Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 03: Quảng diễn

02/05/201113:07(Xem: 6486)
Phẩm 03: Quảng diễn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘTPHÁP

3.PHẨMQUẢNG DIỄN

KINHSỐ 1
[554a07]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấylà gì? Đó là niệm Phật.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thànhtựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, đượcvị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông,trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói.[13] Nguyện xin Thế Tôn vìcác Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghetừ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởngnào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. trongkhi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai.

“Thểcủa Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủmười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng.Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chánmắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương khôngthể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly.Tam-muội của Như Lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ,vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tìnhkiêu mạn, ngang bướng đã vắng im,[14] ý tham dục, tưởngsân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết[15] do dự, tất đều tậntrừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bịchướng ngại. [554b01] Thân Như Lai, được thành tựu từgiải thoát, các cõi[16] đã hết, không còn sinh phần đểnói ‘Ta sẽ đọa nơi sinh tử.’ Thân Như Lai được vượtqua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đángđược độ hay không đáng được độ, chết đây sinh kia,xoay vần qua lại trong ngằn mé sinh tử, có người giảithoát, người không giải thoát; Như Lai thảy đều biếttất cả.

“Đólà tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn.Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệmPhật, liền sẽ được những thứ công đức thiệnnày. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm Pháp.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Pháp, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từNhư Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo cácTỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmPháp, trừ các dục ái, không còn trần lao, tâm khátái vĩnh viễn không nổi lên nữa.

“PhàmChánh pháp là ở nơi dục mà đạt đến vô dục, lìacác kết phược và các bệnh của triền cái. Pháp này giốngnhư mùi các loại hương, không có tỳ vết của niệmloạn tưởng

“Đógọi là Tỳ-kheo tu hành niệm Pháp, liền có [554c01] danhdự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủcả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền đượcthần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn,tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phảitư duy không rời niệm Pháp, liền sẽ được những thứcông đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấylà gì? Là niệm Tăng.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từNhư Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmTăng. Thánh chúng của Như Lai thành tựu từ nghiệp lành,chất trực, thuận nghĩa, không có nghiệp tà, trên dướihòa mục, pháp pháp thành tựu.[17] Thánh chúng của NhưLai thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựutrí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu tri kiếngiải thoát. Thánh chúng ấy gồm có bốn đôi, tám hạng.Đó là Thánh chúng của Như Lai, xứng đáng được tùythuận cung kính, thừa sự, lễ bái. Sở dĩ vậy làvì đó là ruộng phước của thế gian. Ở trong Chúngnày đều cùng là pháp khí, cũng vì tự độ lạiđộ người khác đến đạo ba thừa. Nghiệp như vậygọi là Thánh chúng.

“Đólà nói, này các Tỳ-kheo, nếu ai niệm Tăng, liền có danhdự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủcả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền đượcthần thông, trừ các loạn tưởng, [555a01] được quảSa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luônphải tư duy không rời niệm Tăng, liền sẽ được nhữngthứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm Giới.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Giới, liền có danh dự, thànhtựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, đượcvị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông,trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từNhư Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmGiới. Giới có nghĩa là dừng các điều ác. Giớikhiến thành tựu đạo, khiến người hoan hỷ. Giới làanh lạc đeo thân, hiện những vẻ đẹp.

“Phàmcấm giới, giống như bình cát tường,[18] mọi sở nguyệnliền đạt được. Mọi pháp đạo phẩm đều do giớimà thành tựu.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo thực hành cấm giới sẽ thành tựu quảbáo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ,đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạntưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên,này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Giới,liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [555b01] Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm Thí.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Thí, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo, nghe từ NhưLai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmThí. Những gì tôi bố thí hôm nay, là tối thượng trongcác sự thí, vĩnh viễn không có tâm hối hận, không mongđền đáp để mong được thiện lợi. Nếu người nàomắng tôi, tôi quyết không mắng trả. Dù người hạitôi, dùng tay đánh, dao gậy đập, gạch đá ném, tôi cũngsẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận. Những gì tôibố thí, ý muốn cho sẽ không dứt tuyệt.

“Đógọi là, này Tỳ-kheo, đại thí, sẽ thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này cácTỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thí, liền sẽđược những thứ công đức thiện này. Như vậy, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, thì liền có danh dự, thành tựu quảbáo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ,đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạntưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Nhữnggì [555c01] là một pháp? Là niệm Thiên.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm Thiên, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từNhư Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmThiên.

“Thân,miệng, ý trong sạch, không tạo hành vi ô uế; thực hànhgiới thành tựu thân. Thân phóng ánh sáng tỏa khắpmọi nơi, thành tựu thân trời kia. Quả báo lành thànhtựu thân trời kia. Các hành đầy đủ mới thành thântrời.

“Nhưvậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm Thiên, liền đượcthành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiệnđủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền đượcthần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn,tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phảitư duy không rời niệm Thiên, liền sẽ được những thứcông đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm hưu tức.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm hưu tức, liền có danh dự, thànhtựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, đượcvị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông,trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo [556a01] nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khinghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmtịch tĩnh[19]. Tịch tĩnh là tâm ý tưởng lắng đọng,chí tánh an nhàn, mà không nóng nảy; tâm hằng chuyên nhất,thích nơi vắng vẻ, thường tìm phương tiện nhập địnhtam-muội, thường niệm tưởng không ham tranh thắng, dànhchỗ trước trên.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm tịch tĩnh, liềnđược thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điềuthiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liềnđược thần thông, trừ các loạn tưởng được quảSa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luônphải tư duy không rời niệm tịch tĩnh, liền sẽ đượcnhững thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng,được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm an-ban.”[20]

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm an-ban, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghetừ Như Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân kiết già,buộc niệm ở trước, không có [556b01] tư tưởng nàokhác, chuyên tinh niệm an-ban. Nói an-ban, tức là khi hơi thởdài, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang dài; nếu hơithở lại ngắn, hãy quán biết hơi thở ta hiện đangngắn; nếu hơi thở rất lạnh, hãy quán biết hơi thởta hiện đang lạnh; nếu hơi thở lại nóng, hãy quán biếthơi thở ta hiện đang nóng. Quán khắp thân thể từđầu đến chân, tất cả đều nên quán biết. Nếuhơi thở lại có dài ngắn, cũng hãy quán hơi thở códài ngắn. Dụng tâm đặt nơi toàn thân,[21] biết hơi thởdài ngắn, tất cả đều biết rõ, cho đến khi hơi thởra vào được phân biệt rõ ràng. Nếu tâm đặt nơi thân,biết hơi thở dài ngắn, cũng lại biết rõ, đếm hơithở dài ngắn cũng phân biệt rõ ràng.

“Nhưvậy, các Ty-kheo, đó gọi là niệm an-ban, liền đượcthành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiệnđủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền đượcthần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn,tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phảitư duy không rời niệm an, ban, liền sẽ được nhữngthứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởngđược quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm thân.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm thân, liền có danh dự, thành tựuquả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vịcam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừcác loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghetừ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, [556c01] chuyêntinh niệm thân. Niệm thân là tóc, lông, móng, răng, da,thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, lá lách, thận,ruột già, ruột non, bạch chức[22], bàng quang, phẩn, tiểu,dạ dày[23], thương đãng,[24] dịch vị,[25] nước mắt,đờm dãi, mủ, máu, mỡ, nước miếng, đầu lâu, não.[26]Cái nào là thân? Đó là đại chủng đất? Đó là đạichủng nước? Đó là đại chủng lửa? Đó là đại chủnggió? Được tạo ra bởi giống của cha, giống của mẹ chăng?Nó từ đâu đến? Do ai tạo ra? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,tâm, chết ở đây sẽ sinh về nơi nào?

“Nhưvậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm thân, liền đượcthành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiệnđủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền đượcthần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn,tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phảitư duy không rời niệm thân, liền sẽ được những thứcông đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hànhmột pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báolớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đếnchỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởngđược quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì làmột pháp? Là niệm sự chết.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là tu hành niệm sự chết, thì liền có danh dự,thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả,được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thầnthông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đếnNiết-bàn?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốcrễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì cácTỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghetừ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệtrộng rãi cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch rằng:

“Kínhvâng, Bạch Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheochánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệmở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệmsự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại cácđường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại,như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ[557a01] chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướngmạo.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liềnđược thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điềuthiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liềnđược thần thông, trừ các loạn tưởng được quảSa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luônphải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ đượcnhững thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt

Phật,Pháp, cùng Thánh chúng,

Cuốicùng là niệm chết;

Dùcùng trên đồng tên,

Nhưngnghĩa chúng mỗi khác.[27]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]