Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 25: Quán Thế Âm Bồ-tát phổ môn

23/10/201016:06(Xem: 6427)
Phẩm 25: Quán Thế Âm Bồ-tát phổ môn

PHẨM 25

QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT PHỔ MÔN

“Quán” là xem xét, “Thế Âm” làâm thanh của thế gian. Quán Thế Âm là xem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cholòng từ bi của Bồ-tát. Ngài lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh, khởi lòngthương xót đến cứu độ cho hết khổ. “Phổ Môn” là cái cửa thông suốt khắp tất cả.Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, hay lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanhmà hiện thân để hóa độ. Phương tiện hóa độ của Ngài là cửa pháp thông suốt khắptất cả, ai ai cũng có thể vào tu, không giới hạn. Mục đích của phẩm này là pháTưởng ấm vào Ngũ địa và Lục địa Bồ-tát.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúcbấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu,chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:

- ThếTôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?

Phật bảo ngài Vô Tận ÝBồ-tát:

- Thiện nam tử! Nếu có vôlượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ-tátnày một lòng xưng danh, Quán Thế Âm Bồ-tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đềuđược giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệuQuán Thế Âm Bồ-tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được vì do sứcoai thần của Bồ-tát này được như vậy.

Nếu bị nước lớn làm trôi,xưng danh hiệu Bồ-tát này liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm nghìn muôn ứcchúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã não, san-hô, hổ phách, trân châucác thứ báu, nên vào trong biển lớn, giả sử gió đen thổi ghe thuyền của kiatrôi tấp nơi nước quỉ la-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệuQuán Thế Âm Bồ-tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ la-sát. Donhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.

GIẢNG:

Phẩm này, người đương cơ đứngra thưa hỏi là Bồ-tát Vô Tận Ý. Vô Tận Ý là ý tưởng không cùng, không dứt. Tạisao Bồ-tát mà ý nhiều như vậy? Như đã nói, phẩm này là phá Tưởng ấm. Ý tưởngcủa chúng sanh có trăm ngàn muôn ức thứ, cái gì cũng nghĩ tưởng được, nên nóilà Vô Tận Ý. Nhưng nếu niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát thì mọi nghĩ tưởngdừng lặng thì hết khổ. Chỗ này nếu chúng ta không hiểu rõ sẽ lầm. Trong kinhNhật Tụng phẩm Phổ Môn được liệt vào kinh cầu an, ai đau bệnh tụng phẩm này cầucho an ổn. Vậy phẩm Phổ Môn có phải để cầu an không? Trong phẩm này Phật nóilên bản sự của Bồ-tát. Bồ-tát Quán Thế Âm ở đời quá khứ, Ngài khởi tâm từ bi tuhạnh quán xét tiếng kêu than của chúng sanh ở thế gian, mà hiện thân đến cứu độcho mọi loài hết đau khổ. Nếu chúng ta cứ dựa trên chữ nghĩa hình tướng thìngang đây bị kẹt lớn. Như câu: “Có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát này,dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ-tát nàyđược như vậy.” Quí vị học phẩm này có tin lời Phật nói không? Đệ tử Phật màkhông tin Phật thì tin ai? Vậy nếu có người nhóm một đống củi đốt lửa cháy hừnghực, bảo quí vị niệm Quán Thế Âm Bồ-tát và đi vào đống lửa đó, xem thân quí vịcó cháy không? Nếu thân quí vị bị cháy nám thì lời Phật nói không đúng. Quí vịnghĩ sao đây?

Lại một đoạn nữa: “Nếu bị nướclớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm liền được chỗ cạn.” Như vậynhững người đi biển, thuyền chìm niệm danh hiệu Bồ-tát, tất cả đều gặp chỗ cạn,hay cũng có người chết chìm? Những sự việc này nếu hiểu theo sự tướng thì thấychống trái, còn hiểu theo lý tánh, như theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật nóiBồ-tát Quán Âm tu hạnh Phản văn văn tự tánh, tức là xoay lại nghe Tánh nghe củamình. Tánh nghe là cái Thể chân thật của mỗi người, không có tướng mạo, khôngcó hình dáng. Đã không có hình dáng tướng mạo thì lửa nào thiêu được, nước nàonhận chìm được? Nên nói niệm Quán Âm tức là lắng nghe Tánh nghe của chính mình,thì mọi chướng nạn của lửa nước đều qua khỏi.

Lại một đoạn nữa: “Có trămnghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng bạc, lưu-ly... vào biển lớn, giả sử gióđen thổi ghe thuyền họ trôi tấp nơi nước quỉ la-sát, nếu có một người trong đóxưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, thời các người đó đều thoát khỏi nạn quỉla-sát.” Chuyện này phải hiểu như thế nào? Xưa có một vị tướng công, tới hỏiđạo một Thiền sư, ông nêu câu chuyện trên và hỏi rằng: “Thế nào là hắc phong?”Thiền sư bình tĩnh nói rằng: “Ông là một vị tướng công mà đi hỏi vớ vẩn như vậysao?” Vị tướng công nghe chê mình nên nổi tức, mặt đỏ gay. Thiền sư chỉ: “Đó,hắc phong đó.”

Vậy hắcphong là gì? Thiền sư không nói hắc phong là gió ào ào mây đen kéo mù mịt, mànói hắc phong là cơn sân giận của con người. Sân giận nổi lên tự mình chịu khổhọa, lại còn gây khổ lụy cho người khác. Ví dụ ông A vô cớ kêu tên ông B chửi.Ông B nổi sân, xông tới đánh đập ông A. Ông A bị đánh đau liền đánh lại ông B.Đó là ông B bị hắc phong thổi phiêu bạt tới cõi nước La-sát, bị quỉ la-sát hạirồi. Nếu ông B vừa nổi sân, biết mình đang sân, liền niệm danh hiệu Quán Thế ÂmBồ-tát, cơn sân giận lắng dịu lần rồi hết, đâu có đánh ông A và bị ông A đánhlại đau khổ. Như vậy, không phải Bồ-tát Quán Âm cứu ông B thoát nạn quỉ la-sátlà gì? Hiểu như thế mới thực tế. Chớ trong lục địa cũng như hải đảo ngoài biểnkhơi, đảo nào ở đâu, có người ở hay không có người ở, có quỉ hay không có quỉ,mọi người đều biết hết. Vậy nước La-sát nằm ở vị trí nào trên quả địa cầu này?Như vậy, hắc phong và nước quỉ La-sát biểu trưng cho lòng sân giận của conngười dấy khởi, rồi con người theo đó mà tạo nghiệp ác thọ quả báo khổ đau. CònQuán Thế Âm Bồ-tát là biểu trưng lòng từ bi, lòng từ bi khởi lên thì sân giậntiêu tan, nên nói bị hắc phong thổi phiêu bạt đến cõi nước La-sát, niệm danhhiệu Quán Thế Âm thì không bị hại là vậy.

CHÁNH VĂN:

2.- Nếulại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, thời dao gậy củangười cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏi.

Nếu quỉ dạ-xoa cùng la-sátđầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu QuánThế Âm Bồ-tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thể dùng mắt dữ mà nhìn người,huống lại làm hại được.

Dầu lại có người hoặc cótội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệuQuán Thế Âm Bồ-tát, thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

Nếu kẻ oán tặc đầy trongcõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiềucủa báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Cácthiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán ThếÂm Bồ-tát, vị Bồ-tát đó hay đem pháp Vô úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưngdanh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này.”

Các người buôn nghe rồi,đều lên tiếng xưng rằng: “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát”, vì xưng danh hiệu Bồ-tátnên liền được thoát khỏi.

Vô Tận Ý! Quán Thế ÂmBồ-tát sức oai thần cao lớn như thế.

GIẢNG:

Đoạn này nói người bị nạn niệmdanh hiệu Quán Thế Âm sẽ được thoát nạn. Như người sắp bị hại bằng dao gậy,niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thời dao gậy gãy ra từng khúc. Nếu người bị vô số quỉla-sát đến hại, niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thời quỉ không dám dùng mắt để nhìnhuống là hại. Hoặc người bị xiềng xích trói thân, niệm Quán Thế Âm Bồ-tát,xiềng xích liền đứt rã. Hoặc những người đi buôn gặp oán tặc, niệm Bồ-tát QuánThế Âm, sẽ được Bồ-tát ban cho pháp vô úy, thoát khỏi oán tặc. Đó là công hiệucủa người niệm Bồ-tát Quán Thế Âm. Đây nói Bồ-tát Quán Thế Âm hay bố thí phápVô úy, vô úy là không sợ. Phần nhiều mọi khổ đau đều phát nguồn từ lòng sợ hãi,sợ đói, sợ khát, sợ bệnh, sợ chết... Lúc sợ thì bồn chồn, lo âu, kinh hãi, ănngủ không được, khổ não hiện ra ngay lúc sợ. Sợ là do tưởng mới có nên ngườibất thần đạn lạc bay tới trúng thì không sợ, nhưng có người chĩa họng súngtrước mình thì sợ run lên. Như vậy, sợ là do tưởng tượng mà ra, và khổ do sợ màcó. Tưởng tượng nhiều là sợ nhiều, sợ nhiều là khổ nhiều, Bồ-tát Quán Thế Âmcứu khổ là làm cho chúng sanh hết sợ, gọi là thí pháp Vô úy. Ví dụ chúng tamộng thấy ma nhát, chúng ta sợ hãi, lúc đó liền nhớ niệm danh hiệu Quán Thế Âm,thì ma biến mất. Do chúng ta có tưởng điên đảo, nên phóng hiện ra ma quái rồisợ. Khi sợ, chợt tỉnh niệm Quán Thế Âm thì những niệm điên đảo tiêu tan, hết sợhãi nên an ổn. Đó là Bồ-tát Quán Thế Âm thí pháp Vô úy. Cao hơn một bậc, niệmdanh hiệu Quán Thế Âm là trở về Tri kiến Phật là cái thể không hình tướng,không có hình tướng làm sao hại được mà sợ. Do đó mọi hiểm nguy đều hóa giải.

CHÁNH VĂN:

3.- Nếu có chúng sanh nàonhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, liền được ly dục.

Nếu người nhiều giận hờn,thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, liền được lìa lòng giận.

Nếu người nhiều ngu si,thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, liền được lìa ngu si.

Vô Tận Ý! Quán Thế ÂmBồ-tát có những sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanhthường phải một lòng tưởng nhớ.

Nếu có người nữ, giả sửmuốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ-tát, liền sanh contrai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bènsanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đềukính mến.

Vô Tận Ý! Quán Thế ÂmBồ-tát có sức thần như thế.

GIẢNG:

Chúng ta thấy, nếu chúng sanhnào khởi niệm tham dục, liền niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì tham dục lặngxuống không còn. Nếu nổi giận, niệm Quán Thế Âm, cơn giận lần lần lắng dịu vàhết. Nếu ngu si nghĩ tưởng điên đảo, niệm danh hiệu Quán Thế Âm, tâm an địnhtỉnh sáng, lìa được ngu si. Sở dĩ được như vậy là do biết xoay lại sống với Trikiến Phật thanh tịnh sáng suốt nên lìa được tham, sân, si.

Sau đây nói người nữ muốn sanhcon trai, con gái, cúng dường lễ lạy Bồ-tát Quán Thế Âm thì được thành tựu nhưý muốn. Điều này lâu nay chúng ta hiểu trên chữ nghĩa nên bị kẹt, nhất là tu sĩphái nữ, thấy các nữ Phật tử mang thai, hay khuyên các cô niệm Bồ-tát Quán ThếÂm. Có một nữ Phật tử ở gần chùa tín ngưỡng rất sâu đậm, cô có thai, ngỏ ý mongđược sanh con trai, nên cô Ni ở chùa dạy cho cô Phật tử niệm danh hiệu Bồ-tátQuán Thế Âm để được sanh con trai. Cô Phật tử nghe lời niệm rất chí thành,nhưng tới ngày sanh thì sanh con gái. Cô Phật tử đi kiện, cô Ni không biết giảiquyết thế nào, cứ lánh mặt hoài. Thật là cái họa của người không hiểu lý kinh.Ở đây Phật nói: “muốn cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái”, lànói lên công đức không thể nghĩ bàn của người niệm Bồ-tát Quán Thế Âm. Do côngđức thù thắng không thể nghĩ bàn, nên mọi việc được như ý không trái khôngnghịch. Nếu nói xa hơn, niệm Bồ-tát Quán Thế Âm là xoay lại với Tánh nghe củamình, tức là trở về với Tri kiến Phật thì mọi sự việc đều được như ý. Tri kiếnPhật còn gọi là Châu như ý.

CHÁNH VĂN:

4.- Nếu có chúng sanh cungkính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ-tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúngsanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát.

Vô Tận Ý! Nếu có người thọtrì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ-tát, lại trọn đời cúng dường đồăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang, ý ông nghĩ sao? Công đức của ngườithiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?

Vô Tận Ý thưa:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật nói:

- Nếu lại có người thọ trìdanh hiệu QuánThế Âm Bồ-tát, nhẫnđến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau khôngkhác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.

Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệuQuán Thế Âm Bồ-tát được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.

GIẢNG:

Phật so sánh công đức ngườiniệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm với người niệm và cúng dường vô số Bồ-tátkhác, thì công đức hai người ngang nhau và nhiều vô tận. Tại sao thế? Vì niệmvô số danh hiệu của Bồ-tát khác cốt là trở về với Tri kiến Phật, còn niệm mộtdanh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm cũng trở về với Tri kiến Phật. Như vậy, đứng trêndanh từ thì có sai khác, nhưng đứng trên lý tánh thì niệm một danh hiệu Bồ-tátQuán Thế Âm, hay niệm vô số danh hiệu Bồ-tát khác đều bình đẳng không sai biệt.Vì niệm là nhớ sống với Tri kiến Phật, chớ không phải niệm suông ngoài miệng đểrồi chấp câu chấp lời.

CHÁNH VĂN:

5.-Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Quán Thế Âm Bồ-tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Nói pháp cho chúngsanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó như thế nào?

Phậtbảo Vô Tận Ý Bồ-tát:

- Thiệnnam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát,thời Quán Thế Âm Bồ-tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp .

Người đáng dùng thân Duyêngiác được độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanhvăn được độ thoát, liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạmvương được độ thoát, liền hiện thân Phạm vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân ĐếThích được độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự tạithiên được độ thoát, liền hiện thân Tự tại thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đại tựtại thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại tự tại thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiênđại tướng quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên đại tướng quân mà vì đó nóipháp.

Người đáng dùng thânTỳ-sa-môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-sa-môn mà vì đó nói pháp.

Ngườiđáng dùng thân Tiểu vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu vương mà vì đó nóipháp.

Ngườiđáng dùng thân trưởng giả được độ thoát, liền hiện thân trưởng giả mà vì đó nóipháp.

Người đáng dùng thân cư sĩđược độ thoát, liền hiện thân cư sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tểquan được độ thoát, liền hiện thân Tể quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thânBà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân Bà-la-môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thânTỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo,Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà vì đó nói pháp.

Ngườiđáng dùng thân phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn được độ thoát,liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Ngườiđáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồngnữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân trời,rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhâncùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Ngườiđáng dùng thân Chấp kim cang thần được độ thoát, liền hiện Chấp kim cang thầnmà vì đó nói pháp.

Vô TậnÝ! Quán Thế Âm Bồ-tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đitrong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúngdường Quán Thế Âm Bồ-tát.

Quán Thế Âm Bồ-tát đó ởtrong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự Vô úy, cho nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngàilà vị “Thí Vô Úy”.

GIẢNG:

Đây nói vềỨng thân của Bồ-tát, khi Bồ-tát phá được Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, thì có đượccái dụng ứng hóa thân để độ sanh không thể nghĩ bàn. Nếu chúng sanh có duyênphước, cảm thông được lòng từ bi của Bồ-tát, thì Ngài tùy theo ước nguyện củachủng loại chúng sanh mà thị hiện để hóa độ cho hết khổ, đó là trên mặt sự. Xưakhi tôi còn đi giảng, có ông phó quận Lộc Ninh tên Triền đứng ra tổ chức, mờitôi và Thượng tọa Huyền Vi lên đó giảng, Ông hỏi tôi:

- Thưa Thầy, mình thành tâmcầu nguyện Bồ-tát Quán Âm, Ngài có ứng hiện không?

Tôi hỏi:

- Theo đạo hữu thì thấy sao?

- Tôi tin chắc, Ngài có ứnghiện.

Rồi ông kểcho tôi nghe, ông có một đứa con khoảng mười ba, mười bốn tuổi bệnh nặng, đưađi bệnh viện Đồn Đất chữa trị khoảng nửa tháng. Bệnh không giảm, bác sĩ bó tay,bảo ông đem nó về nhà, nếu không sẽ chết trong bệnh viện. Ông chở về nhà tuyệtvọng, không biết phải chạy chữa như thế nào, chỉ thành tâm cầu nguyện Bồ-tátQuán Thế Âm. Đêm đó ông ngủ thấy Bồ-tát Quán Thế Âm hiện, Ngài đứng trên hoasen trước mặt ông bảo:

- Ngươi nên sai người đi về hướngBắc rước thầy thuốc về trị, con ngươi sẽ lành bệnh.

Khi thức giấc ông nhớ rõ rànghình dáng Bồ-tát Quán Thế Âm ứng hiện. Sáng ra cho người đi về hướng Bắc tìmgặp thầy thuốc, mời về nhà xem mạch hốt thuốc, con ông uống chỉ có ba thang làhết bệnh. Từ đó, ông lập bàn thờ Bồ-tát Quán Thế Âm, tin Tam Bảo và rước chúngtôi giảng đạo. Trên sự tướng, chúng ta thấy có thành tâm cầu nguyện thì có cảmứng. Song cảm ứng còn tùy duyên phước của mỗi người, chớ không phải ai ai cũngnhư vậy. Cũng như mặt trăng trên không, chỉ hiện bóng khi trời trong và chỗ cónước, nếu trời nhiều mây, không nước thì mặt trăng không hiện, chẳng phảiBồ-tát đến với người này mà không đến với người kia. Trên mặt lý, thì khi khôngcòn chạy theo vọng niệm điên đảo, xoay lại sống với Tri kiến Phật là cái thanhtịnh sáng suốt, thì có việc gì mà chướng ngại trái ngăn không như ý. Vậy lý sựphải viên dung.

CHÁNH VĂN:

6.- Vô Tận Ý Bồ-tát bạchPhật:

- Thế Tôn! Con nay phảicúng dường Quán Thế Âm Bồ-tát.

Liền mở chuỗi ngọc bằng cácchâu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mànói rằng:

- Xin Ngài nhận chuỗi trânbảo pháp thí này.

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ-tátchẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ-tát rằng:

- Xin Ngài vì thương chúngtôi mà nhận chuỗi ngọc này.

Bấy giờ, Phật bảo Quán ThếÂm Bồ-tát:

- Ông nên thương Vô Tận ÝBồ-tát này và hàng tứ chúng cùng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la,ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọcđó.

Tức thời Quán Thế Âm Bồ-tátthương hàng tứ chúng và trời, rồng, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọcđó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích-ca Mâu-ni Phật, một phần dângtháp của Phật Đa Bảo.

- Vô Tận Ý! Quán Thế ÂmBồ-tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta-bà.

Lúc đó, ngài Vô Tận ÝBồ-tát nói kệ hỏi Phật rằng:

7.-

Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật tử nhân duyên gì
Tên là Quán Thế Âm!
Đấng đầy đủ tướng tốt
Kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quán Âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn ức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi.
Giả sử sanh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc trôi giạt biển lớn
Các nạn quỉ, cá, rồng
Do sức niệm Quán Âm
Sóng mòi chẳng chìm được.
Hoặc ở chót Tu-di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quán Âm
Như mặt nhựt treo không.
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quán Âm
Chẳng tổn đến mảy lông.
Hoặc gặp oán tặc vây
Đều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quán Âm
Đều liền sanh lòng lành.
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quán Âm
Dao liền gãy từng đoạn.
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chưn bị gông cùm
Do sức niệm Quán Âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán Âm
Trở hại nơi bổn nhân.
Hoặc gặp la-sát dữ
Rồng độc các loài quỉ
Do sức niệm Quán Âm
Liền đều không dám hại.
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng.
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi.
Mây sấm nổ sét đánh
Tuôn giá, xối mưa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Liền được tiêu tan cả.
Chúng sanh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện.
Các loài trong đường dữ:
Địa ngục, quỉ, súc sanh
Sanh, già, bệnh, chết khổ
Lần đều khiến dứt hết.
Chân quán, thanh tịnh quán
Trí huệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Huệ nhựt phá các tối
Hay tiêu tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian.
Lòng bi răn như sấm
Ý từ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lồ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quán Âm
Cừu oán đều lui tan.
Diệu âm, Quán Thế Âm
Phạm âm, Hải triều âm
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán Âm bậc tịnh Thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy.
Đủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phước lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ.

GIẢNG:

Khi Bồ-tátVô Tận Ý biết được công hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, Ngài liền phát tâm cúngdường chuỗi ngọc. Bồ-tát Quán Thế Âm không nhận, Phật bảo Ngài nên vì tứ chúngmà nhận chuỗi ngọc. Ngài vâng lời Phật nhận chuỗi ngọc chia hai, một phần cúngdường Phật Thích-ca, một phần cúng dường Phật Đa Bảo. Qua hình ảnh này khiếnchúng ta nghi vấn: Các Bồ-tát thì thân hình mập mạp to lớn, trang sức bằng ngọcngà châu báu, trong khi đó, những vị A-la-hán thì thân hình khô gầy. Đồng thờilà đệ tử Phật, học tu theo pháp Phật, tại sao người thì trang nghiêm đẹp đẽ,người thì khổ hạnh ốm gầy? Như chúng ta đã biết, Bồ-tát thì tu theo hạnh tự lợilợi tha, nên phải vui vẻ cởi mở để cho chúng sanh dễ dàng kết duyên. Các ngàido hạnh lợi tha nên có muôn đức trang nghiêm, vì vậy mà thân đẹp đẽ. Còn các vịA-la-hán với hạnh nguyện tu cốt cho hết phiền não, để được giải thoát cho mình,nên có dáng khắc khổ đăm chiêu, thiếu phần lợi tha nên chưa đủ muôn hạnh đểtrang nghiêm thân cho tươi đẹp. Bồ-tát Quán Thế Âm với hạnh từ bi, ban chochúng sanh mọi điều lợi ích, chớ không nhận của người, vì nhận là vị kỷ chớkhông phải vị tha. Lúc đầu, Ngài không nhận chuỗi anh lạc của Bồ-tát Vô Tận Ý,sau Ngài nhận là vì lòng từ bi chớ không phải do lòng ích kỷ. Khi nhận xong,lại cúng dường cho Phật Thích-ca và Phật Đa Bảo, việc làm này của Bồ-tát QuánThế Âm cho thấy Bồ-tát làm mọi công tác Phật sự đều hướng về Phật mà làm, vàđược thành quả cũng hướng về Phật mà dâng, chớ không phải vì tư kỷ mà làm.

Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát PhổMôn dạy cho chúng sanh phá Tưởng ấm. Khi nhập được Tri kiến Phật thì hết Tưởngấm, mà hết tưởng là hết khổ thì tự tại vô ngại. Vì vậy Bồ-tát Vô Tận Ý khuyênchúng ta nên niệm và đảnh lễ Bồ-tát Quán Thế Âm.

CHÁNH VĂN:

8.- Bấy giờ, ngài Trì ĐịaBồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng:

- Thế Tôn! Nếu có chúngsanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sứcthần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít.

Lúc Phật nói phẩm Phổ Mônnày, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm Vô đẳng đẳng Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác.

GIẢNG:

Từ trước chúng ta không nghetên Bồ-tát Trì Địa, bây giờ ngẫu nhiên Ngài xuất hiện nói rằng: “Nếu có chúngsanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sứcthần thông này, thời phải biết công đức của người đó chẳng ít.” Bồ-tát Trì Địalà vị Bồ-tát gìn giữ quả đất, tức là cõi Ta-bà này, Ngài nói: Nếu mọi người ởcõi Ta-bà này thuận theo pháp tu của Bồ-tát Quán Thế Âm thì sẽ được kết quả làthần thông tự tại, công đức rất lớn. Sở dĩ được như thế là do công hạnh tu Phảnvăn văn tự tánh, là xoay lại nghe Tánh nghe của mình, nghĩa là khi nghe âmthanh bên ngoài, không để tâm phân biệt chạy theo tiếng hay tiếng dở. Trái lạikhi nghe âm thanh liền nhớ mình có Tánh nghe luôn luôn hiện hữu, không đuổitheo tiếng hay tiếng dở, tâm được thanh tịnh thì trí tuệ hằng sáng soi, côngđức đầy đủ, từ đó mà khởi phát diệu dụng. Đây là pháp tu chung ở cõi Ta-bà nàynên nói là Phổ Môn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]