Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Những Điều Phật Dạy

08/04/201311:59(Xem: 7610)
Kinh Những Điều Phật Dạy

Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng

Kinh Những Điều Phật Dạy

Hòa Thượng Thích Trí Tạng

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tạng dịch

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa

Xin đem công đức dịch và ấn tống Kinh hồi hướng phúc báo :

Cầu siêu tiến Phụ mẫu lũy kiếp, thất tổ cửu huyền, vãng sinh Tịnh độ;

Cầu cho qúy vị Phật tử, ân nhân và đồng bào bình an, hạnh phúc, bồ đề tâm tăng trưởng;

Nguyện Chính pháp quang minh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Lời ngỏ

"Những Ðiều Phật Dạy" là cuốn kinh đại thừa truyền bá sớm nhất trong các nước Phật giáo ở Á Ðông, tôi dịch để cúng dường ngày Ðức Thế Tôn thành đạo và thân tặng các Phật tử, những người bạn tôi quen và lạ hiện sống trên khắp miền đất nước Việt Nam yêu dấu.

Ðây là cuốn kinh ghi lại trung thực những lời vàng ngọc của Ðức Từ Phụ dạy cho hàng Sa môn, đệ tử của Phật.Tuy nhiên, trong đó vẫn bao hàm những điều giáo huấn thiết thực, áp dụng cho cuộc sống con người, đó là : cách tu thân, xử thế, một lối sống cao đẹp của Ðạo Làm Người, và, sâu hơn thế nữa, cuốn kinh còn dạy ta cách thức học làm người hiền, bậc thánh. Nếu mọi người, mỗi người quyết tâm thực hiện đúng những điều Ðức Phật đã dạy, hẳn nhiên sẽ đạt được kết quả viên mãn.

... Vào mỗi buổi sớm mai, khi trời mới hừng sáng, cảnh vật vừa qua một đêm đen mù mịt, vắng lặng,

cũng là lúc bạn chợt thức giấc, lòng tràn đầy niềm hoan lạc, tin yêu, bạn hãy cẩn trọng đưa hai tay mở rộng từng trang kinh in trên nền giấy, và đọc lên "Những Ðiều Phật Dạy", bạn sẽ nhận thấy trong mỗi chữ mỗi câu in hình cuộc sống con người một cách rất hiện thực. Nó còn là tiếng vọng mênh mông xa vắng gọi dậy từ đáy hồn những thói hư tật xấu cũng như tính hay nết tốt; nhưng bất cứ lúc nào nó cũng là ngọn đèn thắp sáng cho cuộc sống con người và là kim chỉ nam hướng dẫn ta đi trên vạn ngả đường đời mau tới đích thành công. Cũng có khi vì hoàn cảnh nghiệp dĩ cuốn lôi, bạn lỡ đắm say trong những lạc thú ở đời mà quên không tự chủ được ý nghĩ, lời nói, việc làm .... Rồi, trong một giây phút nào đó, bạn chợt thấy tâm thức mình bừng tỉnh, nhận ra những việc làm bấy lâu nay là xấu, ác, thì bạn nên thành thực hối lỗi, sửa đổi, nhất quyết không còn tái phạm nữa. Tôi tin tưởng : khi bạn đã lĩnh hội "Những Ðiều Phật Dạy" bạn sẽ có đủ ý chí, nghị lực, xua đuổi đi hết mọi ưu phiền, đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn. Gieo nhân ắt có ngày hưởng quả. Nhân tốt sẽ gặt hái được quả tốt. Nhân xấu phải nhận lấy quả xấu.

Ðó là định luật tự nhiên và tất yếu. Giờ đây, bạn thử thí nghiệm, cân nhắc, chọn lựa việc nào nên hoặc không nên làm, để chẳng bao giờ còn gây ra những oan trái, phiền não, nhầm lỗi - dù chỉ là nhầm lỗi rất nhỏ - có hại cho mình, cho đời. Thưa bạn, đấy phải chăng là bước đầu của sự thăng hoa cuộc sống về khắp mặt : tâm linh, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của một con người toàn thiện.

Và, ngay khi ấy, bạn tự thấy mình như cao lớn hẳn lên!

Mỗi điều Ðức Phật dạy là mỗi nguyên lý đưa ta tới gần Sự Thật! Và kìa - Con Ðường Sáng đã hiện ra, xin mời bạn cùng tôi dạo bước vườn hoa để cùng thưởng thức những hương thơm hoa quả trong lành của đạo Giác Ngộ, để tìm ở đấy một phương châm cho cuộc sống mới đầy phấn khởi và thương vui.

Viết tại Tổ đình Giác Minh, PL 2523 - 1980

Sramana TRÍ TẠNG.

========

KINH
NHỮNG ÐIỀU PHẬT DẠY
KHÓA LỄ kỷ niệm NGÀY
ÐỨC THẾ TÔN THÀNH ÐẠO

Ghi chú :

Tuy đây là khóa lễ kỷ niệm Ngày Ðức Phật Thành Ðạo, nhưng Phật tử có thể tụng đọc bất cứ vào dịp lễ nào, chỉ cần thay đổi ngày lễ... (xem lời cầu nguyện trang 17 )

Khóa lễ

(Kỷ niệm ngày ÐỨC THẾ TÔN THÀNH ÐẠO)

PHẦN NGHI LỄ

(Ðại chúng vân tập trước chính điện, chắp tay hướng lên ngôi Tam Bảo. Sau 3 hồi chuông trống bát nhã chấm dứt, chủ lễ đọc) :

Ai nấy cung kính

(Mọi người đọc theo) :

Dốc lòng kính lạy Phật, Pháp, Tăng ở khắp mười phương (*) lll

(3 lễ, quỳ chắp tay đọc bài kệ dâng hương) :

Ðệ tử kính dâng hương
Hiện mây lành năm sắc
Khắp Pháp giới mười phương
Kết đài sen sáng rực.
Cầu Phật từ gia hộ
Lòng nở đóa hoa tươi
Hạnh bồ tát xin giữ
Nguyện cứu giúp loài người.
Hương thơm bay sực nức
Ðem hạnh phúc cho đời
Bao ưu phiền rũ sạch
Ðạo Vàng tỏa nơi nơi.
Nam mô Hương Cúng Dường bồ tát lll

(câu này đọc 3 lượt)

Dâng hương cúng dường rồi,

Con dốc lòng kính lạy Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng hết thảy Phật, Pháp, Tăng ở khắp mười phương lll

(Lạy 1 lạy, mọi người đứng chắp tay đọc bài kệ tán Phật) :

Ðấng Pháp vương vô thượng,
Thày dạy khắp trời, người.
Lòng từ ơn cứu độ
Ðạo Vàng chiếu muôn nơi ...
Lớn thay! công đức Phật,
Trí tuệ và Từ bi.

(*) Chú ý : Mỗi l là một tiếng chuông

Nay con xin vì các bậc con mang ơn cùng hết thảy chúng sinh, từ bỏ mọi nghiệp chướng, dốc lòng dãi bày sám hối (1 lạy) lll

(Ðại chúng quỳ, chắp tay, chủ lễ đọc) :

Chúng con và pháp giới chúng sinh xin chí thành sám hối.

(Mọi người đọc theo) :

Nghĩ : con từ kiếp lâu xa,
Chân tâm khuất lấp nên sa cõi trần
Luân hồi sinh tử tấm thân
Thay hình đổi dạng bao lần đắng cay!
Vốn xưa tạo nghiệp đã dầy
Tham, sân, si những đắm say phận mình
Bởi thân, miệng, ý phát sinh
Con nay sám hối tội tình sạch trong.
Nam mô Cầu Sám Hối bồ tát ma ha tát lll

(câu này đọc 3 lượt)

Sám hối phát nguyện rồi,

Con xin dốc lòng kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng hết thảy Phật, Pháp, Tăng ở khắp mười phương (1 lạy) lll

Xương dương cùng tán thán,
Xin trọn đời quy y.
Úm phạ nhật la vật.

(Câu thần chú đọc 3 lượt)

DỐC LÒNG KÍNH LẠY : Khắp pháp giới hư không, ngôi thường trụ Tam Bảo trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, mười phương chư Phật, Tôn pháp, Thánh hiền tăng (1 lạy).l

DỐC LÒNG KÍNH LẠY : Ðức đại từ bi phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ cõi Sa Bà, Ðức đại từ Di Lặc tôn Phật, Ðức đại trí Văn Thù Sư Lợi bồ tát, Ðức đại hành Phổ Hiền bồ tát, chư vị Hộ pháp thiện thần, cùng hết thảy chư Phật, Bồ tát trong Pháp hội Linh Sơn (1 lạy). l

DỐC LÒNG KÍNH LẠY : Ðức đại từ bi A Di Ðà Phật, giáo chủ cõi Cực Lạc phương Tây, Ðức đại bi Quán Thế AÂm bồ tát, Ðức đại lực Ðại Thế Chí bồ tát, Ðức đại nguyện Ðịa Tạng Vương bồ tát, cùng hết thảy chư vị Bồ Tát trong Hải Hội Thanh Tịnh (1 lạy)l

(Ðại chúng đồng quỳ. Riêng vị chủ sám tay cầm 3 nén hương vái và đọc lời nguyện cầu):

Hôm nay là ngày 8 tháng 12 âm lịch, ngày Ðức Phật thành đạo, đệ tử chúng con vân tập về chùa Giác Minh, chí thành đốt nén hương GIỚI, hương ÐỊNH, hương TUỆ, hương GIẢI THOÁT, hương GIẢI THOÁT TRI KIẾN, cúng dường lên mười phương tam thế chư Phật, chư tôn Pháp, chư Bồ tát, chư Thánh hiền tăng, chư vị Tây thiên Ðông độ, Việt Nam lịch đại Tổ sư, Hộ pháp Thiện thần, cúi xin rủ lòng thương xót.

Phật tử chúng con một lòng hướng về ba ngôi tôn quý : Phật - Pháp - Tăng, phát nguyện thụ trì Pháp bảo. Nguyện cầu Chính Pháp truyền bá nơi nơi ... "kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, người đau khổ được an vui tịnh lạc". LẠI NGUYỆN : " người người từ bỏ tham, giận, si mê; tưới tắm dòng suối từ bi, giải thoát; làm lành tránh ác, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau; muôn loài an vui, hạnh phúc".

Phật tử chúng con nguyện đời đời, kiếp kiếp thường làm bà con quyến thuộc, một lòng hộ trì Phật Pháp, giơ cao ngọn đuốc Trí Tuệ soi sáng trần gian; mang vui tươi an lạc đến cho muôn loài chúng sinh.

LẠI CẦU : Cha mẹ tổ tiên và những người thân quá vãng đều được sinh về cõi Phật, cha mẹ hiện sống cũng được an vui, tự tại.

NGUYỆN CẦU : Quốc thái dân an, pháp giới chúng sinh đều được tỉnh thức.

Hương GIỚI, hương ÐỊNH, với hương TUỆ,
Hương GIẢI THOÁT, GIẢI THOÁT TRI KIẾN
Kết thành mây sáng trưng cõi pháp
Cúng dường chư Phật khắp mười phương.(1)
Nam mô Hương Cúng Dường bồ tát ma ha tát lll (câu này đọc 3 lượt)

(1) CHÚ THÍCH

Như Lai Ngũ Phận Pháp Thân, gồm có :

1. GIỚI, nghĩa là giới thân của Như Lai về ba nghiệp (thân, khẩu, ý)đều thanh tịnh, gọi là Giới Pháp Thân.

2. ÐỊNH, chân tâm của Như Lai vẳng lặng, lìa tất cả vọng niệm, gọi là Ðịnh Pháp Thân.

3. TUỆ, chân trí của Như Lai viên minh, quán đạt pháp tính, gọi là Tuệ Pháp Thân, tức là Căn Bản Trí.

4. GIẢI THOÁT, thân tâm Như Lai thoát khỏi tất cả mọi hệ lụy, gọi là Giải Thoát Pháp Thân, tức chỉ cái đức Niết Bàn Tịch Tĩnh.

5. GIẢI THOÁT TRI KIẾN, biết đã được Giải Thoát, gọi là Giải Thoát Tri Kiến Thân, tức là Hậu Ðắc Trí.

Năm điều trên có thứ tự, nhờ Giới sinh Ðịnh, nhờ Ðịnh mà sinh Tuệ, nhờ Tuệ mà đắc Giải Thoát, nhờ Giải Thoát mới có Giải Thoát Tri Kiến.

Giới hương, Ðịnh hương, giữ Tuệ hương,
Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương
Quang minh vân đài biên pháp giới
Cúng dường thập phương vô lượng Phật.
(Mọi người ngồi kết già, chắp tay và tụng bài kệ dâng hương) :
Lò trầm vừa chợt đốt
Khắp cõi pháp thơm lừng
Cúng dường lên chư Phật
Và Bồ tát Thánh tăng
Chứng cho lòng trong trắng
Dù một nén tâm hương
Mây lành che chín cõi
Chư Phật hiện mười phương.

Nam mô Hương Vân Cái bồ tát ma ha tát lll (câu này đọc 3 lượt)

Thần chú sạch 3 nghiệp :

Úm sa phạ bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ truật độ hám l (đọc 3 lượt)

Thần chú yên cõi đất :

Nam mô tam mãn đá một đà nẫm úm độ rô, độ rô, địa vĩ tát bà ha l (đọc 3 lượt)

Thần chú cúng dường :

Úm nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhiệt la hộc l (đọc 3 lượt)

"Lạy Ðấng tam giới tôn,
Quy mệnh mười phương Phật.
Con nay phát nguyện lớn,
Trì tụng Pháp vương kinh.
Trên đền bốn trọng ơn ,
Dưới cứu ba đường khổ.
Nguyện pháp giới chúng sinh,
Ðều trọn thành Phật đạo."
Kệ khai kinh :
Phật pháp linh thiêng mầu nhiệm,
Ngàn năm mới gặp một lần.
Con nay dốc lòng tu niệm,
Nguyện xin chứng nhập ý thần (2)
Nam mô Khai Bảo Tạng bồ tát
ma ha tát l
Nam mô Ðại từ bi phụ Thích Ca
Mâu Ni Phật lll

(2 câu trên mỗi câu đọc 3 lượt và tụng tiếp vào chính kinh) :

(2) Nguyện hiểu sâu nguồn giáo lý Giác Ngộ Giải Thoát để tự giác giác tha, tự lợi lợi tha.

KINH NHỮNG ÐIỀU PHẬT DẠY*

Sau khi thành đạo, Ðức Thế Tôn suy tư thấy : "Muốn cho tâm trí được yên vui,vẳng lặng : điều cần (trước nhất) là phải lìa bỏ mọi ham muốn, mới mong đạt đạo quả tối thắng". Rồi, Phật an trụ trong đại định, hàng phục ma đạo. Sau đấy, Phật đến vườn Lộc Uyển (Mrgadava), chuyển pháp luân Tứ Ðế (Dhammachakkappa vattanasoutta Catvâriaryasatycanu), độ cho nhóm 5 vị Kiều Trần Như (Kaundinya) đều chứng thánh quả. Ngay khi ấy, có thày Tỷ khưu (Bhiksu) còn có những tâm trạng nghi ngờ, thắc mắc, cầu xin Phật chỉ dạy. Ðức Thế Tôn, lại một lần nữa, cặn kẽ dạy bảo từng điều cốt yếu, khiến cho đại chúng đều được khai ngộ. Và ai nấy cung kính chắp tay nhận lĩnh "Những Ðiều Phật Dạy"lll

v Ðức Phật dạy rằng : Những người từ giã cha mẹ, người thân, xuất gia tu đạo, sáng lòng tỏ tính, hiểu ngộ pháp giải thoát, gọi là Sa môn. Bậc Sa môn (Sramana) thường giữ hai trăm năm mươi giới cấm, sống đời thanh tịnh, thực hành bốn Ðạo hạnh chân chính (*), ắt chứng thánh quả A-la-hán. A la hán là những vị có đời sống dài lâu, có thần thông biến hóa, làm rung động cả trời đất. Tiếp đó là A-na-hàm, ngôi này sau khi mệnh chung sẽ sinh lên cõi trời thứ mười chín và chứng đắt quả vị A la hán. Kế đến là Tư-đà-hàm, ngôi này còn phải một lần sinh lên cõi trời, một lần tái sinh ở cõi nhân gian, mới chứng quả vị A la hán. Sau hết là Tu đà hoàn, ngôi này sẽ phải qua 7 lần tử, 7 lần sinh mới đạt tới quả vị A la hán. Những bậc này đều đã đoạn trừ ái dục, như người buông bỏ tứ chi thì không bao giờ dùng tới nó nữa. l

v Ðức Phật dạy rằng : Những người xuất gia làm Sa môn, phải đoạn tuyệt với ái dục,

(*) 1-mặc áo phẩn tảo. 2-đi khất thực.

3-ngồi dưới cây. 4-tu dưỡng thân tâm an tịnh

(*) Những chữ nhỏ có ngoặc đơn, không đọc.

cần nhận biết nguồn tâm của mình, mới mong chứng đạt Phật lý, hiểu ngộ pháp Vô-vi (Asamskrta)(*) : trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không cố chấp nơi đạo, cũng không tạo nghiệp (karma), dứt bỏ mọi suy nghĩ, mọi hành xử, cho đến không còn chấp có pháp để tu, cũng không thấy cảnh để chứng, chẳng cần trải qua ngôi thứ mà vẫn cao siêu, gọi đấy là đạo l

v Ðức Phật dạy rằng : Khi đã cạo bỏ râu tóc, bậc Sa môn là những người lĩnh thụ giáo pháp của Như Lai, phải xa lìa hẳn của cải thế gian, chỉ cốt sao cho vừa đủ = giữa trưa ăn một bữa, đêm đến ngủ ở gốc cây, cẩn thận không nên ăn, ngủ hai lần trong một ngày đêm. Vì điều mà làm cho người ta ngu mê lầm lạc là do tham ái vậy. l

v Ðức Phật dạy rằng : Chúng sinh có mười việc Thiện và mười việc Ác. Những gì là mười? Ðó là ba thuộc về thân; bốn thuộc về miệng; ba thuộc về ý. l

- Ba thuộc về thân là : giết hại, trộm cắp, dâm dục.

- Bốn việc về miệng là : nói chia rẽ, nói hung ác, nói dối trá, nói thêu dệt.

- Ba việc thuộc về ý là : tham lam, giận dữ, si mê.

Mười việc như thế không hợp đạo Phật, và gọi là mười việc ác. Mười việc ác ấy chấm dứt, gọi là mười việc Thiện.l

v Ðức Phật dạy rằng : Người phạm lỗi không tự biết hối, và sớm bỏ tâm ác đi ; khi tội kia xảy đến thân mình, khác nào như nước dồn về biển, càng thêm sâu rộng. Nếu có người phạm lỗi, biết sửa đổi, bỏ ác làm lành, thì tội sẽ tự tiêu diệt, như người mắc bệnh cảm, thoát mồ hôi, dần dần khỏi bệnh. l

v Ðức Phật dạy rằng : Kẻ ác khi thấy người hiền làm việc thiện, sinh lòng ganh ghét, tìm cách phá rối. Là Phật tử, các ngươi nên nín nhịn, đừng giận tức, cũng đừng trách mắng chửi bới họ. Kẻ gây nhân xấu ắt phải gặt quả xấu l

(*) Theo các kinh sách chữ Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3 dương lịch, tại Giao Châu, như Tứ Thập Nhị Chương Kinh và Mâu Tử Lý Hoặc Luận, thì chữ Vô Vi, Vô Ngô (Phi Thân), Tang Môn ... sau này đều dịch là Niết Bàn, Vô Ngã và Sa Môn ...

v Ðức Phật dạy rằng : Có kẻ thấy Ta (Ðức Phật) hành đạo, làm những việc đại nhân từ, liền đến mắng Ta, Ta im lặng, không phản đối ; y mắng xong, Ta mới hỏi lại : Ngươi đem lễ vật tặng ai, nếu họ không nhận thì lễ vật kia lại về ngươi chứ? - Kẻ xấu trả lời : Ðúng vậy. l

v Ðức Phật dạy rằng : Nay ngươi mắng Ta, Ta không nghe, hẳn lời mắng kia sẽ trả về ngươi, như vang theo tiếng, bóng theo hình, chẳng thể tránh khỏi. Hãy cẩn trọng, chớ có làm việc ác l

v Ðức Phật dạy rằng : Kẻ ác hại người hiền, khác nào tự ngửa mặt lên trời phun nước bọt; nước bọt không lên tới trời mà trở lại rơi xuống mặt mình, cũng như rê bụi ngược chiều gió, bụi không bám ở người khác mà lại dính ngay nơi thân mình. Kẻ ác hại người hiền cũng thế. Người hiền chẳng hề gì, mà chính kẻ ác tự chuốc lấy tai vạ l

v Ðức Phật dạy rằng : Học rộng, mến đạo, chưa chắc hiểu được đạo. Muốn hiểu đạo, phải có ý chí sống thực với đạo, thì đạo lực

càng lớn mạnh l

v Ðức Phật dạy rằng : Thấy người hành đạo, nên vui mừng giúp đỡ, thì được hưởng phúc báu rất lớn. Liền khi ấy có vị Sa môn hỏi rằng : Phúc báu ấy có lúc hết chăng? Ðức Phật bảo : Như lửa của cây đuốc, hàng trăm nghìn người đều lấy lửa ấy dùng vào việc nấu ăn hoặc thắp sáng nhà cửa; nhưng cây đuốc vẫn y nguyên rực sáng. Phúc báu của người khuyến khích giúp đỡ người hành đạo cũng như thế, không khác. l

v Ðức Phật dạy rằng : Ðãi cơm một trăm người ác, không bằng đãi một người thiện; đãi cơm một nghìn người thiện, không bằng đãi một người trì ngũ giới; đãi cơm một vạn người trì ngũ giới, không bằng cúng dường một vị Tu- đà- hoàn (Srotapanna); cúng dường trăm vạn vị Tu đà hoàn, không bằng cúng dường một vị Tư-đà-hàm (Sakridagamin); cúng dường nghìn vạn vị Tư đa hàm, không bằng cúng dường một vị A-na-hàm (Anagamin); cúng dường một ức vị A na hàm, không bằng cúng dường một vị A-la-hán (Arhat); cúng dường mười ức vị A la hán,

không bằng cúng dường một vị Bích-chi-Phật (Pratyeka Buddha); cúng dường một trăm ức vị Bích chi Phật, không bằng cúng dường một vị trong ba đời các Ðức Phật; cúng dường một nghìn ức vị trong ba đời các Ðức Phật, không bằng cúng dường một vị Vô Niệm, Vô Trụ, vô Tu, Vô Chứng. Nghĩa là, tâm bặt hẳn mọi suy tư, không vướng đọng nơi các pháp, không chấp vào sự tu cũng không nệ ở chỗ chứng. l

v Ðức Phật dạy rằng : người ta có hai mươi việc làm khó :

1. Nghèo hèn, biết bố thí là khó.

2. Giàu sang mà chăm lo học đạo là khó.

3. Dám chết cho lẽ phải, không tiếc thân mệnh là khó.

4. Ðược xem kinh Phật là khó.

5. Ðược gặp Phật còn tại thế là khó.

6. Không đắm say sắc dục là khó.

7. Thấy vật quý mà không ham là khó.

8. Bị sỉ nhục, không giận là khó.

9. Có quyền thế không cậy mình là khó.

10. Bình tĩnh trước mọi sự việc là khó.

11. Học rộng hiểu sâu là khó.

12. Trừ diệt tâm ngã mạn là khó.

13. Chẳng khinh người ít học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói lời thị phi là khó.

16. Hội tụ các Thiện tri thức là khó.

17. Học đạo kiến tính là khó.

18. Tuỳ duyên hóa độ là khó.

19. Thấy cảnh không động tâm là khó.

20. Hiểu rõ cách dùng phương tiện là khó.

Có vị Sa môn hỏi Phật : Nhờ nhân duyên gì mà biết được kiếp trước và hiểu được đạo cao siêu ? l

v Ðức Phật dạy rằng : Người nào giữ gìn chí lực bền vững sẽ hiểu được đạo mầu nhiệm. Cũng như lau bụi gương, khi bụi hết, gương trở lại sáng trong. Cũng thế, nếu ai diệt trừ được sự ham muốn, mong cầu, ắt sẽ nhớ lại được kiếp trước.

Một vị Sa môn hỏi Phật: như thế nào gọi là thiện? Như thế nào gọi là cao cả ? l

v Ðức Phật dạy rằng : Người hành đạo đúng chân lý là thiện đó. Có chí lớn hợp với chính pháp là cao cả đó.

Một vị Sa môn khác hỏi Phật : Như thế nào gọi là sức mạnh? Như thế nào gọi là sáng suốt ? l

v Ðức Phật dạy rằng : Nhẫn nhục là sức mạnh phi thường nhất vì tâm không còn nghĩ ác, làm ác, do đó mà thân được an ổn, mạnh khỏe. Người trì hạnh nhẫn nhục, quyết không bao giờ có lòng ác, cho nên được mọi người kính trọng. Và một khi tâm xấu đã rũ sạch, không còn dính bợn chút vết dơ nào, như thế là sáng suốt hơn hết.

Kể từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự sự vật vật trong mười phương, không một vật gì là không thấy, không một điều gì là không nghe, chứng được "nhất thiết trí" (Prajnă)- Trí hiểu biết cùng khắp - mới thực gọi là sáng suốt l

v Ðức Phật dạy rằng : Vì ôm mang lòng ái dục, người ta không thấy được đạo. Cũng như nước trong vắt, lại nhúng tay vào khuấy cho đục ngầu; người khác đến soi thì không thể nào nhìn ra hình ảnh mình nữa.

- Những ai vướng vấp với ái dục ắt tâm họ còn vẩn đục, quyết không thấy được đạo.

Hỡi các thày Sa môn! Các thày hãy dứt bỏ ái dục, ái dục không còn mới mong chứng ngộ đạo Như Thật. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người thấy đạo như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền tắt ; chỉ còn ánh sáng. Người học đạo ngộ được chân lý, lập tức bức màn "vô minh" (Avidyâ) bị xé nát; tính thể sáng trong lại hiện ra huy hoàng mãi mãi. l

v Ðức Phật dạy rằng : Giáo pháp của Ta tuy có đặt ra vấn đề suy niệm nhưng không chấp vào suy niệm, mới gọi là suy niệm; làm mà không chấp ở việc làm, mới thực là làm; nói nhưng không chấp ở lời nói, mới đúng là nói ; tu mà không chấp ở sự tu, mới chính là tu.

Ai lĩnh hội được những điều đó sẽ gần đạo. Kẻ mê tối ắt phải xa đạo. Ðạo mầu nhiệm không thể nói bàn ; cũng không còn vướng mắc sự vật gì. Nếu chỉ sai lầm chút

xíu, cũng đủ đánh mất "nguồn đạo" một cách mau chóng. l

v Ðức Phật dạy rằng : Quán tưởng trời đất là vô thường. Quán tưởng thế giới là vô thường. Quán tưởng tâm linh giác là bồ đề. Bất cứ ai hiểu rõ như thế cũng sẽ đắc đạo một cách nhanh chóng. l

v Ðức Phật dạy rằng : Quán xét bản thân là do bốn đại chủng (tứ đại : Catavari Mahâbhutas) tạo thành. Mỗi cái có tên riêng của nó; nhưng không có một cái nào đáng gọi là "ta" (Atman) cả. Cái ta đã không thực có thì thân này chỉ là huyễn vậy. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người ta vì đắm say tình dục, ham cầu danh vọng, một khi thanh danh được lẫy lừng, cũng là lúc thân người đã già nua ! Tham cầu danh tiếng ở đời mà không lo tu đạo, chỉ uổng công nhọc xác. Như đốt hương khi người khác ngửi thấy hơi thơm thì nén hương cũng đã vừa tắt. Ngọn lửa của cái thân vô thường đang bốc cháy ở phía sau ta vậy. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người say mê tiền của và nữ sắc mà không biết hạn chế lòng

ham muốn, cũng như lưỡi dao mài sắc, có dính chút mật, đứa trẻ (vốn ưa đồ ngọt) nhìn thấy liếm phải, tất mang lấy vạ : đứt lưỡi. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người bị hệ lụy với vợ con, nhà cửa thực còn khắt khe hơn cả lao tù, vào lao tù, còn hy vọng có ngày được giải phóng, chứ đối với vợ con ta khó có khi nào mà chia lìa ; mê tình đắm sắc đâu còn e sợ gì, dù có nguy hiểm như lọt vào hang hùm nhưng ta vẫn cam tâm đành chịu, để rồi tự chôn mình trong hố bùn nhơ : đó là kẻ phàm phu. Nhưng, nếu vượt qua được cửa trần tục này thì trở thành bậc thánh A- la- hán. l

v Ðức Phật dạy rằng: Sự ham muốn không gì hơn nữ sắc. Lòng đắm say sắc đẹp lớn lao không gì bằng. May mà chỉ có một (thứ) sắc đẹp, chứ có hai thì khắp cả trời đất không ai còn có thể tu đạo được. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người đam mê ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược chiều gió, nhất định không thể nào thoát khỏi tai họa : bị phỏng tay.

Khi Thiên thần đưa nàng Ngọc nữ đến gặp Ðức Phật : toan làm xiêu lòng Ngài. l

v Ðức Phật dạy rằng : Này ! Ngươi đem cái túi da chứa đầy những thứ bất tịnh kia đến đây làm gì ? Ði ! Ta không muốn nhìn. Thiên thần thấy vậy càng khởi tâm cung kính và, nhân đó, mới hồi tâm hướng đạo. Ðức Phật vì cơ duyên ấy mà giảng nói chính pháp, khiến vị Thiên thần chứng được đạo quả Tu- đà- hoàn. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người hành đạo cũng như khúc gỗ trôi lăn theo dòng nước, không bị va vào hai bên lề bờ, không bị người ta cướp đoạt, không bị quỷ thần ngăn cản, không bị nước xoáy chìm; cũng không bị mục nát. Ta đoan chắc : khúc gỗ ấy quyết định sẽ ra tới biển. Người học đạo không bị tình dục mê hoặc, không bị tà ma quấy nhiễu, và luôn luôn tinh tiến hướng tới giải thoát (*), Ta quả quyết rằng : người ấy thế nào cũng đắc đạo l

v Ðức Phật dạy rằng : Các ngươi hãy cẩn trọng, chớ vội tin vào ý nghĩ của mình, vì ý nghĩ ấy chưa đáng tin. Phải cẩn thận ! Chớ nên gần gũi nữ sắc. Gần nữ sắc tất sẽ phát sinh lắm tai biến bất thường. Về ý nghĩ, chỉ chừng nào chứng được đạo quả A-la-hán rồi, lúc ấy mới thực sự đáng tin mà thôi l

v Ðức Phật dạy rằng : Phải cẩn mật, đừng nhìn ngó đàn bà cũng chớ cùng nói chuyện. Nếu như phải nói chuyện thì lấy lòng ngay thẳng tiếp đãi họ. Nên nhớ rằng : Ta là Sa môn, sống trong cõi đời ô trược, phải như hoa sen mọc lên tự nơi bùn lầy mà không nhiễm chất bùn.

Hãy coi người đàn bà già như mẹ, người lớn tuổi như chị, người trẻ tuổi như em, người nhỏ tuổi như con mình, nên khởi chính tâm cứu độ, giải thoát họ; ắt diệt trừ được những ý niệm xấu ác. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người hành đạo khác nào như khoác áo cỏ khô, gặp lửa thì tránh xa. Người hành đạo, thấy cảnh luyến ái cần nên tránh xa. l

(*) - Chữ Giải Thoát là dịch từ chữ Vô Vi của Hán bản, mà chữ Vô Vi, trong thời gian đầu, lại được dịch từ chữ Nirvana của Phạm bản.

v Ðức Phật dạy rằng : Có kẻ lo sợ không ngăn nổi dục tình, nên đã tự đoạn sinh căn. Ðức Phật bảo : đoạn sinh căn sao bằng đoạn tâm. Vì tâm là chủ động, khi tâm đình chỉ, mọi sự đình chỉ. Nếu tâm nghĩ xằng bậy, không ngăn ngừa được, dù đoạn sinh căn cũng vô ích! (Vì cơ duyên ấy) Ðức Phật liền thuật lại bài kệ của Ðức cổ Phật Ca Diếp (Kasyapa Buddha) như sau:

" Dục sinh ư nhữ ý,

Ý dĩ tư tưởng sinh.

Nhị tâm các tịnh tĩnh,

Phi sắc diệc phi hành".

(Ái dục là do ý-niệm-người,

Mà ý niệm bắt rễ từ tư tưởng phát sinh,

Nếu cả hai đều vắng lặng

Thì đâu còn có sự mê sắc, đắm tình.) l

v Ðức Phật dạy rằng : Người ta vì lòng ái dục mà sinh ra buồn rầu, rồi từ buồn rầu sinh ra sợ hãi ; nếu xa hẳn ái dục thì không có gì đáng phải lo sợ cả. l

v Ðức Phật dạy rằng : Người hành đạo cũng như một người chiến đấu với muôn

người. Sau khi người ấy mặc áo giáp ra trận, mang theo tâm trạng : hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường rồi rút lui, hoặc phải giao chiến mà chết; hoặc toàn thắng mà trở về. Bậc Sa môn hành đạo cần bền lòng tinh tiến vượt thắng trước mọi hoàn cảnh nguy nan, không chút sợ hãi, dẹp hết ma chướng mà thành đạo quả.

Có vị Sa môn cứ đêm đến thì lấy kinh Di Giáo của Ðức cổ Phật Ca Diếp ra tụng, tiếng nghe ảo não, buồn thảm rồi sinh lòng chán nản, thoái lui. Thấy cớ sự, Ðức Phật hỏi :

- "Thày trước kia, khi còn ở tại gia, từng làm nghề gì ?"

- Thưa : "Con thích gảy đàn".

- Ðức Phật hỏi : "Nếu dây đàn chùng thì sao?".

- Thưa : "không thành tiếng".

- "Vậy dây đàn căng thì như thế nào?"

- Thưa : "Tiếng gắt và cũng rất dễ bị

đứt dây là khác".

- "Ðàn lên dây vừa thôi, không chùng, không căng, thì như thế nào? "

- Thưa "Tiếng vang dội khắp cả". l

v Ðức Phật dạy rằng : "Sa môn học đạo cũng nên như thế. Hãy giữ cho tâm điều hòa thì thế nào cũng thành đạo quả".

Ðối với công việc hành đạo, nếu quá sức thì thân mệt mỏi, thân mệt mỏi thì tâm sinh ảo não, khi tâm ảo não, ắt hạnh tu bị sút giảm, hạnh tu đã sút giảm (hẳn nhiên) tội lỗi từ đó phát sinh. Chỉ có giữ cho tâm thanh tịnh, an lạc, mới thật sự không xa với ý đạo l

v Ðức Phật dạy rằng : Người thợ rèn sắt, cần phải trừ hết ghét rỉ rồi mới đúc thành đồ dùng tinh xảo được. Người học đạo khi đã gạn lọc hết cặn bã cáu đọng trong tâm hồn thì đạo hạnh mới thật trong sáng l

v Ðức Phật dạy rằng : Kẻ xa lìa con đường ác được làm người, khó vậy thay! Ðã được làm người mà là đàn ông, khó vậy thay! Ðã là đàn ông, thân căn đầy đủ, khó vậy

thay! Thân căn, đầy đủ lại được sinh ra ở giữa "đất nước" , khó vậy thay! Ðã được sinh nơi giữa đất nước lại gặp thời Ðức Phật ra đời, khó vậy thay! Ðã sinh vào thời Ðức Phật mà biết đạo, khó vậy thay! Ðã biết được đạo mà khởi lòng tin, khó vậy thay! Ðã có lòng tin mà phát tâm bồ đề, khó vậy thay ! Ðã phát tâm bồ đề lại tu chứng đến địa vị "không còn thấy có sự tu chứng", mới thật là khó vậy thay! l

v Ðức Phật dạy rằng : Phật tử ở xa Ta hàng nghìn dặm, nhưng luôn nhớ nghĩ đến giới luật của Ta thì nhất định sẽ thành đạo quả. Ở bên cạnh Ta, tuy thường gặp Ta, mà chẳng tuân theo giới luật của Ta, vẫn không chứng ngộ được đạo lý nhiệm mầu.

Ðức Phật liền hỏi một thày Sa môn :

- "Mệnh người sống chừng bao nhiêu lâu ?"

- Thưa : "Chỉ trong khoảng vài ngày".

Ðức Phật dạy : "Thày chưa hiểu đạo".

Lại hỏi một thày Sa môn khác :

- "Mệnh người sống chừng bao nhiêu lâu?"

- Thưa : "Trong khoảng bữa ăn".

Ðức Phật nói : "Thày cũng chưa hiểu đạo".

Lại hỏi một thày Sa môn khác nữa :

- "Mệnh người sống chừng bao nhiêu lâu?"

- Thưa : "Khoảng chừng hơi thở".

Ðức Phật khen : "Hay lắm! Thày hiểu đạo đó". l

v Ðức Phật dạy rằng : Người học đạo Phật cần nên tin thuận Những Ðiều Phật Dạy, cũng như người ăn mật đựng trong bát, ở giữa và chung quanh đều ngon lành cả. Kinh điển của Ta cũng như thế. l

v Ðức Phật dạy rằng : Bậc Sa môn hành đạo, đừng như con trâu kéo cày, thân tuy hành đạo mà tâm không hành đạo. Vô ích! Nếu như tâm hành đạo hà tất phải đề cập đến việc hành đạo(?) l

v Ðức Phật dạy rằng : Người hành đạo khác nào như con bò chở nặng đi trên bùn lầy ; tuy mệt mỏi, nhưng không dám ngó

nhìn, bên phải, bên trái. Chỉ khi đã ra khỏi bùn lầy mới được thong thả, nghỉ ngơi. Bậc Sa môn nên coi tình dục còn nguy hiểm hơn cả bùn lầy. Phải dụng tâm suy nghĩ luôn đến chính đạo mới mong thoát ra khỏi vòng khổ lụy l

v Ðức Phật dạy rằng : Ta coi chức vị đế vương như bụi lọt qua kẽ hở, coi vàng bạc châu báu như gạch ngói, coi đồ phục sức lụa là như mảnh giẻ rách, coi đại thiên thế giới như hạt cải, coi suối nước ao A- nậu (Anavatapta) như giọt dầu để xoa chân, coi các món phương tiện (Upâya) như những thứ của báu hóa hiện, coi đạo Vô- thượng- thừa (Avatarayana) như mộng thấy vàng lụa, coi Phật đạo như hoa trước mắt, coi thiền định (Dhyana Samadhi) như cột trụ của núi Tu- di (Soumérou), coi niết- bàn (Nirvâna) như ngày và đêm đều tỉnh thức, coi lẽ nghịch hành — thuận hành như những con rồng lượn múa, coi pháp bình đẳng như cảnh giới Nhất Chân, coi sự thịnh suy như cây bốn mùa lll

(Ðến đây là chấm hết phần chính Kinh)

KINH TAÂM YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA

Khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành sâu xa pháp Bát nhã ba la mật đa, soi thấy năm uẩn vốn KHÔNG, liền độ thoát hết mọi khổ ách.

Này! Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác gì sắc, mà sắc tức là không, không cũng là sắc; thụ, tưởng, hành, thức đều như thế cả.

Này! Xá Lợi Tử, tướng "Không" của các pháp là không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm cũng không bớt. Do đó, trong Chân Không không có sắc, không có thụ, tưởng, hành , thức; không có nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý; không có sắc, thanh, hương,

vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh, không có chấm hết vô minh, không có già, chết, cũng không có hết già, chết; không có khổ, không có nguyên nhân của khổ, không có giải thoát, không có con đường giải thoát; không có trí giác, không có tựu thành.

Bởi chẳng có gì để thành tựu, Bồ tát y theo Bát nhã ba la mật đa, tâm không bị ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không còn sợ hãi, lìa xa vọng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn. Các Ðấng Giác Ngộ trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều nương theo Bát nhã ba la mật đa mà chứng đạo quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Vậy biết rằng : Bát nhã ba la mật đa là linh ngữ siêu việt, linh ngữ của trí tuệ, linh ngữ tối thượng, vô song, có khả năng giải cứu hết mọi khổ đau; đúng thực không sai. Vì thế nói bài thần chú Bát nhã ba la mật đa :

"Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. Ma ha bát nhã ba la mật đa" l

(câu thần chú đọc 3 lượt).

(Thần chú diệt hết mọi cỗi rễ nghiệp chướng quyết sinh Tịnh độ) :

Nam mô A di đá bà giạ, đá tha già đá giạ, đá địa giạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá tỳ ca lan đá, già di dị già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha. lll

(câu thần chú đọc 3 lần)

PHẦN HỒI HƯƠNG

PHÁT NGUYỆN

Ðại chúng chắp tay đồng tụng :
"Kính lạy Ðức Thích Ca Văn Phật,
Một ngôi chí tôn trên trời đất.
Ðạo pháp mênh mông bể khơi hẹp,
Công đức vòi vọi, núi non thấp.
Xót thương chúng sinh cõi Sa Bà,
Ðời đời chìm đắm trong bể khổ :
Khổ về thể xác lẫn tâm hồn,
Phát nguyện ra tay khắp tế độ.
Trút bỏ tôn vinh cùng tình ái,
Hết lòng hết sức lo cứu đời,
Bình đẳng, không phân ai quý tiện;
Từ mẫn thương yêu cả mọi loài.
Bốn điều Thánh Ðế rất nhiệm mầu,
Gỡ sạch nhân duyên mười hai mối;
Mở đường giác ngộ ra bến mê,
Hết thảy thánh, phàm trong tam giới.
Trong cõi vô thường thay đổi mãi,
Dẫu rằng trời đất cũng hư không,
Ðến ngôi niết bàn là cao nhất,
Bất sinh bất diệt biết bao cùng!" l

Nam mô Sa Bà giáo chủ đại từ bi phụ Thích Ca Mâu Ni Phật lll

(đọc 3 lượt)

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm 1 tràng) lll

Nam mô Văn Thù Sư Lợi bồ tát ( 10 niệm ) l

Nam mô Phổ Hiền bồ tát (10 niệm) l

Nam mô Quán Thế AÂm bồ tát (10niệm)l

Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng bồ tát (10 niệm) lll

(Chủ lễ quỳ, đọc) :

Chúng con xin chí thành phát nguyện:

(Mọi người cùng quỳ, đọc theo) :

Chúng sinh không số lượng,
thề nguyện đều độ khắp.
Phiền não không cùng tận,
thề nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể xiết,
thề nguyện đều tu học.
Phật đạo không gì hơn,
thề nguyện được viên thành l
Nguyện đem công đức tụng kinh này
Bao nhiêu thắng phúc xin hồi hướng:
Cầu cho chúng sinh trong bể khổ,
Chóng được sinh về cõi An Dưỡng.
Mười phương chư Phật và Bồ tát,
Là những bậc chứng đạo Bồ đề,
Rủ lòng tiếp bốn loài, chín cõi.
Ðều siêu thăng Hoa Tạng Huyền Môn
Chốn tối tăm tám nạn, ba đường
Ðồng thể nhập Như Lai Pháp Tính lll

Kính lạy Ðức đại từ bi phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, hiện ngàn trăm ức hóa thân cứu độ chúng sinh, đấng giáo chủ cõi Sa Bà, là vị đạo sư trong ba cõi, cha lành của bốn loài, một bậc thày cao cả của cõi trời, cõi người, chúng con xin chí thành kính lễ.

(Câu này đọc 3 lượt) lll

* Con quy y Phật,

nguyện cho chúng sinh,

thể theo đạo lớn,

phát tâm vô thượng (1 lễ) l

* Con quy y Pháp,

nguyện cho chúng sinh,

hiểu thấu nghĩa kinh,

trí tuệ như bể (1 lễ) l

* Con quy y Tăng,

nguyện cho chúng sinh,

thống lý đại chúng,

hết thảy vô ngại (1 lễ) lll

(Mọi người đứng chắp tay đọc):

HÒA NAM THÁNH CHÚNG

"Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Ðệ tử và chúng sinh,
Ðều trọn thành Phật đạo."
(Mọi người vái rồi lui ra)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]