Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Toát yếu toàn bộ

23/10/201016:10(Xem: 7217)
Toát yếu toàn bộ

Toát yếu toànbộ

Toànbộ kinh Pháp Hoa có bảy quyển, hai mươi tám phẩm. Để thấy ý toàn bộ, chúng tanên lược qua từng phẩm:

1- Phẩm Tựa:Phẩm này chỉ chủyếu của toàn bộ. Hình ảnh Phật phóng quang từ lông trắng giữa chặng mày, ánhsáng soi khắp phương Đông, thông trên suốt dưới, theo ánh sáng hội chúng thấychúng sanh trong lục đạo, tạo nghiệp thọ báo và thấy chư Phật tu nhân chứng quảgiáo hóa chúng sanh… Đây là biểu trưng Tánh giác (Tri kiến Phật) rỗng suốt,không kẹt hai bên, biết rõ nguyên nhân luân hồi sanh tử và nguyên nhân giảithoát sanh tử. Tánh giác rời ngôn ngữ và tâm thức suy tư, cho nên Phật chỉ hiệntướng mà không nói một lời. Chỉ Căn bản trí mới thấu suốt được Tánh giác, vọngthức thì không sao hiểu nổi. Vì thế, đức Di-lặc (thức) khởi nghi hỏi Bồ-tátVăn-thù (trí).

2- Phẩm Phương Tiện:Từ chỗ vô ngôn đến đây phải dùng ngôn thuyết, ấy làphương tiện. Lại nữa, Phật dùng mọi phuơng tiện dẫn dắt chúng sanh, cứu kínhđều đưa đến ngộ nhập Tri kiến Phật (Tánh giác). Đây là mục đích chung của chưPhật. Dù trước có nói các pháp khác song cũng là phương tiện đưa đến cứu kínhnày. Tuy nhiên Tri kiến Phật rất khó tin hiểu, nên phải thiết tha cầu thỉnh haiba phen Phật mới nói.

3- Phẩm Thí Dụ:Sau khi Phật phương tiện dùng ngôn ngữ trình bày, người căn cơ lanh lợi bậcthượng liền nhận ra Tri kiến Phật của chính mình. Đây là chỗ đốn ngộ củaXá-lợi-phất, Tôn giả vui mừng hớn hở được điều chưa từng có trình lên Phật.Phật liền ấn chứng (thọ ký) cho Ngài sau này sẽ thành Phật. Tuy vậy những căncơ kém bén nhậy còn chưa nhận ra, Phật phải dùng thí dụ nhà lửa và ba xe, cuốicùng chỉ cho một xe “bạch ngưu”.

4- Phẩm Tín Giải:Đây là trình bày kiến giải của mình để Phật ấn chứng. Những vị Thanh văn kỳ cựuđến đây mới nhận rõ Tri kiến Phật của mình, vui mừng vô hạn, như chàng cùng tửđược cha trao cả sự nghiệp, điều mà trước kia chưa bao giờ dám nghĩ đến. Cácngài dùng thí dụ này trình kiến giải lên Phật.

5- Phẩm Dược Thảo Dụ:Lẽ ra, sau khi trình kiến giải của mình liền được Phậtthọ ký ngay, song cần phải khích lệ những căn cơ bậc trung, cố gắng nhận ra Trikiến Phật, nên Phật ví dụ đám mưa mọi cây cỏ đều được thấm nhuần. Các căn cơ cókhác, nhưng đều được lợi ích trong một trận pháp vũ này.

6- Phẩm Thọ Ký:Thọ ký là tên khác của ấn chứng trong nhà thiền. Khi các vị Ma-ha Ca-diếp v.v…trình bày chỗ sở ngộ rồi, Phật liền thọ ký (ấn chứng) cho mỗi vị tương lai sẽthành Phật. Đây mới đốn ngộ Phật thừa, còn phải tiệm tu Bồ-tát hạnh, sau mớichứng thành Phật quả.

7- Phẩm Hóa Thành Dụ:Giải thích một lần nữa về phương tiện của đức Phật, đểnhững vị căn cơ bậc trung thấy rõ Tri kiến Phật của mình. Dùng thí dụ Hóa thànhvà Bảo sở để sách tiến các ngài vượt lên, đừng đắm luyến trong quả vị Thanhvăn.

8- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký:Giờ đây hàng căn cơ bậc trung đã thấy rõ Tri kiến Phậtcủa mình. Đại diện năm trăm vị, ngài Mãn Từ Tử trình bày sở ngộ, theo đó Phậtthọ ký năm trăm vị tương lai đều thành Phật.

9- Phẩm Thọ Học Vô HọcNhân Ký:Đến đây hàng hữu học và vôhọc mới nhận ra Tri kiến Phật của mình, tự nhận mình có phần trong Phật thừa,mong được Phật thọ ký. Phật thọ ký các ngài trong tương lai đều sẽ thành Phật.

10- Phẩm Pháp Sư:Còn một số căn cơ hạ liệt, chưa dám nhận Tri kiến Phậtcủa mình. Phật muốn thúc đẩy họ tiến lên, cần khuyến khích họ thọ trì cúngdường tùy hỉ giáo hóa thì tương lai đều thành Phật.

11- Phẩm Hiện Bảo Tháp:Tháp bảy báu hiện giữa hư không trang nghiêm đẹp đẽ,trong có toàn thân Phật Đa Bảo. Phật Đa Bảo tượng trưng cho Pháp thân, tháp bảybáu tượng trưng cho thất đại. Đến đây, Phật chỉ rõ ngay trong thân thất đại nàyđã hàm chứa Pháp thân hay Tri kiến Phật. Song làm sao thấy được Pháp thân, cầnphải thu nhiếp vọng tưởng lại mới thấy. Cho nên trong kinh nói: “Phật Đa Bảo cónguyện sâu: Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh Pháp Hoa mà hiện ra trước cácđức Phật, vị Phật nào muốn đem thân ta chỉ bày cho bốn chúng, Phật đó phải nhómhọp tất cả Phật của mình phân thân ra thuyết pháp ở mười phương về một chỗ, sauthân ta mới hiện.” Phật phân thân chỉ cho Ý thức phân tán chạy theo sáu trần,chúng tụ họp về một chỗ là an định, Pháp thân sẽ hiện tiền. Đây là chỉ rõ chođại chúng biết Tri kiến Phật đã nằm sẵn trong lầu ngũ uẩn hay trong tháp thấtđại.

12- Phẩm Đề-bà-đạt-đa:Đã chỉ rõ Tri kiến Phật ở trong lầu năm uẩn hay thấtđại, mà người căn cơ hạ liệt vẫn chưa tin chưa hiểu. Một lần nữa Phật lại chỉcặn kẽ, dù tạo tội ngũ nghịch như Đề-bà-đạt-đa, ty tiện như thân Long nữ vẫn cóTri kiến Phật, gặp duyên hóa độ liền ngộ đạo, đều sẽ thành Phật không nghi.

13- Phẩm Trì:Đến đây tất cả vị Tỳ-kheo ni đều buông xả tâm hạ liệt, đinh ninh rằng người nữtu hành không thể thành Phật, quí vị tự nhận mình có phần thành Phật, vì mìnhđồng có Tri kiến Phật như tất cả những vị đã ngộ, được Phật thọ ký. Do đó, Phậttuần tự thọ ký riêng và chung cho Ni chúng.

14- Phẩm An Lạc Hạnh:Trên đã xong phần mọi căn cơ đều đốn ngộ, đến đây làphần tiệm tu Bồ-tát hạnh. Hay nói cách khác, ở trên đã ngộ Tri kiến Phật, từđây về sau là nhập Tri kiến Phật. Nói theo Thiền thì ở trên đã Kiến tánh, từđây về sau khởi tu. Kinh nói: “Ở trong đời ác sau, hộ trì đọc tụng giảng nóikinh Pháp Hoa”, có nghĩa là sống và bảo vệ Tri kiến Phật của mình. Muốn bảo vệTri kiến Phật trước phải gìn giữ giới luật, tức là an trụ bốn pháp vậy.

15- Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất:Do công phu tu trì, bảo vệ Tri kiến Phật, tự trong thânphát Trí vô sư. Trí này từ thân tứ đại xuất phát, nên nói Bồ-tát từ dưới đấtvọt lên. Trí vô sư do công phu tu hành mà được, nên có khả năng chống lại sanhtử; nó từ Chân tánh lưu xuất không sanh không diệt, nên tương ưng với Tri kiếnPhật. Vì thế Phật không chấp nhận Bồ-tát ở tha phương duy trì truyền bá kinhPháp Hoa ở cõi này, chỉ dành cho chư Bồ-tát từ đất vọt lên duy trì. Bồ-tát thaphương biểu trưng Trí hữu sư. Trí này do học tập được, còn phân biệt giảntrạch, thuộc về trí sanh diệt, không đủ khả năng bảo vệ Tri kiến Phật.

16- Phẩm Như Lai ThọLượng:Đã có Trí vô sư phát sanh mớinhận rõ Pháp thân (Tri kiến Phật) bất sanh bất diệt, thường hằng chẳng đổi.Tuổi thọ của Pháp thân đồng tuổi thọ của hư không, vì Pháp thân không tướng làmgì bị vô thường và tan hoại. Như Lai ở đây là Tri kiến Phật hay Pháp thân,thường nằm sẵn trong thân năm uẩn của chúng ta, song không mấy ai nhận ra, chỉkhi nào Trí vô sư phát sanh mới thể hiện được Pháp thân. Vì thế nên nói rất khótin khó hiểu, người tin hiểu được thì công đức vô lượng.

17- Phẩm Phân Biệt Công Đức:Pháp thân chân thật bất biến; người tin nhận được Phápthân là đã biết lối trở về Chân tánh. Mọi công đức của thế gian đều là công đứctương đối sanh diệt, nên hữu hạn hữu lượng. Người nhận ra Pháp thân chân thậtlà vô sanh, nên công đức vô hạn vô lượng. Vì thế nếu đem so sánh thì không côngđức nào của thế gian có thể sánh kịp.

18- Phẩm Tùy Hỉ Công Đức:Công đức của người nhận ra Pháp thân đã cao tột như vậy,người phát tâm tùy hỉ công đức này ắt cũng vô ngần. Phát tâm tùy hỉ tức đã cóphần nhận hiểu, khuyến khích kẻ khác tức đã tự hâm mộ, cho nên người tùy hỉkinh này, khuyến khích kẻ khác nghe kinh… đều là công đức vô biên.

19- Phẩm Pháp Sư Công Đức:Công đức Pháp sư hay công đức của người sống với Trikiến Phật, y cứ nơi sáu căn phát hiện. Sáu căn là chỗ phát sáng của hòn ngọcTánh giác, không nương sáu căn làm sao thấy được hòn ngọc. Hằng sống trở lạiTánh thấy Tánh nghe của mình là cửa vào Tánh giác, con đường vào cửa Niết-bàn.Khi sáu căn thuần tịnh thì tự nó trở thành Lục thông, khỏi cần tập luyện mới cóthần thông.

20- Phẩm Thường BấtKhinh Bồ-tát:Người sống với Tri kiếnPhật và truyền bá cho mọi người phải kiên trì nhẫn nhục, vì làm một điều khólàm, dạy một điều khó dạy. Biết mọi người đều có Tri kiến Phật, người ngộ trướcnào dám khinh người ngộ sau, người đã ngộ cố chỉ cho người sẽ ngộ. Đây là việclàm của Bồ-tát Thường Bất Khinh. Ngài trì kinh Pháp Hoa và truyền bá kinh PhápHoa bằng cách gặp ai cũng bái xá nói rằng: “Tôi chẳng dám khinh quí Ngài, quíNgài đều sẽ thành Phật”. Tu nhân như thế, Ngài kết quả thành Phật, gieo nhânnhư thế, kết quả mọi người được dự hội Pháp Hoa. Thế là trì kinh bằng cáchchính mình sống với Tri kiến Phật của mình, truyền bá là gieo cho mọi người đủniềm tin mình có Tri kiến Phật.

21- Phẩm Như Lai Thần Lực:Đã biết sống trở về Pháp thân, khi được thuần thục thìdiệu dụng bất khả tư nghì. Tất cả diệu dụng ấy đều từ chỗ Vô tác diệu trí phátsanh, không phải sự dụng công cố gắng nào cả. Diệu dụng do công phu tu hành trởvề Tánh giác là một lẽ thật không còn nghi ngờ gì nữa. Cho nên ở đây Phật bàytướng lưỡi rộng dài, tất cả lỗ chân lông đều phóng quang …

22- Phẩm Chúc Lụy:Tri kiến Phật là tuệ mạng của chúng sanh, là trí tuệ củachư Phật, con đường cầu giác ngộ không còn lối nào khác hơn. Thế nên truyền bácho mọi người nhận ra Tri kiến Phật là trách nhiệm tối thượng của người ngộtrước. Ngọn đèn trí tuệ duy nhất để phá đêm tối vô minh của thế gian là Trikiến Phật. Vì vậy đức Phật chúc lụy truyền bá kinh Pháp Hoa.

23- Phẩm Dược VươngBồ-tát Bản Sự:Trên con đường tuhành muốn đến Phật quả phải dẹp sạch chấp năm ấm, gọi là Ngũ ấm ma. Vì năm ấmche đậy khiến Phật tánh không hiển lộ. Phẩm này là phá Sắc ấm. Thân tứ đại làSắc ấm, Bồ-tát khi được “chánh định hiện tất cả sắc thân” rồi, liền thiêu thâncúng dường Phật, tức là phá Sắc ấm. Pháp thân là thể của Báo thân và Hóa thân,được “chánh định hiện tất cả sắc thân”, tức là nhập Pháp thân. Khi Bồ-tát thâmnhập Pháp thân thì xem Sắc thân như bóng như bọt, không còn cố chấp làm ngã. Xảchấp Sắc thân hướng về Pháp thân nên nói thiêu thân cúng dường Phật. Xả Sắcthân rồi cần phải xả sáu trần mới viên mãn phá Sắc ấm, cho nên Bồ-tát sau lạiđốt luôn hai cánh tay cúng dường Phật. Chấp ngã chấp pháp đã dẹp sạch đó làchân thật cúng dường Như Lai.

24- Phẩm Diệu Âm Bồ-tát:Phá Sắc ấm rồi đến đây phá luôn Thọ ấm. Thọ ấm khônghình tướng nên Bồ-tát Diệu Âm đến, mà chúng không thấy, phải đợi Phật Đa Bảodạy Ngài hiện, chúng mới thấy. Bởi có nhận được Pháp thân mới thấy Thọ ấm là hưgiả, thấy rồi mới phá dẹp được chúng. Bồ-tát Diệu Âm từ xa lại để nói lên sáutrần từ ngoài đến mới có lãnh thọ. Xả mọi lãnh thọ, không cố chấp, là phá đượcThọ ấm. Nhân tu của Bồ-tát Diệu Âm do dùng âm nhạc và bát vàng cúng Phật, nênđược quả báo tốt đẹp và nhiều diệu dụng. Cúng dường là tên khác của bố thí, tứclà buông xả, cúng dường âm nhạc là buông xả âm thanh, cúng dường bát vàng làbuông xả sắc tướng. Âm thanh và sắc tướng là hai thứ nổi bật trong sáu trần,nói hai thứ đủ đại biểu cho sáu trần.

25- Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn:Phẩm này phá trừ Tưởng ấm. Tưởng là nhân đau khổ của tấtcả chúng sanh. Bởi vì có tưởng là có đau khổ. Một viên đạn, một nhát dao bénphạm vào người một cách quá nhanh, không kịp tưởng tượng, chúng ta không nghesợ, cũng không nghe đau. Sau đó, tưởng tượng lại, chúng ta mới kinh sợ. Thế nênmọi khổ ải trên thế gian này bởi tưởng mà có. Muốn hết khổ không gì hơn hếttưởng, tưởng hết mọi đau khổ đều sạch. Niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm liềnhết khổ. Quán Thế Âm là Phản văn văn tự tánh. Trở lại Tánh giác thì mọi tưởngđều lặng, còn đau khổ nào mà chẳng khỏi. Sống được với Tánh giác, mọi cônghạnh, mọi diệu dụng đều đầy đủ. Trong sáu căn, nhĩ căn là viên thông hơn cả,người tu muốn trở về Tánh giác nên từ nhĩ căn mà tu thì chóng được kết quả. Nênkinh nói niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, công đức thù thắng hơn tất cả. Niệmbằng cách nào? Nghĩa là phản quán lại Tánh giác chân thật của mình. Quán đượcthanh tịnh thì trí tuệ phát sanh, lòng từ bi đầy đủ, hằng tu như vậy đến khinào hoàn toàn thanh tịnh, mặt trời trí tuệ liền phát sanh, soi sáng cả thếgian. Như đoạn văn trong bài tụng:

Chân quán,thanh tịnh quán
Quảng đại trí tuệ quán
Bi quán cập từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Vô cấu thanh tịnh quang
Tuệ nhật phá chư ám
Năng phục tai phong hỏa
Phổ minh chiếu thế gian.

Quán chân, quán thanh tịnh
Quán trí tuệ rộng lớn
Quán từ và quán bi
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Huệ nhật phá các tối
Hay diệt nạn gió lửa
Soi sáng khắp thế gian.

Đây là lối tu trở về Trikiến Phật, diệt hết mọi vọng tưởng đau khổ.

26- Phẩm Đà-la-ni:Phẩm này phá Hành ấm. Hành ấm là lối suy tư thầm lặngbên trong, nó vừa tế nhị, vừa sâu kín cho nên rất khó phá. Người phá được nóliền thấy quá tịch tịnh lầm tưởng là Niết-bàn, bị lạc vào ngoại đạo, hoặc rơivào trầm không trệ tịch của Thanh văn. Tu nhân diệt Hành ấm, hành giả phảibuông sạch mọi xao xuyến thầm lặng vi tế, nên tượng trưng bằng thần chú. Bởi vìkhi đọc thần chú, chúng ta nào có xét nghĩ hiểu biết gì. Kết quả diệt được Hànhấm, cần phải được chư Phật, chư Bồ-tát hoặc thiện tri thức khuyến phát khích lệmới vượt qua được. Đó là hình ảnh chư Bồ-tát nói thần chú bảo hộ người trì kinhPháp Hoa.

27- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự:Phẩm này phá Thức ấm. Đây làchặng cuối cùng trên đường tu, nếu người khéo vượt qua thì viên mãn Phật quả.Vua Diệu Trang Nghiêm tượng trưng thức A-lại-da (Tàng thức), phu nhân Tịnh Đứctượng trưng cho thức Mạt-na (Ý căn), Thái tử Tịnh Tạng tượng trưng cho Ý thức,Tịnh Nhãn tượng trưng cho năm thức trước. Chuyển thức A-lại-da thành Đại viêncảnh trí là nhờ Ý thức và năm thức trước đã được thuần thục thanh tịnh. Thức A-lại-dathứ tám này là chủ mà không có khả năng quyết định, phải do thức thứ sáu và nămthức trước hướng dẫn. Thức thứ bảy ở bên cạnh thức thứ tám mà không có côngdụng bao nhiêu. Phá Thức ấm tức là chuyển A-lại-da trở thành Đại viên cảnh trí,nó là chủ thể của các thức kia. Cho nên kinh nói: “Phật vì muốn dẫn dắt vuaDiệu Trang Nghiêm cùng thương tưởng hàng chúng sanh nên nói kinh Pháp Hoa.” DoÝ thức và năm thức trước đã thuần thục thanh tịnh, mới chuyển được thức thứ támthành Đại viên cảnh trí. Đây là hình ảnh hai người con Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn đãcó thần thông, có trí tuệ tu tập tất cả công đức… mới chuyển hóa nhà Vua đếnvới Phật. Nhà Vua chịu đến là có phu nhân đến. Nguyên nhân tạo nghiệp luân hồido thức thứ sáu và năm thức trước, chuyển sanh tử thành Niết-bàn cũng nhân thứcthứ sáu và năm thức trước. Khi chuyển thức A-lại-da rồi thì tám thức trở thànhtứ trí. Đến đây công phu tu hành đã đầy đủ, chỉ còn phải lợi ích chúng sanh.

28- Phẩm Phổ HiềnBồ-tát Khuyến Phát:Phổ Hiền tượng trưng Trí sai biệt. Người tu khi viênmãn công phu rồi, cần phải phát nguyện độ sanh, giáo hóa hộ trì cho mọi ngườiđược phát tâm Bồ-đề (trì kinh Pháp Hoa), khởi nguyện lực lớn, dùng Lục độ làmphương tiện giáo hóa chúng sanh. Đó chính là hình ảnh Bồ-tát Phổ Hiền cỡi voitrắng sáu ngà đến trước người trì kinh Pháp Hoa an ủi họ. Khi công hạnh tự lợilợi tha của họ hoàn toàn viên mãn, liền thành Phật.

Tóm lại, toàn bộ kinhPháp Hoa cốt khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Tri kiến Phật. Phẩm đầu do Bồ-tátVăn-thù giải nghi cho Bồ-tát Di-lặc về việc phóng quang của đức Phật. Đó làtượng trưng Trí căn bản đánh thức phát tâm Bồ-đề. Phẩm cuối Bồ-tát Phổ Hiềnphát nguyện bảo hộ người trì kinh sau này. Đây là tượng trưng Trí sai biệt làmlợi ích chúng sanh. Câu then chốt trong kinh này: “khai thị chúng sanh ngộ nhậpPhật tri kiến” có khác gì câu “trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” củaThiền tông. Phẩm Tín Giải và phẩm Thọ Ký của kinh này nào xa lạ gì với việc“trình kiến giải” được “ấn chứng” của Thiền tông. Cho đến sự tu hành thủy chungđều không khác. Chỉ vì chúng ta không nhận được lý kinh, cứ chạy theo ngôn cúnên thấy dường như khác biệt.



([1])Cai: một trăm triệu.

([2])Thơ trì: biên chép và thọ trì

([3])Bạch lại: Cùi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]