Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 24: Diệu Âm Bồ-tát

23/10/201016:05(Xem: 6601)
Phẩm 24: Diệu Âm Bồ-tát

PHẨM 24

DIỆU ÂM BỒ-TÁT

Diệu Âm là tiếng nói hay đẹpnhiệm mầu. Tiếng nói như thế nào là nhiệm mầu? Căn cứ trên nhân tu để được cáiquả của một Bồ-tát, Bồ-tát Diệu Âm do nhiều đời nhiều kiếp tu hạnh cúng dườngchư Phật âm nhạc và bát báu, nên được tiếng nói nhiệm mầu. Đó là nói theo nghĩathông thường, còn nói theo lý thì ở phẩm Dược Vương Bồ-tát Bản Sự khi phá Sắcấm thì Bồ-tát đốt thân và hai tay, vào Sơ địa và Nhị địa Bồ-tát. Giờ đây phẩmDiệu Âm Bồ-tát phá Thọ ấm vào Tam địa Tứ địa Bồ-tát. Thọ ấm sâu hơn, nên khóphá.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúcbấy giờ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật từ nhục kế tướng đại nhân, phóng ra ánh sáng,và phóng ánh sáng nơi tướng lông trắng giữa chặng mày, soi khắp tám trăm muôn ứcna-do-tha hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông.

Quakhỏi số cõi đó có thế giới tên Tịnh Quang Trang Nghiêm. Nước đó có Phật hiệu:Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, ThiệnThệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật ThếTôn, được vô lượng vô biên đại chúng Bồ-tát cung kính vây quanh, mà vì chúngnói pháp.

Ánh sáng lông trắng của đứcThích-ca Mâu-ni Phật soi khắp cõi nước đó.

GIẢNG:

Ở đây Phậtphóng quang ở hai chỗ, một là từ nhục kế ở trên đỉnh đầu, hai là ở giữa chặngmày. Như chúng ta đã biết, hào quang được phóng ra từ giữa chặng mày, tượngtrưng cho trí tuệ không kẹt hai bên. Đó là cái nhân tu hành. Còn hào quang đượcphóng ra từ nhục kế biểu trưng cho quả giác. Vì nhục kế trên đỉnh đầu là chỗcao tột của con người, hào quang được phóng ra từ đó là nói lên kết quả tộtcùng của sự giác ngộ. Hào quang ở giữa chặng mày là cái nhân giác ngộ. Nhângiác và quả giác đồng thời gặp nhau, nên ngang đây tướng của Bồ-tát Diệu Âmvượt hẳn những vị Bồ-tát trước. Bấy giờ Phật phóng quang qua vô số thế giới ởphương Đông, có một thế giới tên Tịnh Quang Trang Nghiêm của Phật Tịnh Hoa TúVương Trí, cõi nước này được hào quang củaPhật rọi soi khắp tất cả.

CHÁNH VĂN:

2.- Lúc đó, trong nước NhứtThiết Tịnh Quang Trang Nghiêm có một vị Bồ-tát tên là Diệu Âm, từ lâu đã trồngcác cội công đức, cúng dường gần gũi vô lượng trăm nghìn muôn ức các đức Phật,mà đều được trọn nên trí huệ rất sâu, được môn “Diệu tràng tướng tam-muội”,“Pháp hoa tam-muội”, “Tịnh đức tam-muội”, “Tú vương hí tam-muội”, “Vô duyêntam-muội”, “Trí ấn tam-muội”, “Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn tam-muội”,“Tập nhứt thiết công đức tam-muội”, “Thanh tịnh tam-muội”, “Thần thông du hítam-muội”, “Huệ cự tam-muội”, “Trang nghiêm vương tam-muội”, “Tịnh quang minhtam-muội”, “Tịnh tạng tam-muội”, “Bất cộng tam-muội”, “Nhựt triền tam-muội”v.v... được trăm nghìn muôn ức hằng hà sa các đại tam-muội như thế.

Quang minh của đức Thích-caMâu-ni Phật soi đến thân vị Bồ-tát đó, liền bạch cùng đức Tịnh Hoa Tú Vương TríPhật rằng:

- Thế Tôn! Con phải qua đếncõi Ta-bà để lễ lạy gần gũi cúng dường đức Thích-ca Mâu-ni Phật, cùng để ra mắtngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dõng Thí Bồ-tát,Tú Vương Hoa Bồ-tát, Thượng Hạnh Ý Bồ-tát, Trang Nghiêm Vương Bồ-tát, DượcThượng Bồ-tát.

Khi đó, đức Tịnh Hoa TúVương Trí Phật bảo ngài Diệu Âm Bồ-tát:

- Ông chớ có khinh nướcTa-bà sinh lòng tưởng là hạ liệt. Thiện nam tử! Cõi Ta-bà kia cao thấp khôngbằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ-tátthân hình cũng nhỏ, mà thân của ông cao đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thâncủa ta sáu trăm tám mươi muôn do-tuần. Thân của ông tốt đẹp thứ nhứt, trămnghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua đó chớ khinh nước kia, hoặc ởnơi Phật, Bồ-tát cùng cõi nước mà sanh lòng tưởng cho là hạ liệt.

Ngài Diệu Âm Bồ-tát bạchvới Phật đó rằng:

- Thế Tôn! Con nay qua cõiTa-bà đều là do sức thần của Như Lai, do thần thông du hí của Như Lai, do côngđức trí huệ trang nghiêm của Như Lai.

GIẢNG:

Đây nói sở chứng của Bồ-tátDiệu Âm, Ngài do tu nhân cúng dường Phật âm nhạc và bát báu nhiều đời nhiềukiếp, nên được đầy đủ vô lượng tam-muội.

Hào quang của Phật Thích-casoi đến thân của Bồ-tát Diệu Âm, Ngài cảm thọ hào quang Phật Thích-ca, liền xinPhật Tịnh Hoa Tú Vương Trí, đến cõi Ta-bà để lễ Phật Thích-ca và các Bồ-tát. Ởphẩm trước đã phá Sắc ấm, phẩm này phá Thọ ấm. Thọ ấm thì thuộc về tinh thần.Nếu không xúc chạm, có thọ không? - Không. Nếu không có xúc thì không có thọ.Bồ-tát Diệu Âm nhờ hào quang của Phật Thích-ca soi đến thân Ngài, Ngài tiếp xúcnên có cảm thọ lạc. Song, cõi Ta-bà mà Ngài muốn qua là nơi đất không bằngphẳng, nhiều hầm hố gò nổng, chúng sanh thân thì nhỏ, ốm... biểu hiện của khổđau, nên khi Ngài xin phép được qua đó, thì Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí dặn dòNgài, chớ có khinh chê cõi Ta-bà là xấu, rồi tự thấy thân mình là tốt. Thấy nhưvậy là có thọ khổ và thọ lạc sai biệt. Muốn cho thọ khổ và thọ lạc được bìnhđẳng, phải dùng trí tuệ quán chiếu cảm thọ do xúc mà có, nó không có Tự thể cốđịnh nên không thật. Cảm thọ không thật thì khổ vui làm gì có thật? Đó là pháđược Thọ ấm.

Bồ-tát Diệu Âm nói Ngài quacõi Ta-bà được là nhờ sức thần và trí tuệ của Phật, chớ không phải khả năng củaNgài. Ngài ở nơi cảm thọ được tự tại là do Trí tuệ Phật mà được. Như vậy, ở nơisáu căn đều có lãnh thọ, nhãn căn thì thọ sắc trần, nhĩ căn thì thọ thanh trần,tỹ căn thì thọ hương trần, thiệt căn thì thọ vị trần, thân căn thì thọ xúctrần, ý căn thì thọ pháp trần. Tuy nhiên, căn mà lanh lợi thông nhiếp nhất lànhĩ căn, vì khi đi đứng nằm ngồi nói nín thức ngủ, tai đều nghe được tiếng. NênBồ-tát tượng trưng cho cảm thọ của nhĩ căn tên là Diệu Âm.

CHÁNH VĂN:

3.- Lúc đó ngài Diệu ÂmBồ-tát chẳng rời khỏi tòa, thân chẳng lay động mà vào trong tam-muội, dùng sứctam-muội ở nơi núi Kỳ-xà-quật cách pháp tòa chẳng bao xa hóa làm tám muôn bốnnghìn các hoa sen báu: vàng diêm-phù-đàn làm cọng, bạc làm cánh, kim cang làmnhụy, chân-thúc-ca-bảo làm đài.

Bấy giờ, ngàiVăn-thù-sư-lợi Pháp vương tử thấy hoa sen bèn bạch cùng Phật rằng:

- Thế Tôn! Đây do nhânduyên gì mà hiện điềm tốt này, có ngần ấy nghìn muôn hoa sen: vàng diêm-phù-đànlàm cọng, bạc làm cánh, kim cang làm nhụy, chân-thúc-ca-bảo làm đài?

Khi ấy, đức Thích-ca Mâu-niPhật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi rằng:

- Đó là Diệu Âm đại Bồ-táttừ cõi nước của đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật muốn cùng tám muôn bốn nghìnBồ-tát vây quanh mà đến cõi Ta-bà này, để cúng dường gần gũi lễ lạy nơi ta cũngmuốn cúng dường nghe kinh Pháp Hoa.

NgàiVăn-thù-sư-lợi bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Vị Bồ-tát đó trồng cội lành gì, tu công đức gì mà có được sức đại thầnthông như thế? Tu tam-muội gì? Mong Phật vì chúng con nói danh tự của tam-muộiđó. Chúng con cũng muốn siêng tu hành đó. Tu hành môn tam-muội này mới thấy đượcsắc tướng lớn nhỏ oai nghi tấn chỉ của vị Bồ-tát đó. Cúi mong đức Thế Tôn dùngsức thần thông khi vị Bồ-tát đó đến khiến chúng con được thấy.

Lúc ấy, đức Thích-ca Mâu-niPhật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi:

- Đức Đa Bảo Như Lai đãdiệt độ từ lâu đây, sẽ vì các ông mà hiện bày thân tướng của Bồ-tát đó.

Tức thời đức Đa Bảo Phậtbảo Bồ-tát đó rằng:

- Thiện nam tử đến đây!Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử muốn thấy thân của ông.

GIẢNG:

Bồ-tát Diệu Âm từ trong chánhđịnh hiện ra nơi núi Kỳ-xà-quật, cách nơi nói kinh Pháp Hoa không bao xa, hiệnra hoa sen đẹp ngàn cánh, nhụy, bông, cành, lá, cọng... đều làm bằng vật báu.Bồ-tát Văn-thù thấy hoa sen quí hiện ra, cho đó là điềm lành mới thưa hỏi PhậtThích-ca. Phật Thích-ca cho biết có Bồ-tát Diệu Âm sắp đến. Bồ-tát Văn-thù yêucầu Phật nói cái nhân tu hành của Bồ-tát Diệu Âm, để các ngài tu theo và thấyđược Bồ-tát Diệu Âm. Điều này cho chúng ta thấy Bồ-tát mà được phước tướngtrang nghiêm là do tu phước, tu định, tu tuệ... không phải ngẫu nhiên mà có.

Tại sao Phật Thích-ca khôngchỉ bày thân tướng Bồ-tát Diệu Âm cho thính chúng thấy, mà đợi Phật Đa Bảo gọi,Bồ-tát Diệu Âm mới hiện? Như chúng ta đã biết thọ vui, thọ khổ là do cảm xúc màcó. Bản chất của cảm thọ là biết, biết khổ biết vui, biết không khổ biết khôngvui. Do có biết nên nói cảm thọ phát khởi từ Tâm chân thật, chớ không phải ởngoài vào, giống như sóng dậy từ mặt biển. Thế nên Phật Thích-ca không thể chỉđược, mà phải Phật Đa Bảo gọi Bồ-tát Diệu Âm mới hiện. Tức là tâm phải thậtthanh tịnh mới thấy thọ từ Tự tánh chân thật dấy động, nó là hư giả không thật.

CHÁNH VĂN:

4.- Bấy giờ, ngài Diệu ÂmBồ-tát nơi cõi nước kia ẩn mặt, cùng với tám muôn bốn nghìn Bồ-tát đồng nhauqua cõi Ta-bà, ở các nước trải qua, sáu điệu vang động, thảy đều rưới hoa senbằng bảy báu, trăm nghìn nhạc trời chẳng trỗi tự kêu, mắt của vị Bồ-tát đó nhưcánh hoa sen xanh rộng lớn. Giả sử hòa hiệp trăm nghìn muôn mặt trăng, diện mạocủa Ngài tốt đẹp lại hơn nơi đây, thân sắc vàng ròng vô lượng trăm nghìn côngđức trang nghiêm, oai đức rất thạnh, ánh sáng chói rực, các tướng đầy đủ nhưthân Na-la-diên bền chắc.

Ngàivào trong đài thất bảo bay lên hư không cách đất bằng bảy cây đa-la. Các chúngBồ-tát cung kính vây quanh, mà đồng đến núi Kỳ-xà-quật ở cõi Ta-bà này, đến rồixuống đài thất bảo, dùng chuỗi ngọc giá trị trăm nghìn, đem đến chỗ Thích-caMâu-ni Phật, đầu mặt lễ chân Phật dưng chuỗi ngọc lên mà bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật hỏi thăm đức Thế Tôn ít bệnh, ít khổ, điđứng thơ thới, sở hành an vui chăng? Bốn đại điều hòa chăng? Việc đời nhẫn đượcchăng? Chúng sanh dễ độ chăng? Không có người nhiều tham dục, giận hờn, ngu si,ganh ghét, bỏn sẻn, kiêu mạn chăng? Không kẻ chẳng thảo cha mẹ, chẳng kínhSa-môn, tà kiến tâm chẳng lành, chẳng nhiếp năm tình chăng?

Thế Tôn! Chúng sanh hàngphục được các ma oán chăng? Đức Đa Bảo Như Lai diệt độ từ lâu ở trong tháp bảybáu có đến nghe pháp chăng? Lại hỏi thăm đức Đa Bảo Như Lai: an ổn, ít khổ,kham nhẫn ở lâu được chăng? Thế Tôn! Nay con muốn thấy thân đức Đa Bảo Phật,cúi mong Thế Tôn chỉ bày cho con được thấy.

Lúc đó, đức Thích-ca Mâu-niPhật nói với Phật Đa Bảo rằng:

- Ông Diệu Âm Bồ-tát nàymuốn được ra mắt Phật.

Đức Đa Bảo Phật liền nóivới Diệu Âm Bồ-tát rằng:

- Hay thay! Hay thay! Ôngcó thể vì cúng dường đức Thích-ca Mâu-ni Phật và nghe kinh Pháp Hoa cùng ra mắtVăn-thù-sư-lợi v.v... nên qua đến cõi này.

GIẢNG:

Ở đoạn trước đã phá Sắc ấmrồi, tới đây là phá Thọ ấm thì tế nhị hơn, càng tế nhị là càng đẹp, sáng, bền,nên thân Bồ-tát Diệu Âm được diễn tả từ mặt đến mắt, màu da... không có cáiđẹp, sáng, bền nào ở thế gian có thể sánh bằng. Sở dĩ thân Ngài được như thế làdo Ngài tu vô lượng công đức và được nhiều tam-muội.

Bồ-tát Diệu Âm và các vịBồ-tát phương khác, đến cõi Ta-bà ra mắt Phật Thích-ca và Phật Đa Bảo. Theo thểthức chung, trước là vấn an Phật, sau là hỏi thăm việc giáo hóa của Phật, chúngsanh có dễ độ không, chúng sanh nghiệp ác nặng nhiều hay ít, có hàng phục đượcma oán chăng? Sau nữa Bồ-tát Diệu Âm hỏi thăm Phật Đa Bảo và ngỏ ý muốn gặpPhật Đa Bảo. Phật Thích-ca giới thiệu Bồ-tát Diệu Âm với Phật Đa Bảo. Phật ĐaBảo tùy hỉ việc Bồ-tát Diệu Âm qua cõi Ta-bà, để ra mắt cúng dường PhậtThích-ca cùng nghe kinh Pháp Hoa và để gặp Bồ-tát Văn-thù. Hình ảnh này nói lêný nghĩa hành giả sau khi phá Sắc ấm, tiếp theo là phá Thọ ấm, xoay lại sống vớiTri kiến Phật hằng hiện hữu.

CHÁNH VĂN:

5.- Lúcbấy giờ, ngài Hoa Đức Bồ-tát bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Ngài Diệu Âm Bồ-tát trồng cội lành gì, tu công đức gì, mà có sức thầnthông như thế?

ĐứcPhật bảo ngài Hoa Đức Bồ-tát:

- Thuởquá khứ có Phật hiệu Vân Lôi Âm Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cõinước tên là Hiện nhứt thiết thế gian, kiếp tên Hỉ kiến. Diệu Âm Bồ-tát ở trongmột vạn hai nghìn năm, dùng mười muôn thứ kỹ nhạc cúng dường đức Vân Lôi ÂmVương Phật cùng dưng lên tám muôn bốn ngàn cái bát bảy báu. Do nhân duyên quảbáo đó nay sanh tại nước của đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật, có sức thần nhưthế.

Hoa Đức! Ý ông nghĩ sao?Thuở đó, nơi chỗ đức Vân Lôi Âm Vương Phật, Diệu Âm Bồ-tát cúng dường kỹ nhạccùng dưng bát báu lên đó, đâu phải người nào lạ, chính nay là Diệu Âm đạiBồ-tát đây.

Hoa Đức! Diệu Âm Bồ-tát nàyđã từng cúng dường gần gũi vô lượng các đức Phật, từ lâu trồng cội công đức,lại gặp hằng hà sa trăm nghìn muôn ức na-do-tha đức Phật.

GIẢNG:

Ở phẩm Dược Vương, Phật nói bốthí quốc thành thê tử là những món ngoại tài, công đức không thể sánh bằng cúngdường thân mạng là nội tài. Tại sao ở đây Bồ-tát Diệu Âm cúng dường âm nhạc vàbát bảy báu là hai món ngoại tài, công đức lại thù thắng hơn Bồ-tát Dược Vương?Ý này nếu chúng ta không hiểu thì thấy có cái gì mâu thuẫn. Như trước đã nói,phẩm Diệu Âm Bồ-tát là phần: phá Thọ ấm. Thọ ấm là cảm thọ của sáu căn nhãn,nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; trong sáu căn ấy nhãn và nhĩ là đại biểu. Hằng ngàychúng ta đau khổ phần lớn là do thấy và nghe, nghe tiếng khen lời chê, nghetiếng từ ái hòa nhã... nên có buồn vui. Nếu chúng ta nghe tất cả tiếng, khôngdấy niệm phân biệt tốt xấu khen chê; khi nghe tiếng, biết mình đang nghe tiếng,không cảm thọ buồn vui, đó là xả thọ, là cúng dường âm nhạc. Bát bằng bảy báutốt đẹp chỉ cho Sắc pháp, mắt tiếp xúc Sắc pháp mà không có cảm thọ vui haybuồn, đó là xả Sắc tướng, là cúng dường bát báu. Như vậy, mắt thấy sắc tai nghetiếng; biết rõ sắc tiếng là huyễn hóa không thật, nên tâm không kẹt không dínhvà không bị nó quấy nhiễu, đó là phá Thọ ấm. Trước đốt thân, đốt cánh tay làphá Sắc ấm, đây là phá Thọ ấm. Thọ ấm từ nơi tâm phát ra khi tiếp với ngoạitrần, nên tế nhị và sâu hơn Sắc ấm một tầng. Nên đây diễn tả thân tướng Bồ-tátDiệu Âm trang nghiêm hơn thân tướng Bồ-tát Dược Vương.

CHÁNH VĂN:

6.- HoaĐức, ông chỉ thấy Diệu Âm Bồ-tát thân hình ở tại đây, mà Bồ-tát đó hiện các thứthân hình, nơi nơi vì hàng chúng sanh nói kinh điển này.

Hoặchiện thân Phạm vương, hoặc hiện thân Đế Thích, hoặc hiện thân Tự tại thiên,hoặc hiện thân Đại tự tại thiên, hoặc hiện thân Thiên đại tướng quân, hoặc hiệnthân Tỳ-sa-môn thiên vương, hoặc hiện thân Chuyển Luân Thánh vương, hoặc hiệnthân các Tiểu vương, hoặc hiện thân trưởng giả, hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiệnthân Tể quan, hoặc hiện thân Bà-la-môn, hoặc hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hoặc hiện thân phụ nữ của Tể quan, hoặc hiện thân phụ nữcủa Bà-la-môn, hoặc hiện thân đồng nam đồng nữ, hoặc hiện thân trời, rồng,dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân cùngphi nhân v.v... mà nói kinh này.

Bao nhiêu địa ngục, ngạquỉ, súc sanh và các chỗ nạn đều có thể cứu giúp, nhẫn đến trong hậu cung củaVua biến làm thân người nữ mà nói kinh này.

GIẢNG:

Đây nóilên diệu dụng của Bồ-tát Diệu Âm. Trước phá Sắc ấm, thân đã trang nghiêm tự tạirồi, bây giờ phá luôn Thọ ấm nữa thì diệu dụng càng tự tại và mạnh mẽ hơn, nênNgài có Báo thân đẹp đẽ trang nghiêm. Lại có Ứng thân tùy theo sở cầu của chúngsanh, mà thị hiện giáo hóa cho mọi người biết và nhận ra Tri kiến Phật. Nhưvậy, tùy chúng sanh ở trong loại nào là Ngài hiện thân loài ấy để hóa độ; nơinơi chốn chốn Ngài đều Ứng thân thị hiện không thiếu vắng. Đó là Bồ-tát tu tớiTam địa trở lên đã có Ứng thân. Trước Phật phóng quang từ giữa chặng mày, rồiphóng quang ở trên đảnh, đó là chỉ cho cái dụng của nhân và quả hợp nhau, nênBồ-tát có thể hiện thân Phật và Phật diệt độ được.

CHÁNH VĂN:

7.- Hoa Đức! Diệu Âm Bồ-tátnày, hay cứu hộ các chúng sanh trong cõi Ta-bà, Diệu Âm Bồ-tát này biến hóahiện các thứ thân hình như thế ở tại cõi Ta-bà này vì chúng sanh mà nói kinhPháp Hoa, ở nơi trí huệ thần thông biến hóa không hề tổn giảm. Vị Bồ-tát nàydùng ngần ấy trí huệ sáng soi cõi Ta-bà, khiến tất cả chúng sanh đều được hiểubiết, ở trong hằng hà sa cõi nước trong mười phương cũng lại như thế.

Nếu chúng sanh đáng dùngthân Thanh văn được độ thoát, liền hiện thân hình Thanh văn mà vì đó nói pháp.

Đáng dùng thân hình Duyêngiác được độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp.

Đáng dùng thân hình Bồ-tátđược độ thoát, liền hiện thân hình Bồ-tát mà vì đó nói pháp.

Đáng dùng thân hình Phậtđược độ thoát, liền hiện thân hình Phật mà vì đó nói pháp.

Theochỗ đáng độ mà vì chúng hiện các thứ thân hình như thế, nhẫn đến đáng dùng diệtđộ mà được độ thoát liền thị hiện diệt độ.

HoaĐức! Diệu Âm đại Bồ-tát trọn nên sức đại thần thông trí huệ, việc đó như thế.

Lúc ấy, ngài Hoa Đức Bồ-tátbạch cùng Phật rằng:

- Thế Tôn! Ngài Diệu Âm Bồ-tát sâu trồng cănlành. Thế Tôn! Bồ-tát đó trụ tam-muội gì mà có thể ở các nơi biến hiện thânhình độ thoát chúng sanh như thế?

Phật bảo ngài Hoa ĐứcBồ-tát:

- Thiện nam tử! Tam-muội đótên là “Hiện nhứt thiết sắc thân”.

Diệu Âm Bồ-tát trụ trongtam-muội đó có thể nhiêu ích vô lượng chúng sanh như thế.

GIẢNG:

Bồ-tátDiệu Âm tùy theo sở cầu của chúng sanh mà thị hiện Hóa thân Thanh văn, Bồ-tát,Phật để giáo hóa chúng sanh. Bồ-tát Hoa Đức thấy vậy mới hỏi Phật: Bồ-tát DiệuÂm trụ trong tam-muội nào mà hiện được thân như vậy? Phật nói Bồ-tát Diệu Âmtrụ trong tam-muội Hiện nhất thiết sắc thân. Tam-muội Hiện nhất thiết sắc thâncó nghĩa là người sống được với Tri kiến Phật, thấy Thọ uẩn chợt có, chợtkhông, vô thường huyễn hóa không thật, nên không chấp Thọ uẩn là ngã. Do chấpthọ uẩn là ngã nên bị trói buộc bởi thọ ở mắt, ở tai, ở mũi, ở lưỡi, ở thân, ởý, vì vậy không tự tại vô ngại. Giờ đây cảm thọ ở sáu căn đã phá vỡ, chấp thọlà ngã không còn, thể nhập Bản thể rộng lớn là Pháp thân, mà Pháp thân thì códiệu dụng không thể lường, nên ứng hiện thân tự tại không ngại, để hóa độ mọiloài chúng sanh.

CHÁNH VĂN:

8.- Lúc nói phẩm “Diệu ÂmBồ-tát” này, những Bồ-tát cùng đi chung với Diệu Âm Bồ-tát tám muôn bốn nghìnngười đều được: “Hiện nhứt thiết sắc thân tam-muội”. Vô lượng Bồ-tát trong cõiTa-bà này cũng được tam-muội đó và Đà-la-ni.

Khingài Diệu Âm đại Bồ-tát cúng dường đức Thích-ca Mâu-ni Phật và tháp của Đa BảoPhật xong rồi, trở về bổn độ, các nước trải qua đều sáu điệu vang động, rướihoa sen báu, trỗi trăm nghìn muôn ức các thứ kỹ nhạc, đã đến bổn quốc cùng támmuôn bốn nghìn Bồ-tát vây quanh đến chỗ đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật mà bạchrằng:

- ThếTôn! Con đến cõi Ta-bà lợi ích chúng sanh, ra mắt đức Thích-ca Mâu-ni Phật vàra mắt tháp đức Đa Bảo Phật lễ lạy cúng dường, lại ra mắt Văn-thù-sư-lợi Phápvương tử Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Đắc Cần Tinh Tấn Lực Bồ-tát, Dõng ThíBồ-tát, cũng làm cho tám muôn bốn nghìn vị Bồ-tát này được “Hiện nhứt thiết sắcthân tam-muội”.

Lúc nói phẩm “Diệu ÂmBồ-tát lai vãng” này, bốn muôn hai nghìn vị thiên tử được Vô sanh pháp nhẫn.Hoa Đức Bồ-tát được Pháp Hoa tam-muội.

GIẢNG:

Bồ-tátDiệu Âm do cảm thọ hào quang của Phật Thích-ca, nên đến cõi Ta-bà lễ Ngài vàPhật Đa Bảo, cùng thăm viếng các vị Bồ-tát ở cõi này. Làm Phật sự xong, Bồ-tátDiệu Âm trở về bản quốc. Các vị Bồ-tát theo Ngài và những vị Bồ-tát ở cõi Ta-bàđều được chánh định Hiện sắc thân tam-muội, số đông thiên tử thì được Vô sanhpháp nhẫn. Bồ-tát Hoa Đức thì được Pháp Hoa tam-muội. Tất cả đều nhờ duyênphước nghe Phật nói Bồ-tát Diệu Âm vãng lai.

Như trướcđã nói, cảm thọ là do ngoại trần xúc chạm với nội căn, nếu ngoại trần hết xúcchạm với nội căn thì cảm thọ hết. Ý nghĩa trên biểu trưng qua hình ảnh Bồ-tátDiệu Âm vãng lai. Ngài từ phương xa đến xong việc rồi đi, không thường trụ. Cảmthọ là vô thường, nếu chúng ta dùng trí tuệ thấy rõ nó không lầm thì sẽ đượccái Chân thường, không còn bị chi phối bởi khổ vui nữa. Nếu chúng ta còn kẹttrong khổ vui tạm bợ, thì không bao giờ thấy được cái Chân thường. Đối với Sắcấm, phá nó đã là khó; bây giờ, xả Thọ ấm lại càng khó hơn, vì nó thuộc về tâmvi tế hơn nên khó xả. Ví dụ như thân bị đạp gai, nhổ gai xong, xức thuốc ít hômlành, là hết cái khổ đau nhức nơi thân. Nhưng bị vu khống chúng ta thấy đó làsỉ nhục, nên tâm bất an, nhớ hoài, buồn dai dẳng khó quên. Thế nên cảm thọ tuyvi tế, song khó phá. Cái nhân tu và quả chứng liên hệ mật thiết không rời nhau.Tu, thiết yếu là phải thực hành cho được những điều Phật và Bồ-tát đã hành vàdạy cho chúng ta. Phần Nhập Tri kiến Phật là phần thực hành, nên Phật nói lêncông hạnh của các vị Bồ-tát để cho chúng sanh theo đó mà tu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]