- Phần mở đầu
- Chương 1: Pháp hành của Như Lai trong khi tu Nhơn Địa.
- Chương 2: Biết huyễn là đã ly huyễn, ly huyễn là Phật rồi.
- Chương 3: Chánh niệm tư duy là con đường tu tập tiệm tiến.
- Chương 4: Chưa ra khỏi luân hồi luận bàn Viên Giác tánh thì tánh Viên Giác trở thành đồng tánh luân hồi.
- Chương 5: Ân ái tham dục là căn bản của sự luân hồi
- Chương 6: Tánh Viên Giác vốn là phi tánh
- Chương 7: Xa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề và Thiền Na là pháp hành căn bản trong toàn bộ nền giáo lý Phật
- Chương 8: Chỉ, Quán, Thiền Có Thể Xoay Vòng Thay Đổi Thành 25 Cách Trong Tiến Trình Tu Tập.
- Chương 9: Chứng ngộ liễu giác là pháp chướng ngại Bồ đề
- Chương 10: Tác nhâm chỉ diệt là bốn căn bệnh trở ngại tiến trình về nhà Như Lai Viên Giác
- Chương 11: Xa Ma Tha Tam Ma Bát Đề và Thiền Na trong bước đường tu tập
- Chương 12: Biển cả dung chứa nước hết thảy sông ngòi khe lạch. Viên Giác đại thừa giáo lợi ích khắp căn cơ
Kinh Như Lai Viên Giác Trực chỉ đề cương
Chương 10: Tác nhâm chỉ diệt là bốn căn bệnh trở ngại tiến trình về nhà Như Lai Viên Giác
Nguồn: Pháp Sư Thích Từ Thông
1. Bấy giờ, Phổ Giác Bồ tát trước đại chúng đảnh lễ Phật, quỳ gối chấp tay thưa:
Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh đời sau cách Phật ngày xa, hiền thành ẩn dật, tà giáo xuất đầu, vậy phải cầu học với hạng người nào? Nương pháp chi? Hành những hạnh gì? Trừ bỏ những gì là bệnh? Và phát tâm như thế nào, khiến cho những người chưa có mắt tuệ khỏi rơi vào tà kiến?
Thưa hỏi xong, Bồ tát Phổ Giác ngũ thể lễ sát đất rồi trở về bản vị.
Phật dạy: Phổ Giác ! Ông khéo hỏi Như Lai những điều tế nhị có thể khiến cho chúng sanh có được đạo nhãn vô úy ở đời sau.
2. Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn phát ý Đại thừa tâm cầu thiện tri thức và muốn tu hành thì phải tìm người chánh tri kiến, tâm không trụ chấp các tướng, không vướng mắc trong tư tưởng củahàng Thanh Văn, Duyên Giác, bề ngoài thì biểu hiện trần lao nhưng tâm hằng thanh tịnh, giả hiện các lỗi lầm mà luôn ngợi khen phạm hạnh, không xúi giục người sống trái luật nghi. Cầu học với những người đó thì không lâu sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Chúng sanh đời sau gặp được những người như thế, phải nên cúng dường cho đến không tiếc thân mạng.
3. Nầy, Phổ Giác! Người thiện tri thức ấy, đối với pháp sở chứng đã tự viễn ly bốn bệnh rồi !
Bốn bệnh là những gì ?
Một, bệnh TÁC. Giả như có người nói: vì cầu Viên Giác, tôi phải LÀM, phải phấn đấu phát tâm chuyên tu khổ hạnh, phải ít ngủ bới ăn… nhưng chánh nhơn để vào nhà Viên Giác không phải do "làm" mà được. Vì vậy, gọi TÁC là một chứng bệnh.
Hai, bệnh NHẬM. Giả như có người nói: Tôi không cần đoạn trừ sanh tử, cũng chẳng mong chứng được Niết bàn. Niết bàn và sanh tử không cần phải mong muốn hay đoạn trừ. Cứ MẶC KỆ BUÔNG TRÔI theo dòng pháp tánh… nhưng tánh Viên Giác không phải là tánh "mặc kệ buông trôi". Vì vậy, gọi NHẬM là một chứng bệnh.
Ba, bệnh CHỈ. Giả sử có người nói: Trên đường tu hành, tôi chỉ cần NGƯNG BẶC niệm lự để hợp với tánh tịch nhiên của Viên Giác. Ý tưởng đó không đúng, vì tánh Viên Giác không phải là tánh "ngưng bặc". Vì vậy, gọi CHỈ là một chứng bệnh.
Bốn, bệnh DIỆT. Giả sử có người nói: Tôi nay đoạn trừ tất cả phiền não, thân tâm, căn trần. Vì tất cả là cảnh giới hư vọng cần phải đoạn DIỆT, nhưng Viên Giác không phải là tứơng "đoạn diệt". Vì vậy cho nên gọi DIỆT là một chứng bệnh.
Trên đường tu cần phải xa rời bốn chứng bệnh như vậy. Xa rời bốn bệnh tức là xa rời những cái nhân "phi nhân" không phù hợp chân lý.
4. Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn tu hành phải hết lòng cúng dường phụng sự gần gũi người thiện tri thức của mình. Ơ덊 gần thì một lòng kính trọng, ở xa phải luôn nhớ những ý tốt lời lành. Nếu người có biểu lộ những cảnh bằng lòng hoặc trái ý hãy quán niệm như chẳng có gì, thân tâm của mình, của mọi người đều đồng thể bình đẳng. Nên nhớ, chúng sanh không được thành đạo do có những quan niệm thương, ghét, ta, người, hơn, thua, tốt, xấu… Nếu có người xem oan gia như cha mẹ không có ý tưởng hai; ân oán bình đẳng không khởi tâm thương ghét, Như Lai nói người như thế, không bao lâu sẽ vào đến nhà Viên Giác.
Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn cầu Viên Giác phải phát lời thệ nguyện:
"Tất cả chúng sanh, cùng tận thế giới hư không, tôi đều phụng sự khiến cho họ được vào nhà Như Lai Viên Giác và chừa bỏ tất cả ý niệm triền phược bỉ thử ngã nhơn…
Người phát tâm tu hành như vậy sẽ không rơi vào tà kiến.
Bấy giờ, đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Phổ giác ông nên biết.
Hậu thế các chúng sanh.
Muốn cầu thiện tri thức.
Nên cầu người chánh kiến.
Tâm không ở Nhị thừa.
Pháp hành ly bốn bệnh.
Là TÁC, NHẬM, CHỈ
Ơ?ần thì tôn kính.
Cách biệt nhớ lời răn.
Khi thấy hiện tướng gì.
Nên sanh lòng hi hữu.
Kính như Phật tại thế.
Không phạm các oai nghi.
Giới căn đều thanh tịnh.
Độ tất cả chúng sanh.
Trọn vào nhà Viên Giác.
Bỉ thử ngã nhơn tướng.
Dùng tuệ giác chiếu soi.
Đường tu y chánh pháp.
Tà kiến khỏi rơi vào.
Ngày về nhà Viên Giác/
Niết bàn bến gần kề.
TRỰC CHỈ
1. NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ MỆNH là bốn chứng bệnh chướng ngại Bồ đề. TÁC, NHẬM, CHỈ, DIỆT lại là bốn chứng bệnh cắt đức con đường Niết bàn. Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh, phát sanh từ nơi "chấp". Tác, nhậm, chỉ, diệt lại cũng phát sanh từ nơi "chấp". Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh phát sanh từ nơi "chấp ngã tướng". Tác, nhậm, chỉ, diệt phát sanh từ nơi "chấp pháp tu". Dù chấp "ngã tướng" hay chấp "pháp tu" căn nguyên vẫn là chấp. Trên đường tu Phật, chấp là điều cấm k#273;ứng đầu trong những gì cấm k/li>
2. Trên đừơng tu Thiện tri thức rất là quan trọng. Thiện tri thức có ba hạng. Giáo thọ Thiện tri thức tức là bật thầy dẫn dắt, giảng dạy chánh pháp cho ta. Đồng hạnh Thiện tri thức là những người cùng một lý tưởng cùng pháp chí tu hành cùng mong cầu giải thoát giác ngộ. Ngoại hộ Thiện tri thức là những người bảo hộ cho ta được yên ổn được có đủ điều kiện tốt để ta hành đạo. Ba hạng người đó là Thiện tri thức của ta. Tuy nhiên, những ngừơi đó phải là người "chánh tri kiến", người không vướng mắc các Tướng, người không có tư tưởng cục bộ Tiểu thừa. Người Thiện tri thức của ta phải là người Đại thừa phóng khoáng. Bề ngoài như tuỳ thuận trần lao mà tâm thường viễn ly và thanh tịnh. Giả hiện các lỗi lầm mà luôn luôn ngợi khen phạm hạnh. Không hưởng ứng và tùy hỷ với những người có hành động trái phạm luật nghi. Người Thiện tri thức như thế đối với pháp sở chứng đã viễn ly bốn bện. Phải nên tôn trọng cúng dường người Thiện tri thức như vậy cho đến không tiếc thân mạng.
3. Một, bệnh TÁC, chữ TÁC có nghĩa là làm. Làm có vẻ tích cực nhưng việc làm không đúng chánh nhân giải thoát.
Thực ra tu hành cốt yếu là đoạn phiền não, diệt vô minh, vun bồi trí tuệ để nhận thức chân lý, để sống hợp chân lý, để có giác ngộ giải thoát và để tự mình thọ dụng sự giải thoát giác ngộ đó trong cuộc sống hiện tại cũng như mãi mãi ở tương lai. Mục đích của chư Phật ba đời đều như vậy cả. Ơ?gười bệnh "tác" thì trái lại, họ dụng ý bày vẻ: Nay lập đạo tràng nầy, mai ấn định nghi thức nọ. Trì luyện canh khuya, khẩn cầu suốt tốt. E? xác hành thân… Làm như thế chỉ khổ công mà vô ích. Người tu hành như thế gọi là người mắc phải chứng bệnh TÁC.
Hai bệnh NHẬM. "Nhậm" có nghĩa là buông trôi không làm gì hết. Sống với dáng vẻ đờ đẫn, thẫn thờ, mặc cho thế cuộc…
Người tu hành là tinh tấn cần cù với tất cả thiện nghiệp lợi ích cho đời cho tất cả chúng sanh. Nhưng khác hơn người thường là làm mà không thấy mình làm. Làm với tâm thành "ưng vô sở trụ" chớ không phải làm như kẻ ăn sổi ở thì hững hờ với thế cuộc.
Không làm gì hết, thờ thẫn buông trôi, không phải là thiện. Không làm gì hết mà hy vọng chứng đắc Bồ đề Niết bàn, thể nhập Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, rõ là hạng người tham lam mà không đếm xỉa gì lý trí, vì vậy gọi NHẬM là một chứng bệnh.
Ba, bệnh CHỈ. "CHỈ" có nghĩa là chặn đứng là ngưng bặc, diệt hết ý niệm tư duy.
Người tu hành phải là ngừơi giàu tư duy và rất cần trí tuệ để tư duy nhận thức chân lý. "Chánh tư duy" là một trong tám con đường chánh. Tư duy không phải là vọng tưởng. Người nhiều vọng tưởng không phải là người giàu tư duy. Ngưng bặc chánh tư duy, con người trở thành vật vô tri vô giác như hình nộm, như tượng đất ích lợi cho ai ! Lợi cho đời còn không có, còn mong gì thành tựu đạo quả, vì vậy CHỈ là một thứ bệnh chướng ngại Bồ đề Niết bàn.
Bốn bệnh DIỆT. "DIỆT" có nghĩa là triệt tiêu, hủy diệt hết.
Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề chính là lúc "tam minh" ở trong Ngài hiển hiện. Trí tuệ của đức Thế Tôn lúc bấy giờ bừng tỏ rạng, mà người đời gọi là rực ánh hào quang. Từ Bồ đề thọ hạ cho đến Ta La song tho nhập Niết bàn, đức Phật không có lúc nào không sử dụng tuệ giác để làm lợi ích cho chúng sanh, bằng sự nghiệp giáo hóa suốt 49 năm của đời Ngài. Nhìn tấm gương sáng, rực ánh hào quang của đức Phật, thì ra đức Phật chẳng có lúc nào "diệt" tư duy và trí tuệ. Căn, trần không có lỗi, dụng công "diệt" nó để làm gì. Vả lại có muốn diệt cũng không sao diệt được. Vô minh huyễn vọng, không vọng chẳng tìm có vô minh. Diệt thân tâm lại trở thành kẻ điên cuồng tự sát ! Vì vậy, kẻ tu hành dụng ý "diệt" vô tình laị mang thêm chứng bệnh, khiến cho đường thẳng Niết bàn bị cắt đứt không thể tiến lên.
4. Diệt trừ bốn tướng, xa lánh bốn bệnh, oán thân bình đẳng, rửa sạch thị phi Phật nói người như thế không lâu sẽ đến nhà Như Lai Viên Giác.