Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08-Y Pháp Xuất Sanh

24/10/201008:41(Xem: 8263)
08-Y Pháp Xuất Sanh

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN8

ÂM:

Y PHÁP XUẤTSANH.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược nhân mãn tam thiên đại thiênthế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân sở đắc phước đức, ninh vi đa phủ?

Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thị phước đức tức phi phướcđức tánh, thị cố Như Lai thuyết phước đức đa.

- Nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng, vịtha nhân thuyết, kỳ phướ�cthắng bỉ. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhất thiết chư Phật cậpchư Phật A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề pháp, giai tùng thử kinh xuất. Tu-bồ-đề,sở vị Phật pháp giả tức phi Phật pháp.

DỊCH:

Y NƠI CHÁNH PHÁP MÀ SANH RA TẤT CẢ QUẢ VỊ.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu có người dùng bảy báu đầy cả tamthiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được phước đức thật nhiều chăng?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn rất nhiều! Vì cớ sao? Vì phước đức ấy tứcchẳng phải là tánh phước đức, thế nên Như Lai nói phước đức nhiều.

- Nếu lại có người ở trong kinh này, thọ trì cho đến bốn câu kệ v.v. vìngười khác giảng nói thì phước đức này còn hơn phước đức của người kia. Vì cớsao? Này Tu-bồ-đề, tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác củachư Phật đều từ nơi kinh này ra. Này Tu-bồ-đề, nói là Phật pháp đó tức chẳngphải Phật pháp.

GIẢNG:

Quí vị nghe giải nghĩa đoạn này có dễ hiểu không? Ðức Phật nói rằng: Giảsử có người đem bảy báu (vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não)đầy dẫy cả tam thiên đại thiên thế giới ra bố thí. Tam thiên đại thiên thế giớiquá rộng đối với chúng ta, giả sử đem bảy báu đầy dẫy cả thế giới của chúng tara bố thí thì quí vị nghĩ phước nhiều ít? Thật tình là phước rất nhiều. Cho nênngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn phước rất nhiều. Nhưng khi nói phước rất nhiềungài Tu-bồ-đề sợ chúng ta hiểu lầm Ngài thấy phước đức là một việc có thật chonên Ngài nói: Phước đức ấy không phải tánh phước đức thế nên nói là phướcđức nhiều.Bởi vì theo tinh thần kinh Kim Cang lúc nào đức Phật cũng chỉcho chúng ta thấy rằng tất cả pháp ở thế gian, từ những hình tướng đến tâmtưởng danh ngôn đều là pháp nhân duyên, mà đã là nhân duyên hòa hợp thì khôngcó tự tánh, tức là chúng không có cái tánh thật. Quí vị nhớ phàm những gì donhân duyên hòa hợp thì tự bản tánh nó không có thật, nếu có thật thì đâu doduyên hòa hợp. Ðã là hòa hợp thì ngay bản tánh nó không thật, phải do cái nàycái kia hợp lại thành, nếu có cái thật thì không đợi duyên hợp. Thế nên ngàiTu-bồ-đề sợ chúng ta hiểu lầm là phước đức có tự tánh thật nên Ngài nói tiếp:Phước đức ấy tức không phải tánh phước đức nên nói phước đức nhiều. Nó không cótánh cố định vì vậy mà nói nhiều. Nói nhiều là một lối nói tùy theo tâm niệm,tùy theo sở chấp của chúng sanh, chớ không phải nó có tánh thật. Ðức Phật đưathí dụ trước, tiếp theo Ngài mới so sánh với pháp. Nếu có người đem bảy báu,chúng ta chỉ nói một thứ báu tầm thường là vàng thôi, giả sử có người đem vàngđầy chùa này ra bố thí, quí vị nghĩ phước đức nhiều ít? Mấy mươi kiếp mình làmchưa đủ vàng chứa đầy chùa này, nếu đem bao nhiêu đó ra bố thí thì phước cũngquá nhiều rồi, huống nữa là đầy dẫy cả quả địa cầu. Song thử hỏi chừng baonhiêu kiếp chúng ta làm được số vàng đầy dẫy cả quả địa cầu? Một đời mình, nếumay mắn làm đâu được đó thì cũng chỉ có thể làm được chừng vài trăm lượng, tứckhoảng chừng một giỏ xách. Làm đâu được đó trong một đời mà chỉ được chừng mộtgiỏ xách thì bao nhiêu đời mới được một làng, rồi bao nhiêu đời mới đầy cả mộtnước, bao nhiêu đời mới đầy được cả thế giới? Nếu tính số vàng đầy cả tam thiênđại thiên thế giới thì ít ra phải cả triệu triệu kiếp mới có thể có được. Cảtriệu triệu kiếp khổ công nhọc nhằn mà gom lại đem bố thí hết thì chúng tatưởng tượng phước đức nhiều ít? Không thể tính nổi. Bấy giờ đức Phật mới sosánh: Nếu có người ở trong kinh này thọ trì cho đến bốn câu kệ v.v., vì người khácnói thì phước của người thọ trì bốn câu kệ này còn hơn phước của người bố thíbảy báu kia. Quí vị tin nổi không? Ðó là điều thật hy hữu, thật khó tin mà tin đượclà chuyện phi thường. Vậy mà tôi tin, chuyện khó tin mà tin được mới là lạ. Nhưtôi thường ví dụ mỗi sáng chúng ta thấy những hạt sương đọng ở đuôi những lácây, khi mặt trời lên những hạt sương đó lóng lánh giống như những hạt kimcương, những hạt kim cương đem ra ngoài ánh nắng cũng lóng lánh như thế. Nhưngcó người được hạt kim cương chừng bằng ngón tay cái, có người nói: À hạt kimcương của chị lóng lánh như những hạt sương trên lá cây, chúng tôi xin đổi hạtkim cương này bằng một triệu hạt sương lóng lánh đó. Thử hỏi quí vị chịu không?Không chịu. Mười triệu hạt sương, một tỷ triệu hạt sương được không? Vẫn khôngđồng ý. Khắp cả thế giới có bao nhiêu hạt sương tôi hốt hết đem đổi hạt kimcương, quí vị đồng ýkhông? Dĩ nhiên là không. Tại sao? Bởi kim cương là thật,hạt sương là giả, bởi giả cho nên bao nhiêu cũng không đổi được cái thật.

Trên nhân gian này, khi người ta quan niệm vàng là quí thì vàng là quí,nếu người ta cho rằng vàng không quí thì vàng hết quí. Như vậy cái quí đó chỉlà do quan niệm của con người, chớ không phải nó thật quí. Nó là cái giả tạm docon người đặt ra.

Trì đây đừng hiểu là đọc. Thí dụ như cứ đọc: Phàm sở hữu tướng giaithị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai, đọc mãi nhưvậy có phải là trì chưa? Ðừng hiểu chữ trì theo nghĩa quá tầm thường đó. Trì làthọ trì, thọ là nhận, trì là giữ. Chúng ta nhận hiểuđược kinhKim Cangvà sống được với nó gọi là trì; thọ trì là sống được với trí tuệ Bát-nhã, màtrí tuệ Bát-nhã là cái chân thật muôn đời muôn kiếp không bao giờ hoại. Songđối với đức Phật, Ngài thấy nó thật, còn đối với chúng ta, vì chưa thấy nên khóhiểu, khó tin. Như vậy trí tuệ Bát-nhã là cái thật, tất cả vàng bạc của báu thếgian là cái giả, vậy phải đem bao nhiêu cái giả để chúng ta đồng ý đổi một cáithật? Cũng như phải đem bao nhiêu hạt sương lóng lánh để chúng ta nhận đổi mộthạt kim cương? Chắc chắn không bao giờ chúng ta đồng ý. Cái giả dù nhiều thếmấy cũng không bì được một cái thật. Cho nên khi nào chúng ta ngộ được thểKim CangBát-nhã, chúng ta mới thấy rằng tất cả thế gian không cái gì bì được với nó cả.Vì thế đức Phật bảo: Dù đem bao nhiêu của báu thế gian bố thí, công đức cũngkhông bằng trì bốn câu Kim Cang. Thọ trì nghĩa là sống được với cái chân thậtđó thì muôn triệu cái giả cũng không bì kịp. Lại vì người khác nói, chỉ chongười biết và sống được thì đó là phước đức không có gì bì kịp.

Kế đến, đức Phật bảo: Này Tu-bồ-đề, tất cả chư Phật và pháp Vô thượngChánh đẳng Chánh giác của chư Phật đều từ kinh này mà ra. Câu này quí vịlàm sao hiểu? Như vậy sẽ có người hỏi: Phật nói kinh Kim Cang mà tạisao kinh Kim Cang lại nói rằng chư Phật đều từ kinh này ra? Vậy kinh này sanh raPhật hay Phật sanh ra kinh này? Do đó có một nghi vấn là: Kinh có trước hayPhật có trước? Nếu kinh này sanh ra chư Phật thì kinh có trước. Nhưng mà ai nóikinh? Phật nói kinh là Phật có trước. Tại sao nói chư Phật và pháp Vô thượngChánh đẳng Chánh giác của chư Phật đều từ kinh này ra? Như thế tức là kinh nàycó trước. Nếu chúng ta hiểu kinh này theo nghĩa văn tự thì không bao giờ hiểunổi. Có một vị hỏi một thiền sư: Pháp có trước hay Phật có trước? Thiền sư trảlời: Nói thì Phật trước pháp sau, nghe thì pháp trước Phật sau. Câu trả lời đóquí vị hiểu không? Nói thì Phật trước pháp sau, tại sao? Bởi vì nói thì đứcPhật ngộ đạo rồi Ngài mới nói được kinh, tức là Phật trước pháp sau. Còn nghethì pháp trước Phật sau, quí vị là người chưa ngộ cho nên nghe kinh rồi mớingộ, sau mới thành Phật, vậy là pháp trước Phật sau.

Ở đây nói kinh này là mẹ tất cả chư Phật và cả pháp Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Trí tuệ Kim Cang Bát-nhã là trí tuệ bất sanh bất diệt. Trí tuệ đóai cũng sẵn có, nếu quên nó là chúng sanh, ngộ được nó thì thành Phật. Nhân ngộtrí tuệ đó mà thành Phật thì chính trí tuệ đó sanh ra Phật, nhân trí tuệ đódiễn đạt cho người ta hiểu, là pháp. Như vậy là từ trí tuệ đó sanh ra pháp Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nên nói "Kinh này" không có nghĩa đơngiản là bao nhiêu chữ, bao nhiêu tờ mà là chỉ thẳng trí tuệ Bát-nhã chân thật.Vì kinh này nói về trí tuệ Bát-nhã chân thật nên trí tuệ đótức là kinh này. Hiểu như thế mới gọi là hiểu. Trì bốn câu kệ của kinh này làtrì ngay tinh thần của kinh chớ không phải trì văn tự của kinh. Có nhiều ngườinói kinh này phước lớn quá, nên ngày nào cũng đọc bốn câu kệ rồi tự hào rằngtôi có phước đức vô lượng vô biên, như vậy đúng chưa? Ðó là chúng ta chấp tướngchớ chưa đúng được tinh thần công đức. Thế nên ở đây nói kinh này để chỉ chotrí tuệ Bát-nhã bất sanh bất diệt, là mẹ của chư Phật, là mẹ của tất cả kinh.

Ðức Phật lại bảo ngài Tu-bồ-đề: Nói Phật pháp tức không phải Phật pháp.Vì chúng ta nghe nói Phật pháp rồi chấp thật Phật pháp, nên Phật liền bác khôngphải Phật pháp. Tại sao? Vừa có ngôn từ Phật pháp thì ngôn từ đó cũng là tướngduyên hợp. Thể của danh từ Phật pháp là không thật, nhưng tùy theo chúng sanhmê, gọi đó là Phật pháp để cảnh tỉnh họ. Bản chất của Phật pháp không thật nên nóikhông phải Phật pháp, vì tùy chúng sanh nên gọi là Phật pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]