Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 48: Thập bất thiện

02/05/201113:07(Xem: 9386)
Phẩm 48: Thập bất thiện

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
48.PHẨMBẤT THIỆN

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Chúngsanh nào tu hành sát sanh, quảng bá sát sanh, gieo trồng hànhvi dẫn đến địa ngục, ngạ quỷ súc sanh; nếu sanh trongloài người, thọ mạng cực vắn. Sở dĩ như vậy, do hạisanh mạng kẻ khác.

“Chúngsanh nào trộm cướp vật của người khác, gieo trọng tộicủa ba nẻo dữ, nếu sanh trong loài người, thường gặp phảinghèo khốn, ăn không đủ no miệng, áo không đủ che thân;thảy đều [786a] do trộm cắp, cướp đoạt vật của người,tức đoạn mạng căn của người.

“Nếucó chúng sanh tham đăm dâm dật, gieo ba nẻo dữ, khi sanh trongloài người, gia đình không trinh khiết, do lén lút dâm dật.

“Hoặccó chúng sanh nói dối, gieo tội địa ngục, khi sanh trong loàingười, bị người khinh khi, lời nói không được tin, bịngười coi rẻ; sở dĩ như vậy đều do đời trước nói dối.

“Hoặccó chúng sanh hai lưỡi,[88] gieo tội ba ác đạo, giả sử sanhtrong loài người, tâm thường không định, thường mang ưusầu. Sở dĩ như vậy, do người ấy truyền lời dối trácả hai đầu.

“Hoặccó chúng sanh nói lời thô ác, gieo tội ba ác đạo, nếu sanhtrong loài người làm người xấu xí, thường bị mắng nhiếc.Sở dĩ như vậy, do người kia có lời nói không chuyên chánh.

“Hoặccó chúng sanh gây đấu loạn đây kia, gieo tội ba ác đạo,giả sử sanh trong loài người, phần nhiều bị thù ghét, ngườithân ly tán. Sở dĩ như vậy đều do đời trước xúi dụcđấu loạn.

“Hoặccó chúng sanh tật đố, gieo tội ba ác đạo, nếu sanh trongloài người, thiếu thốn y phục. Sở dĩ như vậy, do bởingười ấy khởi tâm tham lam tật đố.

“Hoặccó chúng sanh khởi tâm ác hại gieo tội ba ác đạo, giả sửsanh trong loài người thường có nhiều điều hư dối, khônghiểu chí lý, tâm lọan không định. Sở dĩ như vậy, đềudo bởi đời trước sân hận thịnh nộ, không có nhân từ.

“Hoặccó chúng sanh hành tà kiến, gieo ba ác đạo; nếu sanh trongloài người, chỉ ở chỗ biên địa, không sanh vào chỗ trungương, không gặp Tam tôn, nghĩa lý của đạo pháp; hoặc phảiđiếc, mù, câm ngọng, thân hình không ngay, không hiểu phápthiện, thường theo pháp ác. Sở dĩ như vậy, thảy đều dođời trước không có tín căn; cũng không tin sa-môn, bà-la-môn,cha mẹ, anh em.

“Tỳkheo, nên biết, do báo ứng của mười điều ác này đưa đếnnhững tai ương như vậy. Cho nên, Tỳ kheo, hãy xa lìa mườiđiều ác, tu hành chánh kiến.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ, vào ngày thứ mười lăm, khi thuyết giới, Thế Tôn vớicác Tỳ kheo vây quanh trước sau đi đến giảng đường Phổhội.[89] Khi ấy Thế Tôn lặng lẽ quán sát các Thánh chúng,rồi im lặng không nói. Lúc bấy giờ A-nan bạch Phật:

“Hômnay [786b] Thánh chúng đều tụ tập hết vào giảng đường.Cúi mong Thế Tôn thuyết cấm giới[90] cho các Tỳ kheo.”

NhưngThế Tôn vẫn im lặng không nói. Giây lát sau, A-nan lại bạchPhật:

“Naychính là lúc thích hợp, nên thuyết cấm giới, vì đầu hômsắp hết.”

ThếTôn vẫn im lặng không nói. Giây lát sau nữa, A­-nan lại bạchPhật:

“Sắphết giữa đêm, chúng Tăng mệt mỏi. Cúi mong Thế Tôn đúngthời thuyết giới.”

ThếTôn vẫn im lặng không nói. Giây lát, A-nan lại bạch Phật:

“Phầncuối đêm sắp hết, cúi mong Thế Tôn kịp thời thuyết giới.”

Phậtbảo A-nan:

“Trongchúng có người không thanh tịnh, nên Ta không thuyết giới.Nay Ta cho phép Thượng tọa thuyết giới. Nếu Thượng tọacủa Tăng không đủ khả năng thuyết giới, cho phép vị trìluật thuyết giới. Nếu không có người trì luật, ai có thểtụng giới thông suốt, hãy xướng lên, khiến thuyết giới.Từ nay trở đi, Như Lai không thuyết giới. Nếu trong chúngcó người không thanh tịnh mà Như Lai thuyết giới, đầu ngườiấy bị vỡ làm bảy mảnh, như trái thù-la[91] kia không khác.

Nghethế A-nan buồn khóc, bèn nói như vầy:

“Thánhchúng từ nay côi cút. Chánh pháp của Như Lai sao mà chóng vánh.Kẻ bất tịnh sao xuất hiện vội thế?”

Khiấy Đại Mục-kiền-liên suy nghĩ như vầy: “Ai là ngườitrong chúng này hủy phạm chánh pháp, để Như Lai không thuyếtgiới?” Rồi Đại Mục-kiền-liên liền nhập định, quánsát khắp trong Thánh chúng xem ai có tâm tỳ vết. Mục-liênkhi ấy thấy hai Tỳ kheo Mã Sư và Mãn Túc đang ở trong chúng.Tôn giả tức thì rời chỗ ngồi, đi đến hai Tỳ kheo ấy,nói:

“Cácông hãy rời khởi chỗ ngồi này. Như Lai đang khiển trách.Do bởi các ông mà Như Lai không thuyết giới.”

HaiTỳ kheo này bấy giờ im lặng không nói. Mục-liên nói: “Cácông hãy rời khỏi đây. Chớ có ở đây.”

Nhưnghai Tỳ kheo này im lặng không trả lời. Tức thì Mục-liênbước tới trước nắm tay hai người lôi ra khỏi cửa, rồiđóng cửa lại, và bước lên bạch Phật:

“Tỳkheo bất tịnh đã ra ngoài. Cúi mong Thế Tôn phải thời thuyếtgiới.”

Phậtbảo Mục-liên:

“Thôi,thôi, Mục-liên! Như Lai không thuyết giới cho Tỳ kheo nữa.Như Lai không nói hai lời. Ông hãy trở về chỗ ngồi.”

Mục-liênbấy giờ bạch Phật:

“Naytrong chúng này đã sanh vết bẩn, con không có khả năng hànhpháp duy-­na. Cúi mong Thế Tôn sai cử vị khác.”

ThếTôn im lặng hứa khả. Mục-liên cúi đầu lạy dưới chânThế Tôn, rồi trở về chỗ ngồi.

Khiấy A-nan bạch Phật:

“Tỳ-bà-thiNhư Lai xuất hiện ở đời, Thánh chúng nhiều hay ít?Trải thời gian bao lâu mới sanh vết bẩn. Cho đến, đệ tửcủa Phật Ca-diếp nhiều hay ít? Thuyết giới như thế nào?”[92]

Phâtbảo A-nan:

“Chínmươi mốt kiếp có Phật xuất thế hiệu Tỳ-bà-thi Như Lai,Chí chân, Đẳng chánh giác. Bấy giờ có ba hội Thánh chúngHội thứ nhất, Thánh chúng gồm một trăm mười sáu vạntám nghìn Tỳ kheo. Hộ hứ hai, hánh chúng gồm mười sáu vạn.Hội thứ ba, Thánh chúng mười vạn. Thảy đều A-la-hán. Phậtthọ tám vạn bốn nghìn tuổi. Trong vòng một trăm năm, Thánhchúng thanh tịnh. Đức Phật ấy lấy một bài kệ làm cấmgiới.

Nhẫnnhục là bậc nhất.

Phậtnói Vô vi nhất.

Khôngvì cạo râu tóc

Sa-mônmà hại người.[93]

“Bấygiờ, Đức Phật ấy chỉ nói một bài kệ này làm cấm giớitrong vòng một trăm năm. Khi cấu uế đã phát sanh mới lậpcấm giới.

“Lạinữa, trong ba mươi mốt kiếp, có Phật hiệu Thi-khí Như Lai,Chí chân, Đẳng chánh giác xuất hiện thế gian. Bấy giờcũng có ba hội Thánh chúng. Hội thứ nhất Thánh chúng cómười sáu vạn. Hội thứ hai, Thánh chúng mười bốn vạn.Hội thư ba Thánh chúng mười vạn. Trong vòng tám mươi năm,trong chúng thanh tịnh, không có cấu uế, đức Phật ấy cũngnói một bài kệ:

Nếumắt thấy phi tà

Bậctrí giữ không đắm.

Xảbỏ các điều ác,

Làhiệt huệ trong đời.

“Trongvòng tám mươi năm đức Phật ấy nói một bài kệ này. Vềsau khi cấu bẩn phát sanh mới lập cấm giới.

“PhậtThí-khí thọ bảy vạn tuổi. Trong kiếp ấy có Phật xuấthiện thế gian hiệu Tỳ-xá-phù; cũng có ba hội Thánh chúng.Hội thứ nhất Thánh chúng gồm mười vạn. Hội thứ hai Thánhchúng tám vạn. Hội thứ ba, Thánh chúng gồm bảy vạn La-hánđã diệt tận các lậu. Trong vòng bảy mươi năm không cócấu bẩn, Tỳ-xá­-phù Như Lai nói một kệ rưỡi làm cấmgiới:

[787a] Không hại, không chê bai,

Màphụng hành đại giới;

Ănuống biết vừa đủ;

Giườngchõng cũng như vậy.

Trìchí chuyên nhất cảnh.

Đâylà lời Phật dạy.

“Trongbảy mươi năm, lấy một kệ rưỡi này làm cấm giới. Vềsau vết bẩn phát sanh mới lập cấm giới. Tỳ-xá-phù NhưLai thọ bảy vạn tuổi.

“TrongHiền kiếp này có Phật xuất thế hiệu Câu-lâu-tôn Như Lai.Bấy giờ có hai hội Thánh chúng. Hội thứ nhất, Thánh chúnggồm bảy vạn, thảy đều A-la-hán. Hội thứ hai, gồm sáuvạn A-la-hán. Trong sáu mươi năm không cấu bẩn, Đức Phậtấy lấy hai bài kệ làm cấm giới:

Vínhư ong hái hoa,

Sắchương rất tinh khiết;

Lấyvị mà cho người.

Đạosỹ sống trong thôn,

Khôngphỉ báng người khác;

Cũngkhông dò xét lỗi người.

Chỉquán thân hành mình,

Xemchánh hay không chánh.

“Trongsáu mươi năm lấy hai bài kệ này làm cấm giới. Từ đóvề sau khi cấu bẩn phát sanh mới lập cấm giới. Đức Phậtấy thọ sáu vạn tuổi.

“TrongHiền kiếp lại có Phật xuất thế hiêu Câu-na-hàm-mâu-niNhư Lai, Chí chân Đẳng chánh giác. Bấy giờ có hai hội Thánhchúng. Hội thứ nhất, Thánh chúng gồm sáu mươi vạn, thảyđều A-la-hán. Hội thứ hai, Thánh chúng gồm bốn mươi vạn,thẩy đều A-la-hán. Trong bốn mươi năm, bấy giờ chưa cóvết bẩn, đức Phật ấy lấy một bài kệ làm cấm giới:

Giữchí, chớ khinh miệt,

Hãyhọc đạo tịch tĩnh;

BậcHiền không ưu sầu,

Chỉthường niệm tịch diệt.

“Trong bốn mười năm, lấy một bài kệ này làm cấm giới. Từđó về sau khi có cấu bẩn mới lập cấm giới. Đức Phậtấy thọ bốn vạn tuổi.

“Lạitrong Hiền kiếp có Phật xuất thế hiệu Ca-diếp. Bấy giờPhật có hai hội Thánh chúng. Hội thứ nhất, Thánh chúng gồmbốn mươi vạn. Hội thứ hai, Thánh chúng gồm ba mươi vạn,thảy đều A-la-hán. Trong hai mươi năm chưa có cấu bẩn, thườnglấy một bài kệ làm cấm giới:

[787b] Hết thảy ác chớ làm;

Hãyphụng hành điều thiện;

Tựtịnh tâm ý mình.

Đólà chư Phật dạy.

“Tronghai mươi năm lấy một bài kệ này làm cấm giới. Sau khi cóphạm cấm mới lập cấm giới. Bấy giờ Phật Ca-diếp thọhai vạn tuổi.

“NayTa, Như Lai xuất hiện ở đời. một hội Thánh chúng gồmmột nghìn hai trăm năm mươi người. Trong mười hai năm khôngcó cáu bẩn, cũng lấy một bài kệ làm cấm giới:

Giữmiệng, ý thanh tịnh;

Thânhành cũng thanh tịnh.

Thanhtịnh ba nghiệp đạo[94].

Tuhành đạo Tiên nhân.

“Trongmười hai năm lấy một bài kệ này làm cấm giới. Khi cóngười phạm luật, dần dần có 250 giới. Từ nay về sau,chúng Tăng tập họp, khải bạch như Luật, rằng: ‘Các Hiềngiả thảy cùng nghe, hôm nay ngày thứ mười lăm, thuyết giới.Tăng nay chấp thuận hòa hiệp thuyết cấm giới.’ Khải bạchnhư vậy rồi, nếu có Tỳ kheo nào có nói điều gì, khôngnên thuyết giới. Tất cả cùng im lặng, không ai nói gì, mớiđược thuyết giới. Cho đến sau khi nói xong Tựa của giới,cần phải hỏi, ‘Các Hiền giả, có ai không thanh tịnh không?’Hỏi như vậy ba lần ‘Có ai không thanh tịnh không?’ Ai thanh tịnh thì im lặng mà ghi nhận. Tuy nhiên, nay con ngườithọ mạng ngắn, hết một đời không quá trăm năm. Cho nên,này A-nan, hãy khéo ghi nhớ kỹ.”

Khiấy A-nan bạch Thế Tôn rằng:

“Quákhứ xa xưa chư Phật Thế tôn thọ mạng cực dài, ngườiphạm Luật ít, không có vết bẩn. Nhưng nay tuổi thọ conngười ngắn, không quá mười lần mười. Sau khi chư Phậtquá khứ diệt độ, Pháp lưu lại tồn tại ở đời trảiqua bao lâu?”

Phậtbảo A-nan:

“ChưPhật quá khứ sau khi diệt độ, có chánh pháp lưu lại ởđời không lâu.”

A-nanbạch Phật:

“Nếusau khi Như Lai diệt độ, Chánh pháp sẽ tồn tại ở đờinày bao lâu?”

Phậtbảo A-nan:

“Saukhi Ta diệt độ, Pháp sẽ tồn tại lâu. Sau khi Phật Ca-diếpdiệt độ, di pháp chỉ tồn tại bảy ngày. Này A-nan, ôngnay nghĩ rằng đệ tử của Như Lai rất ít. Chớ nghĩ nhưvậy Ở phương Đông, đệ tử Ta nhiều vô số. Ở phươngNam, đệ tử nhiều vô số. Cho nên, này A-nan, hãy khởi lêný nghĩ này: Ta, Phật Thích-ca Văn, thọ mạng cực kỳ lâudài. Sở dĩ như vậy, vì nhục thân tuy vào diệt độ, nhưngPháp thân vẫn tồn tại. Ông hãy ghi nhớ phụng hành ý nghĩanày.”

Bấygiờ A-nan và các Tỳ kheo nghe [787c] những điều Phật dạy,hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà, cùng với chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ A-nan bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạchThế Tôn rằng:

“NhưLai soi tỏ huyền vi, không sự gì mà không xét. Ngài hiểurõ hết thảy chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Ngàibiết rõ tên họ, danh hiệu chư Phật quá khứ, đệ tử Bồtát theo hầu nhiều ít. Một kiếp, một trăm kếip, cho đếnvô số kiếp, Ngài tất quán sát biết rõ. Ngài cũng phân biệtbiết rõ tên họ của quốc vương, đại thần, nhân dân; cũngnhư biết rõ bao nhiêu quốc giới khác nhau hiện tại. Chúngcon muốn biết sự kiện trong tương lai lâu xa, đức Di-lặcra đời, là bậc Chí chân, Đẳng chánh giác; đệ tử theohầu, cùng cảnh Phật, phong tục an lạc như thế nào, trảiqua bao lâu.”

Phậtbảo A-nan:

“Ônghãy trở về chỗ ngồi, lắng nghe Ta nói về xự xuất hiệncủa Di-lặc, cùng quốc độ phong túc an lạc và đệ tử nhiềuít. Hãy kheo suy nghĩ, khéo ghi nhớ trong lòng.”

A-nanvâng lời Phật dạy, trở về chỗ ngồi. Phật nói:

“Trongtương lai lâu xa, ở tại quốc giới này, có thành quách gọilà Kê-đầu;[95] đông sang tây mười hai do-tuần; nam đếnbắc bảy do tuần. Đất đai màu mỡ, nhân dân đông đúc,đường xá thành hàng. Bấy giờ trong thành có Long vương tênThủy Quang, ban đêm làm mưa thơm thấm nhuần, ban ngày tronglành mát mẻ.

“Bấygiờ trong thành Kê-đầu có một con quỷ La-sát tên là DiệpHoa.[96] Việc làm của nó đều tùy thuận pháp, không tráinghịch chánh giáo. Nó rình lúc mọi người đã ngủ, mớidọn dẹp các thứ bất tịnh dơ bẩn, rồi lại nước thơmrưới lên đất, khiến cho cực kỳ sạch thơm.

“A-nan,nên biết, lúc bấy giờ Diêm-phù-địa từ đông sang tây,từ nam lên bắc, mười vạn do tuần. Các núi, sông, vách đáđều tự tiêu diệt. Nước bốn biển dồn về một phương.Mặt đất Diêm-phù-địa trở nên bằng phẳng như mặt gươngtrong sáng.

“Trongtoàn cõi Diêm-phù-địa, thóc gạo dồi dào, nhân dân đôngđúc, có nhiều thứ trân bảo. Thôn xóm liên tiếp nhau chỉcách khoảng tiếng gà gáy nghe được. Khi ấy các thứ hoatrái xấu dở khô chết hết, những thứ dơ bẩn cũng biếnmất. Chỉ còn các loại cây trái ngon ngọt, hương thơm ngàongạt, sanh trưởng trên đất đó.

“Khíhậu thời bấy giờ ôn hòa, bốn mùa thuận hợp. Trongthân người không có trăm lẻ tám thứ bệnh hoạn. Tham dục,sân hận, ngu si không lớn, không mãnh liệt. Tâm người bìnhquân, thảy đều đồng một ý. Gặp nhau thảy đều hoan hỷ,nói lời đẹp lòng với nhau. Ngôn ngữ chỉ một thứ, khôngcó khác biệt. [788a] Như người Uất-đan-việt kia không khác.Vì người Diêm-phù-địa khi ấy đều đồng một thứ tiếng,không có nhiều thứ khác nhau.

“Cáchạng nam nữ bấy giờ mỗi khi có ý muốn đại, tiểu tiện,đất tự nhiên mở ra; việc xong nó tự khép lại.

“Diêm-phù-địathời ấy có giống lúa mọc tự nhiên, không có vỏ trấu,mùi vị cực kỳ thơm ngon, ăn vào trừ các thứ bệnh khổ.Các loại vàng, bạc, trân bảo, xa cừ, mã não, chân châu,rơi vãi trên đất, không ai nghĩ đến thâu lượm. Khi ngườidân ở đó cầm lên một thứ, họ nói với nhau: ‘Ngườixưa do các loại châu báu này mà tàn hại lẫn nhau, giam cầmđày đọa nhau, gây thêm vô số khổ não. Ngày nay các thứnày cùng một loại với sỏi đá, không ai cất giữ.’

“Trongthời đó có vị Pháp vương xuất hiện, tên là Tương-khư,[97]cai trị bằng chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu làbánh xe, voi, ngựa, minh châu, ngọc nữ, điển binh và điểntàng. Vua thống lãnh toàn cõi Diêm-phù-địa, không dùng đếndao gậy mà tự nhiên đều thần phục.

“A-nan,như hiện nay có bốn kho báu.[98] Ở nước Càn-đà-việt[99]có kho báu Y-la-bát.[100] Thứ hai, tại nước Di-thê-la[101] cókho báu Ban-trù.[102] Thứ ba, tại nước Tu-lại-tra[103] có khobáu, cũng chứ nhiều trân bảo.[104] Thứ tư, tại Bà-la-nại,Tương khư có kho báu lớn, chứa nhiều trân bảo không kểxiết.[105] Bốn kho báu lớn này đúng lúc tự nhiên xuất hiện.Những người canh giữ kho báu[106] đến tâu vua: ‘Tâu Đạivương, xin hãy dùng bảo vật trong các kho báu này mà ban phátcho những người nghèo khốn.’ Đại vương Tương-khư saukhi nhận được các kho báu này cũng không cất làm của riêng,không có ý tưởng chiếm hữu tài vật.

“Thờibấy giờ trong nội cảnh Diêm-phù-địa có loại cậy tựnhiên sanh ra y phục, thứ vải rất mịn và mềm mại; mọingười đến lấy mà dùng. Giống như hiện nay người Uấ-đan-viếtlấy y phục sanh ra tự nhiên ở trên cây không khác.

“Vuabấy giờ có vị Đại thần tên là Tu-phạm-ma,[107] vốn làbạn thân của vua từ thời thơ ấu, mà vua rất yêu kính.Vả, ông này có nhan sắc đẹp đẽ, không cao, không thấp,không gầy, không mập, không đen, không trắng, không già, khôngtrẻ. Tu-phạm-ma có vợ tên là Tu-phạm-viêt,[108] đặc sắcbậc nhất trong các ngọc nữ, y như phi hậu của Thiên đế.Miệng bà thường có mùi thơm của hoa sen ưu-bát; thân thểluôn luôn có mùi thơm chiên-đàn; có toàn vẹn 84 tư thái củaphụ nữ; không có bệnh hoạn, không hề loạn tưởng.

“Bấygiờ Bồ tát Di-lặc từ [788b] trên trời Đâu-suất quan sátcha mẹ, ai không già cũng không trẻ, bèn giáng thần xuốngđó, rồi sẽ sanh ra từ hông phải, như Ta ngày nay không khác.Bồ tát Di-lặc cũng vậy. Tu-phạm-ma tức thì đặt tên chocon là Di-lặc mà thân hình được trang nghiêm bằng 32 tướngtốt và 80 vẻ đẹp; sắc da màu hoàng kim.

“Conngười thời ấy thọ mạng rất dài, không có các thứ tậtbệnh. Thảy đều thọ tám vạn bốn nghìn tuổi. Phụ nữđến 500 tuổi mới lấy chồng.

“Bồtát Di-lặc sống tại gia không bao lâu, rồi xuất gia họcđạo.

“Bấygiờ cách thánh Kê-đầu không xa có một gốc đại thọ tênlà Long hoa,[109] cao một do-tuần, rộng năm trăm bộ. Bồ tátDi-lặc ngồi dưới gốc cây này mà thành đạo quả vô thượng.Vào nửa đêm Di-lặc xuất gia, ngay đêm đó thành đạo vôthượng. Khi ấy ba nghìn đại thiên sát-độ chấn động.Địa thần liên tiếp truyền nhau: ‘Nay Di-lặc đã thành Phật.’Lần lượt truyền cho đến cung điện Tứ thiên vương cũngnghe: ‘Di-lặc đã thành Phật đạo.’ Rồi lần lượt truyềnlên các cõi trời Tam thập tam, Diệm thiên, Đâu-suất, Hóatự tại, Tha hóa tự tại. Âm thanh truyền lần lên cho đếnPhạm thiên: ‘Di-lặc đã thành Phật đạo.’

“Bấygiờ có Ma tên là Đại Tướng, cai trị đúng theo pháp. Khinghe âm hưởng lan truyền danh giáo của Như Lai, hoan hỷ phấnchấn không dừng được, bảy ngày bảy đêm không ngủ. Khiấy Ma vương dẫn vô số người nhà trời của Dục giớiđi đến Phật Di-lặc, cung kính lễ bái. Di-lặc Thánh tônlần lượt giảng thuyết các đề tài vi diệu của chánh phápcho chư thiên; các đề tài về thí, giới, sanh thiên, dụclà bất tịnh tưởng, xuất yếu là vi diệu. Sau khi thấy mọingười đã phát tâm hoan hỷ, như pháp mà chư Phật Thế Tônthường thuyết, là Khổ, Tập, Tận, Đạo, Ngài đều phânrộng rãi ý nghĩa cho chư thiên và loài người. Lúc đó, ngaytrên chỗ ngồi có tám vạn bốn nghìn con trời dứt sạchtrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

“Bấygiờ Đại Tướng Ma vương bố cáo với nhân dân cõi ấy rằng:‘Các người nên nhanh chóng xuất gia. Vì sao? Hôm nay ĐứcDi-lặc đã vượt qua bờ bên kia, và cũng sẽ đưa các ngườivượt qua.’

“Bấygiờ trong thành Kê-đầu có một trưởng giả tên là ThiệnTài, nghe giáo lệnh của Ma vương, lại nghe tiếng Phật, liềndẫn đại chúng gồm tám vạn bốn ngàn người đi đến PhậtDi-lặc, cúi đầu lạy dưới chân, [788c] rồi ngồi xuốngmột bên. Đức Di-lặc lần lượt thuyết các đề tài vi diệucủa pháp cho ông, luận về thí, giới, sanh thiên. Khi ĐứcDi-lặc thấy tâm ý mọi người đã khai tỏ, như pháp mà chưPhật Thế Tôn thường thuyết, là Khổ, Tập, Tận, Đạo,Ngài đều phân biệt rộng rãi cho mọi người. Ngay khi ấy,từ trên chỗ ngồi, Thiện Tài cùng tám vạn bốn nghìn ngườidứt sạch trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Thiện Tàicùng tám vạn bốn nghìn người bước lên trước bạch Phật,cầu xin xuất gia, khéo tu phạm hạnh, thành đạo A-la-hán.Đấy là hội thứ nhất của Phật Di-lặc, có tám vạn bốnnghìn A-la-hán.

“Bấygiờ Vua Tương-khư, khi nghe đức Di-lặc đã thành Phật đạo,liền đi đến chỗ Phật để nghe pháp. Được Di-lặc thuyếtpháp cho ông; pháp mà khoảng đầu thiện xảo, khoảng giữathiện xảo, khoảng cuối cũng thiện xảo; nghĩa lý sâu xa.

“Mộtthời gian sau, vua lập thái tử; rồi đem vật trân bảo chothợ hớt tóc, lại đem các thứ bảo vật khác cho các bà-la-môn.Sau đó Vua dẫn tám vạn bốn nghìn người đi đến chỗ Phật,cầu xin làm sa-môn. Tất cả đều thành đạo A-la-hán.

“Khitrưởng giả Tu-phạm-ma nghe Đức Di-lặc đã thành Phật đạo,liền dẫn đại chúng gồm tám vạn bốn nghìn bà-la-môn điđến chỗ Phật cầu xin làm sa-môn. Thảy đều đắc A-la-hán.Duy Tu-phạm-ma đọan trừ ba kết, rối nhất định sẽ chấmdứt biên tế khổ.

“Mẹcủa Phật là Phạm-ma-việt cũng dẫn tám vạn bốn nghìn thểnữ đi đến Phật cầu xin làm sa-môn. Các người nữ đềuđắc A-la-hán; duy chỉ một người là Phạm-ma-việt đoạntrừ ba kết thành Tu-đà-hoàn.

“Nhữngngười phụ nữ sát-lợi nghe đức Di-lặc Như Lai xuất hiệnthế gian thành Đẳng chánh giác, có vài nghìn vạn ngườiđi đến Phật. cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuốngmột bên. Mỗi người đều sanh tâm cầu xin làm sa-môn, xuấtgia học đạo. Trong đó, hoặc có người vượt thứ lớp màchứng ngộ; hoặc có người không chứng ngộ. Này A-nan, nhữngngười không vượt thứ lớp chứng ngộ thảy đều là nhữngngười tùy pháp hành[110], nhàm tởm tất cả thế gian khôngcó gì đáng vui thích.

“Di-lặcbấy giờ thuyết giáo pháp ba thừa. Như ngày nay trong các đệtử của Ta, Đại Ca-diếp là người hành đầu đà. Trong quákhứ đã từng tu phạm hạnh nơi chư Phật. Người này sẽthường trợ giúp Di-lặc giáo hóa nhân dân.”

Khiấy Ca-diếp đang ngồi kiết già cách Như Lai không xa, chánhthân chánh ý, buộc niệm [789a] trước mắt. Bấy giờ ThếTôn bảo Ca-diếp:

“Naytuổi Ta đã suy hao, gần hơn tám chục. Nhưng nay Như Lai cóbốn Đại Thanh văn có thể đảm trách du hóa, mà trí tuệvô tận, đầy đủ các phẩm đức. Bốn vị này là nhữngai? Đó là Tỳ kheo Ca-diếp, Tỳ-kheo Quân-đồ-bát-hán,Tỳ kheo Tân-đầu-lô,[111] Tỳ kheo La-hầu-la.[112] Các ngươibốn Đại Thanh văn không nên bát-niết-bàn. Hãy đợi khi nàopháp Ta mất hẵn rồi hãy bát-niết-bàn. Đai Ca-diếp cũngkhông nên bát-niết-bàn. Hãy đợi cho đến Di-lặc xuất hiệnthế gian. Vì sao? Các đệ tử được hóa độ bởi Di-lặcthảy đều là đệ tử của Thích-ca Văn, do sự giáo hóa củaTa được lưu lại mà dứt sạch các lậu. Trong thôn Tỳ-đề,quốc giới Ma-kiệt, Đại Ca-diếp sẽ trú trong núi ở đó.[113]Về sau, Di-lặc Như Lai sẽ dẫn vô số tùy tùng đi đến núinày. Do ân đức của Phật, các quỷ thần sẽ mở cửa núi,và được thấy Ca-diếp trong hang thiền. Khi ấy đức Di-lặcduỗi cánh tay phải chỉ Ca-diếp mà bảo đại chúng: ‘Đâylà đệ tử của Phật Thích-ca Văn trong thời quá khứ xa xưa,tên là Ca-diếp, vẫn tồn tại cho đến nay, là vị đầu đàkhổ hành bậc nhất.’ Mọi người khi ấy tán thán là chưatừng có. Ngay lúc ấy, vô số trăm nghìn người dứt sạchtrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

“Đâygọi là hội thứ nhất,[114] có chín mươi sáu ức ngườithành A-la-hán. Những người ấy đều là đệ tử của Ta.Vì sao? Thảy đều do Ta giáo hóa mà được như vậy; và cũngdo nhân duyên bốn sự[115] là huệ thí, nhân ái, lợi ngườivà đẳng lợi.

“NàyA-nan, bấy giờ Di-lặc Như Lai sẽ lấy y tăng-già-lê củaCa-diếp rồi khóac lên mình, tức thì thân thể của Ca-diếptự nhiên rã như sao. Di-lặc mới dùng đủ các loại hươnghoa cúng dường Ca-diếp. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn có tâmcung kính đối với Chánh pháp. Di-lặc cũng do Ta giáo hóa mà được thành đạo vô thượng chân chánh.

“A-nan,nên biết, hội thứ hai của Phật Di-lặc có 94 ức người,đều là A-la-hán, cũng đều là đệ tử di giáo của Ta, hànhcúng dường bốn sự mà được như vậy.

“Lạinữa, hội thứ ba của Phật Di-lặc có 92 ức người, đềuA-la-hán, cũng là đệ tử di giáo của Ta.

“Thờibấy giờ, các Tỳ kheo đều có họ là đệ tử Từ thị,như ngày nay các Thanh văn [789b] đều được gọi là đệ tửThích-ca.

“Bấygiờ, đức Di-lặc thuyết pháp cho các đệ tử: ‘Tỳ kheocác ngươi, hãy tư duy về tưởng vô thường, tưởng lạccó khổ, tưởng chấp ngã và vô ngã, tưởng thật có Không,tưởng sắc biến, tưởng bầm xanh, tưởng sình chương, tưởngăn chưa tiêu hết, tưởng máu huyết, tưởng hết thảy thếgian không có đang vui thích. Vì sao vậy? Tỳ kheo nên biết,mười tưởng này đều là những điều đã được Thích-caVăn Phật trong quá khứ nói cho các ngươi, để được dứtsạch hữu lậu, tâm được giải thoát.

“Trongđại chúng này, hoặc có người vốn là đệ tử của PhậtThích-ca Văn, thời quá khứ đã tu phạm hạnh, nay đến chỗTa. Hoặc phụng trì pháp của Phật Thích-ca Văn, nay đến chỗTa. Hoặc ở nơi Phật hích-ca Văn cúng dường Tam bảo, nayđến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà tu hành gốcrễ thiện trong khoảng chừng búng ngón tay, nay đến chỗ Ta.Hoặc ở nơi Phật Thích-ca hành bốn vô lượng tâm, nay đếnchỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà thọ trì năm giới,ba tự quy y, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở Phật Thích-ca Văn khởidựng tháp miếu, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-camà tu sửa chùa, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-caVăn mà thọ trì tám pháp quan trai, nay đến chỗ ta. Hoặc ởnơi Phật Thích-ca Văn mà cúng dường hương hoa, nay đến chỗta. Hoặc ở nơi Phật ấy nghe Phật pháp mà buồn khóc rơilệ, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn chuyêný nghe Pháp, nay đến chỗ Ta. Hoặc suốt đời khéo tu phạmhạnh, nay đến chỗ Ta. Hoặc chép, đọc tụng, thọ trì, nayđến chỗ Ta. Hoặc người thừa sự cúng dường mà nay đếnchỗ Ta.

“Rồiđức Di-lặc nói bài kệ này:

Tăngtrưởng đức giới, văn,

Nghiệpthiền và tư duy,

Khéotu hành phạm hạnh,

Ngườiấy đến chỗ Ta.

Khuyênthí, tâm hoan hỷ,

Tuhành cội nguồn tâm,

Ýkhông sai biệt tưởng,

Ngườiấy đến chỗ Ta.

Hoặcphát tâm bình đẳng,

Vàthừa sự chư Phật,

Thứcăn cúng Thánh chúng,

Ngườiấy đều đến Ta.

Hoặctụng giới, khế kinh,

Khéotập, thuyết cho người,

Nhiệthành nơi gốc pháp,

Ngàynay đến chỗ Ta.

[789c]Họ Thích khéo giáo hóa,

Cúngdường các xá-lợi,

Thừasự pháp, cúng dường,

Ngàynay đến chỗ Ta.

Nếuai sao chép kinh,

Ban[116]bố trên lụa trắng.[117]

Nhữngai cúng dường kinh,

Nayđều đến chỗ Ta.

Lụalà và các vật,

Cúngdường nơi chùa tháp,

Tựxưng Nam mô Phật,

Thảyđều đến chỗ Ta.

Aicúng dường hiện tại,

Vàchư Phật quá khứ;

Thiềnđịnh, chánh bình đẳng,

Cũngkhông có tăng giảm,

Chonên, đối Phật pháp,

Thừasự nơi Thánh chúng,

Chuyêntâm thờ Tam bảo,

Tấtđến chỗ vô vi.

“NàyA-nan, nên biết, Di-lặc Như Lai sẽ nói bài kệ này giữa đạichúng.

“Bấygiờ trong đại chúng, chư thiên và loài người tư duy mườitưởng, khi ấy có mười một triệu[118] người dứt sạchtrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Trong một nghìn năm,trong chúng không có cáu bẩn, Di-lặc Như Lai bấy giờ chỉnói một bài kệ làm cấm giới:

Miệng,ý không hành ác,

Thâncũng không sai phạm,

Trừsạch ba nghiệp này,

Chóngvượt vực sanh tử.

“Saumột nghìn năm, sẽ có người phạm cấm giới, bấy giờ mớichế giới.

“Di-lặcNhư Lai sẽ thọ tám vạn bốn nghìn năm. Sau khi bát-niết-bàn,di pháp của Ngài sẽ tồn tại tám vạn bốn nghìn năm. Sởdĩ như vậy, vì chúng sanh thời bấy giờ thảy đều có căntính linh lợi. Nếu có thiện từ, thiện nữ nhân nào muốnthấy Phật Di-lặc và các Thanh văn trong ba hội, thành Kê-đầu,và bốn đại bảo tàng, muốn được ăn thứ lúa tự nhiên,mặc loại y phục tự nhiên, rồi khi thân họai mạng chungsanh lên trời, những thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy hãychuyên cần tinh tấn, không sanh lười biếng, và hãy cúng dườngthừa sự các pháp sư bằng các thứ hương hoa thơm, cùng cácphẩm vật cúng dường chớ để thiếu thốn.

A-nan,hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ, A-nan và các chúng hội nghe những điều Phật dạy, hoanhỷ phụng hành. [119]

KINHSỐ 4[120]
[90a07]Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ số đông Tỳ kheo cùng tụ tập tại giảng đường Phổhội. Mọi người đều có ý nghĩ này: “Thật kỳ diệu thay,hy hữu thay! Như Lai có thể phân biệt biết rõ chư Phật quákhứ đã nhập Niết-bàn, với tên hiệu như vậy, chủng tộcnhư vậy, sự trì giới và đệ tử tùy tùng như vậy, cùngtam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, thânthọ dài ngắn, thảy đều biết rõ. Thế nào, chư Hiền, đólà do Như Lai phân biệt pháp xứ cực kỳ thanh tịnh mới biếtnguồn gốc danh hệu của chư Phật chăng? Hay do chư thiên đếnbáo cáo cho biết điều này chăng?”

Khiấy, bằng thiên nhĩ thông suốt, Thế Tôn nghe các Tỳ kheođang khơi dậy đề tài này, liền đi đến chỗ các Tỳ kheo,rồi xuống ngay giữa đại chúng. Bấy giờ Thế Tôn hỏi cácTỳ kheo:

“Cácông tập họp tại đây, đang bàn luận chuyện gì?”

CácTỳ kheo bạch Phật:

“Chúngcon tập họp tại đây bàn luận các đề tài Phật pháp. Mọingười đều nêu lên vấn đề như vầy, ‘Kỳ diệu thay,hy hữu thay, Như Lai có thể biết rõ chư Phật quá khứ vớidanh hiêu, chủng tộc như vậy; trí tuệ như vậy, cũng đềuthống suốt tường tận. Thật kỳ diệu! Thế nào, này chưHiền, đó là do sự phân biệt pháp giới của Như Lai cựckỳ thanh tịnh mới biết được nguồn gốc danh hiệu chưPhật, hay do chư Thiên đến chỗ Phật nói lại sự kiện ấy?’”

ThếTôn bảo các Tỳ kheo:

“Cácông có muốn nghe trí lực siêu việt của chư Phật quá khứ,cùng danh hiệu, thọ mạng dài vắn chăng?”

CácTỳ kheo đáp:

“Naylà lúc thích hợp, cúi xin Như Lai giải bày nghĩa lý này.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Cácông hãy khéo suy nghĩ. Ta sẽ diễn rộng ý nghĩa cho các ôngnghe.”

CácTỳ kheo vâng lời Phật dạy, lắng nghe.

Phậtbảo các Tỳ kheo:

Tỳkheo, nên biết, quá khứ cách nay 91 kiếp, có Phật xuất thếhiệu Tỳ-bà-thi Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác.

“Lại31 kiếp có Phật xuất thế hiệu [790b] Thi-khí Như Lai, Chíchân, đẳng chánh giác.

“Lại31 kiếp Có Phật hiệu Tỳ-xá-phù Như Lai, Chí chân, Đẳngchánh giác xuất hiện ở đời.

“TrongHiền kiếp này, có Phật xuất thế hiệu Câu-lưu-tôn NhưLai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác.

“Lạitrong Hiền kiếp có Phật xuất thế hiệu Câu-na-hàm-mâu-niNhư Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác.

“Lạitrong Hiền kiếp có Phật xuất thế hiệu Ca-diếp.

“Lạitrong Hiền kiếp, Ta, Thích-ca Văn Như Lai, Chí chân, Đẳng chánhgiác, xuất hiện ở đời.”

RồiThế Tôn nói bài kệ này:

Trongchín mươi mốt kiếp

CóPhật Tỳ-bà-thi.

Trongba mươi mốt kiếp

Xuấthiện Phật Thi-khí.

Lạiở trong kiếp đó

Xuấthiện Phật Tỳ-xá.

Ngàynay trong Hiền kiếp

BốnPhật lại ra đời:

Câu-tôn,Na, Ca-diếp,

Nhưmặt trời soi đời.

Nếumuốn rõ tên họ,

Vàdanh hiệu, như vậy

“Tỳ-bà-thiNhư Lai xuất hiện trong chủng tộc sát-lợi. Thi-khí Như Laicũng xuất hiện trong sát-lợi. Tỳ-xá-phù Như Lai cũng từsát-lợi. Câu-lưu-tôn xuất hiện trong dòng Bà-la-môn. Câu-na-hàm-mâu-nixuất hiện trong dòng bà-la-môn. Ca-diếp Như Lai xuất hiệntrong dòng bà-la-môn. Như Ta nay xuất hiện trong dòng sát-lợi.”

RồiThế Tôn nói bài kệ này:

CácPhật trước xuất hiện

Đềutừ dòng sát-lợi.

Câu-tôn,đến Ca-diếp,

XuấttừBà-la-môn.

Chítôn không ai bằng.

Tanay Thầy trời người,

Vớicác căn tịch tĩnh,

Xuấttừ dòng sát-lợi.

“Tỳ-bà-thiNhư Lai họ Cù-đàm.[121] Thi-khí Như Lai cũng từ họ Cù-đàm.Tỳ-xá-phù cũng họ Cù-đàm. Ca-diếp Như Lai xuất từ họCa-diếp. Câu-lâu-tôn, Câu-na-hàm-mâu-ni, cũng đòng họ Ca-diếpkhông khác. Ta, Như Lai đời hiện tại, có họ Cù-đàm.’

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói bài kệ này:

CácPhât Chánh giác đầu

Xuấttừ họ Cù-đàm.

Bavị tiếp Ca-diếp,

Đềucó họ Ca-diếp.

[790c]Như Ta đời hiện tại,

Chưthiên nhân cúng dường,

Cáccăn đều tịch tĩnh,

Xuấttừ họ Cù-đàm.

“Tỳkheo, nên biết, Tỳ-bà-thi Như Lai có họ[122] là Câu-lân-nhã.[123]Thi-khí Như Lai cũng xuất từ Câu-lân-nhã. Tỳ-xá-phù NhưLai cũng xuất từ Câu-lân-nhã. Câu-lưu-tôn Như Lai xuất từBà-la-đọa. Câu-na-hàm-mâu-ni cũng xuất từ Bà-la-đọa. Ca-diếpNhư Lai cũng xuất từ Bà-la-đọa.[124]”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Bavị Chánh giác đầu

Xuấttừ Câu-lân-nhã.

Saucho đến Ca-diếp

Đềutừ Bà-la-đọa.

NhưTa đời hiện tại,

Chưthiên nhân cúng dường,

Cáccăn đều tịch tĩnh,

Xuấttừ Câu-lân-nhã.[125]

“Tỳ-bà-thiNhư Lai ngồi dưới cây hoa Ba-la-lợi[126] mà thành Phật đạo.Thi-khí Như Lai ngồi dưới cây Phân-đà-lợi[127] mà thànhPhật đạo. Tỳ-xá-phù Như Lai ngồi dưới cây Sa-la[128] màthành Phật đạo. Câu-lưu-tôn Như Lai ngồi dưới câyThi-lợi-sa[129] mà thành Phật đạo. Câu-na-hàm-mâu-ni Như Laingồi dưới cây Ưu-đầu-bát-la[130] mà thành Phật đạo. Ca-diếpNhư Lai ngồi dưới cây Ni-câu-lưu[131] mà thành đạo quả.Như Ta Như Lai trong đời hiện tại ngồi dưới cây Cát-tường[132]mà thành Phật đạo.”

Vịthứ nhất thành đạo

Dướicây Ba-la-lợi.

Thi-khí,Phân-đà-lợi.

Tỳ-xá,cây Sa-la.

Câu-tôn,cây Thi-lợi.

Câu-na,cây Bạt-la.

Ca-diếp,cây Câu-lưu.

Tadưới cây Cát tường.

BảyPhật, Thiên trung Thiên,

Soitỏ khắp thế gian,

Nhânduyên dưới bóng cây,

Màchứng thành đạo quả.

“Tỳ-bà-thiNhư Lai có đệ tử là đại chúng gồm 16 vạn 8 nghìn người.Thi-khí Như Lai có đệ tử với đại chúng gồm 16 vạn người.Tỳ-xá-phù Như Lai có đệ tử là đại chúng 10 vạn người.Câu-lưu-tôn Như Lai có đệ tử là đại chúng 8 vạn người.[791a] Câu-na-hàm-mâu-ni Như Lai có đệ tử là chúng 7 vạnngười. Ca-diếp Như Lai có đệ tử là chúng 6 vạn người.Ta nay chúng đệ tử có 1250 người. Thảy đều là A-la-hán,vĩnh viễn dứt sạch các lậu, không còn các triền phược.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Trănnghìn sáu vạn tám,

Đệtử Tỳ-bà-thi.

Trămnghìn thêm sáu vạn,

Chúngđệ tử Thi-khí.

ChúngTỳ kheo trăm nghìn,

Đệtử Tỳ-xá-bà.

Câu-tôn,chúng tám vạn.

Câu-na-hàmbảy vạn

Ca-diếp,chúng sáu vạn.

Thảyđều A-la-hán.

Tanay Thích-ca Văn,

Nghìnhai trăm năm chục,

Đềulà bậc Chân nhân,

Hiệnđang hành giáo pháp.

Đệtử theo di giáo,

Consố không thể lường.

“Tỳbà-thi Như Lai có thị giả tên là Đại Đạo Sư.[133] Thi-khíNhư Lai có thị giả tên là Thiện Giác.[134] Tỳ-xá-phù NhưLai có thị giả tên là Thắng Chúng.[135] Câu-lưu-tôn Như Laicó thị giả tên là Cát Tường.[136] Câu-na-hàm-mâu-ni NhưLai có thị giả tên là Tỳ-la-tiên.[137] Ca-diếp Như Lai cóthị giả tên là Đạo Sư.[138] Ta nay có thị giả tên là A-nan.”

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ:

ĐạiĐạo và Thiện Giác,

ThắngChúng và Cát Tường,

Tỳ-la-tiên,Đạo Sư,

A-nan.Bảy thị giả.

Nhữngvị này hầu Phật,

Khôngkhi nào sái thời;

Phúngtụng và thọ trì,

Khôngđể mất nghĩa lý.

“Tỳ-bà-thiNhư ai thọ 8 vạn 4 nghìn tuổi. Thi-khí Như Lai thọ 7 vạntuổi. Tỳ-xá-phù Như Lai thọ 6 vạn tuổi. Câu-lưu-tôn NhưLai thọ 5 vạn tuổi. Câu-na-hàm Như Lai thọ 4 vạn tuổi. Ca-diếpNhư Lai thọ 2 vạn tuổi. Ta ngày nay thọ mạng rất vắn. Tuổithọ dài nhất không quá một trăm.”

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ:

Phậtđầu, tám vạn tư.

Phậtkế, 7 vạn tuổi.

Tỳ-xá-bàsáu vạn.

Câu-lưuthọ 5 vạn.

[791b]Gấp đôi số hai vạn

Tuổithọ Câu-na-hàm.

Ca-diếpthọ hai vạn.

ChỉTa thọ trăm tuổi.

“Nhưvây, này các Tỳ kheo, Như Lai quán sát biết rõ tên họ, danhhiệu của chư Phật; tất cả đều rõ ràng; chủng loại,xuất xứ, thảy đều quán triệt; trì giới, thiền đinh, trítuệ, giải thoát, thảy đều thấu rõ.”

Bấygiờ A-nan bạch Thế Tôn:

“NhưLaicũng nói, Như Lai biết rõ quá khứ hằng sa chư Phật đã diệtđộ, và vị lai hằng sa chư Phật sẽ xuất hiện. Vì sao NhưLai không ghi nhận những việc làm của ngần ấy chư Phật,mà nay chỉ nói đến sự tích của bảy vị Phật?”

Phậtbảo A-nan:

“Tấtcả đều có nhân duyên nên Như Lai chỉ nói sự tích củabảy vị Phật. Hằng sa chư Phật trong quá khứ cũng chỉ nóisự tích của bảy Phật. Tương lai Di-lặc xuất hiện ở đờicũng chỉ nói sự tích bảy Phật. Như khi Sư Tử Ưng Như Laixuất hiện, cũng sẽ nói sự tích bảy Phật. Khi Phật ThừaNhu Thuận xuất hiện ở đời, cũng sẽ nói sự tích bảyPhật. Khi Phật Quang Diệm xuất hiện ở đời cũng sẽ nóisự tích bảy Phật. Khi Phật Vô Cấu xuất hiện ở đời,cũng sẽ ghi nhận sự tích Phật Ca-diếp. Khi Phật Bảo Quangxuất hiện ở đời, cũng sẽ ghi nhận sự tích Thích-ca Văn.”

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ này:

SưTử, Nhu Thuận, Quang,

VôCấu và Bảo Quang,

Tiếptheo sau Di-lặc,

Thảyđều thành Phật đạo.

Di-lặckể Thi-khí.

SưTử thuật Tỳ-xá.

NhuThuận kể Câu-tôn.

QuangDiệm kể Mâu-ni.

VôCấu kể Ca-diếp.

Thảyđều nói bởi duyên.

BảoQuang thành Chánh giác,

Sẽkể danh hiệu Ta.

PhậtChánh giác quá khứ,

Cũngnhư Phật tương lai,

Đềukể truyện bảy Phật,

Vàsự tích gốc ngọn.

“Thảyđều có nhân duyên nên Như Lai ghi nhận danh hiệu chỉ bảyPhật thôi.”

A-nanbạch Phật:

“Kinhnày tên gì? Phụng hành như thế nào?”

Phậtnói:

“Kinhnày gọi là “Ký Phật danh hiệu.” Hãy ghi nhớ phụng hành.”

Bấygiờ A-nan và các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
[791c]Một thời Phật trú tại Ca-lan-đà, Trúc viên, thành La-duyệt.

Bấygiờ trưởng giả Sư Tử đi đến Xá-lợi-phất, cúi đầulễ dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Trưởng giả SưTử bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Cúimong tôn giả nhận lời thỉnh của con.”

Xá-lợi-phấtim lặng nhận lời. Khi trưởng giả thấy Tôn giả im lặngnhận lời, bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy dướichân, rồi lui ra.

Ônglại đi đến Đại Mục-kiền-liên, Ly-việt, Đại Ca-diếp,A-na-luật, Ca-chiên-diên, Mãn Nguyện Tử, Ưu-bà-ly, Tu-bồ-đề,La-hầu-la, Quân-đầu Sa-di. Các vị thượng thủ như vậy cùngvới năm trăm vị.

Bấygiờ trưởng giả trở về nhà sửa soạn đủ các thức ănhết sức ngon lành, trải các chỗ ngồi rất đẹp. Sau đó,đến thưa là đã đến giờ:

“Thưacác Chân nhân A-la-hán biết cho, nay thức ăn đã dọn xong,cúi mong các vị hạ cố đến nhà con.”

Khiấy các Đại Thanh văn khóac ba y, cầm bát, đi vào thành, đếnnhà ông trưởng giả. Trưởng giả thấy các vị Tôn giảđã yên chỗ ngồi rồi, tự tay san sớt, bưng dọn các thứcăn. Khi thấy Thánh chúng ăn xong, sau khi dùng nước rửa, ôngdâng cúng mỗi vị một tấm lụa trắng, và bước lên trướcđể nhận chú nguyện. Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất thuyếtmột bài pháp cực kỳ vi diệu cho ông trưởng giả nghe. Sauđó, ngài rời chỗ ngồi đứng dậy, trở về tĩnh thất.

Bấygiờ La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn hỏi:

“Ngươitừ đâu đến đây?”

La-hầu-lađáp:

“Hômnay con được trưởng giả Sư Tử đến thỉnh.”

Phậthỏi:

“Thếnào, La-hầu-la, ăn uống có ngon hay không ngon?”

La-hầu-lađáp:

“Thứcăn rất ngon và rất dồi dào. Nay con nhận được tấm lụatrắng này từ đó.”

Phậthỏi:

“ChúngTăng đến đó bao nhiêu người? Ai là thượng tọa?”

La-hầu-labạch:

“Hòathượng Xá-lợi-phất ở đầu hàng Thượng thủ. Các đệtử thần đức khác có 500 vị.”

Phậtbảo La-hầu-la:

“La-hầu-la,trưởng giả ấy có được phước nhiều không?”

La-hầu-labạch Phật:

“Vâng,bạch Thế Tôn, ông trưởng ấy được phước báo không hểkể xiết. Thí cho một vị A-la-hán, phước còn khó hạn lượng,huống gì các bậc được chư thiên thần diệu cung kính. Hômnay có 500 vị thẩy đều là bậc Chân nhân. Cho nên của phướccủa ông ấy làm sao mà lường hết được.”

Phậtbảo La-hầu-la:

“Naycông đức do bố thí 500 vị La-hán, so với công đức bốthí cho một sa-môn là người được sai cử thứ tự từ trongTăng [792a] khi Tăng được thỉnh cúng dường; phước từ ngườiđược sai cử trong chúng này so với phước bố thí 500 La-hán,nhiều gấp trăm lần, nghìn lần, hàng ức vạn lần, khôngthể lấy thí dụ mà biết được. Vì sao? Phước từ ngườiđược Chúng sai cử khó mà hạn lượng, đưa đễn chỗ camlộ, diệt tận.

“La-hầu-la,nên biết, như có người tự mình thề rằng, ‘Tôi sẽ uốnghết nước trong các sông ngòi. Người ấy có thể làm đượcnhư vậy chăng?”

La-hầu-labạch Phật:

“Thưakhông, bạch Thế Tôn. Vì sao? Diêm-phù-địa này rất rộnglớn. Có bốn con sông lớn của Diêm-phù-địa, một là Hằng-già,hai là Tân-đầu, ba là Tư-đà, bốn là Bác-xoa. Mỗi con sôngcòn có 500 chi lưu. Người ấy không bao giờ có thể uốngcho hết được. Chỉ nhọc công mà chẳng bao giờ thành.”

“Ngườiấy lại nói rằng, ‘Ta tự mình có phương tiện nhân duyêncó thể uống hết các con nước.’ Nhân duyên gì mà có thểuống hết các con nước? Khi ấy, người này nghĩ rằng, ‘Tôisẽ uống nước biển. Vì sao? Tất cả con sông đều đổvào biển.’ Thế nào, La-hầu-la, người ấy có thể uốnghết các con nước chăng?”

La-hầu-labạch Phật:

“Bằngphương tiện như vậy thì có thể uống hết các con nước.Vì sao? Tất cả mọi dòng nước đều đỏ vào biển. Cho nênngười ấy có thể uống hết nước.”

Phậtnói:

“Cũngvậy, La-hầu-la. Hết thảy sự bố thí riêng từ đều nhưdòng nước kia, hoặc được phước, hoặc không được phước.Chúng Tăng như biển cả kia. Vì sao? Cũng như nước củacác sông khi đổ vào biển đều mất tên cũ, mà chỉ có mộtgọi là biển cả. La-hầu-la, ở đây cũng vậy. Nay mườihạng người đều từ trong Chúng mà ra; không có Chúngthì không thành. Những gì là mười? Đó là, hướng Tu-đà-hoàn,Tu-đà-hoàn, hướng Tư-đà-hàm, Từ-đà-hàm, hướng A-na-hàm,A-na-hàm, hướng A-la-hán, đắc A –la-hán, Bích-chi Phật, vàPhật. Đó là mười hạng người đều do từ trong Chúng, khôngđơn độc, không biệt lập.

“La-hầu-la,hãy do phương tiện này mà biết rằng, với người đượcsai cử từ Chúng, phước ấy không thể hạn lượng. Cho nên,này La-hầu-la, thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn cầuphước không thể kể xiết ấy hãy cúng dường Thánh chúng.

“La-hầu-la,nên biết, cũng như người lấy bơ bỏ vào nước, nó đặclại chứ không tan ra. Nếu đem dầu bỏ vào nước, nó lankhắp trên mặt nước. [792b] Cho nên, này La-hầu-la, hãy nhớnghĩ cúng dường Thánh chúng, Tăng Tỳ kheo. La-hầu-la, hãyhọc điều này như vậy.”

Bấygiờ trưởng giả Sư Tử nghe Như Lai tán thán phước do bốthí Chúng, chứ không tán thán các phước khác. Vào mộtlúc khác, ông trưởng giả đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân rồi ngồi xuông một bên. Trưởng giả bạchThế Tôn:

“Concó nghe Như Lai tán thán phước do bố thí Chúng, mà không tánthán phước do người được biệt thỉnh. Từ nay về sau,con sẽ thường xuyên cúng dường Thánh chúng.”

Phậtnói:

“Takhông nói như vậy, rằng cúng dường Thánh chúng chứ đừngcúng dường người khác. Nay cúng bố thí cho súc sanh còn đượcphước, huống nữa cho người. Nhưng điều mà Ta nói, là phướcnhiều hay ít. Vì sao vậy? Thánh chúng của Như Lai là bậcđáng kính, đáng quý trọng, là ruộng phước tối thượngcủa thế gian. Nay trong Chúng này có bốn Hướng và bốn Quả,[139]cùng Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa, Phật thừa. Thiệnnam tử, thiện nữ nhân nào muốn chứng đắc đạo của bathừa, hãy tìm cầu từ trong Chúng. Vì sao vậy? Đạo củaba thừa đều xuất từ trong Chúng.

“NàyTrưởng giả, Ta quán sát nhân duyên ý nghĩa này cho nên mớinói như vậy. Ta cũng không khuyên dạy người chỉ nên cúngdường Thánh chúng chứ đừng cho các người khác.”

Khiấy ông trưởng giả bạch Thế Tôn:

“Đúngvậy, như lời Thế Tôn dạy. Từ nay về sau, nếu có làm phướcnghiệp, con thảy đều cúng dường Thánh chúng, không lựachọn người mà cho.”

Sauđó, Thế Tôn nói pháp vi diệu cho ông trưởng giả, khiếnông sanh tâm hoan hỷ. Trưởng giả nghe xong, rời chỗ ngồiđứng dậy, cúi đầu lạy dưới chân, rồi cáo lui.

Ýcủa trưởng giả Sư Tử lúc bấy giờ muốn lập phước nghiệp.Chư thiên khi ấy đến bảo ông rằng: “Vị này là hướngTu-đà-hoàn. Vị này đắc Tu-đà-hoàn. Hãy thí cho vị nàysẽ được phước nhiều. Thí cho vị kia sẽ được phướcít.” Rồi chư thiên này nói bài kệ:

Phậtkhen thí lựa chọn.

Chovị có đức này,

Chovi ấy phước nhiều,

Nhưruộng tốt trổ mạ.

Trưởnggia Sư Tử khi ấy im lặng không trả lời. Chư thiên này lạinói với trưởng giả: “Đây là người trì giới. Đây làngười phạm giới. Đây là vị hướng Tu-đà-hòan. Đây làvị đắc Tu-đà-hoàn. Vị này là hướng Tu-đà-hàm. Vị nàyđắc Tư-đà-hàm. Vị này hướng A-na-hàm. Vị này đắc A-na-hàm.Vị này hướng A-la-hán. Vị này đắc A-la-hán. Vị này làThanh văn thừa. Vị này là Bích-chi-phật thừa. Vị này làPhật thừa. Thí cho vị này được ít phước. Thí cho vịnày được nhiều phước.”

Bấygiờ trưởng giả Sư Tử im lặng không trả lời. Vì sao vậy?Ông chỉ nhớ đến giáo giới của Như Lai, là bố thí màkhông lựa chọn.

Vàomột lúc khác, trưởng Sư Tử lại đi đến Thế Tôn, cúiđầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Ông nói:

“Conghi nhớ nên thỉnh Thánh chúng dùng cơm. Có vị Trời đếnbảo con, ‘Đây là người trì giới. Đây là người phạmgiới. Đây là vị hướng Tu-đà-hoàn. Đây là vị đắc Tu-đà-hoàn.’Cho đến, cả ba thừa, thảy đều phân biệt. Vị Trời ấylại nói kệ:

Phậtkhen thí lựa chọn.

Chovị có đức này,

Chovị ấy, phước nhiều,

Nhưruộng tốt trổ mạ.

“Khiấy con lại nghĩ như vầy: Không nên làm trái giáo giới củaNhư Lai. Há có ṭhể sanh tâm lựa chọn sao? Không bao giờnên có tâm thị phi ý cao thấp. Rồi con lại nghĩ: Ta sẽ bốthí cho hết thảy mọi loài chúng sanh. Ai trì giới, ngườiấy được phước vô cùng. Ai phạm giới, tự mình lãnh thọtai ương.Ta chỉ vì thương xót chúng sanh rằng không ăn thìkhông thể sống.”

Phậtbảo ông trưởng giả:

“Lànhthay, lành hay, Trưởng giả, ông có thệ nguyện rộng lớnnhư vậy! Bồ tát bố thí với tâm luôn luôn bình đẳng. Trưởnggiả nên biết, khi Bồ tát huệ thí, chư thiên đến bảo rằng,’Thiệnnam tử, nên biết, đây là người trì giới. Đây là ngườiphạm giới, thí đây, được phước nhiều, thí đây đượcphước ít.’ Bồ tát bấy giờ không hề có tâm như vậy,răng ‘Nên thí đây. Không nên thí đây.’ Nhưng Bồ tát giữtâm ý không có thị phi. Không nói, đây trì giới. Cũng khôngnói, đây phạm giới. Cho nên, này Trưởng giả, hãy với tâmniệm bình đẳng mà huệ thí, trong lâu dài được phướcvô lượng.”

Bấygiờ ông trưởng giả ghi nhớ lời dạy của Như Lai, nhìnchăm chú Thế Tôn, ý không di động, tức thì ngay trên chỗngồi mà được pháp nhãn thanh tịnh. Sau đó, ông trưởnggiả rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lạy dưới chânPhật, rồi lui ra.

Ôngtrương giả đi chưa bao lâu, Phật nói với các Tỳ kheo:

“Trưởnggiả Sư Tử này do ghi nhớ bình đẳng thí, lại nhìn kỹ NhưLai từ đầu đến chân, tức thì ngay trên chỗ ngồi mà đượcpháp nhãn thanh tịnh.”

RồiPhật bảocác Tỳ kheo:

[793a]“Trong hàng ưu-bà-tắc của Ta, đệ tử đệ nhất bình đẳngthí, đó là trưởng giả Sư Tử.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6[140]
Nghenhư vậy:

Mộtthời Phật trú tại Ca-lan-đà, Trúc viên, thành La-duyệt, cùngchúng 500 đại Tỳ kheo.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lơi-phất đang vá y trong một hang vắng trongnúi Kỳ-xà-quật. Khi ấy có một nghìn Phạm-di-ca từ cõiPhạm thiên biến mất và xuất hiện trước Xá-lợi-phất,cúi đầu lạy dưới chân, nhiễu quanh ba vòng, rồi đứnghầu, và nói bài kệ tán thán này:

Quymạng đấng Thượng nhân.

Quymạng đấng Tôn quý.

Naychúng tôi không biết

Ngàiy nơi thiền nào?

Saukhi các trời Phạm-di-ca nói xong bài kệ này, Xá-lợi-phấtim lặng chấp nhận. Chư thiên sau khi thấy Xá-lợi-phất imlặng chấp nhận rôi, bèn cúi lạy dưới chân mà lui.

Chưthiên đi chưa xa, Xá-lợi-phất liền nhập Kim cang tam-muội.Khi ấy có hai con quỷ; một tên là Già-la, và một tên làƯu-bà-già-la. Chúng được Tỳ-sa-môn Thiên vương sai đi đếnTỳ-lâu-lặc-xoa Thiên vương để luận bàn việc người vàtrời. Khi hai con quỷ bay ngang qua hư không, chúng từ xa thấyXá-lợi-phất ngồi kiết già, buộc niệm trước mắt, tâmý tịch nhiên định. Quỷ Già-la nói với quỷ kia:

“Bấygiờ ta có thể nắm tay đấm lên đầu sa-môn này.”

QuỷƯu-bà-già-la nói với con quỷ thứ hai:

‘Ngươichớ có khởi ý nghĩ đánh lên đầu sa-môn. Vì sao? Sa-mônnày có thần đức, có oai lực rất lớn. Vị Tôn giả nàytên là Xá-lợi-phất. Trong hàng đệ tử của Thế, ngài làvị thông minh tài cao không ai hơn, là đệ nhất trí tuệ trongcác đệ tử. Nếu không, ngươi sẽ chịu khổ vô lượng lâudài.”

Nhưngcon quỷ kia lặp lại ba lần, nói:

“Tacó thể đánh lên đầu sa-môn này.”

QuỷƯu-bà-già-la nói:

“Ngươikhông nghe lời ta, thì ngươi cứ ở lại đây. Ta sẽ bỏ ngươimà đi.”

Conác quỷ kia nói:

“Ngươisợ sa-môn sao?”

QuỷƯu-ba-già-la nói:

“Tasợ thật. Nếu ngươi lấy tay đánh sa-môn này, đất này sẽnứt làm hai. Ngay lúc đó mưa to gió lớn sẽ nổi lên. Đấtcũng rung động, chư thiên kinh sợ. Khi đất rung động, Tứthiên vương cũng kinh sợ. Tứ thiên vương mà kinh sợ,[793b] chúng ta không ở yên được đâu.”

Khiấy, con ác quỷ nói:

“Tacó thể làm nhục sa-môn này.”

Conquỷ thiện nghe thế liền bỏ đi. Con quỷ ác kia bèn lấytay đánh vào đầu Xá-lợi-phất. Tức thì, trời đất bịchấn động. Bốn phía mưa to gió lớn kéo đến. Đất liềnnứt làm hai.Con quỷ ác này cả tòan thân rơi xuống địangục.

Sauđó, Tôn giả Xá-lợi-phất từ tam-muội dậy, sửa lại yphục, và bước xuống núi Kỳ-xà-quật, đi đến Thế Tôntại vườn Trúc, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuốngmột bên.

Bấygiờ Phật bảo Xá-loại-phất:

“Thânthể ông nay không có bệnh tật gì chăng?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Thânthể con nguyên chẳng bệnh hoạn gì. Duy chỉ có nhức đầu.”

ThếTôn nói:

“QuỷGià-la lấy tay đánh vào đầu ông. Nếu nó lấy tay đánh vàonúi Tu-di, núi ấy cũng bị vỡ làm đôi. Vì sao? Con quỷ ấycó sức mạnh to lớn. Nay nó đã chịu tội báo, toàn thânrời vào địa ngục A-tỳ.”

RồiThế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay, Kim cang tam-muội có uy lực như vậy!Do uy lực của tam-muội này, không có gì làm tổn thương được.Gỉa sử mang cả núi Tu-di mà dộng vào đầu, nó cũng khônghề làm tổn thương một sợi lông. Vì sao vậy? Tỳ kheo, hãylắng nghe!

“TrongHiền kiếp này có Phật hiệu Câu-lưu-tôn Như Lai, Chí chân,Đẳng chánh giác. Đức Phật ấy có hai Đại Thanh văn; mộttên là Đẳng Thọ, và một tên là Đại Trí.[141] Tỳ kheoĐẳng Thọ có thần túc đệ nhất. Tỳ kheo Đại Trí có trítuệ đệ nhất; như Ta hiện nay có Xá-lợi-phất là trí tuệđệ nhất và Mục-kiền-liên là thần thông đệ nhất. Haivị Tỳ kheo này, Đẳng Thọ và Đại Trí, đều đắc Kim cangtam-muội. Vào một lúc, Tỳ kheo Đẳng Thọ nhập Kim cang tam-muội[142]tại một nơi vắng vẻ. Khi ấy, bọn chăn bò, chăn dê vànhững người đi lấy củi thấy Tỳ kheo này đang tọa thiền,họ bảo nhau rằng, ‘Sa-môn này hôm này đã bị vô thườngbắt rồi.’ Những người chăn bò và lấy củi bèn gom lá,cây các thứ chất lên mình Tỳ kheo, xong rồi châm lửa đổi,và sau đó bỏ đi. Khi Tỳ kheo Đẳng Thọ rời khỏi tam-muội,sửa lại y phục, rồi bỏ đi. Ngay ngày hôm đó, Tỳ kheo khóacy, cầm bát vào thôn khất thực. Những người lấy củi lượmcỏ thấy Tỳ kheo này vào thôn khất thực, liền bảo nhau,‘ [793c] Tỳ kheo này chết từ hôm qua rồi. Chúng ta đã châmlửa thiêu. Hôm nay ông ấy sống lại. Bây giờ nên đặt têncho ông, gọi là Hoàn Hoạt.’[143]

“Tỳkheo nào đắc Kim cang tam-muội, lửa đốt không cháy, dao chémkhông đứt; xuống nước không bị chìm; không bị ai đảthương. Như vậy, này Tỳ kheo, Kim cang tam-muội có uy đứcnhư vậy. Nay Xá-lợi-phất đắc tam-muội này. Tỳ kheo Xá-lợi-phấtphần nhiều an trú trong hai chỗ, là Không tam-muội và Kim cangtam-mội. Cho nên, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện hành kimcang tam-muội.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

RồiThế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tasẽ dạy các ông, như Tỳ kheo Xá-lợi-phất, là Tỳ kheo trítuệ, đại trí, phân biệt trí, quảng trí, vô biên trí, tiệptật trí, phổ du trí, lợi trí, thậm thâm trí, đoạn trí,thiểu dục tri túc, tịch tĩnh, dũng mãnh, niệm không phântán, giới thành tựu, tam-muội thành tưu, trí tuệ thành tựu,giải thoát thành tựu, giải thoát tri kiến huệ thành tựu,nhu hòa, vô tránh, đoạn trừ sự ác, đắc biện tài, huệbiện vô ngại, tán thán sự dứt trừ ác, thường niệm xảly, thương xót quần sanh, nhiệt hành chánh pháp, thuyết phápcho người không hề mệt mỏi.”

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ:

Mườinghìn các dân trời,

Thảyđều Phạm-ca-di,

Tựquy Xá-lợi-phất,

Ởtrên đỉnh Linh thứu.

Quymạng đấng Thượng nhân.

Quymạng đấng Tôn quý.

Naychúng tôi không biết

Ngàiy nơi thiền nào?

Hoađệ tử như vậy

Làmđẹp cây Phật đạo.

Nhưvườn Trú độ[144] trời,

Khoáilạc không thể sánh.

“Hoađệ tử, tức là Tỳ kheo Xá-lợi-phất. Vì sao vậy? Con ngườinày có thể làm đẹp cây Phật, cây Đạo, tức là Như Laivậy. Như Lai che mát tất cả chúng sanh. Cho nên, Tỳ kheo, hãychuyên niệm tinh cần, dũng mành tinh tấn, như Tỳ kheo Xá-lợi-phất.Tỳ kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[145]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]