Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lăng –già A-Bạt-Đa-La Bảo Kinh Tâm Ấn

24/10/201015:54(Xem: 6832)
Lăng –già A-Bạt-Đa-La Bảo Kinh Tâm Ấn

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

LĂNG-GIÀ A-BẠT-ĐA-LA BẢO KINH TÂM ẤN


Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sảnxuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗở của Dạ-xoa. Bởi vua Dạ-xoa thỉnh Phật thuyết pháp trên núi, nên lấy tên núiđặt tên kinh.

Đại sĩ Táo Bá nói: “Kinh này nói trên núiLăng-già ở trong biển Nam. Như Lai nói kinh dưới núi, vua Dạ-xoa La-bà-na vàBồ-tát Ma-đế ngồi cung điện hoa đến thỉnh Như Lai vào núi thuyết pháp. Núi nàycao vót nhìn xuống biển cả, chung quanh không lối vào. Người được thần thôngmới có thể lên được, để tiêu biểu pháp môn tâm địa, người không tu không chứngmới hay lên được. Nhìn xuống biển cả, để tiêu biểu biển tâm thanh tịnh, do giócảnh thổi, nên sóng thức nổi dậy. Người đạt được ngoại cảnh vốn không thì biển tâmtự vắng lặng. Tâm cảnh đều lặng thì việc gì cũng sáng tỏ, ví như biển cả lặng gióthì mặt trời mặt trăng và vạn vật hiện hình rõ ràng. Kinh này Phật vì hàngBồ-tát căn cơ đã thuần thục, liền nói chủng tử nghiệp thức là Như Lai tàng;khác với Nhị thừa do diệt thức tiến đến không tịch; cũng khác với Bát-nhã bởiBồ-tát quán không rồi thích cái Khôngtăngthắng. Đây chỉ thẳng Thức thể bản tánh toàn chân, liền thành trí dụng, như biểncả kia lặng gió thì cảnh tượng đều hiện bày. Biển tâm chẳng động thì gió cảnhchẳng khác. Chỉ người khéo hiểu được tánh chân, liền nơi thức biến thành trí.”Táo Bá rất thâm hiểu tông thú kinh Lăng-già vậy.

Kinh này dịch lần đầu do ngài Cầu-na-bạt-đà-la(Gunabhadra) đời Lưu Tống (424-454), dịch thành bốn quyển để tên là Lăng-giàA-bạt-đà-la Bảo Kinh. Đến đời Nguyên Ngụy (500-516), ngài Bồ-đề-lưu-chi(Bodhiruci) dịch thành mười quyển tên là Nhập Lăng-già. Đời Đường thời Võ TắcThiên (684-705), ngài Thật-xoa-nan-đà (Sikshànanda) cùng với ông Phục Lễ v.v…dịch thành bảy quyển tên là Đại Thừa Nhập Lăng-già.

Bản dịch đời Đường rất đơn giản, không bằng bảndịch đời Tống rất cao sâu. Cho nên từ xưa đến nay những nhà nghiên cứu hầu hếtđều theo bản dịch ban đầu (đời Tống).

Thời vua Lương Võ Đế, Đại sư Đạt-ma đi đườngbiển đến Trung Hoa rồi sang nước Ngụy, ở tại chùa Thiếu Lâm chín năm ngồi xoaymặt vào vách. Sau Ngài truyền pháp cho Tổ Huệ Khả nói: “Xứ này chỉ có bốn quyểnkinh Lăng-già có thể dùng ấn tâm, trọn trao cho ngươi.” Từ đây kinh Lăng-giàbèn thành vật bí mật trong Tông môn (Thiền tông). Thiền giả thời nay đã bỏ qua(kinh Lăng-già) cho đến suốt đời chưa từng giở ra xem, thật đáng buồn thay! Vềnhóm Nghĩa học (học kinh), chỉ có đầu niên hiệu Hồng Võ (1368) có ông Tông Lặc,Như Khỉ vâng chiếu chung nhau sớ. Đến cuối niên hiệu Vạn Lịch (1620) cóngài Đức Thanh bút ký. Đến khoảng giữa niên hiệu Sùng Trinh (1628-1643) có ngàiTrí Húc nghĩa sớ. Ngoài những sớ giải trên, không còn thấy chỗ nào khác.

Tổ Đạt-ma thường bảo rằng: “Kinh này sau nămtrăm năm trở thành môn học danh tướng.” Xét kỹ lời nói này càng thêm lo sợ. Tổnói tông của ta thất truyền đâu phải do người hay việc nào khác!

Hàm Thị tôi, từ niên hiệu Thuận Trị nhằm nămTân Sửu (1661), trước thì Hoa Thủ thị tịch, năm sau Đại Nhật tiếp tục tạ thế.Hai năm qua lạc thú nhân sanh đối với tôi đã hết sạch. Tôi bèn rút lui về ở núiLôi Phong, quanh quẩn trong am tranh, nương chí đời trước, cùng đáp những câuhỏi của thiền gia, dùng để tự vui, chưa dám chỉ dạy người. Chỉ nghĩ đến đạopháp nảy mầm lộn lạo, nói rằng kiến tánh mà đồng với thần ngã; một con đườngthấu thoát (tu thiền) mà không khác với minh sơ. Như câu “chẳng tự sanh, chẳngphải chẳng sanh”, lời Thánh nói vẫn đầy đủ, mà có người chẳng đạt lý duyênkhởi, rốt cuộc rơi vào bác không, mặc tình phá hoại Phật pháp. Xét ra do họ mắckẹt trên danh tướng, nên công và tội chẳng đồng vậy.

Kinh này chỉ thẳng chủng tử nghiệpthức là Như Lai tàng, thật có mê ngộ. Chẳng thế, thì lấy thức lưu chú làm Tựtâm, trở lại thành lỗi tâm sanh thức. Trong lời sớ giải thâm thiết rõ ràng, chỉtrước dẫn ra cho có huyết mạch. Có dẫn kinh luận chỉ lấy chỗ gần là nhập lý đểphát minh lẫn nhau. Đến như những lời nói của thiền gia cốt ở chỗ thận trọnggiữ mình. Phàm thiền gia dùng có lời để tháo chốt. Còn kinh điển cốt dẫn ngườitrở về không lời. Chính vì chỗ bàn sâu nên không từ phá dẹp, luống dùng lời đểcắt đứt, đâu khỏi lẫn lộn chân thuyên (lời nói bày chân lý). Lầm lẫn danh ngônnên chữ “Ô” chữ “Yên” thành chữ “Mã”. Thiền bệnh thời nay là do chân giả khônphân. Tổ của ta ban đầu lập không lời, cùng truyền bốn quyển kinh, đã thầm bàyẩn ý vậy. Hàm Thị tôi xin tất cả người đời sau nên noi theo ý chỉ của đấng ĐạiTừ đã chỉ dạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]