Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Công Đức Tắm Phật

08/04/201312:42(Xem: 7396)
Kinh Công Đức Tắm Phật

Những bài kinh ngắn dịch từ Hán Tạng

Kinh Công Đức Tắm Phật

Thích Nữ Trung Thể

Nguồn: Sa Môn Nghĩa Tịnh. Thích Nữ Trung Thể dịch

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe:
Một thời, Đức Bạc-già-phạm ngự trên đỉnh Linh Thứu cùng với một nghìn hai trăm năm mươi bí-sô; ngoài ra còn có vô lượng vô biên đại bồ-tát, tám bộ chúng trời, rồng… đều vân tập đầy đủ tại đây.
Bấy giờ, bồ-tát Thanh Tịnh Huệ ở trong đại chúng vì thương xót các loài hữu tình, liền suy nghĩ như vầy: “Chư Phật, Như Lai nhờ nhân duyên gì mà được thân thanh tịnh, đầy đủ các tướng tốt?”. Rồi bồ-tát lại nghĩ: “Các loài chúng sanh được diện kiến Như Lai, được gần gũi cúng dường ngài nên có vô lượng vô biên phước báu. Chẳng biết sau khi Như Lai nhập bát-niết-bàn, tất cả chúng sanh phải cúng dường như thế nào, tu tạo công đức gì để có thể tăng trưởng căn lành, mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề?”.
Sau khi suy nghĩ như thế, bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trạch áo bày vai phải, đảnh lễ dưới chân Phật rồi quỳ gối chắp tay mà thưa rằng:
-Bạch Thế Tôn! Con muốn thỉnh vấn, mong ngài hứa khả!
Đức Phật bảo:
-Thiện nam tử! Ông cứ hỏi đi, ta sẽ vì ông mà trả lời.
Bồ-tát Thanh Tịnh Huệ liền thưa:
-Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà chư Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác… được thân thanh tịnh, đầy đủ tướng tốt? Hễ chúng sanh nào được gặp Phật, thân cận cúng dường ngài thì có vô lượng vô biên phước báu. Nhưng sau khi Như Lai nhập diệt rồi, chúng sanh phải cúng dường như thế nào, tu tạo công đức gì để được tăng trưởng căn lành, mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề?
Khi ấy, Thế Tôn bảo bồ-tát Thanh Tịnh Huệ:
-Lành thay! Lành thay! Ông đã vì chúng sanh đời sau mà hỏi Như Lai như vậy. Nay ta sẽ vì ông phân biệt giảng thuyết. Hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ rồi như lời dạy của ta mà tu hành!
Bồ-tát Thanh Tịnh Huệ thưa:
-Dạ vâng! Bạch Thế Tôn! Chúng con rất muốn nghe!
Đức Phật dạy:
-Thiện nam tử! Nên biết nhờ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí huệ, từ bi hỷ xả, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực, vô sở uý, nhất thiết Phật pháp, nhất thiết chủng trí, thiện thanh tịnh trí mà Như Lai chứng đắc thân thanh tịnh. Sau này, nếu chúng sanh nào trang nghiêm hương hoa, chuỗi ngọc, tràng phan, bảo cái… ở trước điện Phật, rồi dâng lên cúng dường Như Lai với tâm thành kính thanh tịnh; hoặc lấy nước thơm thượng diệu lau sạch tôn tượng, đốt hương vận tâm xông khắp pháp giới; hoặc bày đồ ăn thức uống, đánh trống tấu nhạc, đàn hát ca vịnh để tán thán công đức bất cộng của Như Lai, rồi phát nguyện thù thắng hồi hướng về Vô thượng Nhất thiết trí, thì công đức sanh ra vô lượng vô biên, không hề ngưng dứt cho đến khi chứng đắc quả Bồ-đề.
Vì sao như thế?
Vì phước trí của Như Lai không thể nghĩ bàn, không thể tính kể. Thiện nam tử! Chư Phật, Thế Tôn có đầy đủ ba thân: pháp thân, thọ dụng thân và hoá thân. Sau khi ta nhập niết-bàn, nếu muốn cúng dường ba thân này thì nên cúng dường xá-lợi. Có hai loại: một là xá-lợi thân cốt, hai là xá-lợi pháp tụng.
Đức Phật liền nói kệ :
Các pháp do duyên sinh
Như Lai dạy là nhân
Cũng do duyên diệt tận
Chính Đại sa môn thuyết.
Sau này, thiện nam tử, nữ nhân, năm chúng xuất gia: bí-sô, bí-sô-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni hãy nên tạo tượng Phật.
Nếu không đủ điều kiện tạc tượng xây tháp cao lớn nguy nga, thì cũng có thể tạo tượng kích thước bằng hạt lúa mạch; lấy xá-lợi bằng hạt cải hoặc chép pháp tụng an trí trong tốt-đổ-ba (tháp) khoảng bằng trái táo, sát can (đặt trên đỉnh tháp) như cây kim châm, cái như mảnh vỏ trấu. Nếu ai tùy theo khả năng của mình mà tạc tượng tạo tháp như trên, dù rất nhỏ, cũng thật đáng trân quý, rồi chí thành đảnh lễ cúng dường thì công đức không khác gì việc gần gũi cúng dường Như Lai lúc còn tại thế.
Thiện nam tử! Nếu chúng sanh nào có thể làm như trên để cúng dường, thì thành tựu được mười lăm công đức thù thắng:
Một: thường có tàm quý; hai: phát tâm tịnh tín; ba: có tâm chất trực; bốn: thân cận thiện hữu; năm: nhập huệ vô lậu; sáu: thường gặp chư Phật; bảy: hằng trì chánh pháp; tám: như lời Phật dạy mà tu hành; chín: vãng sanh Phật quốc thanh tịnh tùy theo ý thích của mình; mười: nếu sanh trong loài người sẽ được vào dòng danh gia vọng tộc, thường khởi tâm hoan hỉ, được nhiều người quý kính; mười một: nếu sanh trong loài người, tự nhiên biết niệm Phật; mười hai: chúng ma không thể tổn hại, xúc não; mười ba: có thể hộ trì chánh pháp đời sau; mười bốn: được chư Phật mười phương gia hộ; mười lăm: mau thành tựu ngũ phần pháp thân.
Khi ấy, Thế Tôn nói kệ rằng:
Sau khi ta niết-bàn
Nếu cúng dường xá-lợi
Hoặc tạo tốt-đổ-ba
Hoặc tạc tượng Như Lai
Thì trên tượng tháp đó
Sơn vẽ mạn-đồ-la
Lấy vô số hương hoa
Rải lên trên cúng dường
Lấy nước thơm tịnh diệu
Rưới tắm sạch tôn tượng
Các ẩm thực thượng vị
Thành kính dâng cúng dường
Tán thán công đức Phật
Vô lượng khó nghĩ bàn
Đạt thần thông quyền trí
Mau vượt qua bờ giác
Chứng đắc thân kim cang
Đầy đủ ba hai tướng
Thêm tám mươi vẻ đẹp
Tế độ khắp quần sanh.
Sau khi Như Lai nói kệ rồi, bồ-tát Thanh Tịnh Huệ thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Chúng sanh đời sau tắm Phật bằng cách nào?
Phật bảo:
-Các ông nên khởi tâm chánh niệm đối với Như Lai, chớ kẹt vào nhị biên hay mê nơi không hữu; đối với việc lành nên khát ngưỡng không chán; nơi tam giải thoát môn là không, vô tướng, vô nguyện, hãy khéo tu trí huệ; thường cầu xuất ly chớ trụ sanh tử; đối với chúng sanh khởi đại từ bi, nguyện mau chứng đắc được ba thân.
Thiện nam tử! Ta đã giảng thuyết bốn chân đế, mười hai nhân duyên, sáu ba-la-mật rồi. Nay sẽ vì ông và các quốc vương, vương tử, đại thần, hoàng hậu, phi tần, trời, rồng, người, quỷ thần…dạy cách thức tắm Phật tượng. Trong tất cả các cách cúng dường, đây là cách cúng dường tối thắng nhất, hơn hẳn việc bố thí hằng hà sa số bảy báu. Khi tắm tôn tượng, phải dùng các loại hương quý như ngưu đầu chiên đàn, bạch đàn, tử đàn, trầm hương, huân lục, uất kim hương, long não hương, linh lăng hương, hoắc hương…mài thành bột nơi tảng đá sạch, rồi bỏ vào bình hòa với nước tinh khiết.
Lấy đất sạch đắp một cái đàn vuông hoặc tròn ở chỗ thoáng đãng, tùy thời mà làm đàn lớn hay nhỏ, trên đó đặt một cái bàn rồi thỉnh tượng Phật lên trên. Khi tắm Phật, phải dùng nước nóng thơm rưới lên tượng trước, rồi lấy nước tinh sạch đã được lọc trùng xối lại nhiều lần, tiếp đó dùng khăn mềm lau khô, rồi xông các loại hương thơm, sau đó thỉnh tượng về chỗ cũ.
Thiện nam tử! Nhờ công đức tắm Phật, hiện đời các ông được an vui, không bệnh, sống lâu, tất cả sở nguyện đều như ý, bạn bè quyến thuộc được an ổn, tránh được tám nạn, ra khỏi gốc khổ; tương lai không còn thọ thân nữ, mau thành Chánh giác.
Sau khi tắm và an trí tôn tượng, nên đốt các loại hương thơm cúng dường rồi chắp tay chí thành trước Phật mà tán thán:
Nay con tắm sạch tượng Như Lai
Trang nghiêm tịnh trí nhiều công đức
Nguyện cầu chúng sanh đời ngũ trược
Mau chứng Như Lai tịnh pháp thân
Giới, định, huệ, giải tri kiến hương
Xông khắp pháp giới nơi mười phương
Nguyện khói hương này cũng vô tận
Vô lượng vô biên Phật sự thành
Mong khổ ba đường đều dứt sạch
Xua tan nóng bức được thanh lương
Dõng mãnh khởi phát tâm Vô thượng
Tiến thẳng bờ giác, ái chẳng vương.
Phật nói kinh này xong, vô lượng vô biên bồ-tát đắc tam-muội vô cấu, vô lượng chư thiên đắc bất thoái trí, các chúng Thanh văn nguyện cầu thành Phật, tám vạn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Khi ấy, bồ-tát Thanh Tịnh Huệ bạch Phật rằng:
-Hạnh phúc thay! Thế Tôn đã thương xót, chỉ dạy chúng con cách thức tắm Phật! Nay con sẽ khuyến hóa quốc vương, đại thần, tất cả những người tín tâm ưa thích tu tạo công đức, mỗi ngày hãy tắm sạch tôn tượng để được nhiều lợi ích và thường nên đảnh lễ thọ trì, hoan hỉ phụng hành!
No. 698 [No. 697]
浴[11]佛功德經
[12]大唐沙門釋義淨譯
[0799c06] 如是我聞:
[0799c06] 一時薄伽梵在王舍城鷲峯山頂,與大苾芻眾千二百五十人俱,復有無量無邊大菩薩眾、天龍八部,悉皆雲集。
[0799c08] 爾時清淨慧菩薩在眾中坐,為欲愍念諸有情故,作是思惟:「諸佛.如來以何因緣,得清淨身,相好具足?」復作是念:「諸眾生類,得值如來,親近供養,所獲福報,無量無邊。憚齒p來般涅槃後,所有眾生作何供養、修何功德,令彼善根速能究竟無上菩提?」作是念已,即從座起,偏袒右肩,頂禮佛足,長跪合掌白佛言:「世尊!我欲請問,願垂聽許。」
[0799c16] 佛言:「善男子!隨汝所問,我當為說。」
[0799c17] 爾時清淨慧菩薩白佛言:「諸佛.如來.應.正等覺以何因緣得清淨身,相好具足?又諸眾生得值如來,親近供養,所獲福報,無量無邊。未審如來般涅槃後,所有眾生作何供養、修何功德,令彼善根速能究竟無上菩提?」
[0799c22] 爾時世尊告清淨慧菩薩言:「善哉,善哉!汝能為彼未來眾生發如是問。汝今諦聽,善思念之,如說修行!吾當為汝分別解說。」
[0799c24] 清淨慧菩薩言:「唯然,世尊!願樂欲聞。」
[0799c26] 佛告清淨慧菩薩言:「善男子!應知布施、持戒、忍辱、精進、靜慮、智慧、慈悲喜捨、解脫、解脫知見、力、無所畏、一切佛法、一切種智善清淨故,如來清淨。若於如是諸佛.如來,以清淨心種種供養:香花瓔珞、幡蓋敷具,布在佛前,種種嚴飾,上妙香水澡浴尊儀,燒香普熏運心法界。復以飲食、鼓樂、弦歌、讚詠如來不共功德,發殊勝願,迴向無上一切智海,所生功德,無量無邊,乃至菩提常令相續。所以者何?如來福、智不可思議,無數無等。善男子!諸佛.世尊具有三身,謂法身、受用身、化身。我涅槃後,若欲供養此三身者,當供養舍利。然有二種:一者、身骨舍利;二者、法頌舍利。」即說頌曰:
「諸法從緣起, 如來說是因;
彼法因緣盡, 是大沙門說。
[0800a12] 「若男子、女人、苾芻五眾應造佛像。若無力者,下至大如[麩-夫+黃]麥,造窣覩波形如棗許,剎竿如針,蓋如麩片,舍利如芥子,或寫法頌,安置其中。如上珍奇,而為供養,隨己力能,至誠殷重,如我現身,等無有異。
[0800a16] 「善男子!若有眾生能作如是勝供養者,成就十五殊勝功德而自莊嚴:一者、常有慚愧;二者、發淨信心;三者、其心質直;四者、親近善友;五者、入無漏慧;六者、常見諸佛;七者、恒持正法;八者、能如說行;九者、隨意當生淨佛國土;十者、若生人中,大姓尊貴,人所敬奉,生歡喜心;十一者、生在人中,自然念佛;十二者、諸魔軍眾不能損惱;十三者、能於末世護持正法;十四者、十方諸佛之所加護;十五者、速得成就五分法身。」
[0800a25] 爾時世尊即說頌曰:
「我般涅槃後, 能供養舍利,
或造窣覩波, 及以如來像,
於彼像塔處, 塗拭曼[1]荼羅,
以種種香華, 散布於其上,
以淨妙香水, 灌沐於像身,
上味諸飲食, 盡持以供養。
讚歎如來德, 無量難思議,
方便智神通, 速至於彼岸。
獲得金剛身, 具三十二相,
八十隨形好, 濟度諸群生。」
[0800b08] 爾時清淨慧菩薩聞是頌已,白佛言:「未來眾生云何浴像?」
[0800b09] 佛告清淨慧菩薩言:「汝等當於如來起正念心,勿著二邊,迷於空有;於諸善品,渴仰無厭;三解脫門,善修智慧;常求出離,勿住生死;於諸眾生,起大慈悲,願得速成三種身故。
[0800b13] 「善男子!我已為汝說四真諦、十二緣生、六波羅蜜,今更為汝及諸國王、王子、大臣、後宮妃、后、天龍、人鬼說浴像法,諸供養中最為第一,勝以恒河沙等七寶布施。若浴像時,應以牛頭栴檀、白檀、紫檀、沈水、熏陸、欝金香、龍腦香、零陵、藿香等,於淨石上磨作香泥,用為香水,置淨器中。於清淨處,以好[2]土作壇,或方或圓,隨時大小,上置浴床,中安佛像,灌以香湯、淨潔洗沐,重澆清水。所用之水,皆須淨濾,勿使損虫。其浴像水,兩指瀝取,安自頂上,名吉祥水,瀉於淨地,莫令足踏。以細軟巾,拭像令淨,燒諸名香,周遍[3]香馥,安置本處。
[0800b24] 「善男子!由作如是浴佛像故,能令汝等人、天大眾現受富樂,無病延年;於所願求,無不遂意;親友眷屬,悉皆安隱;長辭八難,永出苦源;不受女身,速成正覺。既安置已,更燒諸香,親對像前,虔誠合掌,而說讚曰:
「我今灌沐諸如來, [4]淨智功德莊嚴聚,
願彼五濁眾生類, 速證如來淨法身。
戒定慧解知見香, 遍十方剎常芬馥,
願此香烟亦如是, 無量無邊作佛事。
亦願三塗苦輪息, 悉令除熱得清涼,
皆發無上菩提心, 永出愛河登彼岸。」
[0800c07] 佛說此經已,是時眾中有無量無邊菩薩得無垢三昧;無量諸天得不退智;諸聲聞眾願求佛果;八萬四千眾生皆發阿耨多羅三藐三菩提心。
[0800c11] 爾時清淨慧菩薩白佛言:「世尊!幸蒙大師哀愍我等,教浴像法。我今勸化國王、大臣、一切信心樂功德者,於日日中澡沐尊儀,獲大利益,常當頂受,歡喜奉行!」

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567