Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 5: Dược thảo dụ

23/10/201015:36(Xem: 5998)
Phẩm 5: Dược thảo dụ

PHẨM 5

DƯỢC THẢO DỤ

Dược Thảo Dụ là ví dụ cây cỏ thuốc. Ngang đây đáng lý Phật thọ ký chocác vị Tỳ-kheo và A-la-hán. Nhưng vì Phật muốn nói rộng cho hàng Thanh văn thấyrõ công đức chân thật của Như Lai, rồi sau mới thọ ký, nên Phật nói phẩm DượcThảo Dụ này.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ngài Ma-ha Ca-diếp và các vị đại đệ tử:

- Hay thay! Hay thay!Ca-diếp! Khéo nói được công đức chân thật của đức Như Lai. Đúng như lời các ôngvừa nói; đức Như Lai lại còn có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ công đức, các ôngdầu trải qua vô lượng ức kiếp nói cũng không hết được.

Ca-diếpnên biết! Đức Như Lai là vua của các pháp nếu có nói ra lời chi đều không hưdối vậy. Phật ở nơi tất cả pháp dùng trí huệ phương tiện mà diễn nói đó, phápcủa Phật nói thảy đều đến bậc Nhứt thiết trí. Đức Như Lai xem biết chỗ qui thúcủa tất cả pháp, cũng rõ biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sanh thông thấukhông ngại. Phật lại ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết, chỉ bày tất cả trí huệcho các chúng sanh.

GIẢNG:

Đức Phật xác nhận Tôn giảMa-ha Ca-diếp khéo tán thán công đức của Như Lai. Đúng như lời của Tôn giảMa-ha Ca-diếp nói, Như Lai còn có vô lượng vô biên công đức, dù trải qua vô sốkiếp nói cũng không hết được. Sở dĩ Như Lai có được công đức như thế do Ngài tunhân lành vô lượng vô biên, là hành Lục độ ba-la-mật, độ vô số chúng sanh đượcgiải thoát. Ngài tu mãi cho đến khi công hạnh viên mãn thành Phật mới thôi. Cònhàng phàm phu chúng ta chỉ tu được nhân phước báo của nhân thiên, nó hữu lượnghữu biên, nên thành tựu quả cũng hữu lượng hữu biên, vì vậy còn quanh quẩntrong cõi trời cõi người. Ở đây nói trì kinh Pháp Hoa có công đức nhiều là vìkinh này dạy Bồ-tát tu đến Phật quả mới viên mãn công hạnh, chớ không dừng ởbất cứ quả vị nào. Quả Phật là chỗ cứu kính của người tu Phật, nên nói kinhPháp Hoa là vua các kinh là nghĩa đó.

Phật lại nói Như Lai là vuatất cả pháp, nói lời không hư dối, dùng sức trí tuệ phương tiện nói pháp đềuđưa chúng sanh đến bậc Nhất thiết trí. Như Lai biết chỗ qui thú của tất cảpháp, cũng biết rõ tâm sở hành của chúng sanh. Chỗ qui thú của tất cả pháp lànguồn cội của các pháp, Phật giác ngộ thấy rõ nhân nào đưa chúng sanh đi trongluân hồi sanh tử, nhân nào đưa chúng sanh tới chỗ giải thoát Niết-bàn. Ngàithấy tận nguồn cội của pháp hữu vi sanh diệt ở thế gian và pháp vô vi bất sanhbất diệt xuất thế gian. Bởi thấy tận nguồn cội của các pháp, nên thấy được tâmsở hành của chúng sanh, tức là tâm ưa thích đến chỗ này đến chỗ kia của chúngsanh. Do biết pháp và biết tâm người nên Phật giáo hóa thông suốt không chướngkhông ngại. Chúng ta hiện thời, pháp thì biết chút ít, tâm người cũng biết sơsơ, nên giáo hóa thường bị chướng ngại. Nếu biết pháp mà không biết tâm người,thì nói pháp chỉ khế lý mà không khế cơ nên người nghe không thỏa mãn, khôngthực hành theo, không được lợi ích, do đó có chướng ngại. Nếu biết tâm người màkhông biết pháp thì cũng không giáo hóa được, vì chính bản thân mình chưa tuchưa tiến, làm sao biết rõ đường hướng để chỉ dạy cho người tu theo? Thế nêngiáo hóa mà bị chướng ngại là lỗi tại chúng ta chưa được trí tuệ viên mãn,không biết pháp không rõ tâm người!

CHÁNH VĂN:

2.- Ca-diếp! Thí như trongcõi tam thiên đại thiên nơi núi, sông, khe, hang, ruộng, đất, sanh ra cây cối,lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại tên gọi màu sắc đều khác. Mâydầy bủa giăng trùm khắp cõi tam thiên đại thiên, đồng thời mưa xối xuống, khắpnơi nhuần thấm. Cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc: hoặc thứ gốc nhỏ, thân nhỏ,nhánh nhỏ, lá nhỏ; hoặc thứ gốc bậc vừa, thân vừa, nhánh vừa, lá vừa; hoặc cóthứ gốc lớn, thân lớn, nhánh lớn, lá lớn.

Các giống cây lớn nhỏ, tùyhạng thượng, trung, hạ mà hấp thọ khác nhau. Một cụm mây tuôn mưa xuống xứngtheo mỗi giống loại mà cây cỏ được sanh trưởng, đơm bông kết trái. Dầu rằng mộtcõi đất sanh, một trận mưa thấm nhuần mà các cỏ cây đều có sai khác.

GIẢNG:

Phật dụmặt đất sanh ra cây cỏ thuốc, cây nhỏ, cây vừa, cây lớn, màu sắc tên gọi khácnhau. Một trận mưa xuống, tùy theo khả năng của mỗi loại mà thấm nhuần sanhtrưởng khác nhau. Ở đây nêu lên hai cái bình đẳng. Bình đẳng thứ nhất là câylớn, cây vừa, cây nhỏ, tất cả đều từ đất mọc lên. Bình đẳng thứ hai là dù cây nhỏcây vừa, hoặc cây lớn cũng được nước của trận mưa rưới đều. Cùng từ đất mọclên, cùng nhận nước từ một trận mưa, mà sức hấp thụ phân nước của mỗi loại saikhác, nên thấm nhuần và sanh trưởng cũng sai khác.

Đất là dụcho Tri kiến Phật nơi mỗi chúng sanh ai cũng có sẵn. Mưa là dụ cho pháp Phậtdạy chung cho tất cả, nhưng tùy theo sự mê muội của mỗi chúng sanh dày hay mỏngmà nhận hiểu sâu hay cạn. Đó là do căn cơ của mỗi loại mà lợi ích có sai khác,không phải pháp Phật dành cho người cao hay dành cho người thấp. Vì căn cơ saibiệt nên pháp trở thành sai biệt. Cũng như trong pháp hội này, thính chúng đềulà người xuất gia, ai cũng muốn nghe pháp mà đến đây. Tôi giảng cũng bình đẳngkhông đặc biệt dành riêng cho một người nào. Nhưng trong đây, có người hiểusâu, có người hiểu cạn, có người nghe vui vẻ hân hoan, có người nghe không hiểubuồn ngủ... Có phải tại tôi nói pháp chú ý người này nên họ vui vẻ hân hoan, bỏrơi người nọ nên họ buồn ngủ không? Tôi nói pháp bình đẳng, đối với người cókhả năng tiếp thu được, họ hiểu nên họ vui. Người thiếu khả năng, nghe khônghiểu nên buồn ngủ. Đó là do trình độ người nghe sai biệt nên hiểu biết cũng saibiệt.

Qua ví dụ trên, chúng ta thấyrằng sở dĩ Phật nói ba thừa là tại căn cơ của chúng sanh sai biệt, nên Ngài tùythuận nói, nhưng chỗ thú hướng bình đẳng là Ngài qui Tam thừa trở về Nhất thừa.Đó là ý nghĩa cùng một thửa đất cùng một đám mưa, nhưng tùy loại giống mà hấpthụ phân nước khác nhau nên có cây lớn, cây trung, cây nhỏ khác nhau.

CHÁNH VĂN:

3.- Ca-diếp nên biết! ĐứcNhư Lai cũng lại như thế, hiện ra nơi đời như là vừng mây lớn nổi lên, dùnggiọng tiếng lớn vang khắp thế giới cả trời, người, a-tu-la, như mây lớn kiatrùm khắp cõi nước tam thiên đại thiên. Phật ở trong đại chúng mà xướng lờinầy:

“Ta là đấng Như Lai, ỨngCúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Người chưa được độ thời làmcho được độ, người chưa tỏ ngộ thời làm cho tỏ ngộ, người chưa an thời làm chođược an, người chưa chứng Niết-bàn thời làm cho chứng Niết-bàn, đời nay và đờisau Phật đều biết đúng như thật. Ta là bậc Nhứt thiết trí, bậc Nhứt thiết kiến,là bậc Tri đạo, bậc Khai đạo, bậc Thuyết đạo. Các ngươi, hàng trời, người,a-tu-la đều nên đến đây vì để nghe pháp vậy.”

Bấy giờ có vô số nghìn muônức loài chúng sanh đi đến chỗ đức Phật mà nghe pháp. Lúc đó đức Như Lai xem xétcác căn lợi độn, tinh tấn hay giải đãi của chúng sanh đó, thuận vừa sức nó khamđược mà vì chúng nói pháp, chủng loại nhiều vô lượng, Phật đều khiến vui mừngđược nhiều lợi lành. Các chúng sanh nầy nghe pháp rồi, hiện đời an ổn, đời sausanh về chỗ lành, do đạo được thọ hưởng vui và cũng được nghe pháp, đã nghepháp rồi lìa khỏi các chướng ngại, ở trong các pháp theo sức mình kham được lầnlần đều được vào đạo.

Như mây lớn kia mưa rướikhắp tất cả cỏ cây lùm rừng, và các cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều đượcđượm nhuần đầy đủ, đều được sanh trưởng.

Đức Như Lai nói pháp mộttướng, một vị, nghĩa là: tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, rốt ráođến bậc “Nhứt thiết chủng trí”. Có chúng sanh nào nghe pháp của Như Lai hoặcthọ trì, đọc tụng, đúng như lời mà tu hành, được công đức tự mình không haybiết.

Vì sao? Vì chỉ có Như Lailà biết Chủng tướng Thể tánh của chúng sanh đó: Nhớ việc gì? Nghĩ việc gì? Tuviệc gì? Nhớ thế nào? Nghĩ thế nào? Tu thế nào? Dùng pháp gì để nhớ? Dùng phápgì để nghĩ? Dùng pháp gì để tu? Dùng pháp gì được pháp gì?

Chúng sanh ở nơi các bậc,chỉ có đức Như Lai thấy đó đúng như thật, rõ ràng không bị ngại. Như cây cốilùm rừng, các cỏ thuốc kia không tự biết tánh thượng, trung, hạ của nó.

Đức NhưLai biết pháp một tướng một vị ấy, nghĩa là: tướng giải thoát, tướng xa lìa,tướng diệt, tướng rốt ráo Niết-bàn thường tịch diệt, trọn về nơi không, Phậtbiết như thế rồi xem xét tâm ưa muốn của chúng sanh mà dắt dìu nó, cho nênchẳng liền vì chúng vội nói “Nhứt thiết chủng trí”.

Ca-diếp! Các ông rất là hihữu, có thể rõ biết đức Như Lai tùy cơ nghi nói pháp hay tin hay nhận, vì sao?Vì các đức Phật Thế Tôn tùy cơ nghi nói pháp khó hiểu khó biết.

GIẢNG:

Tới đây, chúng ta thấy như đứcPhật tự khen mình. Nhưng kỳ thật Phật xác định công đức Như Lai rộng lớn nhưvậy, là do làm lợi ích cho chúng sanh trong vô số kiếp mới được thành tựu quảPhật. Ngài tuyên bố dõng dạc rằng: Khả năng và sở nguyện của Ngài là làm lợiích chúng sanh đến chỗ viên mãn. Đối với người chưa được độ Ngài làm cho đượcđộ, người chưa tỏ ngộ Ngài làm cho tỏ ngộ, người chưa an Ngài làm cho được an,người chưa chứng Niết-bàn Ngài làm cho chứng Niết-bàn, ở đời này và đời sau,Ngài đều biết đúng như thật. Ngài là bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến,bậc Tri đạo, bậc Khai đạo, bậc Thuyết đạo. Hàng trời, người, a-tu-la nên đếnđể nghe pháp.

Xét lại, chúng ta và chúng sanh đời sau chưa được độ, chưa được tỏ ngộ,chưa được an, chưa được Niết-bàn mà Phật đã diệt độ rồi, sao ở đây Ngài lại nóinhư thế? Đức Phật là đấng Vô thượng sư, một ông thầy không có ai hơn được. Khiđức Phật còn tại thế, Ngài thường khuyên dạy các Tỳ-kheo phải y theo pháp mà nỗlực tu hành. Muốn đền ơn Phật là phải giáo hóa chúng sanh, giáo hóa chúng sanhlà đền ơn Phật. Chúng ta ở đời này cũng như chúng sanh ở đời sau không có duyêngặp Phật. Thuở Phật ra đời, không biết chúng ta là loài chúng sanh nào, có thểlà kiến hay muỗi cắn Phật một chút, do cái duyên đó nên ngày nay cách Phật mấyngàn năm mới được gặp Phật pháp tu hành. Tuy gặp Phật pháp mà chỉ gặp giántiếp, chớ không được gặp trực tiếp. Chính vì lời dạy trên của Phật, mà sau khiPhật niết-bàn, hàng đệ tử lớn của Ngài ghi chép lời dạy của Ngài thành Tam tạnggiáo điển lưu truyền cho đời sau. Người đi trước đã tu học, dạy cho người sauđược tu học, cứ thế mà truyền mãi cho tới ngày nay, nên tất cả chúng ta cũngđược gặp Phật pháp. Tuy chúng ta không tỏ ngộ như người xưa, nhưng cũng được phầntỉnh sáng, tuy không được Niết-bàn an vui vĩnh viễn như người xưa, nhưng cũngđược những giờ phút an ổn. Ngày nay chúng ta được phúc duyên ngồi đây nghepháp, là chúng ta đã được Phật gián tiếp độ rồi. Chúng ta được tỉnh sáng phầnnào là nhờ Phật mà được tỏ ngộ. Tâm chúng ta bớt phiền não là nhờ Phật mà đượcan. Như vậy lời nói của Phật không dối.

Sở dĩ đạo Phật tồn tại hơn hai ngàn năm trăm năm nay là do giáo phápPhật còn, và còn người tu đúng theo pháp Phật. Ngoài ra chùa chiền, di tích,nghi thức tôn giáo chưa phải là yếu tố chánh để duy trì Phật pháp. Trọng tâmcủa sự truyền bá đạo Phật, là phải làm sao chính mình thông hiểu và thực hànhđúng pháp Phật, để được lợi ích thực tiễn, rồi dạy người hiểu và tu đúng theopháp Phật, được lợi ích như mình. Cho nên chúng tôi tự thấy trách nhiệm là phảilàm sao cho Tăng Ni và Phật tử hiểu, thực hành được những gì mà chúng tôi đãhiểu, đã thực hành, thì khả dĩ Phật pháp mới được trường tồn. Nếu hiểu Phậtpháp mà không tu hoặc tu sai, hay tu mà không hiểu Phật pháp là tự mình hủydiệt mình, tự làm cho đạo Phật không còn giá trị chân chánh nữa.

Phật nói Ngài là bậc Nhất thiết trí, tức là trí Phật biết được tất cả.Bậc Nhất thiết kiến, tức là Phật thấy được tất cả. Bậc Tri đạo, tức là Phậtbiết đường để dẫn cho mọi người đi. Bậc Khai đạo, tức Phật là người mở đườngcho chúng sanh đi. Bậc Thuyết đạo, tức Phật là người nói con đường cho chúngsanh biết để đi. Vì vậy nên tất cả hãy đến để nghe. Phật biết rõ trình độ củachúng sanh nào là lợi căn, độn căn, tinh tấn, giải đãi... Ngài tùy theo căn cơcủa họ mà giảng nói để họ cũng được lợi ích. Ngài không bỏ sót một người nào,khôn lanh Phật cũng độ, dại khờ Phật cũng độ, siêng năng Phật cũng độ, lườibiếng Phật cũng độ. Nên Ngài nói ai ai cũng đều được lợi lành, được an ổn, đờisau sanh vào cõi lành, hưởng vui sướng. Nhờ nghe pháp Phật mà bớt chướng ngại,lần lần sẽ được vào đạo, chứng Phật quả. Pháp Phật ví như một đám mưa lớn rướikhắp tất cả cỏ cây, tùy theo giống của mỗi loại đều được hấp thụ, đượm nhuần vàsanh trưởng.

Pháp Phật nói chỉ có một tướng, một vị, đó là tướng giải thoát, vị giảithoát. Phật giáo hóa suốt bốn mươi chín năm, Ngài nói pháp rất nhiều, tại saochỉ có một tướng giải thoát, một vị giải thoát? Như chúng ta biết, Phật nóipháp thấp nhất là năm giới, người giữ năm giới là giải thoát được năm phầnchướng nạn. Ví dụ người có tật tham lam trộm cắp, khi phát nguyện giữ năm giớithì không trộm cắp nữa, không trộm cắp là đã giải thoát được cái nạn bị bắt bớđánh đập tù tội. Người ghiền rượu khi phát nguyện giữ năm giới thì giải thoátđược cái nạn nghiện ngập say sưa. Vậy giữ một giới là giải thoát được một nạnchướng, giữ hai giới là giải thoát được hai nạn chướng... Trong luật gọi làtừng phần giải thoát. Như vậy không phải pháp Phật có một vị là vị giải thoátsao?

Tướng xa lìa là xa lìa tham sân si, phiền não chấptrước. Đối trước danh lợi, tài sắc... biết là giả dối không thật, không khởitham sân si, chấp trước, đó là xa lìa, chớ không phải chạy trốn danh lợi, tàisắc mới gọi là xa lìa. Tướng diệt là sạch hết mọi vọng niệm, tâm thanh tịnh,hướng đến bậc Nhất thiết chủng trí. Sở dĩ Phật dạy cho tất cả chúng sanh đềuđược giải thoát, là vì Ngài được Nhất thiết chủng trí, tức là trí biết được mọichúng sanh. Nên ai nghe kinh này rồi thọ trì, đọc tụng và đúng như lời Phật dạymà tu hành thì người đó được công đức tự mình không hay biết, không thể suylường. Chúng ta ngày nay chỉ đọc tụng mà không đúng như lời Phật dạy để tuhành, cho rằng đọc tụng nhiều là tu nhiều. Tu và đọc có giống nhau không? Nếubảo đọc tụng kinh là tu, tôi cho rằng chưa đúng. Vì sao? Ví dụ một bệnh nhânđến bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ cho toa bảo về nhà mua đủ những thứ thuốc ghitrong toa mà uống sẽ lành bệnh. Bệnh nhân đem toa về cứ đọc tới đọc lui hiệuthuốc ghi trong toa, mà không mua thuốc để uống. Như thế bệnh có lành không?Cũng vậy, ở đây Phật dạy đọc tụng rồi đúng như lời dạy của Phật mà tu hành mớiđược công đức. Phải hiểu chỗ này cho thật kỹ. Đọc rồi nhớ ứng dụng lời Phật dạyvào cuộc sống đó là tu, chớ không phải đọc tụng suông như đọc toa thuốc mà gọilà tu được.

Hiện tại có rất nhiều người tụng kinh Pháp Hoa, tu theo kinh Pháp Hoa,nhưng chúng ta tụng và tu theo kinh Pháp Hoa với tâm niệm gì? Cầu Trí tuệ Phậthay cầu phước báo, cầu lợi lộc? Nếu cầu phước cầu lợi là phản bội kinh Pháp Hoarồi! Tôi xin nhắc lại kinh Pháp Hoa dạy tu để được Nhất thiết chủng trí, tức làtu để được Trí tuệ Phật. Phật dạy một đàng chúng ta làm một nẻo, mà cho là trìkinh, cho là mình tu cao, chỉ tăng trưởng lòng tham, tăng trưởng ngã mạn. Đó làmột cái bệnh mà ít ai biết. Nói lời thật thì khó nghe và làm mích lòng người.Nhưng biết, thấy người tu sai mà không nói thì vấp phải cái lỗi bỏn sẻn, nênbuộc lòng chúng tôi phải nói. Giảng kinh Pháp Hoa là phải làm sáng tỏ lý kinh,chớ để cho người tu theo kinh Pháp Hoa mà tu lầm, tu sai thì không được.

Tại sao trì tụng kinh và đúng như lời dạy của Phật tuhành mà không tự biết công đức? Vì mình không tự biết mình căn cơ ở bậc thượng,bậc trung hay bậc hạ. Chỉ có Phật mới biết, nên Ngài mới bủa ra nhiều pháp môn.Chúng sanh thích hợp với pháp môn nào thì ứng dụng pháp môn đó mà tu hành, chớtự mình không biết. Phật do được Nhất thiết chủng trí mới biết được Chủngtướng, Thể tánh của chúng sanh: Nhớ việc gì? Nghĩ việc gì? Tu việc gì? Nhớ thếnào? Nghĩ thế nào? Tu thế nào? Dùng pháp gì để nhớ? Dùng pháp gì để nghĩ? Dùngpháp gì để tu? Và được pháp gì? Nên Ngài đúng theo từng tâm niệm của chúng sanhmà giáo hóa được kết quả thiết thực. Chúng ta tu chưa được Nhất thiết chủngtrí, nói pháp không đúng tâm niệm của chúng sanh nên không có kết quả tốt.

Xưa ngài A-nan hướng dẫn cho hai vị đệ tử Sa-di tu,một vị Ngài dạy quán sổ tức, một vị Ngài dạy quán bất tịnh. Cả hai tu một thờigian không kết quả, khi gặp lại Ngài, hai vị trình là tu không tiến bộ. NgàiA-nan thắc mắc tại sao mình dạy tu đúng với pháp Phật mà đệ tử tu không có kếtquả. Ngài bèn trình việc này lên Phật, Phật hỏi hai vị đó trước làm nghề gì.Ngài A-nan thưa, một người làm thợ rèn, một người giữ nghĩa địa. Phật nói ngàiA-nan dạy tu không hợp căn cơ của người. Với người thợ rèn thì nên dạy tu sổtức, vì thợ rèn hay thụt ống bễ, dạy quán sổ tức họ dễ nhớ dễ thực hành. Ngườigiữ nghĩa địa thường thấy thây chết nên dạy quán bất tịnh. Theo lời Phật, ngàiA-nan dạy hai vị Sa-di tu một thời gian được kết quả tốt. Để thấy chúng ta chưađược Nhất thiết chủng trí, không biết tâm hành của chúng sanh, nên giáo hóakhông có kết quả. Vì vậy, chúng ta tu nửa chừng như hiện nay, dù có thông minhđến đâu đi nữa, cũng chưa đủ phương tiện giáo hóa người, nên đừng tự mãn màphải tu cho đến chỗ rốt ráo thành Phật mới thôi.

Phật lặp lại một lần nữa là pháp Phật có một tướnggiải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết-bàn thường tịch diệt,trọn về nơi không, là chỉ cho Niết-bàn tịch diệt không có tướng mạo, không sanhdiệt, không vô thường. Phàm cái gì có hình tướng thì sanh diệt, vô thường, làduyên hợp huyễn hóa không thật. Do đó Phật mới dùng phương tiện để đưa mọingười tu từ thấp lần lần lên cao, rồi đến Trí tuệ Phật là cái chân thật. Nênnói Như Lai tùy cơ nghi nói pháp mà tâm phàm phu chúng ta khó có thể hiểu biếtđược.

Tới đây Phật khen Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-haMục-kiền-liên, Tu-bồ-đề rất là hi hữu ít có. Tại sao Phật khen các ngài rất ítcó? Vì các ngài biết rõ Phật tùy cơ nghi nói pháp nên tin nhận được, chỗ khóhiểu khó biết bây giờ các ngài đã hiểu đã biết. Như vậy là các ngài xứng đánggánh vác trách nhiệm mà Phật giao phó, nên Phật khen để rồi sau này Phật thọký.

CHÁNH VĂN:

Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

4.-

Pháp vương phá các cõi
Hiện ra trong thế gian
Theo tánh của chúng sanh
Dùng các cách nói pháp.
Đức Như Lai tôn trọng
Trí huệ rất sâu xa
Lâu giữ pháp yếu này
Chẳng vội liền nói ra
Người trí nếu được nghe
Thời có thể tin hiểu,
Kẻ không trí nghi hối
Thời bèn là mất hẳn.
Ca-diếp! Vì cớ đó
Theo sức chúng nói pháp
Dùng các món nhân duyên
Cho chúng được chánh kiến.
Ca-diếp ông nên biết!
Thí như vừng mây lớn
Nổi lên trong thế gian
Che trùm khắp tất cả
Mây trí huệ chứa nhuần
Chớp nhoáng sáng chói lòa
Tiếng sấm xa vang động
Khiến mọi loài vui đẹp
Nhựt quang bị che khuất
Trên mặt đất mát mẻ
Mây mù sa bủa gần
Dường có thể nắm tới.
Trận mưa đó khắp cùng
Bốn phương đều xối xuống
Dòng nước tuôn vô lượng
Cõi đất đều rút đầy
Nơi núi sông hang hiểm
Chỗ rậm rợp sanh ra
Những cây cối cỏ thuốc
Các thứ cây lớn nhỏ
Trăm giống lúa mộng mạ
Các thứ mía cùng nho
Nhờ nước mưa đượm nhuần
Thảy đều tươi tốt cả.
Đất khô khắp được rưới
Thuốc cây đều sum sê
Vừng mây kia mưa xuống
Nước mưa thuần một vị
Mà cỏ cây lùm rừng
Theo mỗi thứ đượm nhuần
Tất cả các giống cây
Hạng thượng, trung cùng hạ
Xứng theo tánh lớn nhỏ
Đều được sanh trưởng cả.
Gốc thân nhánh và lá
Trổ bông trái sắc vàng
Một trận mưa rưới đến
Cây cỏ đều thấm ướt
Theo thể tướng của nó
Tánh loại chia lớn nhỏ
Nước đượm nhuần vẫn một
Mà đều được sum sê.

GIẢNG:

Phần trùng tụng lặp lại ý chính ở trên là, Phật ra đờicốt chỉ cho mọi người nhận ra Tri kiến Phật. Nhưng vì căn cơ chúng sanh khôngđồng, nên phải tùy theo trình độ mà giáo hóa có sai biệt, để cho người cao cũngnhư người thấp đều nhận được lợi ích và cuối cùng Ngài đưa đến chỗ cứu kínhbình đẳng là quả Phật. Phật dụ pháp Phật bình đẳng như nước mưa có một vị ngọtrưới khắp cỏ cây lớn nhỏ, tùy mỗi loại cây mà hấp thụ nước sai biệt, nhưng loạinào cũng bình đẳng nhận lợi ích.

CHÁNH VĂN:

5.-

Đức Phật cũng như thế
Hiện ra nơi trong đời
Ví như vầng mây lớn
Che trùm khắp tất cả.
Đã hiện ra trong đời
Bèn vì các chúng sanh
Phân biệt diễn nói bày
Nghĩa thật của các pháp
Đấng Đại Thánh Thế Tôn
Ở trong hàng trời người
Nơi tất cả chúng hội
Mà tuyên nói lời này:
Ta là bậc Như Lai
Là đấng Lưỡng Túc Tôn
Hiện ra nơi trong đời
Dường như vừng mây lớn
Thấm nhuần khắp tất cả
Những chúng sanh khô khao
Đều làm cho lìa khổ
Được an ổn vui sướng
Hưởng sự vui thế gian
Cùng sự vui Niết-bàn.
Các chúng trời người này
Một lòng khéo lóng nghe
Đều nên đến cả đây
Ra mắt đấng Vô thượng
Ta là đấng Thế Tôn
Không có ai bằng được
Muốn an ổn chúng sanh
Nên hiện ra trong đời
Vì các đại chúng nói
Pháp cam lồ trong sạch
Pháp đó thuần một vị
Giải thoát Niết-bàn thôi.
Dùng một giọng tiếng mầu
Diễn xướng nghĩa nhiệm nầy
Đều thường vì Đại thừa
Mà kết làm nhân duyên
Ta xem tất cả chúng
Khắp đều bình đẳng cả
Không có lòng bỉ thử
Cùng với tâm yêu ghét
Ta không chút tham đắm
Cũng không có hạn ngại
Hằng vì tất cả chúng
Mà bình đẳng nói pháp
Như khi vì một người
Lúc chúng đông cũng vậy
Thường diễn nói pháp luôn
Từng không việc gì khác
Ngồi, đứng, hoặc đến, đi
Trọn không hề nhàm mỏi
Đầy đủ cho thế gian
Như mưa khắp thấm nhuần
Sang hèn cùng thượng, hạ
Giữ giới hay phá giới
Oai nghi được đầy đủ
Và chẳng được đầy đủ
Người chánh kiến, tà kiến
Kẻ độn căn, lợi căn
Khắp rưới cho mưa pháp
Mà không chút nhàm mỏi.
Tất cả hàng chúng sanh
Được nghe pháp của ta
Tùy sức mình lãnh lấy
Trụ ở nơi các bực
Hoặc là ở trời, người
Làm Chuyển Luân Thánh vương
Trời, Thích, Phạm, các vua
Đó là cỏ thuốc nhỏ
Hoặc rõ pháp vô lậu
Hay chứng được Niết-bàn
Khởi sáu pháp thần thông
Và được ba món minh
Ở riêng trong núi rừng
Thường hành môn Thiền định
Chứng được bực Duyên giác
Là cỏ thuốc bực trung.
Hoặc cầu bực Thế Tôn
Ta sẽ được thành Phật
Tu hành tinh tấn, định
Là cỏ thuốc bực thượng.
Lại có hàng Phật tử
Chuyên tâm nơi Phật đạo
Thường thật hành từ bi
Tự biết mình làm Phật
Quyết định không còn nghi
Gọi đó là cây nhỏ.
Hoặc an trụ thần thông
Chuyển bất thối pháp luân
Độ vô lượng muôn ức
Trăm nghìn loài chúng sanh
Bồ-tát hạng như thế
Gọi đó là cây lớn.
Phật chỉ bình đẳng nói
Như nước mưa một vị
Theo căn tánh chúng sanh
Mà hưởng thọ không đồng
Như những cỏ cây kia
Được đượm nhuần đều khác.

6.-

Phật dùng món dụ này
Để phương tiện chỉ bày
Các thứ lời lẽ hay
Đều diễn nói một pháp
Ở nơi trí huệ Phật
Như một giọt trong biển.
Ta rưới trận mưa pháp
Đầy đủ khắp thế gian
Pháp mầu thuần một vị
Tùy sức riêng tu hành,
Như thể lùm rừng kia
Và cỏ thuốc những cây
Tùy giống lớn hay nhỏ
Lần lần thêm sum sê.
Pháp của các đức Phật
Thường dùng thuần một vị
Khiến cho các thế gian
Đều khắp được đầy đủ
Lần lựa siêng tu hành
Rồi đều được đạo quả.
Hàng Thanh văn, Duyên giác
Ở nơi chốn núi rừng
Trụ thân hình rốt sau
Nghe Phật pháp được quả
Đó gọi là cỏ thuốc
Đều được thêm lớn tốt.
Nếu các vị Bồ-tát
Trí huệ rất vững bền
Rõ suốt cả ba cõi
Cầu được thừa tối thượng
Đó gọi là cây nhỏ
Mà được thêm lớn tốt.
Lại có vị trụ thiền
Được sức thần thông lớn
Nghe nói các pháp không
Lòng rất sanh vui mừng
Phóng vô số hào quang
Độ các loài chúng sanh
Đó gọi là cây lớn
Mà được thêm lớn tốt
Như thế, Ca-diếp này!
Đức Phật nói pháp ra
Thí như vừng mây lớn
Dùng nước mưa một vị
Đượm nhuần nơi hoa người
Đều được kết trái cả
Ca-diếp ông phải biết
Ta dùng các nhân duyên
Các món thí dụ thảy
Để chỉ bày đạo Phật
Đó là ta phương tiện
Các đức Phật cũng thế
Nay ta vì các ông
Nói việc rất chân thiệt
Các chúng thuộc Thanh văn
Đều chẳng phải diệt độ
Chỗ các ông tu hành
Là đạo của Bồ-tát
Lần lần tu học xong
Thảy đều sẽ thành Phật.

GIẢNG:

Pháp Phật nói thì bình đẳng, không đặc biệt chú trọng kẻ thân người sơ,kẻ thấp người cao... Hạng người nào đến với Phật, Phật đều bình đẳng giáo hóacho, không có tâm bỉ thử cùng với tâm yêu ghét, nên việc giáo hóa của Ngàikhông chướng ngại, không hạn cuộc, khiến cho người nghe ai ai cũng đều được lợiích. Tuy nhiên, tùy theo hạnh nguyện của mỗi người, mà sự lợi ích có sai biệt.Đối với người nghe pháp Phật, phát tâm qui y giữ năm giới mong đời sau làmngười lương thiện hưởng phước lành. Hoặc người phát tâm tu Thập thiện mong đờisau sanh lên cõi trời hưởng phước báo an vui, hoặc làm Chuyển Luân Thánh vương.Những người tu với hạnh nguyện như thế, Phật dụ như cỏ thuốc nhỏ. Đối với ngườitu theo pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, mong chứng quả Thanh văn, Duyên giác,Phật dụ như loại cỏ thuốc bậc trung. Đối với người tu chỉ mong cầu thành Phậtkhông mong cầu quả vị nào khác và tinh tấn tu hành, tin mình sẽ thành Phật,Phật dụ như loại cỏ thuốc bậc thượng. Đối với hàng Bồ-tát mới phát tâm, thựchành hạnh từ bi, làm lợi ích chúng sanh, tinh tấn tu hành, tin mình sẽ thànhPhật không còn nghi ngờ nữa. Hàng Bồ-tát này, Phật dụ như loại cây nhỏ... Đốivới hàng Bồ-tát an trụ thần thông, chuyển pháp luân bất thoái, độ vô lượng vôsố chúng sanh, đây chỉ cho hàng Bồ-tát từ Sơ địa cho tới Thập địa. Hàng Bồ-tátnày được Phật dụ như loài cây lớn.

Trong năm hạng người phát tâm tu với hạnh nguyện sai khác, được Phật dụcho ba loại cỏ và hai loại cây. Chúng ta tự kiểm lại xem chúng ta thuộc hạngnào trong năm hạng này? Ở đây đức Phật cụ thể hóa ví dụ, là trình độ chúng sanhtuy sai biệt nên pháp tu có thấp cao, nhưng pháp Phật thì bình đẳng chỉ có mộtvị giải thoát. Bởi pháp Phật bình đẳng chỉ có một vị giải thoát, tuy lúc đầuphát tâm nhỏ, tu giữ năm giới, tu Thập thiện, nhưng dần dần sẽ tiến đến chỗviên mãn là thành Phật, chớ không có dừng nghỉ ở một quả vị nửa chừng.

Phẩm Dược Thảo Dụ nói lên tâm bình đẳng của Phật khigiáo hóa chúng sanh, giống như nước mưa rưới khắp tất cả loài cây cỏ. Và chúngsanh ai ai cũng có Tri kiến Phật, bình đẳng như nhau cùng nghe pháp Phật, tùytheo căn cơ sai biệt mà lợi ích có sai khác. Nhưng cuối cùng rồi cũng đượcthành Phật, giống như các loài cây cỏ đều từ mặt đất mọc lên tùy loại giống màhấp thụ nước mưa sai khác, nhưng tất cả cây lớn hay cỏ nhỏ loại nào cũng đềuđược sanh trưởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567