Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 36: Thính pháp

02/05/201113:07(Xem: 9424)
Phẩm 36: Thính pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

NĂMPHÁP
36.PHẨMTHÍNH PHÁP

KINHSỐ 1[127]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tùythời nghe pháp có năm công đức, tùy thời vâng lãnh khôngmất thứ lớp. Sao gọi là năm? Điều chưa từng nghe, nay đượcnghe; điều đã được nghe, tụng đọc lại; kiến giải khôngtà lệch; không có hồ nghi; hiểu nghĩa sâu xa.[128] Tùy thờinghe Pháp có năm công đức, cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìmcầu phương tiện tùy thời nghe Pháp.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì [703a01] Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Làmnhà tắm có năm công đức. Năm công đức gì? Một trừ gió,hai khỏi bệnh, ba trừ bụi nhơ, bốn thân thể nhẹ nhàng,năm được mập trắng. Này Tỳ-kheo, đó gọi là làm nhà tắmcó năm công đức. Cho nên, các Tỳ-kheo, nếu có chúng bốnbộ muốn có năm công đức này, muốn cầu năm công đứcnày, hãy tìm cầu phương tiện tạo lập nhà tắm.

“CácTỳ-kheo hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[129]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thíngười tăm xỉa răng[130] có năm công đức. Sao gọi là năm?Một trừ gió, hai trừ nước dãi, ba sanh tạng được tiêu,bốn trong miệng không hôi, năm mắt được trong sạch. NàyTỳ-kheo, đó gọi là thí người tăm xỉa răng có năm côngđức. Nếu thiện nam, thiện nữ nào cầu năm công thì hãynghĩ đến việc dùng tăm xỉa răng bố thí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácvị có thấy người mổ bò, do nghiệp tài lợi này, sau đóđược cưỡi xe, ngựa, voi lớn không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưakhông, bạch Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, Tỳ-kheo, Ta cũng không thấy, không nghe người mổ bò,sát hại bò, rồi được cưỡi xe, ngựa, voi lớn. Vì sao vậy?Ta không thấy người mổ bò được cởi xe, ngựa, voi lớn,vì hẳn không có lý này.

“Thếnào, Tỳ-kheo, các ngươi có thấy người mổ dê, giết heo,săn bắt nai, sau đó được cởi xe, ngựa, voi lớn không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưakhông, bạch Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, các Tỳ-kheo, Ta cũng không thấy, không nghe người nàomổ bò, hại chúng sanh rồi mà được cưỡi xe, ngựa, voilớn. Hoàn toàn không lý này. Tỳ-kheo, các ngươi nếu thấyngười giết [703b01] bò nào cưỡi xe, ngựa, voi lớn thì đólà đức đời trước chớ không phải phước đời này, đềulà do hành vi được làm đời trước mang lại. Nếu các ngươithấy người giết dê được cưỡi xe, ngựa, voi lớn thìnên biết người này đã gieo phước trong đời trước. Sởdĩ như vậy là vì do tâm giết hại chưa trừ được. Tạisao vậy? Người gần gũi kẻ ác, ưa thích sát sanh, gieo trồngtội địa ngục, nếu trở lại nhân gian thì tuổi thọ rấtngắn. Người ưa thích trộm cắp, gieo trồng tội địa ngụccũng như người mổ bò kia. Mua rẻ bán đắt, lừa dối ngườiđời, không cầu Chánh pháp, cũng giống như người mổ bòkia do tâm sát sanh nên đưa đến tội lỗi này, không đượccưỡi xe, ngựa, voi lớn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy khởi lòngtừ đối với hết thảy chúng sanh.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo ở trong vườn câyCấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ,Thích Đề-hoàn Nhân, trong khoảng thời gian co duỗi cánh tay,đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua mộtbên. Thích Đề-hoàn Nhân bạch Thế Tôn:

“NhưLai cũng nói, phàm Như Lai xuất thế tất sẽ vì năm việc.Những gì là năm? Chuyển Pháp luân; độ cha mẹ; người khôngtin dựng lòng tin; chưa phát tâm Bồ-tát khiến phát ý Bồ-tát;thọ ký thành Phật trong khoảng thời gian đó. Như Lai xuấthiện tất sẽ vì năm nhân duyên này. Nay mẹ của Như Lai tạitrời Tam thập tam muốn được nghe Pháp. Như Lai đang ở giữachúng bốn bộ trong cõi Diêm-phù-lý[131], vua và nhân dân đềutập hợp lại. Lành thay, Thế Tôn, mong Ngài đến trời Tamthập tam mà thuyết Pháp cho mẹ.”

ThếTôn im lặng nhận lời.

Bấygiờ, Long vương Nan-đà Ưu-bàn-nan-đà[132] có ý nghĩ như vầy:‘Các Sa-môn trọc đầu này bay ở trên ta. Ta phải tìm cáchkhông cho bay qua.’

RồiLong vương nổi giận phun lửa gió lớn khiến suốt cả Diêm-phù-lýlửa bốc cháy.

A-nanbạch Phật:

“TrongDiêm-phù-đề này, vì sao có khói lửa này?”

ThếTôn bảo:

“Đâylà hai rồng chúa có ý nghĩ nghĩ rằng ‘Các Sa-môn trọc đầuthường bay trên ta, chúng ta [703c01] phải chế ngự, không đểcho vượt qua hư không.’ Rồi chúng nổi giận phun khói lửanày. Do nhân duyên này, nên đưa đến biến cố đây.”

Lúcấy, Tôn giả Ca-diếp từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch ThếTôn:

“Naycon muốn đi chiến đấu với chúng.”

ThếTôn bảo:

“Hairồng chúa này rất hung ác, khó có thể giáo hóa. Ông hãyvề chỗ ngồi đi.”

Tôngiả A-na-luật từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch Thế Tôn:

“Naymuốn đến phục rồng dữ kia.”

ThếTôn bảo:

“Hairồng chúa này rất hung ác, khó có thể giáo hóa. Ông hãyvề chỗ ngồi đi.”

Cáctôn giả Ly-việt, Ca-chiên-diên, Tu-bồ-đề, Ưu-đà-di, Bà-kiệtđều từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch Thế Tôn:

“Naycon muốn đến hàng phục rồng ác.”

ThếTôn bảo:

“Hairồng chúa này rất hung ác, khó có thể giáo hóa, ông hãyvề chỗ ngồi đi.”

Lúcấy, Tôn giả Đại-mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy,bày vai phải, quỳ gối chấp tay bạch Phật:

“Conmuốn đến đó để hàng phục rồng dữ.”

ThếTôn đáp:

“Hairồng chúa này rất hung ác, khó có thể hàng phục giáo hóa.Ông làm thế nào để giáo hóa rồng chúa kia?”

Mục-liênbạch Phật:

“Đếnđó, trước tiên con hóa hình rất lớn làm rồng kia sợ khiếp,sau đó lại hóa hình rất là nhỏ và, cuối cùng thì dùngphép thường mà hàng phục nó.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, Mục-liên! Ông có khả năng để hàng phục rồng dữ.Nhưng nay Mục-liên phải giữ vững tâm ý chớ nổi loạn tưởng.Vì sao vậy? Vì rồng hung ác kia sẵn sàng quấy nhiễu ông.”

Mục-liênliền đảnh lễ sát chân Phật, rồi trong khoảnh khắc nhưco duỗi cánh tay, biến khỏi nơi ấy, đến trên núi Tu-di.Lúc ấy, rồng chúa Nan-đà Ưu-bàn-nan-đà đang quấn quanh núiTu-di bảy vòng, nổi sân giận tột độ phun ra khói lửa lớn.

Mục-liêntự ẩn thân mình, hóa làm rồng chúa lớn có mười bốn đầu,quấn quanh núi Tu-di mười bốn vòng, phun ra lửa khói lớndữ dội, ở ngay trên hai rồng chúa.

Rồngchúa Nan-đà Ưu-bàn-nan-đà thấy rồng chúa có mười bốnđầu, liền sinh lòng sợ hãi tự nói với nhau rằng:

“Hômnay, chúng ta phải thử xem oai lực rồng chúa kia xem có thắngđược ta không?

Rồirồng chúa Nan-đà Ưu-bàn-nan-đà quật đuôi vào biển cả,lấy nước rưới lên đến trời Tam thập tam, nhưng vẫn khôngchạm thân Mục-liên. Lúc này, Tôn giả Mục-liên [704a01] lạithò đuôi vào trong nước biển, nước trào lên đến trờiPhạm-ca-di và lại rưới lên thân hai rồng chúa.”

Khiấy, hai rồng chúa tự bảo với nhau:

“Chúngta dùng hết sức lực lấy nước rưới đến trời Tam thậptam, nhưng rồng chúa lớn này lại vượt lên ta quá nhiều.Chúng ta chính có bảy đầu, nay rồng chúa này mười bốnđầu. Chúng ta quấn quanh núi Tu-di bảy vòng, nay rồng chúanày quấn quanh núi Tu-di mười bốn vòng. Nay, hai chúa rồngta phải hợp sức cùng nhau chiến đấu.”

Rồihai chúa rồng nổi cơn thịnh nộ, làm sấm chớp, sét đánh,phun lửa ngọn lớn. Lúc ấy, Tôn giả đại Mục-liên suy nghĩ,‘Phàm rồng mà chiến đấu thì nổi lửa, sấm sét. Nếuta cũng đấu bằng lửa và sấm sét, nhân dân trong Diêm-phù-lývà, trời Tam thập tam đều sẽ bị hại. Nay ta hóa hình rấtnhỏ để đấu.’

Mục-liênliền hóa ra hình rất nhỏ, chun vào miệng rồng, rồi từtrong lỗ mũi ra; hoặc vào từ mũi ra từ tai; hoặc vào trongtai, ra từ mắt; ra từ trong mắt rồi đi lại trên lông mi.

Bấygiờ, hai rồng chúa lòng rất lo sợ, nghĩ thầm: ‘Rồng chúalớn này rất có oai lực rất lớn mới có thể vào trong miệngrồi ra từ mũi; vào trong mũi, ra từ mắt. Hôm nay chúng tathật sự thua. Loài rồng chúng ta hiện có bốn chủng loại:sinh trứng, sinh thai, sanh nơi ẩm thấp, hóa sanh; nhưng khôngai vượt khỏi chúng ta. Nay rồng chúa này, có oai lực nhưvậy thì chúng ta không thể đánh lại. Tánh mạng chúng tachết ngay trong chốc lát. Cả hai lòng sợ hãi, toàn thể lôngđều dựng đứng.

Mục-liênkhi thấy rồng chúa sợ hãi, liền hiện trở lại nguyên hìnhvà đi trên mi mắt rồng chúa.

Lúcấy hai rồng chúa trông thấy đại Mục-liên, bèn nói vớinhau:

“Đâylà Sa-môn Mục-liên chứ chẳng phải rồng chúa. Ông này cóoai lực thật là kỳ lạ mới có thể đấu với chúng ta.”

Rồihai rồng chúa bạch Mục-liên:

“Vìsao tôn giả lại quấy nhiễu chúng tôi đến như vậy? Muốndạy bảo điều gì phải không?”

Mục-liênđáp:

“Hômqua các ngươi nghĩ như vầy, ‘Vì sao các Sa-môn trọc đầulại thường bay ở trên chúng ta, nay phải chế ngự họ.’”

Rồngchúa đáp:

“Thậtvậy, Mục-liên!”

Mục-liênnói:

“Rồngchúa nên biết, núi Tu-di này là đường đi của chư thiên,chẳng phải nơi ở của ngươi.”

Rồngchúa đáp:

“Cúixin tha thứ, không [704b01] trách phạt chúng tôi. Từ đây vềsau chúng tôi sẽ không dám xúc nhiễu, khởi loạn tưởng ác.Cúi xin ngài cho phép làm đệ tử.”

Mục-liênđáp:

“Cácông chớ tự quy y thân ta. Các ngươi hãy tự quy y nơi mà taquy y.”

Rồngchúa bạch Mục-liên:

“Hômnay chúng con xin tự quy y Như Lai.”

Mục-liênbảo:

“Cácngươi không thể ở tại núi Tu-di này mà tự quy y Thế Tôn.Nay hãy cùng ta đến thành Xá-vệ mới được tự quy y.”

Bấygiờ, Mục-liên dẫn hai rồng chúa, trong khoảnh như co duỗicánh tay, từ trên núi Tu-di đến thành Xá-vệ. Lúc ấy, ThếTôn đang thuyết pháp cho vô số chúng. Mục-liên bảo hai rồngchúa:

“Cácngươi nên biết, nay Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số chúng.Các ngươi không thể để nguyên hình mà đến chỗ Thế Tôn.”

Rồngchúa đáp:

“Thậtvậy, Mục-liên!”

Rồngchúa bèn hoàn ẩn hình rồng, hóa làm hình người không cao,không thấp, tướng mạo xinh đẹp như màu hoa đào.

Lúcấy, Mục-liên đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồiqua một bên. Rồng chúa đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, ngồi qua một bên. Bấy giờ, Mục-liên bảo rồng chúa:

“Đãđúng lúc, hãy tiến tới trước!”

Rồngchúa nghe Mục-liên nói, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳxuống chấp tay, bạch Thế Tôn:

“Haidòng họ chúng con một tên là Nan-đà, hai tên là Ưu-bàn-nan-đàxin quy y Như Lai, thọ trì năm giới. Cúi xin Thế Tôn cho phépcon làm Ưu-bà-tắc. Nguyện suốt đời không còn sát sanh nữa.”

ThếTôn liền búng ngón tay chấp nhận. Hai rồng chúa liền trởvề chỗ cũ ngồi, muốn được nghe Pháp.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghĩ như vầy: ‘Vì nhân duyên gì khiếntrong cõi Diêm-phù-đề này có khói lửa như vậy?’

Rồivua Ba-tư-nặc đi xe gắn lông chim ra khỏi thành Xá-vệ, đếnchỗ Thế Tôn. Bấy giờ, nhân dân từ xa thấy vua đến, mọingười đều đứng dậy nghinh đón: “Kính chào Đại vương!Mời đến ngồi đây!”

Lúcấy, hai rồng chúa im lặng không đứng dậy. Vua Ba-tư-nặcđảnh lễ sát chân Phật, ngồi qua một bên. Đại vương bạchThế Tôn:

“Naycon có việc muốn hỏi, cúi xin Thế Tôn diễn giải từng việccho.”

ThếTôn bảo:

“Cóđiều gì, cứ hỏi. Nay là lúc thích hợp.”

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

“Vìnhân duyên gì trong Diêm-phù-đề này có ánh khói lửa nhưvậy?”

ThếTôn bảo:

“DoRồng chúa Nan-đà và Ưu-bàn-nan-đà gây ra. Nhưng nay Đạivương chớ có [704c01] kinh sợ. Từ nay không còn biến họakhói lửa nữa.”

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc nghĩ thầm: ‘Nay, ta là Đại vương củamột nước, nhân dân tôn kính, danh tiếng vang khắp bốn phương.Còn hai người này từ đâu đến, thấy ta đến đây, cũngkhông đứng dậy nghinh đón? Nếu ở trong nước ta, ta sẽbắt nhốt. Nếu ở nơi khác đến, sẽ bắt giết chúng nó.’

Rồngchúa biết được những ý nghĩ trong tâm vua, liền nổi giận.Rồng chúa nghĩ như vầy: ‘Chúng ta không có lỗi gì đốivới vua này, mà ông trở lại muốn sát hại ta. Ta phải bắtquốc vương này và dân chúng nước Ca-di giết hết.’

Rồngchúa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân ThếTôn rồi ra đi. Rời khỏi Kỳ-hoàn không xa, chúng liền biếnmất.

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc thấy hai người này đi chưa lâu, liềnbạch Thế Tôn:

“Việcnước rất bận rộn, con xin trở về cung.”

ThếTôn bảo:

“Nênbiết đúng thời!”

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy lui đi;bảo quần thần:

“Haingười vừa rồi đi đường nào? Mau bắt chúng!”

Theolệnh vua, các quần thần liền đuổi theo tìm kiếm, mà khôngbiết ở đâu, liền trở về trong cung.

Lúcấy, rồng chúa Nan-đà và Ưu-bàn-nan-đà đều nghĩ thầm nhưvầy: ‘Chúng ta không lỗi đối với vua kia mà vừa rồi muốnbắt giết chúng ta. Chúng ta sẽ hại nhân dân của ông ấy,khiến không còn ai sống sót.’ Nhưng rồng chúa lại nghĩthầm: ‘Nhân dân trong nước có lỗi lầm gì? Chỉ cần bắtnhân dân trong thành Xá-vệ hại hết.’ Lại nghĩ lại: ‘Ngườinước Xá-vệ có lỗi lầm gì đối chúng ta? Cần bắt quanlại và quyến thuộc trong cung vua giết hết.’

Bấygiờ, Thế Tôn biết được những ý nghĩ trong tâm rồng chúa,liền bảo Mục-liên:

“Ônghãy đi cứu vua Ba-tư-nặc, đừng để vua bị rồng chúa Nan-đàvà Ưu-bàn-nan-đà làm hại.”

Mục-liênđáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn!”

Mục-liênvâng lời Phật dạy, đảnh lễ sát chân Thế Tôn lui đi. Ởtrên cung vua, Ngài ẩn thân ngồi kiết già. Lúc ấy, hai rồngchúa tạo ra sấm vang, sét đánh, mưa to, gió lớn bên trêncung vua, hoặc mưa gạch đá, hoặc mưa đao kiếm. Chúng chưakịp rơi xuống đất liền biến thành hoa sen xanh ở giữahư không. Rồng chúa lúc này lại càng nổi giận, mưa núicao ở trên cung điện. Mục-liên khi ấy lại biến chúng [705a01]thành các loại đồ ăn thức uống. Rồng chúa lại càng thêmtức giận bừng bừng, mưa các loại đao kiếm. Mục-liên lạibiến thành áo quần rất đẹp. Rồng chúa lại càng thêm tứcgiận, lại mưa cát, sỏi, đá, trên cung vua Ba-tư-nặc, chưarơi xuống đất đã hóa thành bảy báu. Khi ấy, vua Ba-tư-nặcthấy trong cung điện mưa các thứ bảy báu, vui mừng hớnhở không tự chế được, liền nghĩ: ‘Người có đức trongDiêm-phù-đề này không ai lại hơn ta, chỉ trừ Như Lai. Vìsao vậy? Vì trong nhà ta trồng cứ trên một gốc lúa thu hoạchđược một đấu gạo, cơm dùng nước mía nấu, rất là thơmngon. Nay ở trên cung điện lại có mưa bảy báu. Ta có thểđược làm Chuyển luân thánh vương ư?’ Lúc ấy, vua Ba-tư-nặcdẫn các cung nữ đi nhặt bảy báu. Hai rồng chúa lúc này,nói với nhau:

“Điềunày có ý nghĩa gì? Chúng ta đến đây để hại vua Ba-tư-nặc,nhưng sao lại biến hóa đến như thế này? Có bao nhiêu thếlực, hôm nay đã đem ra tận dụng hết, mà vẫn không thểđộng đến phần mảy may nào vua Ba-tư-nặc!”

Ngaykhi ấy, rồng chúa trông thấy Mục-liên ngồi kiết già trêncung điện, chánh thân chánh ý, thân không nghiêng ngã. Thấyvậy, chúng nghĩ thầm: ‘Đây chắc là do Mục-liên làm ra!’Lúc ấy, hai rồng chúa vì thấy Mục-liên nên liền lui đi.

KhiMục-liên thấy rồng chúa đã đi, liền xả thần túc, đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên.

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc suy nghĩ: ‘Những lọai đồ ăn thức uốngnày không nên dùng trước. Phải đem dâng Như Lai trước, sauđó tự mình dùng.’ Vua Ba-tư-nặc liền cho xe chở châu báuvà các loại đồ ăn uống đến chỗ Thế Tôn, bạch:

“Hômqua, trời mưa bảy báu và thức ăn uống này. Cúi xin thọnhận.”

Lúcấy, đại Mục-liên cách Như Lai không xa. Phật bảo vua:

“NayVua hãy đem bảy báu và đồ ăn uống cho đại Mục-liên. Vìsao vậy? Vì nhờ ân của Mục-liên mà Vua được sanh trởlại trên đất Thánh hiền.”

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

“Vìlý do gì mà nói con sanh trở lại?”

ThếTôn bảo:

“Sánghôm qua Vua có đến gặp Ta để nghe pháp phải không? Lúc ấy,có hai người cũng đến nghe pháp. Vua đã nghĩ như vầy: ‘Taở đất nước này là hào quí tối tôn, được mọi ngườikính trọng, nhưng hai [705b01] người này từ đâu đến, thấyta không đứng dậy nghênh đón?’”

Lúcấy, vua bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Đóchẳng phải là người, mà chính là rồng chúa Nan-đà và Ưu-bàn-nan-đà.Biết được ý vua, chúng bảo nhau: ‘Chúng ta không có lỗiđối với ông vua người này, sao ông lại muốn hại chúngta? Ta phải tiêu diệt đất nước này.’ Ta biết được nhữngý nghĩ trong tâm của rồng chúa, liền sai Mục-liên: ‘Phảicứu vua Ba-tư-nặc, không để cho rồng chúa làm hại.’ Mục-liênvâng lệnh Ta, ẩn hình bên trên cung điện và tạo ra sự biếnhóa này. Rồng chúa lúc ấy, đã nổi giận mưa cát, sỏi,đá, ở trên cung điện; khi chưa rơi xuống đất, lập tứcbiến thành bảy báu, y phục, đồ ăn uống. Vì nhân duyênnày, ngày hôm nay Đại vương được sanh trở lại.”

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc lo sợ đến toàn thân lông đều dựng đứng,liền quỳ gối đi đến trước Như Lai bạch:

“Nhờơn sâu dày của Thế Tôn mà con được cứu mạng sống!”

Lạilạy sát chân Mục-liên và nói:

“Nhờơn Tôn giả mà con được cứu sống.”

Lúcấy, quốc vương liền nói kệ này:

NguyệnThế Tôn sống mãi.

Mãimãi hộ mạng con;

Độthoát khổ, khốn cùng;

NhờThế Tôn thoát nạn.

VuaBa-tư-nặc dùng hương hoa cõi trời rải lên mình Như Lai vànói: “Nay con đem bảy báu này dâng lên ba ngôi báu. Cúi xinnạp thọ. Nói xong, vua đảnh lễ sát chân, nhiễu quanh Phậtba vòng rồi lui đi.”

Lúcấy, Thế Tôn nghĩ: ‘Chúng bốn bộ này, phần lớn lườibiếng, không chịu nghe pháp, cũng không tìm cầu phương tiệnđể tự thân tác chứng, cũng không mong đạt những gì chưađạt, đắc những gì chưa đắc. Nay Ta làm cho chúng bốn bộnày phải khát ngưỡng giáo pháp .’

Bấygiờ, Thế Tôn không bảo cho chúng bốn bộ, cũng không dẫntheo thị giả; trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay biến khỏiKỳ-hoàn, lên đến trời Tam thập tam.

ThíchĐề-hoàn Nhân trông thấy Thế Tôn đến, liền dẫn thiênchúng ra trước nghinh đón Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, thỉnhPhật ngồi, rồi thưa:

“Cungnghinh Thế Tôn! Xa cách lâu chúng con mới được thăm hầu.”

Lúcấy, Thế Tôn nghĩ: ‘Nay Ta phải dùng thần túc thông ẩnthân để mọi người không biết ta ở đâu.’

ThếTôn lại nghĩ: ‘Nay Ta ở trời Tam thập tam, nên hóa thânto lớn.’

Lúcấy, tại giảng đường [705c01] Thiện pháp ở trên trời cóphiến đá vàng vuông vức một do tuần. Thế Tôn ngồi kiếtgià trên phiến đá, vừa trọn cả mặt đá.[133]

Bấygiờ, thân mẫu của Như Lai là Ma-da dẫn các thiên nữ đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bênvà bạch:

“Cáchbiệt lâu lắm mới được phụng hầu! Nay Thế Tôn đến đâythật là đại hạnh. Tôi hằng mong mỏi, nhớ tưởng gặpPhật, hôm nay Thế Tôn mới đến.”

Saukhi Thánh mẫu Ma-da đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên.Thích Đề-hoàn Nhân cũng đảnh lễ sát chân rồi ngồi quamột bên. Chư thiên trời Tam thập tam cũng đảnh lễ sát chânrồi ngồi qua một bên. Khi chúng chư thiên thấy Như Lai, thìở đó thiên chúng tăng ích, A-tu-la tổn giảm.

Bấygiờ, Thế Tôn lần lượt thuyết cho chúng chư thiên kia cácđề tài vi diệu, là luận về bố thí, luận về trì giới,luận về sanh thiên; dục là tưởng bất tịnh, dâm là sựnhơ xấu, giải thoát là an lạc. Thế Tôn khi thấy tâm ý chúngchư thiên khai mở; như pháp mà chư Phật Thế Tôn thườngthuyết, là khổ, tập, tận, đạo, Ngài cũng khắp vì chưthiên mà nói hết. Mọi người ngay trên chỗ ngồi dứt sạchbụi nhơ, được mắt pháp trong sạch. Lại có mười tám ứcthiên nữ thấy được dấu đạo; ba vạn sáu ngàn thiên chúngđược mắt pháp trong sạch. Khi ấy, Mẹ Như Lai từ chỗ ngồiđứng dậy, đảnh lễ sát chân rồi trở vào trong cung.

ThíchĐề-hoàn Nhân bạch Phật:

“Naycon phải dùng loại thức ăn gì cúng bữa ăn Như Lai? Là dùngthức ăn cõi người hay thức ăn tự nhiên của cõi trời?”

ThếTôn bảo:

“Hãydùng thức ăn cõi người mà dọn bữa cho Như Lai. Vì sao vậy?Vì thân Ta sanh ở nhân gian, lớn lên ở nhân gian, thành Phậtở nhân gian.”

ThíchĐề-hoàn Nhân bạch Phật:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

ThíchĐề-hoàn Nhân lại bạch Phật:

“Theothời tiết trên trời hay thời tiết nhân gian?”

ThếTôn bảo:

“Theothời tiết nhân gian.”

Đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Lúcấy, Thích Đề-hoàn Nhân dùng thức ăn cõi người và lạiy theo thời tiết cõi người, dọn bữa ăn cho Như Lai.

Bấygiờ, các trời Tam thập tam nói với nhau:

“Naychúng ta mới thấy Như Lai ăn cơm suốt cả ngày.”

Lúcấy, Thế Tôn bèn nghĩ: ‘Nay Ta phải nhập tam-muội như vậy,muốn cho chư thiên tiến thì tiến, muốn cho chư thiên lui thìlui. Rồi Thế Tôn liền nhập tam-muội này khiến chư thiêntiến lui tùy theo thời thích hợp.

Bấygiờ, bốn bộ chúng ở nhân gian, lâu lắm không thấy NhưLai, liền đến chỗ A-nan, bạch [706a01] A-nan:

“NayNhư Lai đang ở đâu? Chúng con mong mỏi muốn được gặp.”

A-nanđáp:

“Chúngtôi lại cũng không biết Như Lai đang ở đâu!”

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc, vua Ưu-điền, cùng đến chỗ A-nan, hỏiA-nan:

“Hômnay Như Lai đang ở đâu?”

A-nanđáp:

“Đạivương, tôi cũng không biết Như Lai đang ở đâu.”

Haivua vì nhớ, muốn gặp Như Lai, nên sinh ra bịnh khổ. Bấygiờ quần thần chỗ vua Ưu-điền, tâu vua:

“Đạivương nay mắc bệnh gì?”

Vuabảo:

“Tavì ưu sầu thành bệnh.”

Quầnthần tâu vua:

“Đạivương ưu sầu chuyện gì mà thành bệnh vậy?”

Vuanày đáp:

“Vìkhông thấy Như Lai. Nếu không gặp lại Như Lai, chắc ta chếtmất.”

Lúcnày, quần thần suy nghĩ:

“Phảitìm phương tiện gì để vua Ưu-điền không chết. Chúng tanên làm hình tượng Như Lai.”

Bấygiờ, quần thần tâu vua:

“Chúngtôi muốn làm hình tượng Phật, để có thể cung kính, thừasự, đảnh lễ.”

Khinghe những lời này xong, vua vui mừng hớn hở, không tự chếđược, liền bảo quần thần:

“Lànhthay, những lời của các khanh thật tuyệt diệu!”

Quầnthần tâu vua:

“Nêndùng báu vật gì để làm hình tượng Như Lai?”

Lúcấy, vua liền ra lệnh cho các tượng sư kỹ xảo trong đấtnước, bảo họ rằng:

“Nayta muốn làm hình tượng.”

Cáctượng sư kỹ xảo khéo đáp:

“Thưavâng, Đại vương!”

VuaƯu điền liền dùng gỗ chiên-đàn ngưu-đầu làm hình tượngNhư Lai, cao năm thước.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghe vua Ưu-điền làm tượng Như Lai caonăm thước để cúng dường. Vua Ba-tư-nặc lại triệu mờicác tượng sư khéo trong nước tới và bảo:

“Nayta muốn tạo hình tượng Như Lai. Các khanh hãy làm cho xongngay!”

VuaBa-tư-nặc nghĩ như vầy: ‘Nên dùng báu vật gì để làmhình tượng Như Lai?’ Lát sau lại nghĩ: ‘Thân hình Như Laicó màu vàng như thiên kim. Nay nên dùng vàng để tạo hìnhtượng Như Lai.’ Vua Ba-tư-nặc liền dùng vàng ròng tử malàm hình tượng Như Lai, cao năm thước. Bấy giờ, trong Diêm-phù-đềmới có hai hình tượng Như Lai.

Lúcấy, chúng bốn bộ đến chỗ A-nan, bạch với A-nan:

“Chúngcon mong mỏi, nhớ nghĩ đến Như Lai, muốn được trông thấyNgài. Ngày hôm nay Như Lai đang ở đâu vậy?”

A-nanđáp:

“Chúngtôi cũng lại không biết Như Lai đang ở đâu. Nhưng nay chúngta hãy đến chỗ A-na-luật để hỏi ý nghĩa này. [706b01] Vìsao vậy? Tôn giả A-na-luật có thiên nhãn bậc nhất, trongsạch không tỳ vết. Ngài dùng thiên nhãn thấy một ngàn chođến ba ngàn đại thiên thế giới. Ngài có thể thấy biếthết.”

Chúngbốn bộ cùng A-nan đến chỗ A-na-luật, bạch A-na-luật:

“Hômnay chúng bốn bộ đến gặp tôi hỏi tôi về việc ngày nayNhư Lai đang ở đâu. Cúi xin tôn giả, dùng thiên nhãn xem NhưLai đang ở đâu?”

Lúcấy, Tôn giả A-na-luật đáp:

“Cácvị hãy chờ một lát, nay tôi cũng muốn xem Như Lai đang ởđâu?”

Lúcấy, A-na-luật ngồi ngay ngắn, giữ niệm trước mặt, dùngthiên nhãn tìm khắp Diêm-phù-đề mà không thấy Như Lai. Lạidùng thiên nhãn quan sát khắp Cù-da-ni, Phất-vu-đãi, Uất-đơn-việt,mà vẫn không thấy. Lại quan sát Tứ thiên vương, Tam thậptam thiên, Diễm thiên, Đâu-suất thiên, Tha hóa tự tại thiên,cho đến Phạm thiên mà vẫn không thấy. Lại quán sát mộtngàn Diêm-phù-đề, một ngàn Cù-da-ni, một ngàn Uất-đơn-việt,một ngàn Phất-vu-đãi, một ngàn Tứ thiên vương, một ngànDiễm thiên, một ngàn Đâu-suất thiên, một ngàn Tha hóa tựtại thiên, một ngàn Phạm thiên cũng không thấy Như Lai. Lạiquán sát ba ngàn đại thiên quốc độ cũng không thấy. Liềntừ chỗ ngồi đứng dậy nói với A-nan:

“Tôiđã quán sát khắp ba ngàn đại thiên quốc độ mà vẫn khôngthấy Thế Tôn.”

Lúcấy, A-nan và bốn chúng đều ngồi lặng im. A-nan nghĩ: “NhưLai sẽ không nhập Niết-bàn chứ?”

Bầygiờ, trên trời Tam thập tam, chư thiên bảo nhau:

“Chúngta đã được lợi thiện. Cúi nguyện bảy Phật thường hiệnở đời để trời và người được nhiều lợi ích.”

Cóvị thiên nói:

“Nóichi đến bảy Phật, chỉ cần sáu Phật, điều này cũng đãquá tốt lành.”

Hoặccó Thiên tử nói chỉ cần có năm, hoặc bốn Phật, hoặcnói ba, hoặc nói hai Phật xuất hiện ở đời thì cũng nhiềulợi ích.

Lúcấy, Thích Đề-hoàn Nhân bảo chư thiên:

“Nóichi bảy Phật, cho đến hai Phật, chỉ duy Phật Thích ca ởđời lâu dài thì đã được nhiều lợi ích.”

Bấygiờ, ý Như Lai muốn chư thiên đến thì chư thiên liền đến,ý muốn chư thiên đi, thì chư thiên liền đi. Lúc ấy, chưthiên trời Tam thập tam nói với nhau:

“Vìsao Như Lai ăn suốt cả ngày vậy?”

Khiấy, [706c01] Thích Đề-hoàn Nhân nói với chư thiên trời Tamthập tam:

“Hiệntại, Như Lai thọ thực theo thời tiết ở nhân gian, khôngtheo thời tiết trên trời.”

Bấygiờ, Thế Tôn đã trải qua ba tháng ở trên trời. Thế Tônnghĩ: ‘Chúng bốn bộ người Diêm-phù-đề không gặp Ta đãlâu, rất có lòng tưởng nhớ khát trông. Nay Ta nên xả thầntúc cho các Thanh văn biết Như Lai đang ở trời Tam thập tam.”

RồiThế Tôn liền xả thần túc.

Lúcấy, A-nan đến chỗ A-na-luật, bạch với A-na-luật:

“Hômnay bốn bộ chúng khát trông muốn gặp Như Lai. Nhưng Như Lainay không diệt độ chăng?”

Lúcấy, A-na-luật bảo A-nan:

“Hômqua có vị thiên đến chỗ tôi báo, Như Lai đang ở trong giảngđường Thiện pháp trên trời Tam thập tam. Nay thầy hãy đợimột chút. Tôi muốn quán sát hiện Như Lai đang ở đâu?”

RồiTôn giả A-na-luật liền ngồi kiết già, chánh thân chánh ý,tâm không lay động, dùng thiên nhãn quan sát trời Tam thậptam, thấy Thế Tôn đang ngồi trên phiến đá rộng một dotuần. A-na-luật liền xuất định, nói với A-nan:

“NhưLai hiện ở trời Tam thập tam, đang thuyết Pháp cho Mẹ.”

Lúcấy, A-nan và chúng bốn bộ vui mừng hớn hở không tự chếđược. A-nan hỏi chúng bốn bộ:

“Aicó thể đến trời Tam thập tam thăm hỏi Như Lai?”

A-na-luậtđáp:

“Tôngiả Mục-liên có thần thông đệ nhất. Mong Tôn giả dùngthần lực đi thăm hỏi Phật.”

Chúngbốn bộ bạch Mục-liên:

“Hômnay Như Lai ở trời Tam thập tam. Cúi xin Tôn giả đem danh tánhchúng bốn bộ thăm hỏi Như Lai và trình ý nghĩa này lên bạchNhư Lai, ‘Thế Tôn đắc đạo trong Diêm-phù-đề, tại thếgian, xin oai thần khuất tất trở về lại thế gian.’”

Mục-liênđáp:

“Tốtlắm, các hiền giả.”

Lúcấy, Mục-liên nhận lời dạy chúng bốn bộ, trong khoảnhkhắc co duỗi cánh tay, đã bay lên trời Tam thập tam, đếnchỗ Thế Tôn.

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân và chư thiên trời Tam thập tam từxa thấy Mục-liên đến, mọi người nghĩ như vầy: ‘Đúnglà sứ giả Tăng hay sẽ là sứ giả các vua.’ Chư thiên đềuđứng dậy nghinh đón và nói:

“Lànhthay, Tôn giả!”

Từxa Mục-liên thấy Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số người,bèn nghĩ thầm: ‘Thế Tôn ở tại cõi trời, cũng vẫn bịquấy rầy.’ Mục-liên đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân rồi đứng qua một bên. Bấy giờ, [707a01] Mục-liên bạchPhật:

“ThếTôn, chúng bốn bộ hỏi thăm Như Lai sống có được nhẹnhàng, đi đứng mạnh khoẻ không, và bạch việc này: ‘NhưLai sanh trưởng trong cõi Diêm-phù-đề, đắc đạo tại thếgian, cúi xin Thế Tôn trở về lại thế gian. Bốn chúng kháttrông, muốn được gặp Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Mongcho chúng bốn bộ tiến tu đạo nghiệp không mệt mỏi. Thếnào, Mục-liên, chúng bốn bộ du hóa có cực nhọc không? Khôngcó kiện tụng phải không? Ngoại đạo dị học không xúcnhiễu chăng?”

Mục-liênđáp:

“Chúngbốn bộ hành đạo không có mệt mỏi.”

“Nhưngnày Mục-liên, lúc nãy, ông nghĩ rằng: ‘Như Lai ở đây vẫnbị quấy rầy.’ Việc này không phải vậy. Vì sao vậy? Vìthời gian ta thuyết Pháp không kéo dài lâu. Nếu ta nghĩ, muốnchư thiên đến, thì chư thiên liền đến. Ta muốn chư thiênkhông đến, chư thiên không đến. Mục-liên, ông hãy trởvề thế gian. Bảy ngày nữa Như Lai sẽ đến cạnh hồ nướclớn, nước Tăng-ca-thi.[134]

Lúcấy, trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, Mục-liên đã trởvườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, đến gặp bốn chúngnói với họ:

“Cáchiền giả nên biết! Bảy ngày nữa Như Lai sẽ đến cạnhhồ nước lớn, nước Tăng-ca-thi Diêm-phù-đề.”

Saukhi chúng bốn bộ nghe những lời này xong, vui mừng hớn hở,không tự chế được. Vua Ba-tư-nặc, Ưu điền, Ác sanh, Ưu-đà-diên,Tần-bà-sa-la[135] nghe tin bảy ngày nữa Như Lai sẽ đến cạnhhồ nước lớn nước Tăng-ca-thi, vui mừng hớn hở, khôngtự chế được. Dân chúng Tỳ-xá-ly, dòng họ Thích Ca-tỳ-la-vệ[136],nhân dân Câu-di-la-việt, nghe Như Lai sẽ đến cõi Diêm-phù-đề.Nghe xong vui mừng hớn hở, không tự chế được.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc tập hợp bốn bộ binh đến cạnh hồnước này để gặp Thế Tôn. Lúc ấy, năm vị vua đều tậphọp binh chúng đến chỗ Thế Tôn, muốn được hầu thămNhư Lai. Dân chúng dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ đều đếnchỗ Thế Tôn, cùng chúng bốn bộ cũng đều đến chỗ ThếTôn muốn được gặp Thế Tôn.

Bấygiờ là ngày đầu bảy ngày, Thích Đề-hoàn Nhân bảo thiêntử Tự tại:

“Hômnay, từ đỉnh núi Tu-di đến hồ nước Tăng-ca-thi, ông hãylàm ba con đường. Ta quan sát Như Lai sẽ không dùng thần túctrở về Diêm-phù-đề.”

Thiêntử Tự tại đáp:

[707b01]“Việcnày rất hay. Đúng lúc ấy, tôi sẽ làm xong ngay.”

Thiêntử Tự tại làm ba con đường bằng vàng, bạc và thủy tinh.Con đường vàng ở giữa, đường thủy tinh một bên và, đườngbạc một bên. Hai bên, hóa ra cây vàng.

Trongthời gian bảy ngày ấy, các vị chư thiên thần diệu đềuđến nghe pháp.

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết pháp cho hàng nghìn vạn chúng trướcsau vây quanh; thuyết về khổ của năm thủ uẩn.[137] Sao gọilà năm? đó là sắc, thọ*, tưởng, hành, thức.

“Saogọi là sắc uẩn? Đó là thân do bốn đại, là sắc đượctạo bởi bốn đại. Đó gọi là sắc uẩn.

“Saogọi là thọ* uẩn? Đó là cảm thọ khổ, cảm thọ lạc,cảm thọ không khổ không lạc. Đó gọi là thọ uẩn.

“Saogọi là tưởng uẩn? Đó là sự tụ hội của ba thời. Đógọi là tưởng uẩn.

“Saogọi là hành uẩn? Đó là thân hành, khẩu hành, ý hành. Đógọi là hành uẩn.

“Saogọi là thức uẩn? Đó là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý.Đó gọi là thức uẩn.

“Saogọi là sắc? Sắc bao gồm lạnh cũng là sắc, nóng cũng làsắc, đói cũng là sắc, khát cũng là sắc.

“Saogọi là thọ? Thọ là giác biết. Giác biết vật gì? Giácbiết khổ, giác biết lạc, giác biết không khổ, không lạc.Đó gọi là giác biết.

“Saogọi là tưởng? Tưởng cũng là biết. Đó là biết xanh, vàng,đỏ, trắng, biết khổ, biết lạc. Đó gọi là biết.

“Saogọi là hành? Nó tác thành nên gọi nó là hành. Tác thànhnhững gì? Hoặc thành hành vi ác, hoặc thành hành thiện. Chonên gọi là hành.

“Saogọi là thức? Thức là phân biệt nhận biết phải hay khôngphải, cũng nhận biết các vị. Đó gọi là thức.

“Cácthiên tử nên biết, có năm thủ uẩn này, là biết có ba đường:ác đạo, thiên đạo và nhân đạo. Năm thủ uẩn này diệt,biết là có đạo Niết-bàn.”

KhiPhật nói pháp này cho các vị trời, có sáu vạn người trêntrời được mắt pháp trong sạch.

Saukhi thuyết pháp xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đếnđỉnh núi Tu-di nói kệ này:

Cácngươi hãy siêng học

NơiPhật, Pháp,Thánh chúng.

Diệtđường đến tử vong,

Nhưdùng móc dạy voi.

Nhữngai không biếng nhác

Ởtrong Chánh pháp này;

Ngườiấy dứt sanh tử,

Khôngcó nguồn gốc khổ.

[707c01]Thế Tôn nói kệ này xong, bèn đi đến con đường giữa. Khiấy Phạm thiên trên con đường bạc phía bên hữu Như Lai.Thích Đề-hoàn Nhân trên con đường thủy tinh bên trái. Chưthiên chúng ở giữa hư không rải hoa, đốt hương, xướngkỹ nhạc, giúp vui cho Như Lai.

Bấygiờ, Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc[138] nghe Như Lai hôm nay sẽ đếncạnh hồ trong nước Tăng-ca-thi ở Diêm-phù-đề. Cô suy nghĩnhư vầy: “Chúng bốn bộ, quốc vương, đại thần, nhândân trong nước không ai là không đến. Nếu ta bằng thườngpháp đến thì điều này chẳng thích hợp. Nay ta phải hiệnthành hình dung Chuyển luân Thánh vương đến gặp Thế Tôn.”

Tỳ-kheo-niLiên Hoa Sắc liền ẩn hình, hiện thành Chuyển luân Thánhvương đầy đủ bảy báu, như là bánh xe báu, voi báu, ngựabáu, châu báu, ngọc nữ báu, điển binh báu, kho tàng báu.

Tronglúc đó, Tôn giả Tu-bồ-đề đang vá y tại một mé núi, trongnúi Kỳ-xà-quật nơi thành La-duyệt. Tu-bồ-đề nghe Thế Tônhôm nay về đến châu Diêm-phù-đề, thầm nghĩ, “Chúng bốnbộ không ai là không đến gặp. Nay ta cũng nên đến thămhỏi, lễ bái Như Lai.” Tôn giả Tu Bồ Đề liền ngưng việcvá y. Rời chỗ ngồi đứng dậy, chân phải vừa chạm đất,tức thì ngài lại nghĩ: ‘Thân hình Như Lai đó, cái gì làlàm Thế Tôn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chăng? Ngườimà ta đến gặp lại là đất, nước, lửa, gió chăng? Hếtthảy các pháp đều rỗng không vắng lặng, không tạo, khôngtác, như những gì Thế Tôn đã nói kệ:

Nếuai muốn lễ Phật

Vàcác bậc tối thắng,

Uẩn,xứ, giơi[139] các loại,

Đềuphải quán vô thường.

Phậtquá khứ xa xưa,

Chođến Phật tương lai,

Cùngchư Phật hiện tại,

Tấtcả đều vô thường.

Nếuai muốn lễ Phật

Quákhứ và tương lai,

Hoặcở trong hiện tại,

Phảiquán nơi pháp Không.

Nếuai muốn lễ Phật,

Quákhứ và tương lai,

Hoặcở trong hiện tại,

Nênxét nơi Vô ngã.

“Trongđây không có ngã, không có mạng, không có con người, khôngcó tạo tác, cũng không hình dung, có dạy, có truyền. Cácpháp thảy đều không tịch. Cái gì là ngã? Cái ta là không[708a01] chủ. Nay ta quy mạng tụ chơn pháp.” Rồi Tôn giảTu-bồ-đề liền ngồi vá y trở lại.

Lúcấy, Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc hóa thành Chuyển luân Thánhvương, bảy báu dẫn đường, đi đến chỗ Thế Tôn. Nămvua từ xa trông thấy Chuyển luân Thánh vương đến, vui mừnghớn hở, không tự chế được, tự nói với nhau: “Thậtlà kỳ diệu hiếm có! Thế gian xuất hiện có hai trân bảo,là Như Lai và Chuyển luân Thánh vương.”

Bấygiờ, Thế Tôn dẫn hàng vạn thiên chúng từ trên đỉnh núiTu-di xuống đến cạnh hồ nước. Thế Tôn đưa chân dẫmlên đất, ngay khia yấ khiên ba ngàn Đại thiên thế giớinày chấn động sáu cách. Chuyển luân Thánh vương hóa hiện,từ từ đi đến chỗ Thế Tôn. Vua các nước nhỏ và nhândân tất cả đều tránh ra. Khi đã đến gần Thế Tôn, Chuyểnluân Thánh vương hóa giả liền hiện nguyên hình là Tỳ-kheo-nivà đảnh lễ sát chân. Năm vị vua thấy vậy, đều than thở,bảo nhau: “Hôm nay chúng ta thật có sự mất mát. Chúng tađáng ra trước được gặp Như Lai, nhưng nay thì Tỳ-kheo-ninày đã gặp trước.”

Tỳ-kheo-niđến gặp Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi bạch Phật rằng:

“Naycon đảnh lễ đấng Tối thắng! Hôm nay, con được hầu thămtrước tiên. Con là Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc, đệ tử củaNhư Lai.”

Khiấy, Thế Tôn nói kệ này:

Nghiệplành nhờ lễ trước,

Hơnhết, không ai bằng.

Cửagiải thoát Không, Vô[140]

Đólà nghĩa lễ Phật.

Nếuai muốn lễ Phật,

Tươnglai và quá khứ,

Hãyquán pháp Không vô.[141]

Đólà nghĩa lễ Phật.

Khiấy, năm vua và nhân dân nhiều không thể đếm xuể, đếnchỗ Thế Tôn. Mỗi vị đều tự xưng danh hiệu. Con là Ba-tư-nặcvua nước Ca-thi. Con là Ưu-điền vua nước Bạt-sai. Con làÁc Sanh vua của Nhân dân Ngũ đô.[142] Con là Ưu-đà-diên vuanước Nam hải. Con là Tần-bà-sa-la vua nước Ma-kiệt-đà.Lúc ấy, nhân dân trong khoảng mười một na-thuật,[143] cùngchúng bốn bộ và những trưởng giả tối tôn cả thảy làmột ngàn hai trăm năm mươi người đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi đứng qua một bên.

Bấygiờ, vua Ưu-điền ôm tượng bằng ngưu-đầu chiên-đàn trongtay và nói kệ với Như Lai:

Concó việc muốn hỏi,

[708b01]Từ bi hộ hết thảy:

Ngườitạo hình tượng Phật

Đượcnhững phước đức gì?

Bấygiờ, Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Đạivương, hãy lắng nghe,

Tagiảng nghĩa ít nhiều.

Ngườitạo hình tượng Phật,

Naychỉ nói sơ lược.

Trướcnhất, mắt không hư,

Saucó được thiên nhãn.

Phânbiệt rõ trắng đen,

Đứctạo hình tượng Phật.

Hìnhvóc sẽ hoàn hảo

Ýchính, không mê lầm.

Thếlực hơn người thường.

Ngườitạo hình tượng Phật,

Hẳnkhông đọa đường ác;

Khichết sanh lên trời,

Ởđó làm thiên vương:

Phướclàm hình tượng Phật.

Phướckhác không thể kể.

Phướckia khó nghĩ bàn.

Tiếngtốt vang bốn phương:

Phướctạo hình tượng Phật.

“Lànhthay, lành thay! Đại vương làm được nhiều lợi ích cho trờingười mông nhờ.”

Lúcấy, vua Ưu Điền vô cùng sung sướng.

Bấygiờ, Thế Tôn Thế Tôn vì chúng bốn bộ và năm vua nói vềdiệu luận. Luận về bố thí, luận về trì giới, luận vềsanh thiên; dục là tưởng bất tịnh, là hữu lậu, là taihọa lớn, giải thoát là vi diệu. Khi Thế Tôn đã thấy tâmý chúng bốn bộ đã được khai mở; như pháp mà chư Phậtthế tôn thường thuyết, là khổ, tập, tận, đạo, Ngài cũngvì họ mà nói. Bấy giờ ngay trên chỗ ngồi hơn sáu vạntrời người dân, dứt sạch trần cấu, được mắt pháp trongsạch.

Bấygiờ, năm vua bạch Thế Tôn:

“Nơinày là phước tối diệu, là đất thiêng, nên Như Lai mớitừ trời Đâu-suất xuống, thuyết pháp tại đây. Nay chúngcon muốn kiến lập nơi này khiến vĩnh viễn không còn bịmục nát.”

ThếTôn bảo:

“Nàynăm Vua, các ông hãy xây dựng thần tự ở nơi này, đờiđời hưởng phước không bao giờ hư hoại.”

Cácvua thưa:

“Phảixây dựng thần tự như thế nào?”

Bấygiờ, Thế Tôn duỗi bàn tay phải, từ trong đất xuất hiệnchùa Ca-diếp Như Lai. Nhìn năm Vua mà bảo:

“Muốntạo thần tự, hãy theo pháp này.”

Lúcấy, năm vua liền khởi xây đại thần tự ở nơi này.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tùytùng của các Như Lai hằng sa trong quá khứ nhiều ít cũngnhư hôm nay không khác. Ngay cả tùy tùng của hằng sa chư Phậttrong tương lai nhiều [708c01] ít cũng như hôm nay không khác.Nay Kinh này đặt tên là ‘Du thiên Pháp bổn.’

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Chúngbốn bộ và năm vua sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷphụng hành.[144]

[1]Tương đương Pāli, A V 52 Akusalarāsisutta (R. iii. 64).

[2]Bất thiện tụ 不善聚. Pāli: akusalarāsi.

[3]Ngũ cái 五蓋: Tham dục cái 貪欲蓋, sân nhuế cái 瞋恚蓋,thụy miên cái 睡眠蓋, điệu hý cái 調戲蓋, nghi cái 疑蓋.Pāli, ibid., pañca nīvaraṇā: kāmacchandanīvaraṇaṃ, byāpādanīvaraṇaṃ,thinamiddhanīvaraṇaṃ, uddhaccakukkuccanīvaraṇaṃ, vicikicchānīvaraṇaṃ.

[4]Tham chiếu Pāli, M 130 Devadūta (R. iii. 178). Hán, Trung 12, kinh64 Thiên sứ.

[5]Nguyên Hán: Đẳng kiến.

[6]Pāli, ibid., ahampi khomhi jātidhammo, jātiṃ anatīto, ta chịu quyluật của sự sanh, không vượt qua được sự sanh. Ở đây,Hán dịch có thể nhảy sót. Diêm vương hỏi về Thiên sứthứ nhất.

[7]Hán dịch có thể nhảy sót. Cf. Pāli, ibid, và Trung 12 kinh 64:Diêm vương hỏi tội nhân, ‘Ngươi có thấy Thiên sứ thứhai không?’

[8]Hán: Hình lão chi pháp 形老之法. Pāli: jāradhamma, quy luậtcủa tuổi già.

[9]Mỗi ngục lớn có 16 ngục nhỏ chung quanh. Xem Trường 19, kinhKhởi thế, phẩm Địa ngục.

[10]Hán: ngũ chủng tác dịch. Pāli, ibid. pañcavidhabandhanaṃ, ngũchủng phược, trói năm chỗ: đóng đinh 2 tay, 2 chân, và tim.

[11]Nhiệt hôi địa ngục 熱灰地獄.

[12]Đao thích địa ngục 刀刺地獄.

[13]Đại nhiệt hôi địa ngục 大熱灰地獄.

[14]Đao kiếm địa ngục 刀劍地獄.

[15]Phất thỉ địa ngục 沸屎地獄.

[16]Đoạn này mô tả địa ngục có tên là Sáu Xúc xứ, nhưngbản Hán khong dịch rõ hết ý. Xem Trung, kinh 131 (Hàng ma); Tạp(Việt) kinh 212. Pāli: Chaphassāyatanika (M. i. 337).

[17]Bốn nhiếp sự.

[18]Tham chiếu Pāli, S 8.7 Pavāraṇā (R. i. 190). Hán, Trung 29, kinh121 Thỉnh thỉnh.

[19]Đông uyển Lộc Mẫu viên 東苑鹿母園. Pāli: một tòa nhàdo bà Visakhā dựng gọi là Migāramātupāsāda (Lộc Tử Mẫugiảng đường), ở Pubbārāma, khu vườn phía đông thành Xá-vệ.

[20]Nhiều phương tiện, đây hiểu là nhiều tinh tấn.

[21]Đa-kỳ-xa 多耆奢. Pāli: Vaṇgīsa. Trên kia, kinh 3 phẩm 4, âmlà Bằng-kỳ-xá.

[22]Xem kinh 3 phẩm 4 trên.

[23]Tham chiếu Pāli, A V 50 Nāradasutta (R.iii. 57)

[24]Na-la-đà 那羅陀.

[25]Trưởng giả Trúc Lâm 長者竹林. Xem cht. dưới.

[26]Ba-la-lê quốc 波羅梨國. Pāli, trú tại Pāṭaliputta, tronggià-lam Kukkutārāma.

[27]PāliVương phi Bhaddā.

[28]Văn-trà vương 文茶王. Pāli, Muṇḍa.

[29]Thiện Niệm 善念. Pāli: Piyaka, quan Thủ khố (Kosārakkha).

[30]Tham chiếu Pāli, A V 123 Upaṭṭhākasutta (R iii. 143).

[31]Tham chiếu Pāli, A V 124 Dutiya-upaṭṭhākasutta (R iii. 144).

[32]Tham chiếu Pāli, A V 34 Sīhasenāpatisutta (R.iii. 38).

[33]Di hầu lâm 獼猴林. Các nơi khác thường nói là Di hầu trì.Xem Trung, kinh 18 (Sư tử).

[34]Sư Tử Đại tướng 師子大將. Pāli: Sīhasenapati. Xem Trung,kinh 18 (Sư Tử); A. VIII. 12. Sīha.

[35]Tham chiếu Pāli, A V 37 Bhojanasutta (R.iii. 41).

[36]Tham chiếu Pāli, ibid., khi thí (dāyaka) cho bữa ăn, là mang đếncho người nhận (paṭiggahaka) năm điều.

[37]Thí mạng 施命. Pāli: Āyuṃ deti, ban cho tuổi thọ.

[38]Thí biện tài. Pāli: paṭibhānaṃ deti, ban cho sự sáng suốt.

[39]Tham chiếu Pāli, A V 36 Kāladānasutta (R. iii. 41).

[40]Ứng thời thí 應時施. Pāli: Kāladāna.

[41]Bản Hán, hết quyển 24.

[42]S 3. 2.2. Pañcarājasutta (R. i. 79).

[43]Ba-tư-nặc , Pāli: Pasenadi 波斯匿, vua nước Kosala (Câu-tát-la).

[44]Tỳ-sa 毘沙, chưa rõ; có lẽ là Bình-sa (Pāli: Bimbisāra). Xemkinh 3, phẩm 6.

[45]Ưu-điền 優填. Pāli: Udena, vua nước Kosambī (Kiều-thưởng-di).

[46]Ác Sanh 惡生; có lẽ Pāli Caṇḍappajjota (nhưng Hán dịch đọclà Caṇḍappajāta), vua nước Ujjenī (ưu-thiền). Nhưngxem kinh 5, phẩm 36, cht. 16.

[47]Ưu-đà-diên và Ưu-điền thường là phiên âm từ cùng mộttừ (Skt. Udayana; Pāli: Udena). Ở đây không rõ hai nhân vậtkhác nhau là ai. Tham chiếu kinh Ngũ vương (T14 No 523), trong đónói vualớn nhất là Phổ An 普安; bốn vua nhỉ không nêu tên.

[48]Ngũ dục 五欲, nói đủ là ngũ dục công đức, năm tố chấtcủa dục. Pāli: Pañca-kāmaguṇa.

[49]Thi-bà-la quỷ 尸婆羅鬼, chưa rõ quỷ gì.

[50]Thi-bà-la 尸婆羅. Có lễ đồng nhất với Sīvalī, Pāli. Nhưngtruyện kể ở đây không giống các truyện kể Pāli.

[51]Xem kinh số 4, phẩm 18.

[52]Tam-Phật 三佛, phiêm âm từ Sambuddha, (Phật) Chánh giác.

[53]Quảng Phổ sơn 廣普山. Pāli: Vepulla, một trong năm ngọn núibao quanh Vương-xá.

[54]Kỳ-xà 耆闍山, tức Kỳ-xà-quật. Pāli: Gijjhakūṭa.

[55]Phù-đồ 浮圖, tức tháp; Skt. stūpa.

[56]Đạt-sẩn 達嚫. Pāli: dakkhinā (Skt. dakṣiṇā), thí tụng,bài kệ chú nguyện thí chủ sau khi nhận cúng dường.

[57]Phật Tỳ-bà-thi, xem Trường 1, kinh Đại bản. Pāli, Vipasī,D. 14 Mahāpadāna.

[58]Da-nhã-đạt 耶若達; tên Pāli thường gặp: Yaññadatta (Skt.Yajñadatta), nhưng không tìm thấy đồng nhất ở đây.

[59]Lạc 酪; Pāli: dadhi, sữa đông, sữa để chua.

[60]Truyện kể gần với sớ giải TheraA. i. 144, nhân duyên Sīvalī,thời Phật Vipassī.

[61]Nguyên hán: Đạm bạc 惔怕.

[62]Phật Thức-cật 式詰. Xem Trương 1, kinh Đại bản, Phật Thi-khí尸棄. Pāli, Sikhi, cf. D. 14 Mahāpadāna.

[63]Tỳ-xá-la-bà 毘舍羅婆. Xem Trương 1, kinh Đại bản, Tỳ-xá-bà毘舍婆. Pāli, ibid., Vessabhū.

[64]Nguyên bản: Minh hạnh thành vi.

[65]Nguyên bản: Đạo pháp ngự.

[66]Câu-lũ tôn 拘屢孫. Xem Trương 1, kinh Đại bản, Câu-lâu-tôn拘樓孫. Pāli, ibid. Kakusandha.

[67]Pāli, A V 75 Paṭhama-Yodhājīvasutta (R. iii. 39).

[68]Pāli: pañcime yodhājīvā, có năm hạng chiến sĩ này.

[69]Pāli, A V 76 Dutiya-Yodhājīvasutta (R. iii. 93).

[70]Tham chiếu Pāli: Tỳ kheo khất thực, gặp người nữ quyếnrũ, xả giới hoàn tục ngay.

[71]Hán dịch đoạn này không rõ nghĩa, thiếu mạc lạc so vớiđoạn trước. Tham chiếu Pāli: Tỳ kheo bị nữ quyến rũ, định về giữa Tăng xin xả giới; nhưng vè chưa kịp vềđến nơi mà đã vội đã xả giới.

[72]Hán dịch không rõ theo đoạn mạch. Tham chiếu Pāli: hạngthứ ba, bị nữ quyến rũ, cố gắng về được đến giữaTăng; các tỳ kheo khyên can nhưng vẫn khong kham, rồi mới xảgiới.

[73]Hạng thừ tư, bị quyến rũ, về giữa tăng, được khuyêndạy, nổ lực tinh cần nên không xả giới.

[74]Đây là hạng thứ tư trong bản Pāli tương đương. Hạng thứnăm, tỳ kheo vào thôn, thủ hộ thân, thủ hộ canư, chánhniệm, nên không bị nữ lung lạc quyến rũ.

[75]Để bản: Địa 地; có thể chép nhầm, nên sửa lại.

[76]Tham chiếu Pāli, A VII 68 Aggikkhandhopamasutta (R.iv. 128). Hán, Trung1, kinh 5 (Mộc tích dụ).

[77]Bản Hán, hết quyển 25.

[78]Đẳng kiến 等見, được hiểu là chánh kiến. Pāli: Sammādiṭṭhi.

[79]Ma-ha-nam 摩呵男. Pāli: Mahānāma, con vua Amitodana (Cam Lộ Phạnvương), anh của Anuruddha (A-na-luật).

[80]Phu nhơn Tát-la-đà sát-lợi chủng 薩羅陀剎利種. T26: VũNhật Cái 雨日蓋. Pāli: Vāsabhā-khattiyā. Xem kinh 3 phẩm 13.

[81]Để bản:Tỳ-lưu-ly 毘流勒. TNM: Tỳ-lưu-ly 毘流離. Có thểđây là giải thích của người chép kinh, phỏng theo nghĩaHán. Phiên Phạn ngữ 4 (T54n2130, tr. 8c17): Tỳ-lâu-ly vương毘樓流王, nên nói là Ty-lưu-ly-tha 毘流他, dịch là TăngTrưởng 增長. Tức nguyên Skt.: Virūḍhaka (Pāli: Viḍūḍabha).

[82]Hảo khổ. Đồng nhất với Pāli: Dīghakārāyaṇa.

[83]Trong bản: Ca-tỳ-la-việt 迦毘羅越. Trên kia, Ca-tỳ-la-vệ.

[84]Cf. Dhp. 18.

[85]Cf. Dhp. 15.

[86]A-chi-la hà. Pāli, Aciravatī, sông chảy ngang qua Xá-vệ. Từcung điện vua có thể nhìn thấy.

[87]Câu tỏa 拘璅, cá móc câu?

[88]Lưỡng thiệt 兩舌, cá hai lưỡi?

[89]Thiên nữ tinh tán 天女星散; trên kia, kinh số 6, phẩm 32,nói là ngọc nữ vi bạn 玉女違[17]叛.

[90]Tần-bà-sa-la 頻毘娑羅. Pāli: Bimbisāra. Trên kia âm là Tỳ-sa;xem kinh 3 phẩm 6.

[91]Nguyên Hán: Thủy quán đầu vương 水灌頭王: vua Quán đảnh(Pāli: muddhābhisitta-rājā).

[92]Xem kinh 4 phẩm 18.

[93]Xá-cưu-lợi 舍鳩利. Trên kia, kinh 1 phẩm 5, phiên âm: Xa-câu-lê.Pāli: Sakulā.

[94]Giao lộ đài 交露臺.

[95]Hành đạo 行道; đây nên hiểu là kinh hành. Xem kinh 6 phẩm21 trên, và đoạn tiếp theo dưới.

[96]Lưu ý để bản chép nhiều đảo cú so với bình thường,dẫn đến ngắt từ nhầm lẫn, do đó lẫn lộn giữa cácthiền.

[97]Định cú về bốn thiền, xem kinh 1 phẩm 12 các cht. 42 và tiếp.

[98]Tức với tâm đã định tĩnh như trên.

[99]Tham chiếu Pāli. A V 48 Alabbhanīyaṭhānasutta (R. iii. 54): Pañcimānialabbhanīyāni ṭhānāni, năm sự kiện không thể đạt được.Xem kinh số 7 phẩm 32.

[100]Các quả vị Thánh thuộc Tu-đà-hoàn, xem kinh số 7 phẩm 28trên.

[101]Tỳ-ma-chất-đa-la 毘摩質多羅. Pāli: Vepacitti (Skt. Vemacitra,Mahāvyutpatti 172, 3393)

[102]Để bản: Chỉnh 整. TNM: chánh .

[103]Thọ phạm chi phước 受梵之福; dịch nghĩa đen, từ gầnPāli: Brahmadeyya: tặng phẩm của Phạm thiên, chỉ ân tứ hayphong ấp mà vua chúa ban cho.

[104]Bản Hán, hết quyển 26.

[105]Nguyên Hán: tế hoạt

[106]Tham chiếu Pāli, Dhp. 21. appamādo amatapadaṃ pamādo maccuno padaṃ;appamattā na mīyanti, ye pamattā yathā matā., “Không buông lung,con đường dẫn đến bất tử. Buông lung, con đường dẫnđến chỗ chết. Không buông lung, không bị chết. Người buônglung như người đã chết.

[107]Ưu-đầu-bàn 優頭槃. Có thể đồng nhất với Pāli: Upavāṇa,có thời làm thị giả Phật. Truyện xin nước nóng đượckể trong ThagA. (R.ii. 56)

[108]Tích hoạn phong thống 脊患風痛. Pāli: vātabādhiko, bịnh bởigió, được giải thích là: vātakkhobhanimittaṃ ābādhiko jāto,bịnh phát sinh do triệu chứng rối loạn của gió. Không rõbịnh gì. (ThagA. R. ii. 57).

[109]Tỳ-xá-la 毘舍羅. Pāli, Vedeha. ThagA. R.ii., Upavāṇa đến xinnước nóng nơi nhà Devahita, trong thành Xá-vệ.

[110]Đề khốc địa ngục 啼哭地獄. Trường 19, kinh Thế ký:địa ngục Khiếu hoán 叫喚. Pāli: Jālaroruva (Skt. Raurava).

[111]Bài kệ Pāli tương đương, ThagA. R.ii. 57.

[112]Hán: ác lợi và thiện lợi 惡利善利.

[113]Nguyên Hán: phân-đàn bố thí 分檀布施. (Pāli: piṇḍa-dāyaka).Xem cht. 46, kinh 1 phẩm 29.

[114]Bản Hán: trừ tưởng bất tịnh, quán tịnh.

[115]Xem kinh 5 phẩm 32.

[116]Cf. S. 8. 1 (R.i. 185). Tạp (Việt), kinh 1115.

[117]Xem kinh 7 phẩm 18.

[118]Chú thích trong để bản: đây có thể còn thiếu hai chữ,nhưng chưa rõ.

[119]Nguyên bản: Thống.

[120]Tăng-ca-ma 僧迦摩. Có thể đồng nhất với Saṅgāmaji, Udāna8.

[121]Để bản: vi yếu 為要. TNM: vi diệu.

[122]Không tái sinh Dục giới.

[123]A-na-hàm nhập niết-bàn trên Tịnh cư thiên.

[124]Không tích 空跡; con đường dẫn đến Không (Pāli: suññatā)tức Niết-bàn. Cf. M. 121 Mahāsuññatasutta (R. iii. 111).

[125]Chỉ bảy lần thọ giới cụ túc.

[126]Bản Hán, hết quyển 27.

[127]Pāli, A V 202 Dhammassavanasutta (R.iii. 247).

[128]Pāli: cittaṃ pasīdati, tâm minh tịnh.

[129]Pāli, A V 208 Dantakaṭṭhasutta (R. iii. 250).

[130]Dương chi 楊枝, nhánh thông, dùng để xỉa răng. Pāli: dantakaṭṭha.

[131]Diêm-phủ-lý 閻浮里: Diêm-phù-đề.

[132]Nan-đà Ưu-bàn-nan-đà 難陀優槃難陀, long vương, truyền thuyếtphương Bắc (Divyādāna, Saddharmapuṇḍrīka) xem là hai anh em:Nanda và Upananda. Truyền thuyết Pāli là chỉ một: Nandopananda.Chuyện kể ở đây tương đương với chuyện kể trong Pāli,ThagA. R.iii. 177.

[133]Kim thạch 金石.Truyền thuyết Pāli, Phật ngồi trên ngai Paṇḍukambala-silāsanacủa Đế Thích.

[134]Tăng-ca-thi quốc 僧迦尸國. Pāli: Saṅkassa, một thị trấncách Xá-vệ chừng 30 dặm. Thế Tôn thị hiện thần biếntại đây, dưới cây Gaṇḍamba.

[135]Để bản: Tần-tì-sa-la

[136]Để bản: Ca-tỳ-la-việt.

[137]Truyền thuyết Pāli, Phật giảng Abhidhamma trên Tam thập tamthiên. Đoạn này Phật đang giảng nội dung của Abhidhamma.

[138]Ưu-bát-hoa-sắc 優缽華色: Liên Hoa Sắc. Pāli: Pāli: Uppalavaṇṇā,Tỳ-kheo-ni thần thông đệ nhất. Xem kinh 2 phẩm 5.

[139]Ấm, trì, nhập 陰持入: uẩn, giới, xứ. Pāli: khandha, dhātu,āyatana.

[140]Kệ lược bớt chữ trong bản Hán: Không, Vô tướng, Vô nguyện,ba giải thoát môn.

[141]Không vô, hay không tịch. Pāli: suññatā.

[142]Nhân dân Ngũ đô, hay Ngu đô, có lẽ tương đương Pāli: Pañcālajanapada(Pañcālaraṭṭha), được kể 1 trong 16 đậi quốc thời Phật.Theo Pāli, vua bấy giờ là Dummukha.

[143]Na-thuật 那術. Số đếm. Các phiên âm khác: na-do-tha, na-do-đà,tương đương một vạn, nghìn vạn, hay nghìn ức. Skt. nayuta.

[144]Bản Hán, hết quyển 28.

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]