể thanh tịnh, đây là lấy VÔ TƯỚNG làm thể. Thiện tri thức, đối với mọi cảnhtâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lià mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâmgọi là VÔ Niệm Nếu là trăm điều chẳng nghĩ,làm cho niệm tuyệt, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗilầm lớn, người học đạo nên xét kỹ! Nếu chẳng hiểu ý Chánh Pháp, tự lầm còn đỡ,lại khuyên người khác học theo, tự mê chẳng thấy, lại thêm tội phỉ báng KinhPhật, vì vậy nên lập VÔ Niệm làm tông.

Thiện tri thức, tại sao lập VÔ Niệm làmtông? Chỉ vì kẻ mê miệng nói kiến tánh mà khởi niệm trên cảnh, nơi niệm liềnlọt vào tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng theo đó mà sanh. Tự tánh vốn chẳngmột pháp có thể đắc, nếu có sở đắc, vọng nói tội phước, tức là trần lao tàkiến, nên pháp môn này lập VÔ Niệm làm tông.

Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? Niệm là Niệm vật gì? VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG (Pháp đối đãi), VÔ tấtcả tâm trần lao. Niệm là Niệm CHƠN NHƯ BẢN TÁNH. CHƠN NHƯ là thể của Niệm.Niệm là dụng của CHƠN NHƯ. Chơn như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷthiệt năng niệm, chơn như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chơn như không tánhthì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại. Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởiniệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánhthường tự tại. Nên Kinh nói: Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi đệ nhất nghiãthường chẳng động là vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]