Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Thứ Bảy: Cơ Duyên

25/10/201014:55(Xem: 8419)
Phẩm Thứ Bảy: Cơ Duyên

KINH PHÁP BẢOĐÀN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

PhẩmThứ Bảy: Cơ Duyên

DỊCH

Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đếnThiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu ChíLược kính trọng Ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng,thường tụng kinh Đại Niết-bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì côNi giải nói. Ni cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo:

Chữ thì không biết,nghĩa tức mời hỏi.

Cô Ni nói:

Chữ còn không biết, saocó thể hiểu nghĩa?

Tổ bảo:

Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.

Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức(1)trong thôn rằng:

Đây là hàng tu sĩcó đạo, nên thỉnh cúng dường.

Khi ấy có cháubốn đời của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và dân cư trong làng đua nhau đếnchiêm lễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm tàn phế,mới y nơi nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì ở đó, không bao lâu thànhmột ngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo,Tổ bèn trốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹtđá được khỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết-già và vết nếp y của Tổ vẫn còn,nhân đó gọi là hòn đá tị nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, Ngàimới ẩn ở hai ấp ấy.

]Tăng Pháp Hải, người quê ở Khúc Giang, Thiều Châu, ban đầu đến tham vấn Tổ, hỏirằng:

Tức tâm tức Phật, cúixin Ngài chỉ dạy.

Tổ bảo:

Niệm trước chẳng sanhtức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cảtướng tức Phật, nếu tôi nói cho đủ, cùng kiếp cũng không hết, hãy lắng nghe tôinói kệ:

Tức tâm là tuệ,
Tức Phật là định,
Định tuệ bình đẳng,
Trong ý thanh tịnh.
Ngộ pháp môn này,
Do ông tập tánh,
Dụng vốn không sanh,
Song tu là chánh.

(Tức tâm danh tuệ,
Tức Phật nãi định,
Định tuệ đẳng đẳng,
Ý trung thanh tịnh.
Ngộ thử pháp môn,
Do nhữ tập tánh,
Dụng bản vô sanh,
Song tu thị chánh.)

Ngài Pháp Hải ngay lờiđó liền đại ngộ, làm bài kệ tán thán:

Tức tâm nguyên là Phật,
Chẳng ngộ mà tự khinh,
Con biết nhân định tuệ,
Đồng tu lìa các vật.

(Tức tâm nguyên thị Phật,
Bất ngộ nhi tự khuất,
Ngã tri định tuệ nhân,
Song tu ly chư vật.)

]Tăng tên là Pháp Đạt, người ở Hồng Châu, xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụngkinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ mà đầu không sát đất. Tổ mới quở:

Lễ mà đầu không sátđất, chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chất sự nghiệpgì?

Pháp Đạt thưa:

Tôi tụng kinh Pháp Hoađã đến ba ngàn bộ.

Tổ bảo:

Nếu ông tụng đến muônbộ, được ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sựnghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

Lễ cốt chặt cờ mạn,
Sao đầu không sát đất?
Có ngã tội liền sanh,
Quên công phước vô tỉ.

(Lễ bản chiết mạn tràng,
Đầu hề bất chí địa,
Hữu ngã tội tức sanh,
Vong công phúc vô tỉ.)

Tổ lại hỏi: Ông tên gì?

Pháp Đạt thưa: Tên PhápĐạt.

Tổ bảo: Ông tên PhápĐạt mà đâu từng đạt pháp.

Lại nói bài kệ:

Nay ông tên Pháp Đạt,
Chuyên tụng chưa từng thôi,
Tụng rỗng chỉ theo tiếng,
Sáng tâm hiệu Bồ-tát.
Nay ông vì có duyên,
Nay tôi vì ông nói,
Chỉ tin Phật không lời,
Hoa sen từ miệng phát.

(Nhữ kim danh Pháp Đạt,
Cần tụng vi hưu yết,
Không tụng đãn tuần thanh,
Minh tâm hiệu Bồ-tát.
Nhữ kim hữu duyên cố,
Ngô kim vị nhữ thuyết,
Đãn tín Phật vô ngôn,
Liên hoa tùng khẩu phát.)

Ngài Pháp Đạt nghe kệhối hận, tạ lỗi thưa:

Từ nay về sau con sẽkhiêm cung đối với tất cả. Đệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu được nghĩakinh, tâm thường có nghi, Hòa thượng là bậc trí tuệ rộng lớn, cúi mong lược nóinghĩa lý trong kinh.

Tổ bảo:

Pháp Đạt, pháp tức rấtthâm đạt mà tâm ông chẳng đạt, kinh vốn là không nghi mà tâm ông khởi nghi. Ôngtụng kinh này, lấy cái gì làm tông?

Pháp Đạt thưa:

Học nhân căn tánh ámđộn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâu có biết tông thú.

Tổ bảo:

Tôi không biết chữ, ôngthử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giải nói.

Pháp Đạt liền to tiếngtụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo:

Dừng! Kinh này nguyênlai lấy nhân duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứ thí dụ cũng không vượt quachỗ này. Sao là nhân duyên? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhânduyên mà xuất hiện ở đời, một đại sự đó là Tri kiến Phật. Người đời do mê bênngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không. Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng,nơi không mà lìa không thì trong ngoài chẳng mê, nếu ngộ được pháp này, một niệmtâm khai, ấy là khai Tri kiến Phật. Phật tức là giác, phân làm bốn môn: Khaigiác tri kiến, Thị giác tri kiến, Ngộ giác tri kiến, Nhập giác tri kiến. Nếunghe khai thị liền hay ngộ nhập tức là giác tri kiến, chân tánh xưa nay mà đượcxuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói khai thị ngộnhập rồi tự cho là Tri kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếu khởi cái hiểunày tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phật rồi, đã đầy đủtri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là Tự tâmcủa ông, lại không có Phật nào khác; vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quangminh, tham ái trần cảnh, ngoài thì duyên (với ngoại cảnh), trong tâm thì lăngxăng, cam chịu lôi cuốn, liền nhọc đức Thế Tôn kia từ trong tam-muội mà dậy,dùng bao nhiêu phương tiện nói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buôngdứt chớ hướng ra ngoài tìm cầu thì cùng Phật không hai, nên nói khai Phật tri kiến.Tôi cũng khuyên tất cả người nên thường khai Tri kiến Phật ở trong tâm củamình. Người đời do tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng thì lành tâm thì ác, tham sântật đố, siểm nịnh, ngã mạn, xâm phạm người hại vật, tự khai tri kiến chúngsanh. Nếu hay chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tâm mình, dừng ác làmlành, ấy là tự khai Tri kiến Phật. Ông phải mỗi niệm khai Tri kiến Phật, chớkhai tri kiến chúng sanh, khai Tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiếnchúng sanh tức là thế gian. Nếu ông chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm côngkhóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó!

Pháp Đạt thưa:

Nếu vậy thì chỉ đượchiểu nghĩa, chẳng cần phải tụng kinh chăng?

Tổ bảo:

Kinh có lỗi gì? Đâu cóchướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tại người, tổn giảm hay lợi ích là domình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm khônghành tức là bị kinh chuyển. Hãy nghe ta nói kệ đây:

Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ nghĩa,
Cùng nghĩa trở thành thù.
Không niệm niệm là chánh,
Có niệm niệm là tà,
Có không đều chẳng chấp,
Hằng ngồi xe bạch ngưu.

(Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp hoa,
Tụng kinh cửu bất minh,
Dữ nghĩa tác thù gia.
Vô niệm niệm tức chánh,
Hữu niệm niệm thành tà,
Hữu vô câu bất kế,
Trường ngự bạch ngưu xa.)

Pháp Đạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nóiliền đại ngộ và thưa với Tổ:

Pháp Đạt từ xưa đến nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa màbị Pháp Hoa chuyển.

Lại thưa:

Kinh nói các vị Đại Thanh văn cho đến Bồ-tát đều đem hếtkhả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí củaPhật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được Tự tâm liền gọi là Tri kiến Phật,tự chẳng phải là hàng thượng căn nên chưa khỏi nghi báng. Lại kinh nói ba xe:xe dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xinHòa thượng rủ lòng từ khai thị cho.

Tổ bảo:

Ý kinh rõ ràng,ông tự mê trái. Các hạng người Tam thừa không thể đo lường được Trí tuệ Phật,đó là lỗi tại chỗ đo lường. Dù ông đem tất cả sự suy nghĩ mà suy xét lại càngthêm xa vời. Phật vốn vì phàm phu mà nói, chẳng phải vì Phật mà nói, lý này nếuchẳng tin chắc thì sẽ như những vị Thanh văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy.Đâu chẳng biết đã ngồi trên xe bạch ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinhvăn rõ ràng nhằm ông mà nói, chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác; hoặc làhai, hoặc là ba cho đến vô số phương tiện, bao nhiêu nhân duyên thí dụ, ngôn từnói về pháp ấy đều vì một Phật thừa. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việcthuở xưa, một xe là thật, là việc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật,sau khi trở về thật, thật cũng không tên. Nên biết có những của báu trọn thuộcvề ông, do ông thọ dụng, lại không khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởngcủa con, cũng không khởi tưởng dùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp nàyđến kiếp khác, tay không rời quyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳngtụng kinh.

Pháp Đạt nhờ chỉ dạy,vui mừng nhảy nhót liền nói kệ khen rằng:

Kinh tụng ba ngàn bộ,
Tào Khê một câu quên,
Chưa rõ ý xuất thế,
Đâu hết cuồng nhiều đời.
Dê, nai, trâu quyền lập,
Trước, giữa, sau khéo bày,
Ai biết trong nhà lửa,
Nguyên là vị vua Pháp.

(Kinh tụng tam thiên bộ,
Tào Khê nhất cú vong,
Vị minh xuất thế chỉ,
Ninh yết lụy sanh cuồng.
Dương lộc ngưu quyền thiết,
Sơ trung hậu thiện dương,
Thùy tri hỏa trạch nội,
Nguyên thị pháp trung vương.)

Tổ bảo:

Từ nay về sau ôngmới đáng gọi là Tăng tụng kinh.

Pháp Đạt từ đây lãnhhội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh.

]Tăng Trí Thông, người quê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem kinh Lăng-giàđến hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được Tam thân Tứ trí, đến lễ Tổ cầu giảinghĩa này. Tổ bảo:

Ba thân là Thanh tịnhPháp thân, đó là tánh của ông, Viên mãn Báo thân là trí của ông, Thiên bá ứcHóa thân là hạnh của ông vậy. Nếu lìa Bản tánh riêng nói ba thân tức gọi cóthân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có Tự tánh tức là rõ bốn tríBồ-đề. Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

Tự tánh đủ ba thân,
Phát minh thành tứ trí,
Chẳng lìa duyên thấy nghe,
Siêu nhiên lên quả Phật.
Nay tôi vì ông nói,
Tin chắc hằng không mê,
Chớ học người tìm cầu,
Trọn ngày nói Bồ-đề.

(Tự tánh cụ tam thân,
Phát minh thành tứ trí,
Bất ly kiến văn duyên,
Siêu nhiên đăng Phật địa.
Ngô kim vị nhữ thuyết,
Đế tín vĩnh vô mê,
Mạc học trì cầu giả,
Chung nhật thuyết Bồ-đề.)

Ngài Trí Thông lạithưa:

Về nghĩa Tứ trí có thểnghe được chăng?

Tổ bảo:

Đã hiểu ba thânliền rõ Tứ trí, sao lại hỏi ư? Nếu lìa ba thân riêng nói Tứ trí, đây gọi là cótrí mà không thân, tức đây có trí lại thành vô trí.

Ngài nói kệ:

Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm không bệnh,
Diệu quan sát trí thấy không công,
Thành sở tác trí đồng Viên cảnh.
Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển,
Chỉ dùng danh ngôn không Thật tánh,
Nếu ngay chỗ chuyển không dấy niệm,
Ngay nơi ồn náo hằng đại định.

(Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh,
Diệu quan sát trí kiến phi công,
Thành sở tác trí đồng Viên cảnh.
Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển,
Đãn dụng danh ngôn vô Thật tánh,
Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình,
Phồn hưng vĩnh xử na-già định.)

(Như trên nói chuyển thức thành trí, trong kinh nói: Chuyểnnăm thức trước làm Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu làm Diệu quan sát trí,chuyển thức thứ bảy làm Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám làm Đại viêncảnh trí. Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy là ở trong nhân chuyển, còn năm thứctrước và thức thứ tám là trên quả chuyển, chỉ chuyển tên mà không chuyển thể.)

Trí Thông liền đốn ngộđược tánh trí nên trình kệ rằng:

Ba thân nguyên thể ta,
Tứ trí vốn tâm sáng,
Thân trí dung không ngại,
Ứng vật mặc tùy hình.
Khởi tu đều vọng động,
Giữ trụ trái chân tinh,
Diệu chỉ nhân Thầy rõ,
Trọn quên tên nhiễm ô.

(Tam thân nguyên ngã thể,
Tứ trí Bản tâm minh,
Thân trí dung vô ngại,
Ứng vật nhiệm tùy hình.
Khởi tu giai vọng động,
Thủ trụ phỉ chân tinh,
Diệu chỉ nhân Sư hiểu,
Chung vong nhiễm ô danh.)

]Tăng tên Trí Thường, người ở Quí Khê,Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đến tham lễ, Tổ hỏi:

Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì?

Sư thưa:

Học nhân gần đâyđến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa thượng Đại Thông nhờ chỉ nghĩa kiến tánhthành Phật, nhưng chưa giải quyết được hồ nghi, từ xa đến đây lễ Hòa thượng,mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Tổ bảo:

Kia có ngôn cú gì ôngthử nhắc lại xem.

Trí Thường thưa:

Trí Thường đếnnơi kia, trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nênmột hôm riêng vào trượng thất thưa hỏi:

Thế nào là Bảntâm, Bản tánh của con?

Ngài Đại Thôngnói rằng:

Ông thấy hư khôngchăng?

Trí Thường đáp: Thấy!

Hòa thượng ĐạiThông hỏi:

Ông thấy hư khôngcó tướng mạo chăng?

Trí Thường đáp:

Hư không vô hìnhmà có tướng mạo gì?

Ngài Đại Thôngbảo:

Bản tánh của ôngví như hư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến, khôngmột vật có thể biết ấy gọi là chân tri, không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉthấy bản nguyên thanh tịnh, giác thể tròn sáng tức gọi là thấy tánh thành Phật,cũng gọi là Như Lai tri kiến.

Học nhân tuy nghe lờinày vẫn chưa giải quyết xong (điều nghi), cúi xin Hòa thượng chỉ dạy.

Tổ bảo:

Lời thầy kia nói vẫncòn kiến tri nên khiến ông chưa rõ, nay tôi chỉ ông một bài kệ:

Chẳng thấy một pháp còn thấy không,
Giống như mây nổi che mặt nhật,
Chẳng biết một pháp giữ biết không,
Lại như hư không sanh điện chớp.
Tri kiến này bỗng nhiên dấy lên,
Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện,
Ông phải một niệm tự biết lỗi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

(Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,
Đại tợ phù vân già nhật diện,
Bất tri nhất pháp thủ không tri,
Hoàn như thái hư sanh thiểm điện.
Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,
Thác nhận hà tằng giải phương tiện,
Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.)

Trí Thường nghe bài kệ rồi tâm ý hoát nhiên, bèn nói kệrằng:

Vô cớ khởi tri kiến,
Chấp tướng cầu Bồ-đề,
Tình còn một niệm ngộ,
Đâu vượt mê ngàn xưa.
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu luống đổi dời,
Chẳng vào thất Tổ sư,
Mờ mịt chạy hai đầu.

(Vô đoan khởi tri kiến,
Trước tướng cầu Bồ-đề,
Tình tồn nhất niệm ngộ,
Ninh việt tích thời mê.
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu uổng thiên lưu,
Bất nhập Tổ sư thất,
Mang nhiên thú lưỡng đầu.)

Trí Thường một hôm hỏiTổ:

Phật nói pháp ba thừa,lại nói Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, cúi mong Ngài vì chỉ dạy.

Tổ bảo:

Ông xem nơi Bảntâm mình, chớ có chấp Pháp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm ngườitự có những sai biệt. Thấy nghe tụng đọc là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa làTrung thừa, y pháp tu hành là Đại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ,tất cả không nhiễm, lìa các Pháp tướng, một cũng không được, gọi là Tối thượngthừa. Thừa là nghĩa hành, không phải ở miệng tranh, ông phải tự tu chớ có hỏitôi, trong tất cả thời, Tự tánh tự như.

Trí Thường liền lễ tạvà hầu Tổ đến trọn đời.

]Tăng Chí Đạo, người quê ở NamHải, Quảng Châu đến thưa hỏi, thưa rằng:

Học nhân từ xuất gia,xem kinh Niết-bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thươngxót chỉ dạy.

Tổ bảo: Chỗ nào ôngchưa rõ?

Thưa rằng:

“Chưhạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”, nơiđây con nghi ngờ.

Tổ hỏi: Ông nghi nhưthế nào?

Thưa rằng:

Tất cả chúng sanh đềucó hai thân gọi là Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt,Pháp thân có thường không tri không giác. Kinh nói: “sanh diệt diệt rồi, tịchdiệt là vui”, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui? Nếu là Sắc thân,khi Sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếuPháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại Pháp tánh là thểcủa sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt làthường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lạisanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt, nếu chẳng cho lại sanh tức làhằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sựngăn cấm của Niết-bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?

Tổ quở:

Ông là Thích tử sao lạitập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượngthừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanhdiệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng,đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tấtcả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cảpháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biếtlà mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thànhtướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạyNiết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không cótướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền.Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thườnglạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên mộtthể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳngsanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp. Hãy nghe ta nói kệ:

Đại Niết-bàn vô thượng,
Tròn sáng thường lặng soi,
Phàm ngu gọi là chết,
Ngoại đạo chấp là đoạn.
Những người cầu Nhị thừa,
Cho đó là vô tác,
Trọn thuộc chỗ tình chấp,
Gốc sáu mươi hai chấp.
Dối lập tên hư giả,
Sao đạt nghĩa chân thật,
Chỉ có người vượt qua,
Thông suốt không thủ xả.
Do biết pháp năm uẩn,
Và ngã ở trong uẩn,
Ngoài hiện các sắc tượng,
Mỗi mỗi tướng âm thanh.
Bình đẳng như mộng huyễn,
Không khởi chấp phàm Thánh,
Không khởi hiểu Niết-bàn,
Hai bên, ba mé dứt.
Thường hiện dụng các căn,
Mà chẳng khởi tưởng dụng,
Phân biệt tất cả pháp,
Không khởi tưởng phân biệt.
Kiếp hỏa đốt biển cả,
Gió thổi núi chạm nhau,
Chân thường tịch diệt vui,
Tướng Niết-bàn như thế.
Nay tôi gắng gượng nói,
Khiến ông bỏ tà kiến,
Ông chớ theo lời hiểu,
Nhận ông biết ít phần.

(Vô thượng Đại Niết-bàn,
Viên minh thường tịch chiếu,
Phàm ngu vị chi tử,
Ngoại đạo chấp vi đoạn.
Chư cầu Nhị thừa nhân,
Mục dĩ vi vô tác,
Tận thuộc tình sở kế,
Lục thập nhị kiến bản.
Vọng lập hư giả danh,
Hà vi chân thật nghĩa,
Duy hữu quá lượng nhân,
Thông đạt vô thủ xả.
Dĩ tri ngũ uẩn pháp,
Cập dĩ uẩn trung ngã,
Ngoại hiện chúng sắc tượng,
Nhất nhất âm thanh tướng.
Bình đẳng như mộng huyễn,
Bất khởi phàm Thánh kiến,
Bất tác Niết-bàn giải,
Nhị biên tam tế đoạn.
Thường ứng chư căn dụng,
Nhi bất khởi dụng tưởng,
Phân biệt nhất thiết pháp,
Bất khởi phân biệt tưởng.
Kiếp hoả thiêu hải để,
Phong cổ sơn tương kích,
Chân thường tịch diệt lạc,
Niết-bàn tướng như thị.
Ngô kim cưỡng ngôn thuyết,
Linh nhữ xả tà kiến,
Nhữ vật tùy ngôn giải,
Hứa nhữ tri thiểu phần.)

Chí Đạo nghe kệ đạingộ, vui mừng nhảy nhót, làm lễ rồi lui.

]Thiền sư Hành Tư sanh tại An Thành, Kiết Châu, họ Lưu, nghe pháp tịch Tào Khêgiáo hóa thạnh hành, Ngài thẳng đến tham lễ, bèn hỏi:

Phải làm việc gìmà không rơi vào giai cấp?

Tổ hỏi: Ông từng làmviệc gì đến?

Ngài thưa: Thánh đếcũng không làm.

Tổ bảo: Rơi vào giaicấp nào?

Ngài thưa:

Thánh đế còn chẳng làmthì có giai cấp nào?

Tổ thầm nhận đó, khiếnngài Hành Tư thủ chúng. Một hôm Tổ bảo ngài Hành Tư:

Ông nên phân hóa mộtnơi, không khiến cho đoạn dứt.

Ngài Hành Tư đã đượcpháp bèn trở về Kiết Châu, trên núi Thanh Nguyên hoằng pháp, nối tiếp giáo hóa.Sau Ngài tịch, thụy là Hoằng Tế thiền sư.

]Thiền sư Hoài Nhượng quê ở Kim Châu, con nhà họ Đỗ, ban đầu đến yết kiến Quốcsư An ở Tung Sơn. Quốc sư An mới khuyến khích Sư đến Tào Khê tham vấn. Khi Ngàiđến lễ bái Tổ, Tổ hỏi:

Ở đâu lại?

Ngài thưa: Ở Tung Sơn.

Tổ bảo: Đem được vật gìlại?

Ngài thưa:

Nói giống một vật tứcchẳng trúng.

Tổ bảo: Lại có tu chứngchăng?

Ngài thưa:

Tu chứng tức chẳngkhông, nhiễm ô tức chẳng được.

Tổ bảo:

Chỉ cái chẳng nhiễm ônày là chỗ chư Phật hộ niệm; ông đã như thế, ta cũng như thế. Tây thiên TổBát-nhã Đa-la sấm rằng: “dưới chân ông có một con ngựa tơ đạp chết người trongthiên hạ”, ứng ở nơi tâm ông, không cần phải nói ra.

Ngài Hoài Nhượng hoát nhiênkhế hội, liền hầu hạ Tổ mười lăm năm, mỗi ngày càng thâm được sự huyền áo. Sau Ngàiđến núi Nam Nhạc, xiển dương Thiền tông, khi tịch Ngài được sắc ban hiệu Đại Tuệthiền sư.

]Thiền sư Huyền Giác ở Vĩnh Gia, họ Đới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyênvề pháp môn chỉ quán của tông Thiên Thai, nhân xem kinh Duy-ma-cật phát minhđược tâm địa; chợt gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôinổi mà mỗi lời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách hỏi:

Nhân giả đượcpháp nơi Thầy nào?

Huyền Giác đáp:

Tôi nghe kinh luậnPhương đẳng mỗi vị đều có thầy truyền thừa, sau nơi kinh Duy-ma-cật ngộ đượcPhật tâm tông mà chưa có người chứng minh.

Huyền Sách bảo:

Từ đức Phật Oai ÂmVương về trước tức được, từ Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy mà tự ngộ trọnlà thiên nhiên ngoại đạo.

Huyền Giác nói:

Xin nhân giả vì tôichứng minh.

Huyền Sách bảo:

Lời tôi nhẹ, ở Tào Khêcó Lục Tổ đại sư bốn phương nhóm họp về đều là những người thọ pháp. Nếu ôngchịu đi thì cùng tôi đồng đi.

Huyền Giác bèn đồng vớiHuyền Sách đến tham vấn. Khi đến, Huyền Giác nhiễu Tổ ba vòng, chống tíchtrượng mà đứng. Tổ bảo:

Phàm là Sa-môn phải đủba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến, sanh đại ngã mạn?

Huyền Giác thưa:

Sanh tử là việc lớn, vôthường mau chóng.

Tổ bảo:

Sao chẳng thể nhận cáivô sanh, liễu không mau ư?

Huyền Giác thưa:

Thể tức là vô sanh,liễu vốn không có mau.

Tổ bảo: Như thế, nhưthế!

Huyền Giác mới đầy đủoai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ. Tổ bảo:

Trở về chóng vậy?

Huyền Giác thưa:

Vốn tự không động, hácó mau ư?

Tổ bảo: Ai biết chẳngđộng?

Huyền Giác thưa:

Nhân giả tự sanh phânbiệt.

Tổ bảo: Ông rất đượccái ý vô sanh.

Huyền Giác thưa: Vôsanh há có ý sao?

Tổ bảo: Nếu không ý thìai biết phân biệt?

Huyền Giác thưa:

Phân biệt cũng khôngphải ý.

Tổ bảo: Lành thay! Hãydừng lại một đêm.

Thời nhân gọi làNhất túc giác. Sau Ngài có trước tác bộ Chứng Đạo Ca, thạnh hành ở đời. Thụy làVô Tướng đại sư, người đương thời xưng là Chân Giác.

]Thiền giả Trí Hoàng, ban đầu tham học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ, mớicất am ngồi thiền mãi trải qua hai mươi năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách du phươngđến Hà Sóc nghe danh ngài Trí Hoàng, liền đến am hỏi:

Ông ở đây làm gì?

Trí Hoàng nói: Nhậpđịnh.

Huyền Sách hỏi:

Ông nói nhập định là có tâm nhập hay không tâm nhập? Nếukhông tâm nhập thì tất cả vô tình cỏ cây ngói đá nên được định; nếu có tâm nhậpthì tất cả loài hữu tình hàm thức cũng nên được định.

Trí Hoàng bảo:

Tôi chính khi nhập định chẳng thấy có cái có tâm và khôngtâm.

Huyền Sách nói:

Chẳng thấy có tâm và không tâm tức là thường định, sao lại(nói) có xuất nhập, nếu có xuất nhập tức là khôngphải Đại định.

Hoàng không trả lời được. Giây lâu mới hỏi:

Thầy kế thừa ai?

Huyền Sách nói:

Thầy tôi là Lục Tổ ởTào Khê.

Trí Hoàng hỏi:

Lục Tổ lấy gì làm Thiềnđịnh?

Huyền Sách đáp:

Thầy tôi nói: “Diệutrạm viên tịch, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có,chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền không trụ, lìa trụ thiềntịch, tánh thiền không sanh, lìa sanh thiền tưởng, tâm như hư không cũng khôngcó cái lượng của hư không.”

Trí Hoàng nghe lời nóiấy bèn đi thẳng đến yết kiến Lục Tổ.

Lục Tổ hỏi: Nhân giả từđâu đến?

Trí Hoàng liền thuậtlại đầy đủ duyên trước.

Lục Tổ bảo:

Thật như lời đã nói.Ông chỉ tâm như hư không mà chẳng có kiến chấp không, ứng dụng không ngăn ngại,động và tịnh đều không tâm, tình phàm Thánh đều quên, năng sở đều dứt, tánhtướng như như, không có lúc nào mà chẳng định.

Trí Hoàng ngay nơi đâyliền đại ngộ, hai mươi năm đã được tâm, trọn không ảnh hưởng. Đêm ấy ở Hà Bắc,dân chúng nghe trong hư không có tiếng nói: “Thiền sư Hoàng ngày nay được đạo.”Trí Hoàng sau đó lễ từ trở về Hà Bắc, khai hóa bốn chúng.

]Có vị Tăng hỏi Tổ:

Ý chỉ Huỳnh Mai ngườinào được?

Tổ đáp: Người hiểu Phậtpháp được!

Tăng thưa: Hòa thượnglại được chăng?

Tổ bảo: Ta chẳng hiểuPhật pháp.

Một hôm Tổ muốngiặt lá y đã được truyền trao nhưng không có suối tốt để giặt, nhân Ngài đếnsau chùa khoảng năm dặm, thấy trên núi cây cối um tùm, khí tốt xoay quanh, Ngàiliền cắm cây tích trượng sâu xuống đất, nước liền phún lên theo tay Ngài, chứalại thành cái ao, Ngài liền quì gối giặt y trên đá. Chợt có một vị Tăng đến lễbái thưa rằng:

Phương Biện là ngườiTây Thục, vừa rồi ở nước Nam Thiên Trúc, thấy ngài Đạt-ma đại sư dạy PhươngBiện phải chóng đến nước Đường là nơi tôi truyền Chánh pháp nhãn tạng và ytăng-già-lê của Tổ Ca-diếp, thấy truyền đến đời thứ sáu nơi Thiều Châu ở TàoKhê, ông nên đến đó chiêm lễ. Phương Biện từ xa đến, cúi mong được thấy y bátđã được truyền.

Tổ bèn đưa ra cho ôngxem, liền hỏi:

Thượng nhân làm nghề gì?

Phương Biện đáp: Chuyênnghề đắp tượng.

Tổ nghiêm sắc mặt lạibảo: Ông thử đắp xem.

Phương Biện mờ mịtkhông biết. Qua mấy ngày, ông đắp được tượng của Tổ, cao bảy tấc, rất đẹp đẽ.

Tổ cười, bảo:

Ông chỉ giỏi tánh đắpmà chẳng giỏi tánh Phật.

Tổ đưa tay xoa đầuPhương Biện nói:

Ông hằng vì người, trờilàm phước điền.

Tổ liền lấy y đền công,Phương Biện lấy y chia làm ba phần: một phần đắp vào tượng, một phần thì ônglưu lại, còn một phần thì gói chôn xuống đất, thề rằng: “Sau này, người nào đàođược y này là tôi tái sanh để trụ trì nơi đây dựng lập lại chùa chiền.”

(Đến đời Tống, niênhiệu Gia Hựu năm thứ tám, có vị Tăng tên là Duy Tiên, khi sửa chùa, đào đấtđược y như mới, còn tượng của Phương Biện đắp thì để ở chùa Cao Tuyền, cúngkính cầu nguyện đều được như ý.)

]Có vị Tăng đọc bài kệ của Thiền sư Ngọa Luân rằng:

Ngọa Luân có tài năng,
Hay đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ-đề ngày ngày lớn.

(Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ-đề nhật nhật trưởng.)

Tổ nghe qua liền nói:

Bài kệ này chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu,ấy là thêm trói buộc.

Nhân đó Tổ nói một bài kệ:

HuệNăng không có tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm thường khởi,
Bồ-đề làm gì lớn.

(HuệNăng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm sổ khởi.
Bồ-đề tác ma trưởng.)


(1)Kỳ đức: Người lớn tuổi có đức.

GIẢNG 1

VÔTẬN TẠNG

Phẩm thứ bảy nói vềCơ Duyên tức là cơ duyên của Tổ hóa độ.

Tổ từ được pháp ở HuỳnhMai, về đến Thiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩlà Lưu Chí Lược kính trọng Ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô TậnTạng, thường tụng kinh Đại Niết-bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mớivì cô Ni giải nói. Ni mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo:

Chữ thì không biết,nghĩa tức mời hỏi.

Cô Ni nói:

Chữ còn không biết, saocó thể hiểu nghĩa?

Tổ bảo:

Diệu lý của chư Phậtchẳng có quan hệ đến văn tự.

Cô Ni kinh lạ mới bảokhắp hàng kỳ đức (người lớn tuổi có đức) trong thôn rằng:

Đây là hàng tu sĩ cóđạo, nên thỉnh cúng dường.

Khi ấy có cháu bốn đờicủa Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và dân cư trong làng đua nhau đến chiêmlễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm tàn phế, mới ynơi nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì ở đó, không bao lâu thành mộtngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèntrốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹt đá đượckhỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết-già và vết nếp y của Tổ vẫn còn, nhânđó gọi là hòn đá tị nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, Ngài mới ẩnở hai ấp ấy.

Đó là giai đoạn Ngài cònđang lánh nạn, người ta theo đuổi kiếm để tiêu diệt Ngài, cũng là lúc Ngài nóikinh Đại Niết-bàn cho Ni cô Vô Tận Tạng nghe.

GIẢNG 2

PHÁPHẢI

Đến giai đoạn Tổ vào ở chùa và công khai truyền bá.

Thiền sư Pháp Hải:

Tăng Pháp Hải, ngườiquê ở Khúc Giang, Thiều Châu, ban đầu đến tham vấn Tổ, hỏi rằng:

Tức tâm tức Phật, cúixin Ngài chỉ dạy.

Tổ bảo:

Niệm trước chẳng sanhtức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật, thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cảtướng tức Phật, nếu tôi nói cho đủ, cùng kiếp cũng không hết.

Niệm trước đã chẳng sanhthì làm sao có niệm sau, mà nói niệm sau chẳng diệt. Đúng ra phải hiểu như thế này:Tâm trước không sanh, sau không diệt, tâm đó tức là Phật. Còn tâm niệm niệmsanh diệt, đó không phải là Phật. Tâm nghĩ lành, tâm nghĩ thiện, thì niệm thiệnđó có phải là Phật chăng? Nên biết đến chỗ cứu kính niệm thiện còn phải bỏ, chonên nói tâm mà trước sau không dấy niệm, tâm đó tức là Phật vậy. “Thành tất cảtướng tức là tâm, lìa tất cả tướng tức là Phật.” Chữ tâm trong câu này khác hơnchữ tâm trong câu trước. Tỉ dụ như tôi nói: đây là cái ly, đây là chai dầu, đâylà đồng hồ v.v... như vậy thì thành tướng cái ly, thành tướng chai dầu, thànhtướng đồng hồ: tức là tâm vậy. Khi nói cái ly người ta biết tướng cái ly, khinói chai dầu người ta biết tướng chai dầu, khi nói đồng hồ người ta biết tướngđồng hồ; cái gì đặt tên ly, tên chai dầu, tên đồng hồ? Đó là tâm. Tâm này làtâm sanh diệt là tâm an danh cho tất cả tướng, nên nói “thành tất cả tướng tứclà tâm”. “Lìa tất cả tướng tức là Phật.” Tâm mà không dính các tướng, tâm đómới là Phật. Cho nên nói: Thành tất cả tướng là tâm, đó là tâm sanh diệt, cònlìa tất cả tướng thì tâm đó mới là Phật.

Hãy lắng nghe tôi nóikệ:

Tức tâm danh tuệ,
Tức Phật nãi định,
Định tuệ đẳng đẳng,
Ý trung thanh tịnh.
Ngộ thử pháp môn,
Do nhữ tập tánh,
Dụng bản vô sanh,
Song tu thị chánh.

Tức tâm là tuệ, tức là cái tâm không sanh không diệt mà liễutri, tâm đó là tuệ. Tâm liễu tri đó không bị dấy động, không chạy theo cảnh, đólà định. Tâm hằng định hằng tuệ, tâm đó tức là Phật. Tâm hằng liễu tri mà khôngđộng, tâm đó là Phật: Tức tâm tức Phật là vậy. Hằng liễu tri mà không động gọilà định tuệ song tu. Nếu ngồi chú tâm vào một cảnh nào cho được định, rồi từđịnh phát sáng ra gọi là tuệ, đó là định tuệ khác biệt. Còn ở đây Lục Tổ dạy địnhvà tuệ đồng thời không có hai, không có cách biệt.

Ngài Pháp Hải ngay lờiđó liền đại ngộ, làm bài kệ tán thán:

Tức tâm nguyên thị Phật,
Bất ngộ nhi tự khuất,
Ngã tri định tuệ nhân,
Song tu ly chư vật.

Bài kệ này cho chúng ta thấy ngài Pháp Hải đã ngộ.Tức tâm nguyên là Phật, vì không ngộ nên tự thối khuất, tự lui, tự khinh mình, chomình là dở nên nói: Thôi mình là chúng sanh, bao giờ thành Phật! Nhưng khôngngờ chính tâm mình là Phật. Bây giờ con hiểu được cái nhân định tuệ rồi, địnhlà tâm không động, tuệ là hằng liễu tri; con hiểu được điều này rồi, nên đồngtu định tuệ lìa các vật. Như vậy là Ngài đã ngộ, đã được vào nhà của Tổ rồi.

GIẢNG 3

PHÁPĐẠT

Thiền sư Pháp Đạt:

Tăng tên là Pháp Đạt,người ở Hồng Châu, xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổmà đầu không sát đất. Tổ mới quở:

Lễ mà đầu không sátđất, chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chất sự nghiệpgì?

Pháp Đạt thưa:

Tôi tụng kinh Pháp Hoađã đến ba ngàn bộ.

Nếu chúng ta tụng kinhPháp Hoa đến ba ngàn bộ chắc lạy đầu không sát đất! Tại sao lạy đầu không sátđất, vì là lễ gượng chớ không tin người mình lạy có phước hơn mình, cho nên lễmà chưa thật kính.

Tổ bảo:

Nếu ông tụng đến muônbộ, được ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sựnghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

Lễ bản chiết mạn tràng,
Đầu hề bất chí địa,
Hữu ngã tội tức sanh,
Vong công phúc vô tỉ.

Lễ là cốt chặt cờ ngã mạn, tại sao đầu không sát đất? Có ngã thì tội liềnsanh, quên công thì phước vô tỉ. Tổ dạy: Nếu ông tụng kinh đến muôn bộ, hiểu rõý kinh mà không thấy mình hơn thiên hạ, đó là bằng với ta. Nếu ông tụng kinhđến ba ngàn bộ mà thấy hơn người, là ông mang sự nghiệp lỗi lầm mà không biết.Như vậy chúng ta mới thấy người ngồi nhận cho người ta lễ là vì người học đạo,muốn cho họ tăng trưởng phước đức, dẹp trừ bản ngã, vì ngã là gốc của tội lỗi.Vì vậy trước người có đức hạnh hơn mình mà không kính không lễ, tỏ ra mình ngãmạn thì tội lỗi khi nào mới hết! Người ngồi nhận lễ là tạo cơ duyên cho ngườihọc đạo dẹp trừ bản ngã, chớ có sung sướng lợi ích chi đâu. Nhiều người khônghiểu nói ngồi cho người ta lễ coi bộ hãnh diện, sự thật đó chỉ là vì người màthôi. Lại nữa trong khi người ta lễ, nếu mình sanh tâm tự cao tự đại đó là tổn đức,là mình có tội rồi. Cho nên khi nhận lễ mình phải nhiếp tâm nhiếp niệm, chỉ vìlợi ích cho người học đạo mà thôi. Vì thế Tổ bảo: Lạy là cốt chặt cờ ngã mạn,nếu lạy mà đầu không sát đất tức là lạy mà còn thấy mình hơn, thì lạy làm chi!

Tổ dạy tiếp: “Có ngã thì tội liền sanh, quên công thì phước vô tỉ.” Ngườitu vừa có ngã là có tội, nếu quên công của mình thì phước không biết bao nhiêumà kể. Nhưng người tu hiện nay nếu được chút công liền khoe: Năm nay tôi ănchay trong một tháng được mười ngày, hay là mỗi đêm tôi tụng được một phẩm PhápHoa, như vậy trong mấy năm nay tôi tụng tất cả là bao nhiêu quyển v.v... Nhưvậy có gọi là quên công chăng? Cho nên chúng ta tu mà vướng vào hình thức, càngvướng hình thức chừng nào thì ngã càng to chừng nấy; người tu nhiều, ngã lớn,là tại chỗ đó. Tu niệm Phật cũng vậy, tính chuỗi để hơn người. Mỗi ngày niệmđược bao nhiêu chuỗi thì ghi vào sổ, đến cuối năm đem hoa sen đến để thầy phếtđỏ, rồi so sánh với bạn bè xem ai được nhiều phết đỏ hơn v.v... Người tu mànặng về hình thức cho mình tu cao hơn người, nên càng tu thì ngã càng to. Cóngã là si, bởi vì thân là tướng duyên hợp hư giả, các tâm niệm là bóng dáng củasáu trần hư giả, thân và tâm đều là hư giả, mà chúng ta tô điểm cho nó to lên, chẳngphải si là gì? Ví dụ như có một khúc gỗ mục, có người chạm giống hình người,lại phết sơn lên cho dễ coi, có người đi ngang thấy và khen: chà người này đẹpquá, rồi đem vòng vàng đến đeo vào để tô điểm cho người đẹp, đó là tỉnh hay mê?Khúc gỗ mục mà không biết, lại cho là người, đó là cái lầm thứ nhất. Lại tôđiểm vòng vàng cho nó, đó là cái lầm thứ hai. Cũng như vậy, thân là tướng duyênhợp hư giả mà không biết, là lỗi thứ nhất. Còn chấp tu nhiều phước lớn hơnngười, là lỗi thứ hai... Cho nên người tu phải hiểu thật rõ thì việc tu mớikhông vướng kẹt. Chúng ta tu cũng giống như ngài Pháp Đạt vậy, chỉ nhớ mìnhtụng được rất nhiều bộ kinh, nên đến với ai cũng ngưỡng đầu. Như ngài Pháp Đạtbiết Tổ là lớn thì ráng lạy, chớ ngầm trong bụng không nhận Tổ hơn mình, chonên bị Tổ quở.

Tổ lại hỏi: Ông tên gì?

Pháp Đạt thưa: Tên Pháp Đạt.

Tổ bảo:

Ông tên Pháp Đạt mà đâu từng đạt pháp.

Lại nói bài kệ:

Nhữ kim danh Pháp Đạt,
Cần tụng vị hưu yết,
Không tụng đãn tuần thanh,
Minh tâm hiệu Bồ-tát.
Nhữ kim hữu duyên cố,
Ngô kim vị nhữ thuyết,
Đãn tín Phật vô ngôn,
Liên hoa tùng khẩu phát.

Phật là chỗ vô ngôn, tin được như vậy thì hoa sen từ miệng phát. Tâm màtrước không sanh, sau không diệt, tâm đó có nói gì đâu, vừa có lời nói là duyêntheo tâm sanh diệt rồi. Cho nên không dấy niệm thì không có ngôn từ, có dấyniệm thì thành tiếng nói thì thầm bên trong, hoặc phát ra thành ngôn từ nơimiệng. Vì vậy tất cả ngôn thuyết là do dấy niệm mà ra, nên Tổ nói: Nếu tin Phậtvô ngôn thì hoa sen từ miệng phát. Chúng ta hiện nay lấy việc tụng bằng ngônngữ cho là đạo, như vậy tụng kinh chỉ theo tiếng suông thôi, thì bao giờ thấyđược tâm thật của mình!

Ngài Pháp Đạt nghe kệ hối hận, tạ lỗi thưa:

Từ nay về sau con sẽ khiêm cung đối với tất cả. Đệ tử tụng kinh PhápHoa mà chưa hiểu được nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa thượng là bậc trí tuệrộng lớn, cúi mong lược nói nghĩa lý trong kinh.

Tổ bảo:

Pháp Đạt, pháp tức rất thâm đạt mà tâm ông chẳng đạt, kinh vốn làkhông nghi mà tâm ông khởi nghi. Ông tụng kinh này, lấy cái gì làm tông?

Pháp Đạt thưa:

Học nhân căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâucó biết tông thú.

Tổ bảo:

Tôi không biết chữ, ông thử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giảinói.

Pháp Đạt liền to tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo:

Dừng!

Thôi nghe bao nhiêu đó đủ rồi! Tổ nghe đến phẩm Thí Dụ là được ba phẩm:phẩm Tự, phẩm Phương Tiện và phẩm Thí Dụ.

Kinh này nguyên lai lấy nhân duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứthí dụ cũng không vượt qua chỗ này. Sao là nhân duyên? Kinh nói chư Phật ThếTôn chỉ có một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời, một đại sự đó là Tri kiếnPhật. Người đời do mê bên ngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không.

Vì mê bên ngoài cho sự vật là thật, sự vật do duyên hợp không thật màthấy là thật nên chấp tướng này đẹp, tướng kia xấu, tướng này lớn, tướng kianhỏ; mê bên trong nên chấp không, vì không hiểu được tâm tánh của mình cho rằngtâm tánh không có, nghĩa là không có cái Tâm chân thật.

Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không thì trong ngoàichẳng mê, nếu ngộ được pháp này, một niệm tâm khai, ấy là khai Tri kiến Phật.

Phật là gì?

Phật tức là giác, phân làm bốn môn:

- Khai giác tri kiến(hay khai Phật tri kiến) tức là khai cái trikiến giác của mình.

-Thị giác tri kiếntức là chỉ cái giác tri kiến.

- Ngộ giác tri kiến.

- Nhập giác tri kiến.

Nếu nghe khai thị liền hay ngộ nhập tức là giác tri kiến, chân tánhxưa nay mà được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nóikhai thị ngộ nhập rồi tự cho là Tri kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếukhởi cái hiểu này tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phậtrồi, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiếnđó chỉ là Tự tâm của ông, lại không có Phật nào khác.

Khai thị là Phật khai thị tức là mở chỉ cái giác tri kiến, ngộ nhập làchúng ta ngộ nhập cái giác tri kiến. Bản tánh của mình sẵn có từ xưa đến nay,cái Chân tánh đó liền được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghetrong kinh nói “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” rồi nói khai tri kiến củaPhật, thị tri kiến của Phật, ngộ tri kiến của Phật, nhập tri kiến của Phật, cònchúng ta thì vô phần, không biết gì hết. Nếu ông hiểu như vậy là chê bai kinh,hủy báng Phật, vì Phật kia đã là Phật rồi, tức là đầy đủ tri kiến cần gì phảikhai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là Tự tâm của ông lại không cóPhật nào khác. Vì chúng ta không nhận ra cái Tri kiến Phật sẵn có nơi mình, chonên Phật mới khai thị cho chúng ta ngộ và nhập cái Tri kiến Phật của chúng ta; cònPhật đã đầy đủ tri kiến rồi, cần gì phải khai thị nữa.Cho nên chúngta phải hiểu cho rõ là khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật của chính mình vậy.

Vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quang minh, tham ái trần cảnh,ngoài thì duyên (với ngoại cảnh), trong tâm thì lăng xăng, cam chịu lôi cuốn,liền nhọc đức Thế Tôn kia từ trong tam-muội mà dậy, dùng bao nhiêu phương tiệnnói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buông dứt chớ hướng ra ngoài tìmcầu thì cùng Phật không hai, nên nói khai Phật tri kiến.

Vì chúng ta bên ngoài thì duyên theo cảnh, trong tâm thì rối loạn lăngxăng, nên ánh sáng quang minh của chính mình bị che khuất. Vì vậy Phật dùng cácphương tiện nói đến đắng miệng khô môi, khuyên dứt chúng ta không chạy ra ngoàitìm cầu, như vậy mới cùng Phật không hai, đó là khai Phật tri kiến.

Tôi cũng khuyên tất cả người nên thường khai Tri kiến Phật ở trong tâmcủa mình. Người đời do tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng thì lành tâm thì ác, thamsân tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, xâm phạm người hại vật, tự khai tri kiến chúngsanh. Nếu hay chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tâm mình, dừng ác làmlành, ấy là tự khai Tri kiến Phật.

Như vậy khai tri kiến chúng sanh là miệng lành mà tâm dữ, rồi tham lam,tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, hại người hại vật v.v... Còn khai Tri kiến Phật làdứt ác làm lành, biết chánh tâm, thường hành trí tuệ, quán chiếu Tự tâm mình.

Ông phải mỗi niệm khai Tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh,khai Tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh, tức là thế gian.Nếu ông chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm công khóa thì nào khác con trâuly mến cái đuôi của nó!

Tổ bảo: Nếu ông chỉ chấp tụng kinh nhiều làm công khóa thì khác nào contrâu ly thích cái đuôi của nó. Trong sử nói: Có con trâu tên ly ngưu có cáiđuôi thật dài và đẹp. Con trâu thường hay dùng cái đuôi để đuổi ruồi và muỗi,riêng con trâu ly cuốn cái đuôi nó lên mình, không dám dùng đuôi để đuổi ruồimuỗi vì sợ quất đuôi lên mình rụng lông làm mất vẻ đẹp của cái đuôi đi, vì vậycái đuôi của nó trở thành vô dụng. Chúng ta tu cũng vậy, nếu chấp tụng kinh làcông khóa cho rằng tụng tức là tu, mà không tìm hiểu ý nghĩa của kinh để ứngdụng tu hành, cũng giống con trâu ly kia vì yêu đuôi nên quấn nó trên mình,không biết dùng đuôi vào việc hữu ích.

Pháp Đạt thưa:

Nếu vậy thì chỉ được hiểu nghĩa, chẳng cần phải tụng kinh chăng?

Tổ bảo:

Kinh có lỗi gì? Đâu có chướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tạingười, tổn giảm hay lợi ích là do mình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển đượckinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển.

Chúng ta hiện nay là chuyển được kinh, hay là bị kinh chuyển? Nếu chúngta tụng kinh câu nào hiểu nghĩa câu nấy để ứng dụng tu hành, nhận được ý kinhđể dùng trong các hành động và tâm niệm của mình, đó là chuyển được kinh. Cònnếu tụng kinh mà mê kinh, tụng bộ này qua bộ khác đến bỏ ăn bỏ ngủ, nghĩ rằngtụng thật nhiều là có phước, đó là bị kinh chuyển. Đa số người thời nay bị kinhchuyển mà không chuyển được kinh, cũng giống như con trâu ly yêu thích cái đuôicủa nó, rồi cái đuôi trở thành vô dụng vậy.

Hãy nghe ta nói kệđây:

Tâmmê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng kinh cửu bất minh,
Dữ nghĩa tác thù gia.
Vô niệm niệm tức chánh,
Hữu niệm niệm thành tà,
Hữu vô câu bất kế,
Trường ngự bạch ngưu xa.

Tâm mê bị Pháp Hoachuyển, tâm ngộ chuyển được Pháp Hoa. Tụng kinh lâu mà không hiểu rõ nghĩa,cùng với nghĩa trở thành thù, vì kinh nói một đàng, chúng ta làm một ngả. Phậtnói kinh Pháp Hoa để phá tan si mê ngã chấp, và dứt hết những tham sân si. Nhưnghiện giờ kinh Pháp Hoa lại dễ làm cho người ta sanh lòng tham, lúc nào hết tiềnđem kinh ra tụng, tụng cho có phước có tiền nhiều, như vậy chẳng lẽ kinh PhápHoa làm tăng trưởng lòng tham chúng ta sao? Chẳng phải cùng với nghĩa trở thànhthù là gì? Thành ra kinh dạy một đàng chúng ta làm một ngả, chẳng phải là thùsao? Thật ra vì không hiểu được nghĩa nên cùng với kinh trở thành thù.

“Không niệm, niệm là chánh, có niệm, niệm là tà.”Nghĩa là mỗi niệm dấy lên chúng ta duyên theo niệm là tà, niệm dấy lên buông đượcnó là chánh, thành ra vô niệm đó là chánh, có niệm tức là tà, đến cứu kính cảhai có và không đều chẳng chấp, mới hằng ngồi trên xe bạch ngưu. Xe bạch ngưulà gì? Khi buông cả niệm lành niệm dữ mà hằng tri hằng giác, đó tức là Viên mãnBáo thân Phật. Có niệm và không niệm đều buông hết chẳng chấp, mới hằng ngồi xebạch ngưu.

Pháp Đạt nghe kệ rồibất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nói liền đại ngộ và thưa với Tổ:

Pháp Đạt từ xưa đếnnay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa mà bị Pháp Hoa chuyển.

Ngài Pháp Đạt bấy giờmới thú tội từ trước đến nay tụng ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa mà chưa từng chuyển PhápHoa, lại rõ ràng là bị Pháp Hoa chuyển, Ngài thấy rõ cái lầm mê của mình.

Lại thưa:

Kinh nói các vị ĐạiThanh văn cho đến Bồ-tát đều đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lườngcũng không thể nào đo được trí của Phật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộđược Tự tâm liền gọi là Tri kiến Phật, tự chẳng phải là hàng thượng căn nênchưa khỏi nghi báng.

Ngài Pháp Đạt thưa conthấy rõ trong kinh nói, đem tất cả trí của Thanh văn như ngài Xá-lợi-phất vàtất cả trí Bồ-tát chung họp lại để suy nghĩ đo lường trí tuệ của Phật cũngkhông bao giờ đo được. Hiện nay con là phàm phu, nếu nói con khai Tri kiếnPhật, con liền được Tri kiến Phật, như vậy con hơn những vị Thanh văn Bồ-táthay sao?

Lại kinh nói ba xe:xe dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xinHòa thượng rủ lòng từ khai thị cho.

Tổ bảo:

Ý kinh rõ ràng, ôngtự mê trái. Các hạng người Tam thừa không thể đo lường được Trí tuệ Phật, đó làlỗi tại chỗ đo lường. Dù ông đem tất cả sự suy nghĩ mà suy xét lại càng thêm xavời.

Chúng ta học kinh bị lầm nhiều chỗ,trong kinh nói dù cho trăm ngàn muôn ức người cùng dồn tất cả trí tuệ như Xá-lợi-phấtđể so lường trí Phật cũng không tới được, và dồn tất cả trí tuệ Bồ-tát so lườngtrí Phật cũng không tới được! Chúng ta cứ nghĩ trí Phật là cao tột, trí củaBồ-tát Thanh văn không thể tới được, chớ không ngờ lỗi tại chỗ so lường. Dù trícủa tất cả Bồ-tát Thanh văn hay trí của Phật đi nữa mà so lường cũng đều khôngđúng với Tri kiến Phật, muốn đúng với Tri kiến Phật tất phải dừng những suynghĩ so lường đó. Vì vậy Tổ bảo phải buông cả hai niệm thiện và ác mới ngồitrên xe bạch ngưu, tức là phải lặng tất cả niệm mới thấy Tri kiến Phật, càng suylường thì cách Phật càng xa.

Phật vốn vì phàm phumà nói, chẳng phải vì Phật mà nói, lý này nếu chẳng tin chắc thì sẽ như nhữngvị Thanh-văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy. Đâu chẳng biết đã ngồi trên xebạch ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinh văn rõ ràng nhằm ông mà nói,chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác; hoặc là hai, hoặc là ba cho đến vô sốphương tiện, bao nhiêu nhân duyên thí dụ, ngôn từ nói về pháp ấy đều vì mộtPhật thừa. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việc thuở xưa, một xe là thật, làviệc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật, sau khi trở về thật, thật cũngkhông tên. Nên biết có những của báu trọn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lạikhông khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởng của con, cũng không khởi tưởngdùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này đến kiếp khác, tay không rờiquyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳng tụng kinh.

Tổ bảo: Ông hỏi tôi baxe khác nhau chỗ nào để làm chi. Chủ yếu Phật nói trong kinh Pháp Hoa là mộtPhật thừa, là một xe bạch ngưu thôi, còn nói ba xe là quyền, là phương tiện. Baxe là chuyện cũ thời xưa tạm lập, còn Nhất thừa là chuyện hiện giờ, trong kinhPháp Hoa Phật muốn chỉ dạy. Ông nên bỏ cái giả, trở về cái thật, cái thật cũngnguyên không có tên, chỉ nên biết lúc đó tất cả của báu từ ông nhận dùng, đừng khởitưởng của cha của con, cũng không khởi tưởng dùng nữa. Bởi vì tưởng của cha làcó nhân, tưởng của con là có ngã; còn có ngã có nhân, rồi còn có dùng nữa tứclà còn cái thứ ba, như vậy là chưa hợp với kinh Pháp Hoa, bỏ được ba tưởng đómới đúng với kinh Pháp Hoa. Được như vậy mới gọi ông là người trì kinh Pháp Hoa.

Pháp Đạt nhờ chỉ dạy,vui mừng nhảy nhót liền nói kệ khen rằng:

Kinhtụng tam thiên bộ,
Tào Khê nhất cú vong,
Vị minh xuất thế chỉ,
Ninh yết lụy sanh cuồng.
Dương lộc ngưu quyền thiết,
Sơ trung hậu thiện dương,
Thùy tri hỏa trạch nội,
Nguyên thị pháp trung vương.

Kinh tụng đến ba ngàn bộ, đến Tào Khê một câu liền quên hết, không cònchấp một bộ nào. Nếu chưa hiểu được ý chỉ xuất thế, thì đâu có hết được cáiđiên cuồng nhiều đời. Xe dê, xe nai, xe trâu là quyền lập; trước, giữa, sau làkhéo nêu bày. Ai biết ngay ở trong nhà lửa nguyên là vị vua pháp. Ngay trongnhà lửa tức là ngay trong thân tứ đại, ngũ uẩn đã có ông vua pháp ngồi sẵntrong đó mà không ai biết. Chúng ta cứ tưởng khai thị Tri kiến Phật là Phật ởngoài, không ngờ ngay trong nhà lửa tức là ngay trong thân vô thường này có ôngvua chánh pháp tức là ông Phật ngồi ở trong sẵn sàng, không phải tìm kiếm nơiđâu xa.

Tổ bảo:

Từ nay về sau ông mới đáng gọi là Tăng tụng kinh.

Pháp Đạt từ đây lãnhhội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh.

GIẢNG 4

TRÍTHÔNG

Thiền sư TríThông:

Tăng Trí Thông, ngườiquê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem kinh Lăng-già đến hơn một ngàn lầnnhưng không hiểu được Tam thân Tứ trí, đến lễ Tổ cầu giải nghĩa này. Tổ bảo:

Ba thân là Thanh tịnhPháp thân, đó là tánh của ông, Viên mãn Báo thân là trí của ông, Thiên bá ứcHóa thân là hạnh của ông vậy.

Tổ dạy: Thanh tịnh Phápthân tức là Tự tánh thanh tịnh của mình, Viên mãn Báo thân tức là trí tuệ bất sanhbất diệt của mình, Thiên bá ức Hóa thân tức là những hạnh lành của mình.

Nếu lìa Bản tánh riêngnói ba thân tức gọi có thân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có Tự tánhtức là rõ bốn trí Bồ-đề. Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

Tự tánh cụ tam thân,
Phát minh thành tứ trí,
Bất ly kiến văn duyên,
Siêu nhiên đăng Phật địa.
Ngô kim vị nhữ thuyết,
Đế tín vĩnh vô mê,
Mạc học trì cầu giả,
Chung nhật thuyết Bồ-đề.

Tự tánhđầy đủ ba thân, phát minh ra thành tứ trí. Chẳng lìa duyên thấy nghe hiện tạinày, siêu nhiên bước lên quả vị Phật. Nay tôi vì ông mà nói, tin chắc chắn hằngkhông mê lầm, chớ học người tìm cầu bên ngoài, trọn ngày nói Bồ-đề mà chẳnghiểu Bồ-đề là gì, trọn ngày nói ba thân tứ trí mà không biết ba thân tứ trí làgì. Đến đây Tổ chỉ thẳng ba thân tứ trí có đủ nơi mình, nghĩa là ngộ được bathân liền phát minh thành tứ trí (vì ba thân là gốc của tứ trí), mà ba thân tứtrí không rời cái thấy cái nghe hiện hữu nơi mình, nếu nhận được như vậy làmình bước lên Phật địa.

Ngài Trí Thông lạithưa:

Về nghĩa Tứ trí có thểnghe được chăng?

Tổ bảo:

Đã hiểu ba thân liền rõTứ trí, sao lại hỏi ư? Nếu lìa ba thân riêng nói Tứ trí, đây gọi là có trí màkhông thân, tức đây có trí lại thành vô trí.

Ngài nói kệ:

Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh,
Diệu quan sát trí kiến phi công,
Thành sở tác trí đồng viên cảnh.
Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển,
Đãn dụng danh ngôn vô Thật tánh,
Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình,
Phồn hưng, vĩnh xử na-già định.

Tổ bảo: Đại viên cảnh trí tức là Tánh thanh tịnh của mình, Bình đẳng tánhtrí là tâm không bệnh tức là tâm không duyên theo bên này bên kia, Diệu quansát trí là làm tất cả mà không chấp ngã, không chấp công, cũng không chấp nhữngviệc mình làm nhiều hay ít, Thành sở tác trí là đồng với Đại viên cảnh trí. Nămthức trước với thức thứ tám, thức thứ sáu với thức thứ bảy là trên quả và nhânchuyển, chỉ dụng danh ngôn mà không có Thật tánh. Nếu ngay chỗ chuyển mà khôngdấy niệm, không có lưu tình, thì ngay nơi chỗ phồn hưng (là ồn náo) mà chúng tavẫn ở trong đại định Na-già.

(Như trên nói chuyển thức thành trí, trong kinh nói: Chuyển năm thứctrước làm Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu làm Diệu quan sát trí, chuyểnthức thứ bảy làm Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám làm Đại viên cảnh trí.Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy là ở trong nhân chuyển, còn năm thức trước vàthức thứ tám là trên quả chuyển, chỉ chuyển tên mà không chuyển thể.)

Vì sao nói thức thứ sáu và thức thứ bảy là chuyển trong nhân, còn nămthức trước và thức thứ tám là chuyển trên quả? Bởi vì khi chúng ta tu là tuthức thứ sáu và thức thứ bảy, tức là chuyển trong nhân. Tỉ dụ khi mắt chúng tathấy sắc, ý liền chạy theo sắc mà phân biệt, cho nên có niệm yêu ghét. Muốnchuyển ý thức phải làm sao? Tức phải xoay nó trở về, không để nó duyên theotrần cảnh, gọi là phản quan hay là soi trở lại, đó là chuyển thức thứ sáu. Cònthức thứ bảy cũng vậy, thức này hằng chấp ngã, muốn chuyển nó tức phải phá ngãchấp. Khi chuyển thức thứ sáu và thức thứ bảy rồi, thì năm thức trước (mắt,tai, mũi, lưỡi, thân thức) và thức thứ tám cũng theo đó mà chuyển, đó gọi làchuyển trên quả, tức là tất cả chủng tử trong thức thứ tám lần lần tiêu sạch vàthức này chuyển thành Đại viên cảnh trí. Như vậy chủ yếu của sự tu hành là tungay nơi thức thứ sáu và thức thứ bảy gọi là chuyển nhân, còn năm thức trước vàthức thứ tám không tu mà được chuyển gọi là chuyển quả.

Trí Thông liền đốn ngộ được tánh trí nên trình kệ rằng:

Tam thân nguyên ngã thể,
Tứ trí Bản tâm minh,
Thân trí dung vô ngại,
Ứng vật nhiệm tùy hình.
Khởi tu giai vọng động,
Thủ trụ phỉ chân tinh,
Diệu chỉ nhân Sư hiểu,
Chung vong nhiễm ô danh.

Khi ngộ rồi thấy ba thânnguyên là thể của ta, tứ trí vốn là tâm sáng của ta, thân và trí dung nhaukhông có ngại. Nếu nhận được ba thân tứ trí rồi thì ứng vật tùy hình tha hồkhông vướng mắc. Khởi niệm tu hành đều là vọng động, còn giữ trụ tức là kềm đènó xuống là không hợp với chân tinh. Nhân thầy mà hiểu rõ được diệu chỉ, tênnhiễm ô cũng trọn quên. Qua bài kệ này chúng ta thấy ngài Trí Thông đã ngộ đạo.

GIẢNG 5

TRÍTHƯỜNG

Thiền sư TríThường:

Tăng tên Trí Thường,người ở Quí Khê, Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đếntham lễ, Tổ hỏi:

Ông từ đâu đến, muốncầu việc gì?

Sư thưa:

Học nhân gần đây đếnnúi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa thượng Đại Thông nhờ chỉ nghĩa kiến tánhthành Phật, nhưng chưa giải quyết được hồ nghi, từ xa đến đây lễ Hòa thượng,mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Tổ bảo:

Kia có ngôn cú gì ôngthử nhắc lại xem.

Trí Thường thưa:

Trí Thường đến nơi kia,trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nên một hômriêng vào trượng thất thưa hỏi:

Thế nào là Bản tâm, Bảntánh của con?

Ngài Đại Thông nóirằng:

Ông thấy hư khôngchăng?

Trí Thường đáp: Thấy!

Hòa thượng Đại Thônghỏi:

Ông thấy hư không cótướng mạo chăng?

Trí Thường đáp: Hưkhông vô hình mà có tướng mạo gì?

Ngài Đại Thông bảo:

Bản tánh của ông ví nhưhư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến, không một vậtcó thể biết ấy gọi là chân tri, không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy bảnnguyên thanh tịnh, giác thể tròn sáng tức gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọilà Như Lai tri kiến.

Học nhân tuy nghe lờinày vẫn chưa giải quyết xong (điều nghi), cúi xin Hòa thượng chỉ dạy.

Tổ bảo:

Lời thầy kia nói vẫncòn kiến tri nên khiến ông chưa rõ, nay tôi chỉ ông một bài kệ:

Chẳng thấy một pháp còn thấy không,
Giống như mây nổi che mặt nhật,
Chẳng biết một pháp giữ biết không,
Lại như hư không sanh điện chớp.
Tri kiến này bỗng nhiên dấy lên,
Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện,
Ông phải một niệm tự biết lỗi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

Trí Thường nghe bài kệrồi tâm ý hoát nhiên, bèn nói kệ rằng:

Vô cớ khởi tri kiến,
Chấp tướng cầu Bồ-đề,
Tình còn một niệm ngộ,
Đâu vượt mê ngàn xưa,
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu luống đổi dời,
Chẳng vào thất Tổ sư,
Mờ mịt chạy hai đầu.

Chúng tôi giải thíchlại đoạn văn trên cho quí vị nhận rõ: Ngài Trí Thường đến hỏi đạo với Lục Tổ.Tổ hỏi: Ông từng hỏi đạo nơi nào rồi? Ngài Trí Thường thưa: Đã từng tới Hòathượng Đại Thông ở núi Bạch Phong Hồng Châu, hỏi về nghĩa thấy tánh thành Phật.Tổ hỏi: Hòa thượng dạy ông như thế nào? Ngài Trí Thường thưa: Một hôm vì lòngthiết tha cầu đạo cho nên Trí Thường vào trong thất hỏi Hòa thượng: Thế nào làBản tâm Bản tánh của con? Hòa thượng Đại Thông mới hỏi: Ông thấy hư khôngchăng? Đây là dùng hình thức cụ thể để hỏi. Ngài Trí Thường đáp: Dạ thấy. Hỏi:Hư không có tướng mạo gì? Đáp: Hư không không có tướng mạo. Hòa thượng liền nói:“Bản tánh của ông cũng không tướng mạo như là hư không vậy, thấy được như vậygọi là chánh kiến, biết được như vậy gọi là chân tri. Bản tánh nguyên nó làthanh tịnh, không dài, không ngắn, không xanh, không vàng v.v... đó là cái thểgiác ngộ viên minh của ông, đó gọi là Phật, là Tri kiến Như Lai”. Tuy nói rõnhư vậy mà ngài Trí Thường cũng không ngộ, như vậy là Hòa thượng Đại Thông cóchỉ hay là không chỉ? Chúng ta thấy rõ là Hòa thượng đã chỉ một cách thật thàđầy đủ hết lòng hết dạ rồi. Ngài nói: Thể tánh đó không tướng mạo giống như hưkhông, Thể tánh đó thanh tịnh, không dài, không ngắn, không xanh, không vàngv.v... thấy như vậy, biết như vậy là chánh kiến, là chân tri. Hòa thượng ĐạiThông tuy chỉ hết tình rồi, nhưng còn cái lỗi là lập chánh kiến và chân tri,thành ra bỏ danh từ này lập danh từ khác chớ không buông sạch được, do đó màngài Trí Thường vẫn hồ nghi chưa nhận được Bản tánh. Tổ liền nói bài kệ:

Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,
Đại tợ phù vân già nhật diện,
Bất tri nhất pháp thủ không tri,
Hoàn như thái hư sanh thiểm điện.
Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,
Thác nhận hà tằng giải phương tiện,
Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

Chẳng thấy một pháp mà còncái thấy không, tức là cái không tướng mạo, nếu còn thấy cái không tướng mạo làchánh kiến đó là bệnh rồi, giống như có một đám mây nổi che khuất mặt trời. Vừadấy niệm cho là chánh kiến hay cho cái không tướng mạo là đúng, chẳng khác nàomặt trời đang sáng tỏ bị một đám mây che phủ vậy, đó là cái lỗi thứ nhất. Kếđến lỗi thứ hai là: chẳng biết một pháp mà giữ cái biết không, như trong hưkhông có làn điện chớp. Nếu trong hư không trống rỗng bỗng dưng có làn điệnchớp thì hư không đã mất tánh cách hư không rồi. Ở đây cũng vậy trong chỗ chânthật không danh tự, không tên họ mà lập là chánh kiến là chân tri thì rơi vàongôn ngữ rồi. Cho nên ngài Đại Thông tuy thật lòng chỉ dạy, nhưng vô tình Ngàibị kẹt trong ngôn ngữ và danh tự nên cái chân thật bị che lấp đi. Cái tri kiếnchấp là chánh kiến là chân tri bỗng dưng dấy lên, đó là lầm nhận, đâu từng hiểubiết được phương tiện. Ông nên một niệm biết được lỗi ấy, tự nhiên cái linhquang của ông thường hiển hiện. Lỗi ấy là lỗi lập chánh kiến và chân tri, nếu buôngđược cái kiến tri này thì cái sáng suốt linh diệu của ông hiển bày. Nghe đếnđây ngài Trí Thường hoát nhiên đại ngộ, và làm kệ trình Tổ:

Vô đoan khởi tri kiến,
Trước tướng cầu Bồ-đề,
Tình tồn nhất niệm ngộ,
Ninh việt tích thời mê.
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu uổng thiên lưu,
Bất nhập Tổ sư thất,
Mang nhiên thú lưỡng đầu.

Không có lý do mà khởi thấy biết, đó là chấp tướng mà cầugiác ngộ. Nếu trong tâm còn một niệm nghĩ rằng phải ngộ, phải thành Thánhv.v... thì đâu có vượt khỏi cái mê của thuở xưa. Tự tánh là nguồn giác củachính mình, tùy chiếu liền bị đổi dời tức là cái thể đó là tánh hằng tri hằnggiác, nhưng vừa dấy niệm để chiếu soi hay phân biệt liền bị đổi dời mất đi. Nếukhông vào được thất của Tổ sư, thì mờ mịt chạy theo hai đầu hay là hai bên, tứclà bên này là thật bên kia là giả, đây là chân kia là vọng, đây là chánh kia làtà v.v...

Ngài Trí Thường tuy thấy đượcnhư vậy, nhưng vẫn còn một vài điểm nghi nhỏ nên hỏi thêm.

Trí Thường một hôm hỏiTổ:

Phật nói pháp ba thừa,lại nói Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, cúi mong Ngài vì chỉ dạy.

Tổ bảo:

Ông xem nơi Bản tâmmình, chớ có chấp Pháp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự cónhững sai biệt. Thấy nghe tụng đọc là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa là Trungthừa, y pháp tu hành là Đại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ, tấtcả không nhiễm, lìa các Pháp tướng, một cũng không được, gọi là Tối thượng thừa.

Tổ giải nghĩa Tứ thừa:Người học đạo mà còn kẹt ở cái thấy nghe đọc tụng, đó là Tiểu thừa; người họcđạo mà ngộ pháp hiểu nghĩa, gọi là Trung thừa; người học đạo y theo pháp tuhành gọi là Đại thừa; người học đạo thông suốt được tất cả pháp mà không nhiễmtất cả pháp, lìa tất cả pháp tướng, rời tất cả pháp chấp, gọi là Tối thượngthừa.

Thừa là nghĩa hành,không phải ở miệng tranh, ông phải tự tu chớ có hỏi tôi, trong tất cả thời, Tựtánh tự như.

Thừa là nghĩa thực hành,vì vậy chữ thừa có nghĩa là di chuyển từ nơi này đến nơi kia. Nói Tiểu thừa, Trungthừa, Đại thừa chẳng qua là chỉ sự di chuyển. Chữ thừa có chỗ đọc là thặng,thặng là cỗ xe. Ví dụ chúng ta hiện giờ đang ở Vũng Tàu muốn về thành phố HồChí Minh, thì phải ra bến xe, lên xe đi thành phố Hồ Chí Minh, thì xe đó đưamình tới thành phố Hồ Chí Minh; muốn về Bà Rịa thì lên xe đi Bà Rịa, nó đưamình tới Bà Rịa v.v... Chúng ta muốn đến nơi nào thì phải lựa xe mà đi. Trênđường tu cũng vậy, nếu chúng ta thích hợp pháp môn nào thì chọn pháp môn đó,pháp môn ấy sẽ đưa mình tới đích mong muốn, cho nên nói thừa là chở chuyên, làđi, hay là hành. Phần nhiều chúng ta có cái lỗi hay xưng tôi là Đại thừa, rồichê người kia là Tiểu thừa, đó là sai lầm, bởi vì Tổ dạy chữ thừa này là chỉ sựtu hành của mình, chớ không phải sự tranh hơn tranh thua. Nói mình là Đại thừađể chê người ta là Tiểu thừa, đó là tranh hơn tranh thua, nên chưa phải là Đạithừa. Còn tranh hơn tranh thua tức là còn tâm bỉ thử, chưa xứng đáng là đạo,huống nữa là Đại thừa.

Trí Thường liền lễ tạvà hầu Tổ đến trọn đời.

Trongđoạn ngài Trí Thường hỏi đạo với Lục Tổ, chúng ta thấy có hai phần. Phần trướclà sau khi hỏi đạo với Hòa thượng Đại Thông, Ngài còn nghi ngờ, nên xin Lục Tổgiải nghi cho. Nhờ Tổ chỉ dạy thấu đáo nên Ngài ngộ. Phần sau là Ngài hỏi thêmvề nghĩa Tứ thừa để hiểu cho rành rẽ, khỏi bị lầm lẫn.

GIẢNG 6

CHÍĐẠO

Thiền sư Chí Đạo:

Tăng Chí Đạo, người quêở Nam Hải, Quảng Châu đến thưa hỏi, thưa rằng:

Học nhân từ xuất gia,xem kinh Niết-bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thươngxót chỉ dạy.

Tổ bảo: Chỗ nào ôngchưa rõ?

Thưa rằng:

Chư hạnh vô thường, làpháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, nơi đây con nghi ngờ.

Tổ hỏi: Ông nghi nhưthế nào?

Thưa rằng:

Tất cả chúng sanh đềucó hai thân gọi là Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt,Pháp thân có thường không tri không giác. Kinh nói: “sanh diệt diệt rồi tịchdiệt là vui”, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?

Đây là ngài Chí Đạo hỏi Tổý nghĩa bài kệ trong kinh Niết-bàn:

Chư hạnh vô thường,
Thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

Tịch diệt là vắng lặng, là mất hết. Ngài Chí Đạohỏi: Nếu Sắc thân chết rồi thì làm sao vui? Còn nếu Pháp thân tịch diệt thì Phápthân là vô tri, lấy cái gì mà vui? Vì sao nói: tịch diệt là vui?

Nếu là Sắc thân, khi Sắc thân tịch diệt, bốn đạiphân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu Pháp thân tịch diệt tức đồngcỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại Pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn làdụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởidụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tìnhkhông đoạn không diệt.

Nếu từ thể khởi dụng, từ dụng trở về thể, như vậymãi thì sanh lại sanh tức là gặp cái lỗi vô cùng.

Nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịchdiệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết-bàn,còn chẳng được sanh, có gì là vui?

Khi dấy lên là sanh, khi lặng xuống là diệt; khilặng xuống không sanh trở lại nữa tức là Niết-bàn, đó là bị cấm chỉ không cho sanh,còn gì mà vui, sao kinh lại nói tịch diệt là vui?

Tổ quở:

Ông là Thích tử sao lại tập theongoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứtheo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầutịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫnvề sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mênhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho làtướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộnghuyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ,trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chânlạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lạikhông có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiệntiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không cóngười thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống làlại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủypháp.

Chúng tôi giải thích phần trên để quí vị hiểurõ. Ngài Chí Đạo có chỗ nghi: Theo như Ngài hiểu thì con người chúng ta có hai thân,Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân là tướng sanh diệt, còn Pháp thân là không sanhdiệt, cho nên Sắc thân là vô thường mà Pháp thân là thường, Sắc thân có trigiác mà Pháp thân là vô tri giác. Vì ngài Chí Đạo hiểu như vậy nên khi nghe nói“tịch diệt là vui”, Ngài liền nghi: Nếu nói “tịch diệt là vui” là Sắc thân nàyđến khi lặng mất là vui, lặng mất tức là hoại rồi, làm sao gọi là vui được! Cònnếu tịch diệt là vui là nói về Pháp thân, thì Pháp thân là vô tri thì làm saobiết vui? Như vậy trong kinh nói “tịch diệt” là “vui” là cái nào vui? Đó là cáinghi thứ nhất.

Đến cái nghi thứ hai: Ngài Chí Đạo nghĩ thân củamình đây là thân năm uẩn, nó là cái dụng, Pháp tánh là thể. Từ Pháp tánh khởi rangũ uẩn, tức là từ thể dấy dụng, rồi ngũ uẩn diệt trở về Pháp tánh. Trở về Pháptánh là chỗ lặng yên, nếu cho sanh nữa tức nhiên diệt rồi sanh, sanh rồi diệtkhông cùng. Nếu đến chỗ lặng yên đó ngăn không cho sanh nữa gọi là Niết-bàn,tức là từ chỗ diệt rồi yên lặng, bị cấm chỉ không cho sanh nữa, làm sao vuiđược? Cho nên ngài Chí Đạo nói diệt rồi sanh mới vui, nếu diệt rồi diệt luôn,kềm giữ cái diệt đó mãi thì khổ, đâu có gì là vui, vì sao trong kinh lại nói“tịch diệt là vui”, nghĩa đó không thể được.

Tổ quở ngài Chí Đạo, nếu hiểu như vậy là chấpcó hai mặt rõ ràng, một là Sắc thân là vô thường, hai là Pháp thân là thường,tức là chấp hai bên, chấp cái thường ngoài cái vô thường nên nói cái tịch diệt ngoàicái sanh diệt, như vậy là chấp lầm lẫn. Phật thấy tất cả chúng sanh, ngay nơithân sanh diệt có cái vô sanh, nhưng chúng ta không nhận được điều đó nên mãichịu luân hồi. Phật bảo thân năm uẩn là hư giả để chúng ta nhận ra cái chânthật ngay trong năm uẩn, chớ không phải rời năm uẩn mà riêng có Pháp thân. Ngaytrong năm uẩn này nhận ra được Pháp thân bất sanh bất diệt, mà Pháp thân là cáilặng lẽ thường vui, chớ không phải diệt hết Sắc thân này rồi mới gọi là vui.Ngay nơi Sắc thân này mà nhận được cái tịch diệt lặng lẽ thường hằng của mình,đó gọi là “tịch diệt là vui” tức là vui ngay khi nhận được cái tịch diệt, chớkhông phải đợi hoại thân này rồi mới riêng có cái vui Niết-bàn. Nếu chúng ta cứmải chạy theo sanh tử rồi chấp sanh tử là thật, đó là chúng ta quên đi cái chânthật của mình, vì vậy Phật mới bảo thân sanh tử này là tướng năm uẩn hư giả,đừng lầm nó, phải bỏ cái giả để hướng về cái thật. Nhưng thật ra cái giả với cáithật không phải là hai, nó không rời nhau, không chạy theo cái giả thì cái thậthiện tiền; cho nên nói rằng sanh diệt khi diệt rồi tức là tâm niệm sanh diệtcủa mình được lặng rồi, thì tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi nó hiện tiềncũng không khởi niệm tịch diệt hiện tiền, tức là không có cái lượng tịch diệthiện tiền thì ngay đó tịch diệt là vui. Nói một cách khác là sống với cái hiệnlượng nghĩa là sống ngay trong hiện tại mà không có niệm nghĩ đến hiện tại, haynói theo ngài Vĩnh Gia ngay nơi chỗ đó (đương xứ) mà không có niệm ngay đó, đómới gọi là chân thật. Sống được như vậy mới gọi là thường lạc. Nếu còn một niệmchen vào đều không phải là thường lạc.

Tổ lại bảo rằng nếu chấp riêng có cái sanh ởngoài cái vô sanh, hay có cái sanh diệt ở ngoài cái tịch diệt, là chấp hai bên,gọi là chấp thường chấp đoạn, đó là ngoại đạo chớ không phải Phật pháp. Chúng tangày nay học đạo vẫn còn lầm lẫn, cứ nghĩ ngoài Sắc thân này còn có thân Phật,cho nên khi ngồi tu mà mong thấy thân Phật mình phóng quang v.v... đó là quanniệm sai lầm.

Hãy nghe ta nói kệ:

Vôthượng Đại Niết-bàn,
Viên minh thường tịch chiếu,
Phàm ngu vị chi tử,
Ngoại đạo chấp vi đoạn.

Đại Niết-bàn vôthượng tròn sáng, thường lặng lẽ mà chiếu soi, phàm ngu gọi đó là chết, cònngoại đạo chấp là đoạn, tức ngang đó là hết, chớ không ngờ chính ngay nơi mìnhcó Đại Niết-bàn tròn sáng và thường chiếu soi, ai ai cũng đều sẵn có khôngriêng người nào.

Chư cầu Nhị thừa nhân,
Mục dĩ vi vô tác,
Tận thuộc tình sở kế,
Lục thập nhị kiến bản.

Những người cầu Nhị thừa cho đó là vô tác, vô tác là chỗkhông có tạo tác, trọn thuộc về chỗ tình chấp, đó là cái gốc của sáu mươi haikiến chấp ngoại đạo.

Vọng lập hư giả danh,
Hà vi chân thật nghĩa,
Duy hữu quá lượng nhân,
Thông đạt vô thủ xả.

Dối lập ra tên hư giả, hư giả làm sao đạt được nghĩa chânthật. Chỉ có người quá lượng tức là người vượt qua những cái tầm thường, mớithông suốt được mà không có thủ và xả.

Dĩ tri ngũ uẩn pháp,
Cập dĩ uẩn trung ngã,
Ngoại hiện chúng sắc tượng,
Nhất nhất âm thanh tướng.

Do biết pháp năm uẩn, vàcái ngã ở trong uẩn, ngoài hiện các sắc tượng, mỗi mỗi tướng âm thanh.

Bình đẳng như mộng huyễn,
Bất khởi phàm Thánh kiến,
Bất tác Niết-bàn giải,
Nhị biên tam tế đoạn.

Khi biết rõ rồi thì bìnhđẳng, thấy những cái đó đều như mộng như huyễn, không khởi chấp là phàm làThánh, cũng không khởi hiểu là Niết-bàn. Như vậy hai bên và ba mé đều dứt.

Thường ứng chư căn dụng,
Nhi bất khởi dụng tưởng,
Phân biệt nhất thiết pháp,
Bất khởi phân biệt tưởng.

Đến đây Tổ chỉ thẳngĐại Niết-bàn thường ứng hiện ra dụng nơi các căn mà chẳng khởi tưởng dụng. Tỉdụ trong khi ứng dụng, cảnh đến thì mắt tự thấy chớ không có tưởng là mình phảithấy; tiếng đến thì tai tự nghe chớ không có tưởng là mình phải nghe. Không dấyniệm không khởi tưởng mà hằng thấy hằng nghe, đó mới là chân thật; dấy niệm khởitưởng mới biết, đó không phải là chân thật. Phân biệt tất cả pháp mà không khởitưởng phân biệt. Tỉ dụ tôi nhìn tất cả quí vị, tôi biết mặt mày hình sắc củatất cả mà tôi không dấy niệm, đó gọi là phân biệt tất cả quí vị mà không khởiniệm phân biệt người hay người dở, người tốt người xấu v.v... Phân biệt tất cảpháp mà không khởi tưởng phân biệt, ngay đó là Niết-bàn hiện hữu. Vừa khởi niệmtìm Niết-bàn là mất Niết-bàn. Hiện nay chúng ta đang sống trong Niết-bàn màkhông biết, nên phải chịu trầm luân sanh tử, cho nên Phật thường nói là đángthương xót. Nếu chúng ta sống được với cái lượng thật, đó là Niết-bàn, nếu sốngvới thân ngũ uẩn, đó là sanh tử. Nhưng không phải bỏ thân ngũ uẩn riêng kiếmNiết-bàn, mà ngay nơi thân ngũ uẩn đã có sẵn Niết-bàn.

Kiếp hỏa thiêu hải để,
Phong cổ sơn tương kích,
Chân thường tịch diệt lạc,
Niết-bàn tướng như thị.

Dầu cho kiếp hỏa đốt cháy tất cả biển lớn đều khô cạn, gióthổi các núi chạm nhau tan vỡ cả thế giới, nhưng chân thường tịch diệt vui làtướng Niết-bàn vẫn như thế, không đổi thay. Đây là dẫn trong kinh nói rằng thếgiới chúng ta thường trải qua những giai đoạn từ không kiếp tức là lúc chưa có,đến thành kiếp khi được dựng lập, đến trụ kiếp thời gian an trụ, rồi đến hoạikiếp cuối cùng bị tan hoại. Trong hoại kiếp có chia ra thời thủy tai (hồngthủy) nước tràn lan cùng khắp, đến thời hỏa tai trái đất bị cháy, nước bể đềukhô cạn, đến phong tai gió thổi, đất rung, các núi va chạm nhau vỡ tan cả thếgiới. Trải qua những kiếp ấy, quả đất phải tan hoại mà cái chân thường chân lạcnày chưa bao giờ bị đổi thay, huống nữa là bị hoại.

Ngô kim cưỡng ngôn thuyết,
Linh nhữ xả tà kiến,
Nhữ vật tùy ngôn giải,
Hứa nhữ tri thiểu phần.

Nay tôi gắng gượng nói vớiông khiến ông bỏ tà kiến. Ông chớ theo lời tôi nói mà hiểu, thì tôi nhận ôngbiết được một ít phần. Nếu ông chấp theo lời tôi nói, thì ông bị kẹt trong lờinói của tôi mà không biết gì hết.

Chí Đạo nghe kệ đạingộ, vui mừng nhảy nhót, làm lễ rồi lui.

GIẢNG 7

HÀNHTƯ

Thiền sư Hành Tư:

Dòng thiền được truyền báđến ngày nay chưa dứt là do ngài Hành Tư và ngài Hoài Nhượng. Phái thiền củangài Hành Tư được truyền đến nay là tông Tào Động, của ngài Hoài Nhượng là tôngLâm Tế. Hai vị là đệ tử cự phách của Lục Tổ, và hai dòng thiền này được truyềndài lâu nhất, còn mãi cho đến ngày nay.

Thiền sư Hành Tư sanhtại An Thành, Kiết Châu, họ Lưu, nghe pháp tịch Tào Khê giáo hóa thạnh hành, Ngàithẳng đến tham lễ, bèn hỏi:

Phải làm việc gì màkhông rơi vào giai cấp?

Tổ hỏi: Ông từng làmviệc gì đến?

Ngài thưa: Thánh đếcũng không làm.

Tổ bảo: Rơi vào giaicấp nào?

Ngài thưa:

Thánh đế còn chẳng làmthì có giai cấp nào?

Tổ thầm nhận đó, khiếnNgài Hành Tư thủ chúng.

Qua sự đối đáp trên, chúngta thấy câu hỏi đầu tiên của ngài Hành Tư là “phải làm việc gìmà khôngrơi vào giai cấp”. Phần nhiều chúng ta tu thường nói là tu theo Đại thừa hayTiểu thừa, nếu còn thấy có đại có tiểu là còn có giai cấp. Khi hỏi: làm saokhỏi rơi vào giai cấp, thì Tổ không trả lời, Tổ hỏi lại: Ông đang làm việc gì?Ngài thưa Thánh đế con còn không làm, huống làm việc gì! Trong kinh nói Thánhđế đệ nhất nghĩa là nghĩa tột cùng, nghĩa tột cùng đó Ngài còn không làm nữa, huốnglà giai cấp nào? Cho nên Tổ nói: Nếu Thánh đế còn không làm, thì ông rơi vàogiai cấp nào? Ngài mới thưa: Còn có giai cấp nào mà rơi nữa? Ngay nơi đó Tổliền nhận. Như vậy chỗ cứu kính là không còn danh ngôn, dầu cho tên gọi làThánh đế đệ nhất nghĩa hay là tên Tối thượng thừa đi nữa, nếu còn mang một danhhiệu thì chưa phải là cứu kính. Thánh đế cũng không làm, thì đâu còn kẹt tronggiai cấp, nên Tổ thầm nhận.

Một hôm Tổ bảo ngàiHành Tư:

Ông nên phân hóa mộtnơi, không khiến cho đoạn dứt.

Sau cùng Tổ dạy Ngài nênđến phân hóa một phương, không khiến đoạn tuyệt, tức là Ngài đã ngộ rồi nên đếnnơi khác truyền bá, chớ để cho Phật pháp đoạn tuyệt.

Ngài Hành Tư đã đượcpháp bèn trở về Kiết Châu, trên núi Thanh Nguyên hoằng pháp, nối tiếp giáo hóa.Sau Ngài tịch, thụy là Hoằng Tế thiền sư.

NgàiHành Tư vâng lời trở về quê ở trên núi Thanh Nguyên, người ta thường gọi Ngàilà Thanh Nguyên Hành Tư.

GIẢNG 8

HOÀINHƯỢNG

Thiền sư HoàiNhượng:

Thiền sư Hoài Nhượngquê ở Kim Châu, con nhà họ Đỗ, ban đầu đến yết kiến Quốc sư An ở Tung Sơn. Quốcsư An mới khuyến khích Sư đến Tào Khê tham vấn. Khi Ngài đến lễ bái Tổ, Tổ hỏi:

Ở đâu lại?

Ngài thưa: Ở Tung Sơn.

Tổ bảo: Đem được vật gìlại?

Ngài thưa: Nói giốngmột vật tức chẳng trúng.

Có chỗ khác nói rằng khiTổ hỏi “đem được vật gì lại”, Ngài không đáp được. Tổ bảo vào trong chúng ở,mãi đến tám năm sau, một hôm Ngài phát minh được, mới thưa với Tổ con trả lờiđược rồi. Ngài thưa: “Nói giống một vật tức chẳng trúng.”

Tổ bảo: Lại có tu chứngchăng?

Ngài thưa:

Tu chứng tức chẳngkhông, nhiễm ô tức chẳng được.

Tổ bảo:

Chỉ cái chẳng nhiễm ônày là chỗ chư Phật hộ niệm; ông đã như thế, ta cũng như thế. Tây thiên tổBát-nhã Đa-la sấm rằng: “dưới chân ông có một con ngựa tơ đạp chết người trongthiên hạ”, ứng ở nơi tâm ông, không cần phải nói ra.

Tổ nhận cho là đúng và nóiông như vậy ta cũng như vậy, tức là ông cũng bằng ta rồi. Câu “nói một vật tứcchẳng trúng” phù hợp với câu “bản lai vô nhất vật” (xưa nay không một vật) củaLục Tổ. Nếu Lục Tổ hỏi chúng ta: “ngươi có mang được vật gì đến”, chắc chúng tasẽ thưa: dạ con đến có mang cái bị, dao cạo v.v... nhưng ngài Hoài Nhượng khôngđáp được, Ngài biết Ngài đến, còn vật gì đến nữa làm sao biết được! Ngài phải ởchúng tám năm trời mới thưa: con đáp được, “nói một vật tức không trúng”. Tạisao? Vì Tổ thấy “bản lai vô nhất vật”. Nếu nói một vật tức là có tướng mạo, màcó tướng mạo là sanh diệt, cho nên nói một vật là trật. Chúng ta hiện giờthường lầm lẫn, nếu có người hỏi: “ông có Chân tâm không”, thì đáp: “có”, hỏi:“Chân tâm ông ở đâu”, thì chúng ta sẽ lúng túng không biết làm sao trả lời! Nếunói có, thì phải biết ở đâu, nếu không biết ở đâu tại sao dám nói có? Câu hỏicủa Tổ: ông có mang được vật gì đến hay không, vật gì là để thầm chỉ Chân tâmhay Phật tánh, ngài Hoài Nhượng không biết làm sao trả lời, khi ngộ rồi Ngàimới thấy rõ: nếu nói một vật là không trúng. Nếu có người hỏi: “Chân tâm ở đâu”là hỏi sai rồi, vì Chân tâm không phải là vật, làm sao nói chỗ nơi. Tỉ dụ tôihỏi: “bao kiếng để ở đâu”, đáp: “ở trên bàn”. Vì bao kiếng là vật nên có chỗnơi, còn Chân tâm hay Phật tánh không phải là vật, làm sao nói chỗ nơi, cho nênNgài đáp: “nói một vật tức không trúng” là đã có thầm ý nó không có chỗ nơi.Cái thấy của Ngài rất phù hợp với cái thấy “xưa nay không một vật” của Lục Tổkhi xưa.

Cái thấy “nói một vật tứckhông trúng” chỉ mới vào cửa thiền thôi, chưa đạt đến cứu kính, cho nên Tổ mớihỏi thêm: “Lại có thể tu chứng hay không?” Không có một vật, ngang đó là đủrồi, không còn tu chứng nữa phải không? Ngài liền đáp: “Tu chứng tức chẳngkhông, mà nhiễm ô tức không thể được.” Đây là một câu hay đáo để, đa số ngườihọc tu chúng ta không đến được chỗ này thường bị mắc kẹt chỗ “rỗng không”. Tỉdụ như chúng ta đang ngồi thiền, tâm khởi vọng, mà tâm vọng là tướng sanh diệt,là gốc của luân hồi, chúng ta thường nghe dạy như vậy. Cho nên muốn hết luânhồi, tâm vọng phải lặng xuống, khi lặng xuống thì thấy rỗng không. Cái thể rỗngkhông đó có phải là chỗ chân thật hay chưa? Nếu thấy cái rỗng không cho là cứukính là đã kẹt ở cái không rồi! Cho nên: “nói một vật tức không trúng”, đó làvào cửa thôi chớ chưa đạt cứu kính, nếu ngưng ngang đó là mắc kẹt. Khi xưa lúcLục Tổ trình kệ “bản lai vô nhất vật” thì được vào cửa, nhưng phải nghe kinhKim Cang rồi mới nói: “đâu ngờ tánh mình xưa nay vốn thanh tịnh, đâu ngờ tánhmình vốn tự đầy đủ v.v...” Đến lúc đó mới gọi là xong việc. Nếu thấy chỗ lặnglẽ rỗng không cho là cứu kính là lầm, là còn mắc kẹt, vì vậy có câu “vô tâm ducách nhất trùng quan” tức là vô tâm còn cách một lớp rào. Thấy không có tâm dấyđộng tưởng là đủ, đó là lầm, cần phải đi đến giác ngộ viên mãn. Vì vậy Tổ mớihỏi thêm: “lại có tu chứng hay không”, Ngài thưa: “tu chứng tức chẳng phảikhông”, nghĩa là trên phương diện tu chứng không phải là không, nhưng mà nhiễmô không thể được. Bởi nó không có tướng mạo, làm sao bị nhiễm ô? Nhưng cái khôngnhiễm ô đó chưa phải là cứu kính mà còn phải giác ngộ viên mãn mới được. Tỉ dụ tâmmình như cái gương, bị bụi phủ mờ trăm ngàn vết, chúng ta phải lau chùi sạchhết những vết bụi, rồi mới gọi là gương trong, nhưng chưa đủ, mặt gương cònphải phản chiếu ánh sáng nữa mới được viên mãn. Chúng ta tu cũng như vậy, khinhững vọng tưởng lặng hết rồi, tâm lặng lẽ gọi là tịch diệt, hay là “không mộtvật”. Đến khi đó chúng ta phải nhận được Tánh giác hằng hữu của mình, đó gọi làtu chứng hay là giác ngộ thành Phật. Cho nên nói “tu chứng chẳng phải không, mànhiễm ô không thể được”. Tổ mới bảo: “Cái không nhiễm ô này là chỗ chư Phật hộniệm”, tức là chỗ chư Phật hằng nhớ, hằng giữ. “Ông như vậy ta cũng như vậy”,tức là giống nhau, đó là câu Tổ đã ấn chứng cho Ngài làm Tổ sau này. Ấn chứngkhông phải là làm lễ gì, mà chính câu “ông như vậy, ta cũng như vậy”, gọi là ấnchứng, tức là cái thấy biết của ông ngang bằng cái thấy biết của ta, cũng nhưngang bằng cái thấy biết của chư Phật.

Ngài Hoài Nhượng hoátnhiên khế hội, liền hầu hạ Tổ mười lăm năm, mỗi ngày càng thâm được sự huyềnáo. Sau Ngài đến núi Nam Nhạc, xiển dương Thiền tông, khi tịch Ngài được sắcban hiệu Đại Tuệ thiền sư.

Ngài ở lại hầu hạ Tổ mườilăm năm, và sau về núi Nam Nhạc xiển dương Thiền tông.

Ngườihọc đạo chúng ta ngày nay ở gần thầy năm, ba năm rồi ngán, muốn ra lãnh đạo mộtphương để trụ trì giáo hóa thiên hạ, tưởng như ở lâu gần thầy không có lợi, nhưngkhông ngờ chính càng lâu càng thêm thâm thúy, càng tăng thêm chỗ huyền áo.

GIẢNG 9

VĨNHGIA HUYỀN GIÁC

Thiền sư Vĩnh GiaHuyền Giác:

Thiền sư Huyền Giác ởVĩnh Gia, họ Đới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyên về pháp môn chỉquán của tông Thiên Thai, nhân xem kinh Duy-ma-cật phát minh được tâm địa; chợtgặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôi nổi, mà mỗilời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách hỏi:

Nhân giả được pháp nơiThầy nào?

Huyền Giác đáp:

Tôi nghe kinh luậnPhương đẳng mỗi vị đều có Thầy truyền thừa, sau nơi kinh Duy-ma-cật ngộ đượcPhật tâm tông mà chưa có người chứng minh.

Huyền Sách bảo:

Từ đức Phật Oai ÂmVương về trước tức được, từ Phật Oai Âm Vương về sau, không Thầy mà tự ngộ trọnlà thiên nhiên ngoại đạo.

Huyền Giác nói:

Xin nhân giả vì tôichứng minh.

Huyền Sách bảo:

Lời tôi nhẹ, ở Tào Khê có Lục Tổ đại sư bốn phương nhóm họp về đều lànhững người thọ pháp. Nếu ông chịu đi thì cùng tôi đồng đi.

Huyền Giác bèn đồng vớiHuyền Sách đến tham vấn.

Đoạn trên đây là câuchuyện đối đáp giữa ngài Huyền Giác và ngài Huyền Sách. Ngài Huyền Giác trìnhbày chỗ sở ngộ của mình, do đọc kinh Duy-ma-cật mà ngộ. Ngài Huyền Sách nói trướcđức Phật Oai Âm Vương thì được, còn sau đức Phật Oai Âm Vương thì không được,không thầy mà tự ngộ là thiên nhiên ngoại đạo. Bởi vì theo kinh nói ở thế gianchúng ta, tức là thế giới Ta-bà này, đức Phật đầu tiên là Phật Oai Âm Vương,trước Ngài thì chưa có đức Phật nào hết. Nếu chưa có Phật, không thầy mà tự ngộthì được, nếu có Phật rồi mà ngộ thì phải có thầy.

Đến đây chúng tôi muốn nóirộng hơn một chút. Hiện giờ tôi đang dạy thiền, có người công kích hỏi thầy tôilà ai? Theo lời ngài Huyền Sách, trước Phật Oai Âm Vương không thầy tự ngộ làđược, còn sau Phật Oai Âm Vương không thầy tự ngộ, đó là thiên nhiên ngoại đạo.Như hiện giờ tôi đang truyền thiền mà không có thầy có phải là thiên nhiên ngoạiđạo hay không? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nếu căn cứ theo sự truyềnthừa từ thầy đến trò thì đây là một khuyết điểm, còn nếu căn cứ trên những kinhluận hay ngữ lục v.v... thì lại khác. Đương thời ngài Huyền Giác có Lục Tổ, nếungộ rồi mà không đến với Tổ để ấn chứng đó là ngã mạn, vì bất cần hệ thống Phậtpháp. Thời Lục Tổ hoặc về sau có những vị được kế thừa, ngộ đạo hẳn hoi, nếubiết mà không đến trình là phạm lỗi. Còn trường hợp chúng tôi hiện giờ, nếumuốn trình là phải trình cho ai? Không có ai để trình thì phải làm sao? Chùanào cũng bảo niệm Phật hay trì chú, vì vậy chúng tôi không trình được với ai.Tất nhiên chúng tôi phải căn cứ vào kinh luận và ngữ lục của chư Tổ để làmchứng cứ. Chúng tôi hiện giờ hiểu mà không có thầy truyền riêng nên bị nghingờ, vì vậy khi nói Thiền chúng tôi phải lấy kinh, luận, sử của chư Phật chư Tổlàm chứng. Còn các vị trước đắc truyền có thầy, đâu cần giảng kinh, các đệ tử muốnhỏi gì cứ hỏi, các ngài dùng diệu thuật nhà thiền hoặc đánh, hoặc hét để chỉdạy. Thành thử hoàn cảnh mỗi thời mỗi khác, nếu bắt phải có thầy ấn chứng là mộtđòi hỏi quá đáng, không thể thực hiện được. Hiểu như vậy rồi, mới thông cảm vớichúng tôi.

Chúng tôi nương kinh luận mà ngộ, tất nhiên phải đem kinhluận làm bằng chứng để chỉ dạy cho người khỏi lầm lạc. Nếu không được truyềnthừa, mà còn bỏ kinh bỏ luận để dạy Thiền tức thành ma thuyết, vì nói theo ýriêng của mình nên dễ lạc đường, đó là tai họa. Vì chúng tôi không được truyềncho nên đem kinh, luận, sử để giảng dạy, vì kinh luận sử là cái gương để soiđúng và sai, lấy kinh luận sử làm căn bản để giải các mối nghi ngờ.

Đến giai đoạn hai là ngàiHuyền Giác tham vấn Lục Tổ.

Khi đến, Huyền Giácnhiễu Tổ ba vòng, chống tích trượng mà đứng. Tổ bảo:

Phàm là Sa-môn phải đủba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến, sanh đại ngã mạn?

Huyền Giác thưa:

Sanh tử là việc lớn, vôthường mau chóng.

Tổ bảo:

Sao chẳng thể nhận cáivô sanh, liễu không mau ư?

Huyền Giác thưa:

Thể tức là vô sanh,liễu vốn không có mau.

Tổ bảo: Như thế, nhưthế!

Huyền Giác mới đầy đủoai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ. Tổ bảo:

Trở về chóng vậy?

Huyền Giác thưa:

Vốn tự không động, há có mau ư?

Tổ bảo: Ai biết chẳngđộng?

Huyền Giác thưa: Nhângiả tự sanh phân biệt.

Tổ bảo: Ông rất đượccái ý vô sanh.

Huyền Giác thưa: Vôsanh há có ý sao?

Tổ bảo: Nếu không ý thìai biết phân biệt?

Huyền Giác thưa: Phânbiệt cũng không phải ý.

Tổ bảo: Lành thay! Hãydừng lại một đêm.

Thời nhân gọi là Nhấttúc giác. Sau Ngài có trước tác bộ Chứng Đạo Ca, thạnh hành ở đời. Thụy là VôTướng đại sư, người đương thời xưng là Chân Giác.

Đến giai đoạn này chúng tasẽ lấy làm lạ, vì sao người đến hỏi đạo với Tổ, biết Tổ được truyền y bát mọingười đều quí kính, lại không chịu nghiêm chỉnh lễ bái? Ngài đi vòng giườngthiền của Tổ rồi chống gậy đứng nghiễm nhiên có vẻ ngạo mạn. Tổ liền quở: “PhàmSa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến màsanh đại ngã mạn như vậy?” Ngài bèn thưa: “sanh tử là việc lớn, vô thường mau gấp”,như vậy có rảnh đâu mà phải đầy đủ lễ nghi. Vì phải giải quyết sanh tử, vô thườnggấp lắm rồi, không còn thì giờ đâu mà hình thức lễ nghi nữa. Ngay lời nói đó Tổliền bảo: “Tại sao không ngay đó mà thể nhận cái vô sanh đi, liễu chẳng mauchăng?” Ngài liền đáp: “Thể tức vô sanh, liễu không có mau.” Cái thể là vôsanh, còn liễu ngộ không có mau chậm, đó là Ngài bẻ lại ý của Tổ. Tổ liền khen:“Như thế, như thế!” Ngài Huyền Giác mới đầy đủ oai nghi lễ bái Tổ.

Ngườixưa đi hỏi đạo có những cái đặc biệt, vì gấp giải quyết sanh tử, nên không theonghi thức. Đến khi giải quyết xong, mới đầy đủ oai nghi, lễ bái rồi cáo từ ravề. Tổ bảo: “như thế, như thế” là đã ấn chứng rồi, ngài Huyền Giác xin ra về.Tổ thấy Ngài ra về mau quá sợ không thấu đáo, nên bảo: “Sao trở về mau vậy?”Ngài liền bẻ: “Thể vốn tự không động, há có mau chậm.” Tổ liền gạn lại: “Aibiết chẳng động?” Ngài thưa: “Ngài tự sanh phân biệt.” Tổ nói: “Ông rất là đượcý vô sanh.” Ngài bẻ lại Tổ: “Vô sanh có ý sao?” Tổ liền nói: “Không ý thì cáigì phân biệt?” Ngài liền trả lời: “Phân biệt cũng chẳng phải ý.” Câu này hayđáo để! Như trước đã nói, chúng tôi thấy tất cả quí vị mà không dụng ý gì hết,thấy nam biết nam, thấy nữ biết nữ, thấy cái nào rõ cái nấy mà không dụng ý, đógọi là “phân biệt mà không phải ý”. Như vậy hằng ngày cái đó lồ lộ ở mắt taiđâu có giấu giếm. Tổ mới khen: “Lành thay, lành thay, hãy ở lại một đêm.” Thời nhângọi là Nhất túc giác; nhất túc là một đêm, giác là giác ngộ, tức là ở lại mộtđêm mà được giác ngộ.

GIẢNG 10

TRÍHOÀNG

Thiền sư TríHoàng:

Thiền giả Trí Hoàng,ban đầu tham học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ (tức là chánh định),mới cất am ngồi thiền mãi, trải qua hai mươi năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách duphương đến Hà Sóc nghe danh ngài Trí Hoàng, liền đến am hỏi:

Ông ở đây làm gì?

Trí Hoàng nói: Nhậpđịnh.

Huyền Sách hỏi:

Ông nói nhập định là cótâm nhập hay không tâm nhập? Nếu không tâm nhập thì tất cả vô tình cỏ cây ngóiđá nên được định; nếu có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình hàm thức cũng nênđược định.

Ngài Huyền Sách đưa ra haicâu hỏi rồi tự Ngài khóa cửa luôn, như vậy biết làm sao trả lời! Có tâm nhậpcũng không được, không tâm nhập cũng không được.

Trí Hoàng bảo:

Tôi chính khi nhập địnhchẳng thấy có cái có tâm và không tâm.

Huyền Sách nói:

Chẳng thấy có tâm vàkhông tâm tức là thường định, sao lại (nói) có xuất nhập, nếu có xuất nhập tứclà không phải Đại định.

Hoàng không trả lờiđược. Giây lâu mới hỏi:

Thầy kế thừa ai?

Huyền Sách nói: Thầytôi là Lục Tổ ở Tào Khê.

Trí Hoàng hỏi: Lục Tổ lấy gì làm Thiền định?

Huyền Sách đáp:

Thầy tôi nói: Diệu trạmviên tịch, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có, chẳng rachẳng vào, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền không trụ, lìa trụ thiền tịch,tánh thiền không sanh, lìa sanh thiền tưởng, tâm như hư không cũng không có cáilượng của hư không.

Trí Hoàng nghe lời nóiấy bèn đi thẳng đến yết kiến Lục Tổ.

Ngài Trí Hoàng, sau khingài Huyền Sách chinh phục được rồi, đến tham vấn Lục Tổ.

Lục Tổ hỏi: Nhân giả từđâu đến?

Trí Hoàng liền thuậtlại đầy đủ duyên trước.

Lục Tổ bảo:

Thật như lời đã nói.Ông chỉ tâm như hư không mà chẳng có kiến chấp không, ứng dụng không ngăn ngại,động và tịnh đều không tâm, tình phàm Thánh đều quên, năng sở đều dứt, tánhtướng như như, không có lúc nào mà chẳng định.

Trí Hoàng ngay nơi đâyliền đại ngộ, hai mươi năm đã được tâm, trọn không ảnh hưởng. Đêm ấy ở Hà Bắc,dân chúng nghe trong hư không có tiếng nói: “Thiền sư Hoàng ngày nay được đạo.”Trí Hoàng sau đó lễ từ trở về Hà Bắc, khai hóa bốn chúng.

Trong đoạn trên, ngài TríHoàng đến tham vấn Lục Tổ. Tổ không gạn hỏi nhiều, chỉ thẳng cho Ngài thấy cáichân thật. Tổ bảo: “ông chỉ tâm như hư không”, đó là giai đoạn đầu, tâm như hưkhông tức là bản lai vô nhất vật, mà chẳng chấp cái thấy không. Tuy tâm như hưkhông mà đừng bám vào cái không đó thì ứng dụng liền không ngăn trệ, động tịnhđều là vô tâm. Trong khi động tịnh đều như như, tình chấp phàm Thánh đều quên, năngsở đều bặt, khi đó tánh tướng như như, không có lúc nào chẳng phải định. Đây làLục Tổ muốn chỉ thẳng chỗ chân thật là tâm, không dấy động, rỗng rang không cònmắc kẹt ở hai bên, tức là lúc nào cũng định. Vừa có niệm kẹt bên này bên kia làđộng, là mất định rồi. Ngài Trí Hoàng đã tu lâu năm, nên khi được Tổ chỉ thẳngliền đại ngộ.

GIẢNG 11

PHƯƠNGBIỆN

Có vị Tăng hỏiTổ:

Ý chỉ Huỳnh Mai ngườinào được?

Tổ đáp: Người hiểu Phậtpháp được!

Tăng thưa: Hòa thượnglại được chăng?

Tổ bảo: Ta chẳng hiểuPhật pháp.

Vì sao Tổ lại phủ nhận nhưvậy? Ý chỉ Huỳnh Mai tức là ý chỉ Ngũ Tổ, người nào được? Lục Tổ là người đượctruyền y mà Ngài không nói vậy, chỉ trả lời: Người nào hiểu Phật pháp thì được.Tăng lại hỏi: Hòa thượng hiểu hay không? Được hay không? Tổ đáp: Ta chẳng hiểuPhật pháp. Tại sao Tổ lại đáp như vậy, có phải là Ngài chối bỏ chỗ truyền y củaNgũ Tổ hay không? Chúng ta nên nhớ trong kinh Kim Cang đức Phật nói: “Nếu tathấy có pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì Phật Nhiên Đăng không thọ kýcho ta thành Phật.” Vừa thấy có pháp để được, đó là không được. Còn ở đây vừakhởi hiểu thì không phải là người được truyền y, vừa dấy niệm hiểu là đã sairồi, bởi vì chỗ đó cho mình nhận mà không cho mình hiểu. Cho nên Tổ nói Takhông hiểu Phật pháp.

Một hôm Tổ muốn giặt láy đã được truyền trao nhưng không có suối tốt để giặt, nhân Ngài đến sau chùakhoảng năm dặm, thấy trên núi cây cối um tùm, khí tốt xoay quanh, Ngài liền cắmcây tích trượng sâu xuống đất, nước liền phún lên theo tay Ngài, chứa lại thànhcái ao, Ngài liền quì gối giặt y trên đá. Chợt có một vị Tăng đến lễ bái thưa rằng:

Phương Biện là ngườiTây Thục, vừa rồi ở nước Nam Thiên Trúc, thấy ngài Đạt-ma đại sư dạy PhươngBiện phải chóng đến nước Đường là nơi tôi truyền Chánh pháp nhãn tạng và ytăng-già-lê của Tổ Ca-diếp, thấy truyền đến đời thứ sáu nơi Thiều Châu ở TàoKhê, ông nên đến đó chiêm lễ. Phương Biện từ xa đến, cúi mong được thấy y bátđã được truyền.

Tổ bèn đưa ra cho ôngxem, liền hỏi:

Thượng nhân làm nghề gì?

Phương Biện đáp: Chuyênnghề đắp tượng.

Tổ nghiêm sắc mặt lạibảo: Ông thử đắp xem.

Phương Biện mờ mịtkhông biết. Qua mấy ngày, ông đắp được tượng của Tổ, cao bảy tấc, rất đẹp đẽ.

Tổ cười, bảo:

Ông chỉ giỏi tánh đắpmà chẳng giỏi tánh Phật.

Tổ đưa tay xoa đầuPhương Biện nói:

Ông hằng vì người, trờilàm phước điền.

Như vậy khi Tổ nghiêmsắc mặt bảo: “ông thử đắp xem”, lý đáng Phương Biện phải thấy được cái gì Tổ muốnchỉ, đó là đúng ông nhận được Phật tánh; nhưng ông không biết, về nhà chỉ nhớhình Tổ, ông đắp thành tượng, cho nên Tổ bảo: “ông chỉ giỏi tánh đắp, mà chẳnggiỏi tánh Phật”.

Tổ liền lấy y đềncông, Phương Biện lấy y chia làm ba phần: một phần đắp vào tượng, một phần thìông lưu lại, còn một phần thì gói chôn xuống đất, thề rằng: “Sau này, người nàođào được y này là tôi tái sanh để trụ trì nơi đây dựng lập lại chùa chiền.

(Đến đời Tống, niênhiệu Gia Hựu năm thứ tám, có vị Tăng tên là Duy Tiên, khi sửa chùa, đào đất đượcy như mới, còn tượng của Phương Biện đắp thì để ở chùa Cao Tuyền, cúng kính cầunguyện đều được như ý.)

Có vị Tăng đọc bài kệcủa Thiền sư Ngọa Luân rằng:

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng.
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ-đề nhật nhật trưởng.

Tổ nghe qua liền nói:

Bài kệ này chưa rõ được tâm địa, nếu y đây màtu, ấy là thêm trói buộc.

Nhân đó Tổ nói một bài kệ:

Huệ Năngmột kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm sổ khởi,
Bồ-đề tác ma trưởng.

Đối chiếuhai bài kệ trên, chúng ta thấy chỗ thâm sâu khác nhau, nếu không khéo thì khônglàm sao thấy được. Bài kệ trước của ngài Ngọa Luân thật ra không phải dở, đốivới chúng ta Ngài rất giỏi, Ngài có khả năng dẹp hết tư tưởng. Nhưng “hay đoạntrăm tư tưởng”, đó là bệnh, tại sao? Vì còn thấy tư tưởng là thật để đoạn; nhưvậy năng sở rõ ràng; tư tưởng là cái bị đoạn, Ngài là hay đoạn, có năng có sởlà có hai rồi, đó là cái bệnh thứ nhất. Đến cái bệnh thứ hai là “Bồ-đề càngngày càng lớn”. Nói lớn nhỏ là còn hình tướng, đó là bệnh rồi, vì còn kẹt trênhình thức. Cho nên Tổ nói nếu tu mà kẹt trên hình thức là bị trói buộc. Đâythật là tế nhị, mới nghe qua bài kệ thấy dường như thật hay, nhưng xét kỹ mộtchút thì thấy bệnh, cho nên khi đọc bài kệ bài thơ, mình biết trình độ người làmthơ đang đến đâu.

Đến bài kệ của Tổ: Huệ Năng không có tài nghệ gìhết, cũng chẳng đoạn trăm tư tưởng, vì tư tưởng có thật đâu mà đoạn! Tư tưởng làhư giả như khói như mây, biết nó hư giả là nó hết, có gì mà đoạn. Đó là khôngcòn năng sở, tức đâu còn hai thứ đối đãi. “Đối cảnh tâm thường khởi”, tại sao?Nếu thấy cảnh thật thì tâm mới thật, nếu biết cảnh giả tâm giả, cả hai đều giảdối thì không thành vấn đề, cho nên không thành bệnh. “Bồ-đề làm gì lớn”: Bồ-đềlà thể không sanh không diệt, không tướng mạo, nói gì có lớn nhỏ! Khi thấy đếntột cùng thì chỗ nói mới tột cùng. Khi chưa thấy tột cùng, thì bài kệ của ngàiNgọa Luân dường như hay mà sự thật Ngài đang chết chìm trong chỗ đè cho nólặng, chớ chưa thấy được Thật thể. Nếu nói “Bồ-đề càng ngày càng lớn” là cònhình tướng, tức chưa phải thật sự đạt đạo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]