Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Yếu nghĩa Thập chú

22/05/201317:43(Xem: 11000)
Chương 4: Yếu nghĩa Thập chú

Nhị Khóa Hiệp Giải

Chương 4: Yếu nghĩa Thập chú

Hòa Thượng Thích Khánh Anh

Nguồn: Chú giải: Ngài Quán Nguyệt, Dịch giả: HT Thích Khánh Anh

ĐẠI BI THẦN CHÚ

(Trích ở hàm chữ "Năng" trong đại tạng, kinh đề là thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát quảng đại viên mãn Vô ngại Đại bi Tâm đà La Ni Kinh).
Bấy giờ Phật đến tạm trụ nơi Đạo Tràng bửu trang nghiêm trong Thạch thiên cung, bên ao nước trên đảnh núi Bổ Đà lạc Ca (Potalaka) bờ biển phía nam Aán Độ, là chỗ của đức Quán Tự Tại thường tới lui ở đó, nay Phật và các thần thánh tam thừa Bát bộ đều hội họp.
Thuở ấy, đức Quán Thế âm rấ kín nhiệm phóng ra hào quang lớn, chiếu cả mười phương các cõi nước đều rực rỡ, thành màu vàng ròng; rồi chắp tay bạch Phật rằng: "tôi có thần chú.....Đại bi tâm đà la ni, nay tôi muốn nói ra, để cho các chúng sanh đều đặng an lạc, vì nó có hiệu lực : tiêu trừ bịnh hoạn, tuổi sống lâu dài, giàu có, thêm điều lành, dứt hết các tội, được toại tâm với sự mong cầu", nên được Phật hứa cho thuyết chú.
Bồ tát nhắc tích rằng : "Trước đây từ vô lượng ức kiếp, có Phật ra đời, hiệu là Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tôi mà Ngài thuyết thần chú Quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. Hồi đó tôi mới chứng lên bực Sơ địa bồ tát, tức thời tôi phát đại nguyện như vầy :
Qua đời sau, nếu tôi có thể làm lợi ích cho chúng sanh được, thì hiện giờ đây, khiến trong cho cái thân thể này liền nảy sanh ngàn tay, ngàn mắt (mỗi bàn tay đều có con mắt).
Tôi phát nguyện ấy rồi, quả nhiên đều đủ như lời. Bấy giờ có 6 món vang động, chư Phật đều phóng hào quang đến chiếu trên thân tôi, và chiếu cả vô biên thế giới.
Tôi lại nguyện : Nếu người nào tụng được năm biến chú Đại bi, thì có thể dứt được trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử trọng tội, đếnlúc mạng chung, được thập phương chư Phật nắm tay dẫn dắt cho vãng sanh tịnh độ.
Nếu người tụng chú này : mà còn đọa tam ác đạo, chẳng sanh về cõi nước của chư Phật, chẳng đặng vô lượng pháp tam muội biện tài, cầu điều chi chẳng được toại ý, như có các điều ấy, thì chẳng xưng là Đại Bi Tâm đà la ni, Chỉ trừ mấy kẻ: tâm bất thiện, chi bất thành, còn chút lòng nghi, thì chẳng được ứng nghiệm.
Nếu người có các điều thập ác, ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp, phá giới, làm ô nhục nết na người ta.......mặc dầu ngàn đức Phật của kiếp trụï này ra đời hết rồi cũng chẳng cho người ấy sám hối các tội lỗi trên, nhưng một phen hễ tụng chú Đại bi này, thì bao nhiêu tội kia đều tiêu diệt hết.
Hoặc người gặp những tai nạn ác nghiệt, thành tâm tụng chú Đại bi đây, liền đặng giải thoát những ác nạn ấy : hoặc có cầu điều gì, cũng đều được kết quả toại lòng. Xin xem kinh kia, sẽ tự biết tụng chú Đại bi được công đức vô cùng.
Thiên thủ thiên nhãn : Tay thì hay cầm hay dở, nghìn cánh tay, là để tỏ ý nghĩa rằng : cái công hành quá rộng lớn, vì bởi lan khắp ra để duy trì Phật pháp, và phổ cập nưng đỡ chúng sanh. Mắt thì năng xem năng xét; ngàn con mắt, là để tiêu biểu rằng : Bi và Trí đều không ngằn mé, vì bởi mỗi mỗi đều đủ ngũ nhãn, để trọn soi xét cả các căn cơ, đặng đều đủ cứu khổ sanh tử trong thế gian, cho vui Niết bàn ngoài thế gian.
Kinh Lăng Nghiêm, đức Quán Thế Âm nói : bởi tôi ban đầu với điều nghe, quày đặng cái nghe để nghe để nghe lại tự tánh, nghĩa là cái nghe bằng quày nghe đó, là "Thỉ giác", cái tánh bằng tự tánh đó là "Bổn giác", Bổn, Thỉ hiệp làm một, thì hai lẽ đều thành mầu nhiệm lẫn nhau, nên nói "diệu diệu văn tánh". Cái tâm tinh tức tự tánh nó đã giải thoát hết năng văn và sở văn rồi, nên với những điều thấy nghe hiểu biết, chẳng còn phân cách nhau nữa, như giác quan nọ riêng cách với giác quan kia của phàm tục, vì nó đã thống nhứt họp thành làm một cụ thể "viên thông thanh tịnh bửu giác". Thành thử tôi mới biến hiện ra được đông nhiều hình dung tốt lạ, và cũng có thể thuyết được vô biên bí mật thần chú.
Giữa những hình dung nói trên, tôi biến hiện ra hoặc 1 thân chỉ 1 đàu, 1 thân 3 đàu, 1 thân 5 đầu , 1 thân 7 đầu, 1 thân 9 đầu, 1 thân 11 đầu, nhẫn đến 1 thân 108 đầu, 1 thân : 1.000 đầu, vạn đầu, 8 vạn 4 nghìn đầu bằng chất kim cang rất kiên cố. Hoặc hiện ra những cái thân có : hai tay, bốn tay, sáu tay, tám tay, mười tay, mười hai tay, mười bốn tay, mười sáu tay, mười tám tay, hai mươi tay, nhẫn đến mỗi thân có : Hai mươi bốn tay, hai mươi tay, nhẫn đến mỗi thân có : Hai mươi bốn tay.....một trăm tám tay, ngàn tay, muôn tay, tám muôn bốn ngàn tay bắt ấn. Hoặc mỗi thân có : 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, nhẫn đến 108 mắt, 1.000 mắt, vạn mắt, 8 vạn 4 nghìn mắt rất báu thanh tịnh. Tóm lại, những đầu, tay và mắt nhiều như thế, là để tỏ ra những cái hình dung : Từ là để cảm hóa; Uy là để chinh phục; Định là để yên tâm; Hueä là để giác sát, cứu hộ chúng sanh, đều được đại tự tại, vì đủ có Bi và Trí diệu dụng của sáu căn để tiếp ứng giữa trần lao.
(Phụ lời biện giải : Đầu là chung cả tác dụng của sáu căn; Tay là tỏ lòng "bi" nưng tiếp; Mắt là để tỏ cái "Trí" xét soi; đều y nơi "Bổn" để sung số trưng bày ra. Nhẫn đến 8 vạn 4 ngàn đầu hay tay và mắt cũng đều y nơi căn bổn sáu tác dụng, và căn bổn trí bi mà để ứng phó với tám vạn bốn ngàn trần lao, cho được diệu dụng của bực đại tự tại. Đấy là công hạnh thần diệu của các thành đẳng giác ở "Thập nhứt địa". Vì bực này thuần là đại bi làm bản thể cả pháp giới. Bi cũng viên mãn với trí hoàn toàn thật hiện. Nên suốt khắp thân thể của đức Quán Thế Âm đều hiển hiện cả tay lẫn mắt, chung gọi là Đại Bi.
Thế với tám vạn bốn ngàn trần lao, cả pháp giới sự và lý gì cũng không hề cách rời ngoài một bản thể "Viên dung tịnh giác", vì là lẽ năng đồng mà năng dị, tức một mà tức nhiều, thân tức độ, độ tức thân, nên gọi là "đồng thể đại bi"
Thế thường họ chưa hiểu rằng : với tám vạn bốn ngàn đó, là chỉ nêu rõ pháp số vậy thôi, chớ với một cái thân thì làm gì lại thi vi ra nào đầu nào tay và mắt bằng những con số đó ? Họ ngờ thế là chỉ đem cái quan niệm tư duy để xét lường cái cảnh viên thông của Bồ tát.
Thử xét giữa loài người đây, kẻ nọ cũng cái thân đủ sáu căn như ai, mà sao lại vụng về dốt nát, người kia cũng có cái thân có sáu căn như ta, sao lại phát minh ra được nhiều tri xảo tài nghề ?
Đứa phàm sẵn có cái thân, sáu căn sau thành lục tặc ? Các La Hán cũng vẫn sáu căn đó mà sao lại thành ra lục thần thông với thiên biến vạn hóa ?
Vậy biết còn vô minh mê hoặc, thì cái thân tâm nó thàh ra bátngu tứ thiên phiền não cũng như bát vạn tứ thiên trần lao; trái lại, đã chuyển thức thành trí rồi thân tâm nó thành ra bạt vạn tứ thiên thần thông diệu dụng. Huống nữa, là cái thân trùm mười cõi hư không, đầu mảy lông hiện ra cõi Phật. Đó, cõi không, cõi Phật, chẳng những như cái đầu cái tya mà thôi. Kìa tám vạn bốn ngàn cái đầu, cái tay cũng như tám vạn bốn ngàn lỗ trong một cái thân, đấy, cũng đủ lấy làm lạ. Vì cái thân của Đẳng giác Bồ tát đã rất tịnh rất diệu, chớ không phải như cái thana của bạc địa phàm phu rất uế rất tục.
Vã lại, thánh nhân nói ra tức sự mà tức lý, đã là lời lẽ bất khả tư nghị, chớ chấp lấy cuộc hạn theo cái ý của ta để nghĩ và bàn !
Rất hay thay thần lực của đức Quan Thế Âm như thế, nên với sở thuyết ra tâm chú, đâu cho chúng ta nghĩ bàn được ru !?
THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI
Nam mô hắt ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thứơc bát ra da.
Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Aùn tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đoa y môn ra rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì.
Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng. Tát bà tát đa na ma bà tát đa. Na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Aùn a bà lô hê lô ca đế ca la đế di hê rị ma ha bồ đề tát đỏa.
Tát bà tát bà. Ma ra ma ra ma hê ma hê rị đà dựng cu lô cu lô yết mông độ lô độ lô phạt xà da đê. Ma ha phạt xà da đế đà ra đà ra. Địa rị ni. Thật Phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lỵ Phật sa phạt sâm. Phật ra xá da.
Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê lỵ. Ta ra ta ra tất rị tất rị tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế lỵ dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na ta bà ah. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dủ nghệ. Thất bàn ra da ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha.
Giả iết ra a tất đà dạ ta bà ha. Bà đà ma yết tất dà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra dạ ta bà ha. Ma bà lỵ thắng yết ra dạta bà ha. Nam mô hắt ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ ta bà ha. Aùn tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta bà ha.
(cả bài chú đây 84 câu ; về câu thứ 16 có 5 chữ "Na ma bà tát đa" đó là Tổ Văn thê đại sư căn cứ theo kinh Đại Bi bổn xưa mà đem vô đấy. Hoặc có bổn xưa: ở cuối bài chú thêm vào 4 câu: 1/ Kim cang thắng trang nghiêm ta bà ha. 2/ Ma yết thắng trang nghiêm, ta bà ha 3/Thinh văn thắng trang nghiêm ta bà ha 4/Aùn bạt xà ra thất rị duệ ta bà ha. Và giữa thập chú dưới đây, có thêm vào 2 bài chú. 1/ Aùn xỉ lâm kim tra, kim tra tăng kim tra v.v...2/ nam mô Thích Ca Lăng đế v.v... đều có chữ Hoa, chữ Phạn đi đôi xen lộn với nhau, đều là phi kim khẩu của Phật thuyết hay bồ tát thuyết ra, nên chẳng đem vào đây, vì e là Ma thuyết !)
Thuở đức Quan Thế Âm thuyết thần chú Đại Bi này vừa rồi, thì tự nhiên trên trời (thiên không) mưa hoa quý xuống, giữa vũ trụ có sáu món vang động, bởi phép lực của thần chú chuyển động, tỷ như: sức mạnh của Hỏa sơn phun lửa, dại bàn bị hãm, trái đất bị thu rút, đều cũng gây nên những tiếng nổ như sức mạnh của dương điện âm điện gây ra lôi chấn.
Chư Phật đều hoan hỷ, chúng trời Ma Vương đồng kinh sợ. Cả hội chúng đều được chứng quả thánh : Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán; Hoặc tiến lên các bực bồ tát : Nhứt Địa, Nhị Địa....Thập Địa cho đến tất cả chúng sanh đều phát bồ đề tâm.
Trong bổn "Đại Bi Sám hiện tướng" hay xuất tượng cả 84 câu của chú Đại Bi, với mỗi mỗi câu, tổ xưa đều họa tượng trưng ra mỗi mỗi thần biến : hoặc hình Phật, hình Bồ tát, hình các thánh nhị thừa; hoặc hình của các Trời : Phạm võng Đế Thích hoặc hình của các thần tướng Kim Cang v.v..... đều tỏ ra mỗi bộ dạng hoặc từ bi, hoặc sân si, hoặc thánh dung hoặc phàm tướng, mỗi mỗi uy dung chẳng đồng nhau. Tất cả đều từ nơi thánh trí; lòng đại bi của đức Quán Thế Âm hóa hiện ra bằng cách đại tự tại, để làm ích lợi cho chúng sanh; mà chúng ai cũng ắt được chứng nghiệm chắc thật, nếu chí tam trì tụng !
NHƯ Ý BỬU LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
(Trích ở hàm chữ Năng của Đại Tạng Kinh Trung quốc)
Đối với nguyên bổn "Như ý tâm Đà La Ni Kinh" do đức Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cho chúng sanh tùy ý cầu chi được nấy, nên Ngài bạch với Phật để cầu chứng, được Phật hứa nhận. Bấy giờ, đối trước Phật, đức bồ tát tự trần rằng "người tụng Minh Chú [1]
Cũng như Đà La Ni đây, thì thần lực của chú, hóa ra những món quý báu tuôn xuống như mưa, vì nó tùy theo ý người nguyện muốn thế. Tỷ như cây Như ý nảy sanh ra các ngọc báu như y[2]ù, để tùy theo sở cầu của chúng sanh ứng với lòng tưởng niệm chi tất được kết quả nấy".
Cây như ý : là để nêu rõ trí bổn giác; Ngọc báu Như Ý : là để tỏ bày trí thỉ giác : "Đà La Ni" là pháp cảnh sở tri cũng như bị tụng. Luân :vành tròn bánh xe, có hai nghĩa : 1/ quây lăn 2/ cán nghiền. Nghĩa là người tụng chú nầy, nhờ pháp bí mật nó quây lăn trong tự tâm, trừ diệt những điều mê hoặc về ngã kiến[3], để chứng đặng cái lẽ cảnh và trí vẫn nhứt tâm, tùy theo như ý muốn cầu chi được nấy, để thuyết pháp lợi sanh, dẫn dạy đến vô cùng.
Lại còn lẽ nữa : Trí là thể, nó vẫn trống không; cảnh là thể, cũng vẫn vắng lặng, tức là lẽ "chơn đế" cũng như tâm pháp của xuất thế gian; mỗi chữ đều từ nơi tâmlưu lộ ra, tỳ như ngọc Như ý nó hóa hiện rải tuôn tất cả quý báu, tức là lẽ "tục đế" cũng như tâm pháp của thế gian; với hai lẽ là đạo lý của chơn đế (xuất gia), Tục đế (tại gia) đều mất cái phân biệt, mà vẫn cũng đều soi sáng nơi không cái chấp phân biệt. Với "Phân biệt", đồng thời vừa lặng vừa soi cũng như chẳng chấp nơi có, chẳng chấp nơi không, trọn lẫn không ngăn ngại, tức là lẽ "trung đế" tâm pháp công bằng, thể tánh tự tại, ba đế tròn mầu. Người trì chú mà tiến đến bực đó, thì tánh báu như ý tức Phật tánh tự nhiên sáng suốt, phước đức trí huệ thần thông pháp bửu chi thảy đều hiển hiện.
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tưng dà da Nam mô quán từ tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha, án, chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đắng mế. Rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết lỵ, sa dạhồng, phấn tóa ha. Aùn, bát đạt ma, chấn đa mạc ni, thước ra hồng. Aùn, bát lật đà. Bát đẳng mế hồng.
Bấy giờ, đức bồ tát thuyết thần chú ấy rồi, giữa vũ trụ có sáu môn vang động, cung điện của các trời Ma Vương thảy đều phực lửa, chúng rất kinh sợ ! Những chúng sanh độc ác té ngã ! các loài bị phổ đồng được siêu lên cõi trời.
Giữa thiên không mưa tuôn xuống những hoa báu, và các vật quý xinh đẹp ; các thiên thần tấu trổi nhạc, dưng đủ món cúng.
Đức Như Lai tán thán cho bồ tát, và giới thiệu với chúng hội rằng với các điều : hoặc cầu phước báo hiện tiền, hoặc phương khấn tai tinh ác ương, hoặc sám hối ngũ nghịch trọng tội, hoặc cầu đảo các bịnh nước lửa gió mưa, nạn vua, trộm cướp, oan hồn, ác mộng, giặc giả, thú dữ, và các tai nạn, chỉ chuyên nhứt tâm thụ trì thần chú trên đây, thì bao tai ương kia đều tiêu diệt hết; đến lúc mạng chung, người trì chú đây liền được thấy Phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, đến tiếp dẫn về Tịnh độ.
TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
(Trích ở trong kinh Tiêu tai kiết tường nơi hàm chữ "Chi" trong Kinh ra)
Kinh nầy chép rằng : Bấy giờ Phật ở tại cõi trời Tịnh Cư[4]. Ngài bảo các Vì sao Tu, Sao Diệu....28 tinh tú, 12 cung thần và các vị thiên chúng lưu hành giữa hư không, Phật dẫn tích dạy rằng : Ta nay nhắc nói đức Phật Ta La Vương Như Lai đã thuyết rõ ra một thần chú Xí Thạnh Quảng Đại Uy Đức đà la ni là phương pháp để giải tai nạn phàm là tại nơi thủ đô, đến ngoài ranh cõi mà có 5 ngôi sao xâm lăng; Sao La Hầu, sao Nhuế, sao Bột, Sao Yêu, nó chiếu đến chỗ sở thuộc của người là các ngôi sao nơi sao cung bổn mạng; hoặc nó chiếu đến chỗ đế tọa, và các khu vực ngoài đồng nội, sẽ gây nên mọi điều chướng ngại, tai hại chi, cũng đều trừ diệt liền, nếu nhơn chúng mỗi địa phương ấy, đồng tuân y đúng pháp lập chương trình kỳ hạn để niệm một trăm tám biến thần chú nầy.
Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẫm, a bát ra để, hạ đa xá ta nẳn nẫm đát điệt tha : Aùn, khư khư khư hứ, khư hứ hồng hông, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất rị đệ, ta phạ hạ.
Đã từ nơi tâm với tai, lại cũng từ nơi tâm diệt tai, nên nói tiêu tai. Bởi chỗ tạo nghiệp từ đời trước, nên nay cảm chịu lấy nghĩa là các điều thống khổ nó tập trung nơi cái thân tâm đây, nên nó là tai. Nghiệp chướng đã thanh tịnh rồi, sự ấy được vui mừng nơi tâm, nên nói là cát tường.
Người mà tu trì pháp thần chú đây, tâm phải đủ ba phép Quán: lấy phép Không quán để tiêu tai : dùng phép Giả Quán để hội sự cát tường mà không hay. Giả gì cũng đều chỉ là một niệm vì tai thi tiêu, cát thì đến, đồng gọi là pháp giới tánh, đây tức là Trung Quán. Hễ tâm mê thì cát tức là tai, còn tâm Ngộ thì tai tức là cát. Nghĩa là tâm còn hôn mê thì, dầu là điều cát tường cũng thành ra tai hại ! Tâm đã giác ngộ rồi, vì dầu tai hại cũng hóa thành cát tường !
Với lẽ Tam quán, đem tâm so xét đã như thế, thì với Tứ giáo. Lục tức cũng có thể đem tâm so xét được cả, nếu để ý nghĩ rộng thì đặng rõ thấy.
CÔNG ĐỨC BỬU SƠN THẦN CHÚ
(thần chú nầy chưa rõ chỗ dịc ra từ đâu ? Lại, tại nơi hàm chữ thuyết trong Đại Tạng, về cuốn "Mật chú viên nhân vãng sanh tập" có bài thần chú nầy tên là "Công đức vãng sanh tập" có bài thần chú nầy tênlà "Công đức sơn Đà La Ni" chỉ tiếng dịch có khác, chớ thật là đồng một thần chú.)
Trong cuốn Viên nhân Vãng sanh tập có dẫn lời của Kinh Đại Tập nói như vầy : "nếu người tụng một biến thần chú nầy, công đức cũng bằng như lạy bốn vạn năm nghìn bốn trăm biến Đại Phật Danh kinh; lại cũng bằng tụng 60 vạn 5 nghìn 4 trăm biến Đại Tạng Kinh. Vì dẫu có tạo tội chứa đầy hơn mười cõi nước, phải đọa vào địa ngục lớn vô gián đi nữa, đến khi lâm chung cũng được quyết định vãng sanh về Cực lạc thế giới đặng đức Phật A Di Đà, rồi sanh lên bực thượng của thượng phẩm, nếu thành tâm tụng chú nầy.
Nam mô Phật đà da, nam mô đạt ma da, nam mô Tăng già da. Aùn, tất đế hộ rô rô tất đo rô chỉ lỵ ba, kiếtlỵ bà, tất đạt rị, bố rô rị ta phạ hạ.
Thần chú tên là "Công đức bửu sơn" xin giải thích thế nầy : người hay chuyên việc là công, công có thật nghiệm là Đức. Người mà chí tâm tụng chú đây, thì về công là đủ ba quán về Quả là rỡ ba Đức. Tỷ như Ma Ni bửu châu : thể nó tròn sạch, đó là đức của pháp thân; nó sáng suốt trong ngoài, đó là đức của bát nhã, dường núi sản sanh vật liệu đó là đức của giải thoát. Ngay nơi chú tức là tâm, vì đều là ba đức, Sơn : Núi thì nó hay kết tinh sanh ra các mỏ châu báu; còn tâm thì cũng hay bày ra nơi cảnh vật, núi pháp tánh nó cũng phát sanh đủ cả công đức, nên chi, người thụ trì thần chú nầy với tài vật quý báu của tự tánh tùy ý nguyện cầu thụ dụng được cả.
PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
(Trích ở Kinh Chuẩn Đề nơi hàm chữ Mạc trong đại tạng)
khể thủ quy y tô tất đế
đầu diện đảnh lễ thất cu chi
ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ
(Cúi đầu lạy pháp Tô Tất Đế (ngôi pháp) :
chân thành đảnh lễ bảy ức Phật (ngôi Phật):
con nay ca ngợi đức Đại Chuẩn Đề (ngôi tăng) xin duỗi lòng từ bi gia hộ).
Bốn câu chữ trên là của đức Long Thụ Bồ tát làm bài kệ để đọc mở đầu tụng thần chú nầy : Câu đầu là quy y ngôi (pháp bảo); câu thứ hai là kính lễ ngôi "Phật bảo"; câu thứ ba là làm lễ ngôi "Tăng bảo"; câu thứ tư là cầu nguyện cả Phật pháp tăng Tam Bảo đều chứng minh gia hộ cho.
Phạm ngữ Su Si Dhi dịch ra chữ Nho mà tiếng ta đọc là : Tô tất địa, tô tất đế (đọc đủ là Tốt tất địa pháp : một trong ba pháp lớn của ba bộ chơn ngôn tông). Tô tất đế, dịch : thiện viên thành, Diệu thành tựu, chữ thiện nghĩa như chữ Diệu Viên thành nghĩa như thành tựu. Nghĩa là phép tu nầy rất "nhiệm mầu" vì "hay khéo trọn" mãn được tất cả lòng nguyện, và cũng có thể "khéo nên" mọi sự lý nghĩa thế gian và xuất thế gian.
Chân thành đảnh lễ : là người năng lễ, bảy ức Phật là Phật sở lễ. Nghĩa là bảy ức Phật bị người lạy.
Tiếng Phạm Koti (Cu tri) ta đọc là Cu Chi, dịch : Trăm ức[5]. Nghĩa là đức Chuẩn đề Phật Mẫu với Bảy trăm ức Phật đoanh vây.
Tiếng Phạm Can di (Chuẩn đề) hoặc đọc : Tôn Na, Tôn Di.... Dịch nghĩa là Ra làm, là nói : lòng nguyện rộng lớn đúng nơi lý, dùng đại trí để dứt vọng hoăc, vì đủ các nhơn hạnh để ra làm việc lợi tha cho chúng sanh. Lại còn dịch là thành thực, nghĩa là : từ nơi "pháp không" tường quán ra "Pháp giả" vì để thành tự cái cảnh trí tịch diệt.
Những chữ Quy y...Duy nguyện...nghĩa nó thuộc về ý nghiệp; đầu diện đảnh....tức là thân nghiệp: xưng tán....là khẩu nghiệp. Nghĩa là người trì tụng thần chúnày, đem toàn lực cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đồng thời tương ứng nhau, cốt được nhứt tâm thanh tịnh để cho trí và nguyện của người được tương ứng nhau với trí nguyện của thánh, thì tâm Từ bi của đức Chuẩn đề trọn thâu gồm thân tâm của người, nên nói là thùy gia hộ : duỗi lòng từ bi đoái xuống để thêm trí nguyện giúp cho.
Mẫu : mẹ, Pháp là thầy học của chư Phật, thật trí là mẹ và Quyền tài là cha của Chư Phật. Vậy có thể thấy rằng : nguyên bảy số Cu Chi Phật đều do nơi pháp "Chuẩn đề tam muội" để chứng quả bồ đề, mà tất cả chúng sanh cũng nên thụ trì sẽ chứng quả Phật. Vì pháp kết thành ra quả Phật nên gọi là Phật mẫu.
Kinh Chuẩn đề chép : đức Như Lai trụ tại vườn cây của hai ông Kỳ Đà, Tu Đạt, được tứ chúng và Bát bộ vi nhiểu, đức Thế Tôn vì thương tưởng đến chúng sanh bị nghiệp dày phước mỏng trong đời mạt pháp, nên Phật vào định chuẩn đề tam muội, rồi thuyết pháp, thuật lại phép thần chú nầy là chỗ của bảy trăm ức Phật đã nói:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, cu chi nẫm đát diệt tha. Aùn. Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Phật dạy rằng : người tri tụng thần chú nầy đủ chín chục muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, từ trọng và ngũ nghịch. Nhẫn đến với nhà thế tục nào bất luận là tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm tụng thần chú nầy, liền được tiêu trừ tai nạn bịnh hoạn, và tăng nhiều phước thọ. Tụng đủ 49 ngày, liền được đức bồ tát sai hai vị Thánh giả để thường phò hộ người ấy trong những lúc đi đứng nằm ngồi.
Những người; hoặc cầu cho đặng trí huệ, hoặc cầu tiêu chướng nạn, hoặc cầu cho được phép thần thông, hoặc cầu quả vô thượng bồ đề....chỉ y theo pháp thiết đàn tràng, tụng đủ một trăm muôn biến, thì những người ấy liền đặng ở nơi tịnh độ của chư Phật, khắp hầu hạ chư Phật, khắp nghe cả pháp mầu trọn chứng quả bồ đề.

THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI

(Trích ở bổn Đại thừa Thánh Vô Lượng Thọ quyết định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni Kinh)
Nhơn vì thương xót hết thảy chúng sanh tuổi sống ngăn ngủi trong đời vị lai, muốn cho chúng được tăng trưởng tuổi thọ mạng và lợi ích lớn, nên đức Thế Tôn ngài bảo với ông Đại Trí Huệ Diệu Cát Tường bồ tát để dạy phép rằng : giữa châu Diêm phù đề (thế giới nầy), hiện nay (thời giảm kết 9) sanh mạng của loài người, chỉ sống còn có trăm tuổi; với giữa con số đó, phần nhiều người gây làm ác nghiệp, nên lại bị tổn đức giảm kỷ mà phải thác yếu chết non, thành thử kẻ sông trăm tuổi chỉ còn phần ít ! tuy thế, nếu người có phước duyên là gặp được thần chú nầy đem lòng thành kính hoặc biên chép, hoặc cúng dường, hoặc đọc tụng thụ trì thì được thọ mạng tăng lên sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Phật.
Lời trên rút ở bổn kinh, và bài thần chú dưới đây :
Aùn, Nại mo bo cót ngỏa đế, a ba na mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ, thật chấp đạp, điệup tả ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nễ dã tháp. Aùn, tát rị rba, tan tư cót rị, bát rị thuật đap, đạt ra mã đế, ca ca nại, tan mã ngột ca đế, tóa ha ngỏa, tỹ thuật đế, mã hát nại dã, bát rị ngỏa rị tóa hắt.
Câu và chữ của thần chú trên đây phần nhiều nó chẳng phù hợp với thần chú trong tạng kinh, với đièu ấy có lẽ bởi vì hoặc là thời gian, hoặc là Dịch Sư lớp trước sau, mà có khác với nhau chăng ?

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

(Trích ở bổn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh tại hàm chữ Duy)
Kinh Dược Sư chép rằng : đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng "Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là "Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sanh". Phật đã nhập thiền định ấy rồi, tại nơi đảnh nhục kế phóng ra hào quang sáng lớn, trong hào quang ấy diễn nói ra bài Đại Đà Li nầy :
Nam mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lật bà, hát ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha : Aùn bệ sát thệ, bệ sát thệ. Bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Trong hào quang thuyết thần chú ấy rồi, thì khắp mặt trái đất đều vang động. Đức Phật lại phóng hào quang nữa, khiến cho tất cả chúng sanh đều dứt hết các khổ.
Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú nầy 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống, thì các bịnh đều dứt liền. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, sống lâu, đến lúc mạng chung, được vãng sanh về thế giới Tịnh lưu ly bên Đông phương.
Quán đảnh : Có hai nghĩa 1/ vì thần hcú này do từ trên đảnh đầu của Phật phóng hào quang, trong hào quang nói ra. 2/ nếu người có thân khẩu ý thanh tịnh tương đương nhau, chuyên tâm trì tụng thần chú nầy liền được hào quang của Phật chiếu đến như rót nước ngay vào đảnh môn của người nên gọi là quán đảnh.
QUAN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN
(chưa rõ rút ra ở kinh điển nào)
Aùn. Ma ni bát di hồng. Ma hạc nghê nha Nạp, tích đô đặc ba dạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, náp bốc rị, thưu chắt ban nạp nại ma lô kiết. Thuyết ra da tóa ha.
Đức Quan Thế Âm có lòng địa bi rất thiết tha, đức độ sanh lan khăp; nếu người thành tâm tụng chú trên, liền được lòng đại bi của bồ tát theo niệm đến cảm cho, chớ nghi mà hỏng !

THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN.

(Trích ở bổn Đại phương đẳng Đà La Ni Kinh hàm chữ Tín trong Tạng)
Vì thương tưởng các Bí Su sẽ hủy phạm bốn giới trọng ở đời mạt pháp, và các bí Xu Ni sẽ phạm tám giới trọng, nên đức Văn Thù Sư Lợi bồ tát cầu xin Phật khai thị điều ngài hỏi rằng : với chỗ phạm trọng tội, phải sám hối bằng cách nào?
Bấy giờ đức Như Lai liền nói lại : bài chú dưới đây là Chơn ngôn của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ; thần chúù nầy nó hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và sẽ được vô lượng phước, nếu thành tâm thường tụng
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế. Ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăn kiền, đế, tóa bà ha.
Với những tội tứ trọng ngũ nghịch, nếu phi sám hối bằng pháp vô sanh, thì không thể dứt tội được !
Thần chú nầy chính là do cả bảy đức Phật đều đã thuyết ra đúng chơn tánh; người tu tụng lấy mỗi niệm cũng đúng với chơn tánh, thì, tất chứng được lý vô sanh; như thế, sự diệt tội tỷ như nước sôi tan giá tuyết.
VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ
(Trích ở bổn Bạt Nhứt thế nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Bà La Ni kinh, nơi hàm chữ Chơn trong tạng)
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa địa dạ tha, a di lỵ đô bà tỳ, a di lỵ đa tất đam bà tỳ, a di lỵ đa tỳ ca lan đế, a di lỵ đa, tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lỵ ta bà ha.
Cũng tên là "Bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản đắc sanh tịnh độ Đà La Ni". Truyện chép rằng : Đời Lưu Tống, năm rốt niên hiệu Ngươn gia Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cần na Bạt Đà La từ nước Thiên Trúc qua nước Trung Hoa dịch ra.
Nhắc lại chỗ đã nghe, thì sách Minh tăng Tông Bổn tịnh độ hành pháp nói : Với thần chú nầy phải đọc 21 biến, mới họp thức theo ý Kinh. Truyện bất tư nghị thần lực chép rằng : Với cái phép trì chú, người tu thân và miệng phải thường và súc cho sạch, dâng hương, đốt trước tượng Phật, quỳ gối, chấp tay ngày đem 6 thời, mỗi thời tụng 21 biến, liền diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng chánh pháp. Nếu người thường tụng chú đây, được đức A Di Đà thường ở trên đỉnh đầu, để ủng hộ cho, chẳng cho kẻ thù tiện bề phá khuấy, hiện đời vẫn đặng yên ổn, đến hơi thở cuối cùng, được tùy ý vãng sanh. Hoặc tụng đến đủ số 20 vạn biến, liền cảm đặng tâm bồ đề nảy mộng. Hoặc tụng đến 3 chục muôn biến, liền trước mặt tự thấy Phật.
Với câu lối của thần chú nầy, các bổn đều có hơi khác nhau ; nay đây vì y theo bổn xưa, nên chỉ có 14 câu.
THIỆN NỮ THIÊN CHÚ
(Có chỗ viết lầm, là thiện thiên nữ Trích ở bổn Kim quang minh kinh, nơi hàm chữ hóa trong Tạng)
Kinh Kim Quang Minh, ghi lời của bà Công Đức Thiên cũng tên Thiên, nói và tự giới thiệu với hội chúng rằng :
Phía bắc giữa núi Tu Di, đức Trời Tỳ Sa Môn Thiên vương có một châu thành tên là A Ni Mạn Đà: giữa thành ấy có một sở vườn tên là Công đức Hoa Quang; trong vườn ấy lại còn có một khoảnh vườn nữa rất tốt tên là Kinh Tràng, vì kiến trúc bằng bảy thứ ngọc báu rất tốt, đó là chỗ của tôi thường cư xử.
Kinh này nói rõ thêm rằng : Vì muốn thành tựu cho kẻ tu trì Kinh Kim Quang Minh được đủ vật dụng để cần giúp sống, nên bà Trời công đức nói chú nầy
Nam mô Phật đà, nam mô đạt ma, nam mô tăng dà. Nam mô thất lỵ, ma ha đề tỷ da, đát nễ dã tha ba lỵ phú lâu na, giá lỵ tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đê,s ma ha ca lỵ dã, ba nễ, ba ra, ba nễ, tát lỵ phạ lật tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a lỵ phạ lật tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na a lỵ na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà a tha a nậu, đà la ni.
Kinh Kim Quang Minh nói : Đối với thần chú đây, hoặc những kẻ tụng, người nghe, với ai dâng hương cúng hoa, phàm muốn cần dùng điều chi, như vàng bạc, châu, báu. Trâu, dê, ngũ cốc tất cả vật dụng, thì đều được đủ cả.
BÁT NHÃ MA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Tâm kinh : Bổn kinh nầy nói pháp sở hữu của Tâm : A Lại Da Thức cũng như Như Lai Tạng Tánh. Tâm kinh làm nguồn gốc cả muôn pháp (chữ pháp là cả sự vật vô hình hữu hình) ; tâm kinh đây là điểm tinh giữa một đại bộ bát nhã kinh, nghĩa nó rất cao tột sâu xa, ít người tiến đến tận bờ kìa, mà đức Bồ tát ngài xét soi (quán chiếu) đến tận nơi thâm u của tâm kinh một cách rất tự tại, ngài có trí tuệ rất rộng lớn, nên với cảnh giới ấy bồ tát đã tự chứng rồi, lại sẵn sàng đem ra để chứng cho người, thành thử ngài nói Kinh đây.
Song muốn giải thích kinh nầy, trước phải giải đề mục đã. Với phép giải đề mục, đây tuân theo Tổ Thiên Thai bằng cách thành lập ra 5 lớp nghĩa mầu : 1/ Thích danh 2/ Hiển thể 3/ Minh Tông 4/Biện dụng và 5/ Phân giáo.

THÍCH DANH

Thích Danh là giải rõ cái Danh đề của Kinh; kinh nầy lấy riêng về pháp để đặt tên. Bát nhã : dịch là Trí huệ, có ba nghĩa :
1/ Thật tướng Bát nhã : Bát nhã tức là : Trí huệ, hay Phật tánh và chơn tâm chẳng hạn. Cái tướng chơn thật của trí huệ là "tướng không" chứ chẳng phải "tướng có" nên gọilà "thực tướng" nghĩa là nó không hẳn những cái tướng : Sanh tử của sáu loại phàm, Niết bàn của bốn quả Thánh, và phi các hình tướng : Tròn, dẹp, lớn, nhỏ, thấp, cao, trắng, vàng, nam, nữ, ta, người, nay, xưa v.v...cho đến phi những cái tướng dại khôn, chúng sanh và Phật. Vì nó không phân biệt, không ngộ mê, bởi đã không cái "tướng có" lại phi cái "tướng không" và không luôn "cái không" nữa, thế gọi là thể tướng của "Thật tướng bát nhã".
2/ Quán chiếu bát nhã : Cái tướng xét soi của trí huệ. Lấy ánh tâm Trí huệ, để soi xét diệu lý của thật tướng, cái trí sáng, cái lý rõ, thì phá tan được những điều mê hoặc, để rõ bày tam Đức diệu tâm ra : 1/ Pháp thân đức 2/ Bát nhã đức 3/ giải thoát đức.
3/ Văn tự bát nhã : cũng gọi là phương tiện bát nhã; bởi lý nó đã là cái vô hình, lại tiệt đường nói nghĩ, ắt phải nương văn tự để rõ nghĩa, do nơi nghĩa để hiểu lý, dần dần sẽ đặng với nghĩa và rõ đều quên, văn tự tánh nó vẫn không, thế thật tướng. Tỷ như đã được cá và thỏ rồi, thì nơm, rập đều bỏ. Số là lớp sơ học mà phi phương tiện, thì khó tiến vào bát nhã môn; văn tự nghĩa thú, là cái cảnh phương tiện, cái hiểu biết là trí phương tiện. Nếu buông nó ra, thì đâu có thể rõ đặng thật tướng ư ?
hỏi : Phương tiện bát nhã nó có khác gì với Quán chiếu bát nhã không ?
Đáp : Cũng có khác, cũng không khác. Nghĩa là : Với "Phương tiện bát nhã" là nơi chữ và nghĩa mà hiểu, đó là do cái trí phân biệt để phân biẹt về sự cảnh giới, tức là quyền trí đấy. Với "Quán chiếu bát nhã" là y nơi thật tướng mà xem xét, đó là do nơi cái trí không phân biệt để chiếu ngay vào lý cảnh giới, tức là thật trì đấy. Nghĩa có khác với nhau là thế.
Mặc dầu Quyền Trí đối về sự, nhưng riêng không còn Quyền nào ở ngoài thật; tuy thật trí chiếu về lý, cũng chẳng còn Thật nào ở ngoài Quyền. Tức là Thật tức là Quyền, mà thể nó chẳng phải riêng làm hai, nghĩa cũng đồng nhau.
Như trong Văn kinh : Chữ "Chiếu kiến" đó, tức là nghĩa của "Quán chiếu bát nhã" "Ngũ uẩn đều không" "Không tướng của các pháp" đó là là nghĩa "Thật tướng bát nhã" "độ tất cả khổ ách" là "phương tiện bát nhã".
Lại thật tướng bát nhã tức là Pháp thân đức; Quán chiếu bát nhã tức là Bát nhã đức; Văn tự bát nhã, phương tiện bát nhã tức là giải thoát đức, ba và một chẳng phải là riêng bát nhã tức là giải thoát đức, ba và một chẳng phải là riêng làm hai, mà chính là nhứt tâm sẵn sàng vẫn đủ của ta với người đấy.
Phạm ngữ Paramità, ta đọc Ba la Mật, dịch chữ : Bỉ ngạn đáo, nghĩa: Đến bờ kia. Sanh tử là bờ bên đây, Niết bàn là bờ bên kia, phiền não là chính giữa dòng sông mê bể khổ, trí huệ là thuyền bè.
Trong văn Kinh nói : Hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không: Thân "ngũ uẩn" là sanh tử; trí "chiếu kiến" là thuyền bè; "giai không" là đáo bỉ ngạn. Nghĩa là "Hành đã thâm" thì liền chứng đến cảnh giới tịch diệt Niết bàn. Phải biết rằng : với cái thân năm uẩn đây đã không, hể một cái này không, thì tất cả chi chi nữa cũng đều không, với cái không của tam đế được viên dung, là trọn nhờ nơi công, hành quán chiếu, mới tiến vào cảnh "chơn không" của Ba La Mật môn.
Tân (tâm kinh) làm chủ suốt bốn Thánh sáu phàm và gồm cả mười thiện mười ác ; nói bằng cách ước lược thì có những : Tâm của thảo mộc, tâm của duyên lự, tâm chân như và cái tâm của tích tụ tinh yếu.
Tâm thảo mộc : cỏ cây nó chẳng thể có cái bản năng Duyên lự (Leo lo) cũng như liên tưởng, vì chữ Duyên : Liên lạc ; chữ Lự : Tư tưởng. Mà nó vì có nghĩa sanh trưởng, nên nói tợ hồ có tâm, dù không giác tri.
Tâm duyên lự : Cũng kêu tâm lo biết, chính là cái tâm bằng "mỗi một niệm" hiện bây giờ đây của ta và người, nó hàm đủ những khả năng bằng Duyên lự là liên tưởng cả đến chín loại ở chín cõi. Nghĩa là : Cái tâm niệm hiền tiền đây, nếu có duyên về thập ác bằng thượng phẩm để làm tư lự, thế là cái tâm địa ngục : nếu nó duyên về thập ác bằng trung phẩm để làm tư lự, thế là cái tâm súc sanh; nếu nó duyên về thập ác bằng hạ phẩm để làm tư lự thế là cái tâm ngạ quỷ. Chung gọi là "Tam ác đạo"
Tâm niệm lo nghĩ về mười lành bằng lực hạ, là tâm duyên lự của thân A Tu La; lo nghĩ về 10 lành bằng bực thượng là tâm duyên lự của các Trời, chung gọi là "tam thiện đạo". Cả "thiện và ác trên, đèu cộng chung là "lục đạo luân hồi". Tức là sáu cảnh giới của phàm phu.
Tâm niệm nó duyên lệch cảnh không vắng lặng, để tư lự hoạt động, đó là tâm của các thánh Thinh văn; nó duyên theo cái tánh không pháp nhơn duyên, để làm tư lự hoạt động, đó là tâm của các Thánh Duyên giác; nó duyên pháp Lục độ đều tu để làm tư lự hoạt động của các thánh Bồ tát; nó duyên theo tánh pháp giới vô ngại, nên được bình đẳng giữa người với ta, vì đồng một bản thể thanh tịnh diệu minh, để làm tư lự, đó là tâm chơn như của Phật.
Duy cái tâm chơn như của Phật, nói là trí vô phân biệt, vì giác ngộ đã hoàn toàn cứu cánh. Tất cả đều gọi là cảnh giới của tứ thánh nhơn ở ngoài tam giới lục đạo.
Kinh Hoa Nghiêm bài kệâ nói : Ưng quán pháp giới tánh, nhất thế duy tâm tạo : Nên xét tánh pháp giới, tất cả chỉ tâm (tâm duyên lự) tạo. Lại nói "tâm như công họa sư, tạo chủng chủng ngũ ấm. Tâm như thợ vẽ khéo, tạo mỗi mỗi ấm thân "Kinh Lăng Nghiêm nói "Vạn pháp sở sanh, duy tâm sở hiện : Cảnh sở sanh của muôn pháp (sự vật) là cảnh sở hiện của duy tâm (Như Lai Tạng).
Song pháp tánh (tâm chơn như) nó vẫn hoàn toàn sáng suốt vốn chẳng óc những hiện tượng bằng thế giới chúng sanh; bởi vì với trên thẻ viênmãn quan minh đó, lững đi không tỉnh giác mà mỗi động lên một miện (tâm duyên lự) : hoặc vọng hoặc chơn hay là mê với giác, nhiễm với tịnh cũng như ác niệm thiện niệm chẳng hạn, thành thử giữa "pháp giới tánh" mới có hiện thật ra những hiện tượng phân biệt bằng tứ thánh, lục phàm nơi mười phương: chúng sanh chẳng chịu nhận ngay nơi niệm để giác chiếu, nên mỗi niệm đều rượt theo cảnh lục trần để sanh vọng động luôn luôn, nhơn đó tâm nó bị tạp loạn mãi mãi, không giờ nào thôi ! đó là cái ánh tư tưởng cũng như quan điểm điển tử, để chiếu bóng ra những hiện thực giữa lục phàm.
Trái lại, nên biết : với niệm trước mặc dầu nó đã sanh khởi bằng mê vọng, mà chỉ cốt lấy niệm sau quày xét lại bằng gác chơn : Niệm nó chẳng có cái thật thể của nó, thể đã phi có, thì niệm do đâu sanh ? Tỷ như đã không hột, không giống thì làm gì sanh ra cỏ, ra cây ? Cứ mỗi một niệm nào, thường giác ngộ mỗi niệm nấy, mỗi niệm vẫn theo riết với giác tánh theo mãi cho đến cùng nguyên cực để, thì tự nhiên tiến thủ được cái tn tức của tâm chơn như, mà trong Kinh thường bảo là "minh tâm kiến tánh" đến đó, từ đây chấn hưng lại cái giác phong (tâm ấn) của Phật tổ. Thể của Tâm chơn như là: vơi vơi lộng lộng, mà chẳng lộ ra một mảy hình sắc gì, nên không mắc không buộc chi tất cả, thì với mỗi chỗ nào, đâu chẳng là chỗ tự tại, nơi mô chăng chẳng là "tướng không" của các pháp, cũng như Phật tánh cả mọi loài. Như thế thì, đụng chạm đến chỗ nào cũng đều là "Tâm kinh" rõ rệt cả.
Lại làm bài ca rằng :"Thử gia phong, thiên địa không, sanh tử khứ lai hữu hà tung, diêu không nguyệt lạc ba tâm lý, Phật dữ chúng sanh nhứt tánh trang : đây, chân tâm; Trời, đất.....không sống chết tới lui không hình tung, nguyệt trên không in rơi lòng sóng, Phật với chúng sanh trong tánh chung".
Tâm tính tụ tinh yếu : lòng chứa nhóm những tinh nghĩa cốt yếu. Nghĩa là : "Tâm kinh" đây chính thực tính yếu giữa sáu trăm cuốn của bộ Đại Bát Nhã kinh. Lấy "tâm" làm đề mục đó, là cốt muốn cho chúng sanh ngay nơi vọng tâm đổi ra cái chơn tâm Bát nhã, nếu nương theo trí bát nhã rồi, thì chính nơi vọng tâm của chín giới chúng sanh, nó tức là tâm chơn như thanh tịnh của Phật giới, nên chính chỗ gọi rằng : một cuốn tâm kinh đây, là nguyên liệu để ta thành Phật có dư, thật thế.
Tu đa la, dịch chữ : Khế kinh. Nghĩa : với trên thì khế họp tâm của chư Phật, với dưới khế họp cơ chúng sanh. Lại chữ Kinh, nghĩa là Pháp, là Thường : chúng sanh ở mười cõi đồng tuân, nên nói là Pháp; thời gian suốt ba đời không đổi, nên gọi là Thường. Với danh đề của tâm kinh, sơ lược giải thích rồi.
HIỂN THỂ
Hiển thể là rõ bày cái bản thể của Kinh này : Tâm kinh nầy lấy thật tướng của bát nhã làm thể, thì nghĩa ấy đã giải thích như trước, tức là trong kinh về những nghĩa của: các chữ Không các chữ Vô, và sáu chữ Bất trong mấy câu bất sanh bất diệt....đều là thể của Tâm Kinh nầy.
Thể ấy tức là Bát nhã, thể bát nhã bao giờ nó cũng vân sẵn sàng rỡ rỡ, chẳng cần mượn công tu tập quán tưởng nhiên hậu mới có đắc chứng, vì nó vốn không thiếu không dư, nên dùng thể bát nhã là trí huệ để nói ra nó. Kinh đây riêng biệt nói rõ nghĩa không đó là : Với vũ trụ vạn hữu cũng như những hiện thật giữa thế gian, ta hiểu được một cái nầy (thân ngũ ấm) không thì cả thảy cái chi chi khác nữa cũng đều không, không "pháp giải", không : "pháp trung" mà chẳng là không, với giới chủ quan thì một tiêm, một hào nó cũng chẳng nhiễm, còn về giới khách quan thì lời nói ý nghĩ của người cũng chẳng thấu nỗi, nên nói là "thật tướng làm thể của nó".
Kinh Pháp Hoa nơi : Chỉ có Phật Thích Ca và chư Phật mới có thể xét thấu được "thật tướng của các Pháp". Nên kinh Bát nhã ba la mật đa tâm đây, chuyên về lẽ quét sạch cả dấu vết của ngữ ngôn và tư tưởng, mới gọi là thanh tịnh như như.
MINH TÔNG
Minh tông : là nói rõ cái tông chỉ của Kinh nầy : Kinh nầy lấy cái trí quán chiếu bát nhã làm tông chỉ, nghĩa đã giải ở trước, tức như kinh đây về nghĩa của các : chữ quán, chữ chiếu kiến, và nghĩa của chữ y của câu "y bát nhã"....đều là chính tông chỉ của Tâm kinh.
Tông : tông yếu, tông thú, nguyên bởi Chơn không (chơn như tâm) lẽ có là không hình tướng, không danh từ, chẳng phải dùng lời nói, để ý nghĩ mà có thể đúng đến đâu, chỉ cốt là cái "trí vô phân biệt" mới có thể soi xét thấu được.
Lại "thực tướng Bát nhã" là Lý Như Như "quán chiếu bát nhã" là Trí Như Như. Vì ngoài Trí không Như, ngoài Như không Trí, bởi ngay nơi Trí tức là Như, ngay nơi Như tức là Trí. Đồng thời năng sở đều tuyệt, đối đãi cũng vong, đến tuyệt vong cũng đều phi, đó, chính nơi chân tông để rõ chân thể của Tâm kinh hay là Chơn Như Tâm.
BIỆN DỤNG
Biện dụng là phân rành những tác dụng của tâm kinh nầy; kinh nầy lấy "phương tiện bát nhã làm diệu dụng. Phương tiện tức là Quyền Trí, vì Bồ tát dùng những cách phương tiện quyền xảo để tế độ chúng sanh. Chính trong kinh nầy về nghĩa của những câu: Độ nhứt thế khổ ách, và năng trừ nhứt thế khổ v.v.. đều là lực dụng của kinh nầy.
Lại, trước kia nói : Văn tự bát nhã, cũng tên là phương tiện bát nhã; ở đây nói lấy phương tiện bát nhã làm tác dụng thì đã thế, còn lấy "Văn tự bát nhã làm tác dụng là: bởi văn tự nó từ nơi "thật tướng" chơn như tâm lưu lộ ra, cũng tỷ như nói : chữ nghĩa do nơi tâm trí của người phát minh, chế biến, đặt để và giảng nói ra. Nay đây, là : y nơi văn nghĩa để dấy lên quán xét, là trở lại quán xét lấy "thật tướng – tâm" mà đắc lực dụng.
PHÁN GIÁO
Phán giáo là phân phán ra cho biết Tâm kinh đây nó thuộc về "giáo tướng" nào; đối với diệu chỉ : ngon nhứt của Đại thừa, thì, tâm kinh đây dùng thức ngon ấy tỷ như vị sữa chín để làm "giáo tướng" : lời của Phật giảng dạy cho lớp dưới gọi là giáo; với những lời giáo huấn như thế, phân ra làm năm thời, tám giáo gọi là tướng.
Từ khi mới thành đạo quả, cuối đến Niết bàn, Phật thuyết pháp kể có năm thời : Thứ nhứt là thời Hoa Nghiêm, diệu chỉ của htời này tỷ như sữa. Thứ nhì là thời A Hàm, pháp vị của thời nầy tỷ như hơi mùi băng lạc và vãng sữa. Thứ ba là thời phương đẳng, đạo vị của thời này tỷ như khí vị bằng sanh tộ là dầu sữa. Thứ tư là thời Bát nhã, giáo vị của thời nầy tỷ như mùi vị bằng thục tô là dầu sữa chín. Thứ năm là thời Pháp Hoa và Niết bàn, nghĩa vị của thời pháp nầy tỷ như thượng vị đề hồ là đem dầu sữa chín chưng thành ra mỡ sữa .
Bát nhã tâm kinh nầy, ở về thời thứ 4, là nó lẫn suốt cả các pháp, vì để đào thải là đãi sạch hết tánh tình chấp pháp của các Phật tử. Song, có hai nghĩa bát nhã là : cọng và bất cọng, nghĩa là một phần thì có nghĩa cọng đồng với Tiểu thừa, một phần lại chẳng chung cùng với tiểu thừa; chừ tâm kinh đây là nghĩa rất hay của Đại thừa, thế thì bất cọng bát nhã : phần bát nhã nầy chẳng chung nghĩa với tiểu thừa.
Lại, với trong bốn giáo, thời Bát nhã không nói dến Tạng giáo, chỉ kèm theo hai quyền lý là Thông giáo và biệt giáo, mà chính nói về thật lý của Viên giáo.
Ba thời thuyết pháp trước, để thích hợp với căn cơ của Tiểu thừa : đến đây lòng chúng ham mộ về Đại thừa nó càng tiến hơn, tâm đã dần dần thông thái, tỷ như sanh tô biến thành thục tộ. Với "ngũ trùng huyền nghĩa" đã tường thuật sơ lược rồi.
1,2,3,4,5. với kinh Niết bàn, Phật nói từ sữa đến để hồ là năm vị, để tỷ từ Hoa Nghiêm đến Niết bàn là năm thời. Tổ Thiên Thai Đại Sư nhơn đó chia định ra làm thứ lớp cho Kinh pháp của Như Lai đã nói trong một đời : một là để tỷ lớp lan năm thời giáo nảy nở; một là để tỷ thứ tự căn cơ thuần thục, là nói : so về giáo thì có sanh nhau, so về cơ thì đậm lợt:
1/ Nhủ vị : mùi sữa, mới từ nơi vú bò nặn ra. Ví Phật nơi ngưu, ban đầu Phật nói Hoa Nghiêm kinh, như sữa bò, bấy giờ căn cơ của nhị thừa chưa chín, lợt lạt quá, như là sữa sống. 2/Lạc vĩ : lấy từ nơi sữa sống ra, nghĩa là sữa lấy ra khỏi vú, để nguội, nó đóng váng, gợt lấy váng ấy, gọi Lạc. Để ví rừng : sau thời Hoa Nghiêm, Phật nói Kinh A Hàm, chúng nghe kinh A hàm, là làm cơ tiểu thừa. 3/ Sanh tô vị : Lại từ nơi lạc chế biến ra.nghĩa là lấy lạc nấu vừa nấu vừa khuấy một chập, để nguội, đóng lớp mỏng trên mặt như tàu hủ ky, vớt lấy lớp váng đó, gọi là vị sanh tô. Để tỷ rằng : sau thời A Hàm, Phật nói kinh Phương đẳng, căn cơ tiểu thừa đã thục, để tiến làm cơ về thông giáo của Đại thừa. 4/ Thục tô vị : lại là lấy sanh tô để chế luyện cho tinh thêm, để dụ sau thời phương đẳng, Phật nói Kinh Bát Nhã căn cơ của Thông giáo đã thục mà làm cái cơ biệt giáo của Đại thừa. 5/ đề hồ vị : lại lấy vị thục tô để chưng chế mà thành vị đề hồ : từ chất sữa đem nấu chưng chế đến bốn lần là thành đề hồ. Để ví dụ rằng :sau thời Bát Nhã Phật nói hai bộ Kinh Pháp Hoa và Niết bàn, bấy giờ căn cơ của Biệt giáo đã thục, tiến đến làm căn cơ Viên giáo của Đại thừa.
Kinh Niết bàn cuốn 14 nói : Tỷ như từ bò ra sữa, từ sữa chế thành ra lạc, từ lạc chế thành ra sanh tô, từ sanh tô chế thành ra thục tô, từ thục tô chế thành ra đề hồ, đề hồ là vị ngon tột bực, hễ ai uống đến, bịnh gì cũng lành, vì dẫu có vị thuốc chi hay, cũng không ngoài diệu dược đề hồ.
Phật cũng như thế : Từ Phật xuất sanah ra 12 bộ kinh, từ 12 bộ Kinh xuất sanh ra tu đa la xuất sanh ra phương đẳng kinh, từ phương đẳng xuất sanh ra bát nhã ba la mật, từ bát nhã ba la mật xuất sanh ra đại Niết bàn. Dường như đề hồ. Các Thánh Thinh Văn tỷ như sữa : Các Thánh Duyên Giác tỷ như lạc; người hành đạo bồ tát, tỷ như sanh tô thục tô; chư Phật Thế Tôn tỷ như đề hồ, đó là Nhân. Hoa nghiêm, A Hàm, Phương đẳng, bát nhã, Pháp hoa, Niết bàn, đó là pháp, nên dụ ngũ vị có nhơn và pháp.
Ngũ thời bát giáo : Đấy là Thiên thai thành lập : Từ thời Hoa Nghiêm đến thời Niết bàn là ngũ thời; từ giáo hóa pháp và tứ giáo hóa nghi là bát giáo.
Hóa pháp bốn giáo 1/ Tam tạng giáo : 3 tạng kinh luật, luận, bộ loại riêng rành, nói về pháp tứ đế bằng nghĩa nhơn duyên sanh diệt, phần chính là để dạy hành Nhị thừa tức các Thánh Thinh văn, Duyên giác, phần phụ cập là để dạy nói qua các Thánh mới tiến học bồ tát đạo 2/ Thông giáo : nói về nghĩa bốn chân đế bằng lẽ tức không vô sanh, khiến cho thông với ba thừa để đồng học cả, nhưng lấy bồ tát làm chánh căn cơ, Nhị thừa Thinh Văn Duyên giác làm bàng căn cơ 3/ Biệt giáo : Với nhị thừa chẳng đồng trình độ, nên phải riêng biệtđối với bồ tát để nói pháp đại thừa vô lượng 4/ Viên giáo : đối với các bồ tát bực tối thượng lợi căn, để nói pháp bằng sự lý viên dung nhau, kêu là Trung đạo thực tướng. Bốn giáo trên là : vì làm pháp môn để hóa độ chúng sanh được lợi ích, nên nói "Hóa pháp tứ giáo".
Hóa nghi tứ giáo : Dùng Hóa pháp kia làm cái pháp nghi thức để khai thị cho chúng sanh, nên gọi là Hóa nghi tứ giáo : 1/ Đốn giáo : đối với căn cơ đốn đại, thì đốn thuyết những pháp lớn về biệt giáo, Viên giáo, như thời Kinh Hoa Nghiêm đấy. 2/ Tiệm giáo: đối với tiệm cơ, phải dần dần theo thứ lớp để nói ra bốn giáo của Hóa pháp, như giáo tướng nói ba thời ở Lộc viên, Phương đẳng, và Bát nhã đấy 3/ Bí mật giáo : đối với căn cơ của một hạng người, nói ra pháp bí mật; khiến cho người trong một hội tự tha đều biết lẫn nhau, đó là do nơi pháp lực bất tư nghì nói : thân, khẩu, ý của đức Như Lai. 4/ Bất định giáo : với trong một pháp hội, nói ra một pháp, khiến cho mỗi người tuy đồng nghe mà lãnh hội thì mỗi người lại hiểu mỗi khác, hoặc có đặng ít, hoặc không đặng ít. Số là : tứ giáo hóa pháp tỷ như vị thuốc, còn tứ giáo hóa nghi thì ví như một phương thuốc, họp thành bát giáo là thế. Sách chỉ quán nghĩa lệ nói : Đốn cả tứ giáo là Hóa nghi của Phật, Tạng cả tứ giáo là Hóa pháp của Phật.
ĐƯỜNG TAM TẠNG PHÁP SƯ HUYỀN TRANG DỊCH
Đời Đường, Thầy Tam Tạng Pháp sư hiệu Huyền Trang dịch tâm kinh này.
Đường : Họ Lý tên Uyên, tự là Thúc Đức, ông lý Uyên làm quan nhà Tùy (589 – 617), chịu vua cung Đế nhường ngôi mà có thiên hạ, đóng đô thành Trường an, lập quốc hiệu là Đường (618 – 905)
Tam Tạng : Tạng Kinh, tạng luật, tạng luận ; học thuộc lòng, hiểu suốt cả giáo pháp của ba tạng cũng như ba kho sách, làm sư phạm cả chúng nhơn, nên được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.
Vốn tên làVi. Hiệu là Huyền Trân, cháu chắt của ông Thái Khưu trần trọng Cung đời nhà Hán. Đến đời con cháu đời đi ở xứ Hầu thị, huyện Lạc châu, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ bị túng cùng ! sớm thông tam học Giới, Định, Tuệ. Năm lên 15 tuổi, cùng đi với anh là Trường Tiệp Pháp Sư đến nhập chúng nơi chùa Trang Nghiêm, tại thủ đô Tràng An, làm Môn hạ của Ngài Đạo Cơ, giữa tiệc luận pháp, được chúng khẩu hoan nghinh là bực anh hùng, nhơn lại có cái chí nguyện du học Tây vực để tìm thêm sách Phật.
Năm lên 29 tuổi, Sư bèn mạnh dạn một mình đến tận cửa khuyết, dâng chương biểu để tỏ bày chí nguyện trên, nhưng các quan ở đây không sẵn lòng vì thông tin hướng dẫn vào tâu. Sư liền tách dấu Kinh đô, đến dạo lan khắp các xứ của nước Thổ phồn như : Tây Tạng, Thanh hải, Cam túc, Tứ xuyên, Vân nam để học các thứ sách và các thứ tiếng.
Năm Trinh quán thứ 3 là năm Kỷ Sửu (629) tại đất Kinh sư xảy gặp tai biến. Vua ra sắc lịnh : Cho kẻ đạo gnười tục đều được tùy tiện với phương nào khỏi mất mùa thì đến đó tự sống, ngõ hầu bớt sự thiếu hụt cho kinh đô, nhơn đó dân chúng phải tản cư tứ hướng, thừa dịp Sư được sang Tây vực.
Đến nước Kế Tân (nay là Khắc thập mễ nhĩ) gặp khoảng đường rất nhiều hổ báo, hiểm trở, không thể qua đặng, Sư chẳng biết làm sao đi ! Sư đóng cửa ngồi nghỉ. Đến tốim mở cửa, Sư thấy một ông Sư già, đầu mặt lở lói, mình vóc tươm mủ máu, ngồi cao nghệu một mình, chẳng biết Sư già từ đâu đến. Trán sư liền lạy cầu khẩn. Lão bịnh Tăng liền truyền miệng cho bổn Tâm kinh, bảo tụng; Sư vân lời thường đọc, nên sự băng qua sông núi dễ dàng và tránh khỏi độc trùng, ác thú.
Khi đến Aán độ, Sư được quốc vương Giới Nhật hoan nghinh sùng bái, vì cả Luận sư của 18 nước không ai đối đáp hơn ngài nổi ! Sư dạo khắp 5 xứ Aán độ, thỉnh được các phạm bổn....đến năm Trinh quán 19 (645) là năm Aát Tỵ, ngài trở về Kinh sư. Vua Thái Tôn thỉnh Sư trụ Trì chùa Hoằng Phúc, và rước vào ở Ngọc Hoa, để phiên dịch kinh tạng...thành phần được 73 bộ, kể có 1.330 cuốn....
Với Tâm kinh đây kể có 5 nhà dịch 1/ Ngài La Thập dịch tên là "Ma ha Bát nhã ba la mật đại minh chú Kinh: 2/ Trán Sư dịch, tức là bổn "Bát nhã ba la mật đa tâm kinh" này; 3/ Bát nhã lợi ngôn dịch, tên Kinh đồng với bổn này; 4/ Tổng pháp Nguyệt dịch, tên là "Phổ biến tạng Bát nhã ba la mật đa kinh 5/ Ngài Thi Hộ dịch, tên là "Phật thuyết Thánh mẫu Bát nhã ba la mật đa tâm kinh". Nhưng về chỗ truyền trao đọc tụng từ xưa đến nay đều sùng thượng bổn dịch của Ngài Huyền Trán.
Bổn Tâm kinh đây, trước đầu chẳng có năm sự về tựa chứng tín; ba Bổn của ba nhà dịch đều có cả phần : tự phần, chánh phần, lưu thông. Ba bổn kia nói : Đức Phật ở non Linh Thứu, với một ngàn hai trăm năm mươi người, và các vị Bồ tát, thiên long bát bộ đều hội họp.
Bấy giờ, Phật vào định "thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp tam muội". Bấy giờ, thính giả ngơ ngáo, vì không do đâu để nghe pháp ! Thành thử Tôn giả Xá Lợi Phất mới hỏi, đức Quan Tự Tại Bồ Tát nói Bát nhã tâm kinh này.
Bổn dịch đời Tống lại nói : Khi đức Quan Tự Tại Bồ Tát nói Kinh đây rồi, từ pháp tam muội xuất định. Phật tán thán rằng : Hay thay ! hay thay ! đúng như lời của Quan Tự Tại đã nói". Nay kinh đây thể theo văn dón gọn, nên bớt mấy phần tự chứng, lưu thông kia.
Song, trong Đại Phẩm bát nhã có một đoạn văn, phần lớn cũng đồng với Kinh nay đây, đã có ngài Long Thụ thích nghĩa ai muốn cần rộng thì tìm lấy để xét.
Quán tự tại Bồ tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thế khổ ách :
Thuở đức Quan Tự Tại Bồ Tát tu hành đã tiến sâu đến chỗ trí huệ bên kia bờ, ngài soi thấy cả năm uẩn đều không, nên độ được tất cả khổ ách.
Đấy là lời tự khởi của nhà kết tập kinh này, sơ lược kể bày nghĩa của ba bát nhã : Tự tại và không là nghĩa của "Thật tướng bát nhã" Quan và chiếu kiến là nghĩa của "Quán chiếu Bát nhã" Hành thâm...độ nhứt thế khổ ách là nghĩa của "Phương tiện bát nhã".
Quan Tự Tại tức là Quan Thế Âm, nhơn vì có ông Xá Lợi Phất thưa hỏi, nên đức Bồ tát nói kinh này. Quan : Quán chiếu; Tự tại : lý thật tướng của chơn như tâm. Chơn như lẽ vô vi, nghĩa là không tạo tác, không hình tướng, không phân biệt, nên nó không ngã vào con số nào, và danh tự gì cả, vì nó lìa hẳn những hình tướng : chướng ngại, phiền não, và các tướng hý luận chấp "có" bác "Không" chấp "không" bác "có" giữa vật với tâm; hết thấy điều điên đảo là : không thường hcấp là thường, không lạc chấplà lạc, ngã tịnh cũng thế, cho đến lìa luôn cái tướng Niết bàn nữa. Không vướng mắc vào điều gì bằng một mảy lông, sợi tơ giữa sự vật, nên gọi là "tự tại".
Lại, Quan là cái trí năng quan, Tự tại là cái cảnh sở quan, Trí thì khôn sáng chẳng mê muội, vì thể nó vắng lặng, mà dụng nó thường soi. Tỷ như nhựt cầu khắp rọi mà không chọn lựa, nên ba đời suốt tỏ, mười phương không sót. Cảnh thì tánh thật chân như, soi làm thường vắng, từ xưa chẳng đổi, vì thỉ chung vẫn như như, như nước lóng đứng trong sạch khắp giáp pháp giới.
Tức là Trí, tức là cảnh, vì tùy duyên sự tướng mà chẳng biến đổi tánh chơn như; tức tà cảnh, tức là trí, vì chẳng biến đổi tánh chơn như mà tùy duyên sự tướng.
Bồ tát xét thấy cái thân ngũ uẩn không thực có, với một cái đã không, thì tất ả cái gì khác cũng đều là không thực có, là cái không vi diệu tự tại, đó là chiếu về lý; dấy cái lòng đồng thể đại bi, tùy theo cơ duyên, để cứu độ khổ ách cho tất cả chúng sanh, khiến chúng đều cũng đắc tự tại, đólà chiếu về cơ. Bởi vì chúng sanh với Bồ tát chẳng phải là hai cái thể tự tại, nên gọi là đồng thể, kẻ tiên giác phải nhắc thức cho người hậu giác, khiến cho hậu giác trở nên đồng với tiên giác này thôi.
Lại nữa, chiếu về lý, tức là xét soi nơi cơ, soi xét nơi căn cơ tức là chiếu lý. Công và hành đã sâu, thì tự với tha đều đắc tự tại bồ đê,f thế gọi là bồ tát hạnh. Cái cảnh sở hành của bồ tát, là cần phải thực hành pháp lục độ, vì để tự độ và độ tha.
Bát nhã tức trí tuệ, mà có cái trí bổn giác, và trí thỉ giác (chúng sanh vốn đủ tánh chơn minh, chẳng mượn công tu mới đặng, đó là Bổn giác; hiện giờ một niệm soi xét trở lại mà dấy công tu hành đó, là thỉ giác). Chúng sanh dù sẵn đã trí bổn giác, mà nếu không có trí thỉ giác, thì cái trí bổn giác bị toàn mê, vì chưa minh tâm kiến tánh. Với trí thỉ giác, các thánh nhơn bực nhị thừa tuy đã có, nhưng trí bổn giác hãy còn mê, vì đoạn trừ chưa hết phiền não hoặc chướng. Các thánh Bồ tát thì hai trí giác đều đồng thời chói dọi nhau, chính giờ nào vẫn cũng sờ sờ, vì ngũ uẩn giai không, nên chẳng còn cách ấm hơn mê nữa. Các đức Như lai, thỉ giác đã họp nhứt với bổn giác hoàn toàn soi sáng mà vẫn vắng lặng, vắng mà trọn soi. Nay đây, đức Quan Tự tại công hành đã thâm, trí thỉ giác trí bổn giác đều rỡ ràng, đổi sanh tử làm Niết bàn, cách mạng phiền não làm bồ đề. Niết bàn là lý, bồ đề là Trí, trí lý bặt lẫn, thì chỗ nào lại phi bỉ ngạn ư ?
Chiếu kiến : Soi thấy, chiếu là ba trí, kiến là năm nhãn. Nghĩa là với pháp tu "Không quán", thì, trí và hành đã thâm đoạn trừ hết kiến hoặc từ hoặc (sự nhận thấy và suy nghĩ đều lầm lạc) để rõ ra cái nhứt thế trí (Trí của Thinh văn, Duyên giác: biết được tổng tướng của nhứt thế pháp; tổng tướng tức là cái không tướng) mà "huệ nhãn" được sáng suốt, nên thấy đặng cái bỉ ngạn rằng chư pháp (sự sự vật vật cũng như vũ trụ vạn hữu) tức là lý chân đế. Với pháp tu "giả quán" tri và hành đã thâm, dứt hết những mê hoặc là trần sa phiền não, để tỏ rạng cái đạo chủng trí ra (trí của Bồ tát: biết được tất cả đạo pháp của mỗi mỗi soi khác) mà "pháp nhãn" được suốt, nên thấy đặng cái bỉ ngạn bằng chư pháp tức là lý tục đế. Với pháp tu "Trung quán" tri và hành đã thâm dứt sạch cái mê hoặc vô minh, để rỡ bày ra cái nhứt thế chủng trí (trí của Phật : tròn sáng, thông suốt tất cả chủng pháp của tổng tướng, biệt tướng để dạy chúng dứt hoặc chứng chơn, lại hay biết được những nhơn chủng của tất cả chúng sanh) mà "Phật nhãn" tròn sáng, thấy suốt cái bỉ ngạn bằng chư pháp tức là lẽ viên diệu tuyệt đãi của Trung đế. Tức nhiên nhục nhãn, thiên nhãn đều phải thanh tịnh sáng suốt luôn, chẳng cần đợi nói.
Ngũ uẩn : năm món chứa dựa. 1/ sắc uẩn, nghĩa là cái căn thân của mỗi người làm phần nội sắc, tức những tế bào, bốn nguyên tố là vật chất hữu hình trong thân thể, nên gọi là nội sắc; cả miền đại địa khí giới là phần ngoài sắc, là những hiện tượng thiên sai vạn biệt giữa vũ trụ. Còn bốn uẩn nữa là thụ, tưởng, hành, thức sẽ thấy giải ở dưới. Một cái trước là hình sắc, bốn cái sau thuộc về tâm lý là những cái pháp vô hình. Tân dịch là uẩn, cựu dịch là ấm : chứa dựa (uẩn) năm chúng, che phủ 9ấm) cái chơn không thật tướng (chơn tâm).
Song, đức bồ tát ngài hciếu thấy 5 uẩn đều hư huyễn chẳng thiệt có, tỷ như trăng dưới nước, hoa đốm giữa hư không. Cái thể năm uẩn vốn không, không tức là chơn như. Bởi không nên có thể phát khởi các diệu dụng để cứu độ được khổ ách cho tất cả chúng sanh trong thế gian và xuất thế gian. Chớ nếu mà chẳng không cũng như chẳng trống rỗng tức kín mít là bị cái có nó làm bít lấp rồi, thì đâu có thể phát khởi ra diệu dụng gì nẵa đặng để độ khổ ách ư ?
Trên đó kể bày những công dụng rộng lớn của đức bồ tát để làm lợi ích cho chúng nhơn tức là ích lợi cho mình, đã rồi. Xá lợi tử ! sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc.
Này Thu Tử ! cái có sắc tướng nó chẳng khác với cái không, cái không tướng cũng chẳng khác với cái sắc, mà sắc tức là không, không tức là sắc.
Từ đây xấp xuống đến câu "tam miệu tam bồ đề " là để nói rộng nghĩa của ba pháp bát nhã. Từ câu "sắc bất dị không" xuống đến câu "vô trí diệc vô đắc" là riêng nói rõ về nghĩa "thật tướng bát nhã" từ câu "dĩ vô sở đắc cố" đến câu "tam miệu tam bồ đề " là riêng nói rõ về nghĩa hai pháp "quán chiếu bát nhã phương tiện bát nhã".
Trong nghĩa ban sơ, từ sắc bất dị không đến thụ tưởng hành thức đó, lànói rõ về "năm uẩn đều không". Bởi vì trong khi ý tâm đối với sắc cảnh, chúng sanh ưa chấp trước lấy, để phân biệt là : thuận thì thương yêu, nghịch thì ghét bỏ...thành thử mới có những cảnh tượng khí giới, căn thân giữa chín cõi trưng bày ra bằng cách mê vọng; chớ có biết đâu rằng : Trong tánh chơn không vốn chẳng có cái tướng của tâm bằng thụ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng có cái tướng của sắc bằng địa, thủy, hỏa, phong ; nguyên độc nhứt là cái "thanh tịnh chơn như" (Phật tánh) thể nó vẫn sạch làu, sáng rỡ rỡ, nghĩa là cái tánh Phật nó vốn riêng toàn một thể sáng sạch, chứ chẳng có một ti một hào gì bằng tình trần, thế thì đâu có ngũ uẩn? Thật là chỗ gọi rằng: muôn dặm không mây muôn dậm trời. Nếu đã có một vọng niệm từ trước, thì cín cõi, năm uẩn kia bỗng nhiên vọng ảo sanh ra. Người xưa nói : Vừa mống một niệm vọng thì mây bạc muôn dặm, chính là nghĩa trên đây.
Sắc : Khí giới (thế giới) và căn thân (thân hình của mọi loài) giữa chín cõi, tức là năm căn : nhãn, nhỉ, tỹ, thiệt, thân; sáu trần :sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Không : Chơn không diệu tánh, tức là cái thể của "pháp giới đại tổng tướng pháp môn". Số là: Sắc pháp ấy nó chỉ là cái cảnh sở hiện của nhứt tâm, lìa tâm ra, nó chẳng có tự thể. Thế mà chúng sanh trong lục đạo lại lấy cũng như nhận làm thật sắc (vật chất hay duy vật và thật tế). Nhị thừa thánh nhơn duy đã lìa sắc pháp, cũng như không dính mắc vật chất, nhưng hãy còn sa lệch nơi cái không. Bồ tát đã giác ngộ : sắc và không đều chẳng khác gì với nhau. Duy chỉ có bổn Phật và chư Phật mới dung hòa lẫn hết pháp giới sắc và tâm nguyên đồng một thể không còn phân biệt. Chính thực là : tình với vô tình cọng thành Phật đạo rồi.
Kinh Lăng Nghiêm nói : "Sắc nó dung hòa lẫn nhau với không, vì rằng sắc là sắc của Tạng tánh sẵn đủ, thì sắc tức là không của chơn thể; không là không của Tạng tánh sẵn đủ, thì không tức là không của chơn thể. So về thể thì thể nó nguyên vẫn thanh tịnh sẵn sàng, so về dụng thì dụng nó khắp giáp cả trong căn thân lẫn ngoài khí giới. Thế nhưng chỉ một đại để thành pháp giới, chẳng phải là chẳng đủ, mà gồm cả 7 đại cũng để thành pháp giới, chẳng là có dư. Sỡ dĩ tánh Như lai tạng nó tùy theo những cái tâm tịnh hay nhiễm của mỗi chúng sanh mà thị hiện ra, để cho ưng họp với cái lượng của sở tri của chúng đó thôi.
Thế nên, hễ cố ý chấp đến, thì mỗi một mảy trần cũng ngăn cách nhau, còn hòa lẫn được thì mỗi một vật sắc vẫn viên thông cả.
Ngài U Khê nói : "Sắc tức là không, đây khắp pháp giới đâu chẳng là chơn không; không tức là sắc, đấy tột pháp giới đâu chẳng là diệu hữu" thật thế. Nếu chúng sanh chấp bậy ; cho ngũ uẩn là vật có thật, thì nên dùng nghĩa của câu sắc bất dị không để phá lòng chấp có; các thánh nhơn trong nhị thừa đã lìa được điều chấp có sắc, lại sa bên chấp không, nên dùng nghĩa câu không bất dị sắc để phá lòng chấp không. Với các thánh Bồ tát bực quyền thừa hoặc đắm mắc nơi hai bên là có và không, hoặc chỉ chấp cứng ở chính giữa là phi có phi không, nên ngài thuyết ra nghĩa của hai câu sắc tức là không, không tức là sắc để khai hóa cho Bồ tát ấy cải cách cái tâm chấp đó đi. Số là, chơn không (là Tâm, vì nó chẳng có hình tướng, nên gọi là "không", không vọng niệm, nên gọi là "chơn" tức là Diệu hữu (với cái có lòng chẳng mê chấp làm thiệt có, nên cái có thành diệu), diệu hữu tức là chơn không. Chớ như, nếu còn phân biệt mà mê chấp là thiệt có, thì cái có ấy đâu được gọi là Diệu ! đã phi diệu rồi thì làm gì với "có tức không", đồng thời với "không tức có" cho đặng ư ?
Lời thuật văn rằng : Với sắc mà tức là không, thì sắc ấy phi thiệt có, với không mà tức là sắc, thì không ấy phi thiệt không. Phi có phi không, chính nơi thể nó tuyệt hẳn, thế không lìa hai bên; mà rõ bày ngay cái lẽ "với đâu cũng vẫn đều được trung tâm điểm cả". Cao cả thay ! Với đạo lý viên dung có thể mà nghĩ suy bàn tính gì được đây chăng ?
Thụ tưởng hành thức phục diệc như thị.
Với Thu, Tưởng, Hành và Thức này, nghĩa cũng lại như thế.
Cả 4 uẩn đây cũng so theo phương pháp phá chấp sắc uẩn trên để phá. Nghĩa là : Thụ chẳng khác với không, không chẳng khác với thụ, vị thụ tức là không, không tức là thụ. Còn 3 uẩn : Tưởng, Hành và thức cũng như thế.
Thuï : Trong những khi 5 căn đối với 5 trần, liền có 5 thức (5 giác quan cảm chịu) lãnh nạp lấy 5 cảnh trần, như : mắt nhận biết sắc trần, tai nhận biết thinh trần v.v...
Tưởng : Là ý thức thứ 6 nó cảm tình lấy những tướng mạo của 5 trần cảnh, tỷ như : cùng nói chuyện ăn me chua, mà trong miệng tự nhiên chảy nước miếng.
Hành : là thức thứ 7 hằng chấp lấy phần thấy, biết của thức thứ 8 để làm ngã ái của nó, rồi mỗi niệm cưng yêu luôn không phút nào rời tự ái.
Thức : Thức thứ 8 mặc ý nó rõ rành tánh cảnh của thức, mà nó chẳng kèm theo danh mục và ngôn cú cũng như danh ngôn chủng tử, tức là hiện tượng. Thức là Tâm vương, Thụ, Tưởng, Hành là Tâm sở, vì những khi đối cảnh thì Tâm vương và tâm sở ắt phải tương ứng với nhau để sanh khởi.
Song, cả 5 uẩn đều là món huyễn vọng trên thể tự chứng phần của chơn như, phải biết rằng uẩn chẳng khác không, không chẳng khác uẩn, vì uẩn tức là không, không tức là uẩn. Lại nên biết : người mà mê chấp, thì uẩn tỷ như nước kết làm giá, người mà giác ngộ, thì uẩn ví như giá trở lại thành nước. Nước là dụ tâm chơn không, giá là thí tỷ năm uẩn.
Xá lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt,, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Nầy Xá lợi Phất : Cái "không tướng" của các pháp này, nó chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Đây là nó rõ cái không tướng của các pháp, tánh nó tuyệt hẳn nghĩa đối đãi. Chư pháp tức là các pháp : 5 uẩn trên, và dưới đây như 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyên và 4 đế. Số là : trong tánh chơn không rõ ra thì chẳng thể có các pháp gì cả, bởi mê quên đi nên in tuồng như có nên nó là không tướng. Đã không có các pháp thì chính nơi thể nó bất sanh, với sanh đã chẳng sanh, thì với diệt cũng chẳng có diệt, nên nó là bất sanh bất diệt. Chúng sanh trong 9 cói còn đương mê vọng chưa giác ngộ, bị vọng tưởng làm ra cấu uế, chớ cái tánh chơn không thì chẳng có một ty một hào để noi theo điều hư vọng nên nói là bất cấu. Cõi Phật thì Phật đã ba giác viên mãn, chẳng có mê vọng, vì đã chứng cái thể thanh tịnh, mà cũng trọn đủ những tác dụng của chín cõi kia, là vì để tùy duyên, kêu bằng Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác, nên nói là bất tịnh. Bởi vì chúng sanh cũng đồng thể với Phật, nên sanh va Phật đều lẫn nhau đủ tác dụng cả mười cõi, không thiếu không dư, vì đồng chung một thể viên mãn; hễ với tác dụng mà tịnh, là giác tức Phật, còn tác dụng mà nhiễm, là mê tức chúng sanh, thế khác nhau chỉ vì mê với giác, là bởi tác dụng nhiễm với tịnh, chứ nguyên lai thì cũng vẫn đồng thể ấy, nên gọi là ở 4 thánh thể ấy bất tăng, ở sáu phàm thể ấy cũng bất giảm, là duyên cớ như thế.
Sáu chữ bất trên, nghĩa nó chính là rõ ngay cái tâm thể tuyệt đãi của mỗi người, sở dĩ người mà đã tỏ ngộ được tâm thể đó rồi, thì với chữ nào cũng đều là tâm kinh và chỗ mô chỗ cung toàn là tự tại. Tỷ rằng : Dặm, dặm trời xanh riêng lồng lộng; sông, sông trăng rọi khắp ngời ngời.
Thị cố không trung vô sắc, vô thụ tưởng hành thức.
Thế nên trong chơn không nó không có : sắc, thụ, tưởng hành và thức.
Đã là kết cuộc nói năm uẩn không có. Các uẩn pháp đều là bởi nhơn duyên hòa họp lại, cũng như nói đủ nguyên liệu chung lại, mới có pháp sanh ra nó bằng cách hư vọng, đến khí các nhơn duyên kia lìa riêng ra, thì nó cũng tiêu diệt đi bằng cách giả dối. Ai đã tỏ ngộ được chơn tánh ròi, thì biết nhơn duyên nó vẫn không.
Oâng Phó Đại Sĩ nói : "Tin được tự tâm từ bao giờ cho đến bao giờ nó vẫn thanh tịnh, đủ có chơn tánh bát nhã, thể nó kiên cố thường còn, mà phi huyễn hóa cũng chẳng phải giả dối, không sanh không diệt, nên bảo nó là "thật tướng"
Đối với Y báo (y báo tức là các chỗ ở và những tài vật cần dùng giữa 10 cõi, để làm cảnh sở y cho báo thân) chánh báo (tức là những báo thân của 6 hạng Phàm, 4 bực Thánh giữa 10 cõi) trong mười cõi, chỉ có hai chữ "Sắc tâm" là bao quát được hết cả; với "sắc tâm", chư Phật đã giác ngộ được rồi, nên sắc nó không làm chướng ngại gì với Tâm được; chúng sanh còn mê muội nên bị nó làm cách ngại nhau giữa Sắc Tâm !
Hễ mê tâm thì tâm bị ngu muội (nghĩa là Hoặc tối tăm trầm trọng, hoặc phóng túng tán loạn, chấp cứng lấy thành kiến mà không tiến triển hóa thông, hoặc có nghe mà chẳng giác ngộ, hoặc chấp nơi thường kiến là linh hồn và chúa tạo vật đều sống mãi, hoặc chấp lấy đoạn kiến là chỉ có vật chất, chết rồi mất hẳn, không tội phước nhơn quả....những hạng ấy đều vì chẳng giác ngộ được tâm vốn vắng lặng); mê sắc thì bị sắc cuốn (nghĩa là đối với 5 trần cảnh và các sự tướng và sanh tâm tham muốn tiếc thương, đã chẳng biết sắc là một vật huyễn hóa lại còn mải miết suốt ngày rượt tìm), nên Phật ngài đặc biệt mở ra 4 câu dưới đây, để đánh tiêu các sự mê chấp kia :
Vì kẻ mê tâm nhiều, mê sắc ít, Phật thuyết pháp ngũ ấm bằng cách mở tâm ra làm 4 uẩn, hiệp sắc lại một uẩn.
Vì người mê sắc nhiều, mê tâm ít, Phật thuyết pháp 12 nhập bằng cách mở sắc ra làm 5 căn, hiệp tâm lại làm một ý nhập.
Vì chúng nào với sắc tâm đều đồng mê, Phật thuyết pháp 18 giới bằng cách mở sắc pháp ra làm 10 giới, mở tâm pháp làm 7 giới.
Vì ai với tâm sắc đều chẳng mê, thì Phật ngài thuyết pháp bằng chỉ nói ngay sắc tâm, mà họ nghe liền đặng suốt thông chẳng còn gì nghi ngại cả.
Đối với pháp ngũ uẩn, mà Phật ngài thuyết ra bằng ba cách : một "hiệp sắc mở tâm", hai "hiệp tâm mở sắc", ba "Tâm sắc đều mở" như trên đó;
Hỏi : Nếu chỉ có chơn không mà thôi, chớ không có 5 uẩn, 12 nhập và 18 giới gì hết, thế thì đâu có thể phát khởi ra tác dụng ư ?
Đáp : Kinh nói : Nếu có thể chuyển được vật chất (như đi bộ trên sông chẳng chìm, vào lửa không cháy....cảm hóa độc trùng, ác thú làm đệ tử đắc lực....) cũng như chuyển thức thành trí tức nhiên người ấy đồng thể với Phật, nghĩa là thân tâm đều viên minh, căn trần đồng thanh tịnh...chưa hề xê xích ra khỏi chùa, mà với trên đầu một mảy lông nào nó bao hàm cả mười phương cõi nước. Bởi thế, mỗi căn lẫn khắp, trọn trùm cả pháp giới; mỗi trần chứa dung cả căn trần 10 phương, thế đều là do cái trí phổ quang minh trong tự tánh, bởi đã chuyển đổi được vật sắc, thì cảnh tức là tâm, nên sắc pháp nó không chướng ngại với tâm pháp nữa. Thì đại dụng hiện tiền (như Đức Minh Không chữa bịnh Vua Lý Thần Tôn hóa cọp, và mang một tai mà thồn hết kho đồng mà ngồi trên chiếc nón qua sông không chìm, tháy ghi ở sách "Thiền uyển tập anh" Đức Hoa Lâm Hòa Thượng có hai đệ tử bằng cọp tên là Đại Không, Tiểu không, thấy chép trong lời âm nghĩa sách Quy ngươn) chỉ nhơn vì với chúng sanh tâm còn chấp trước, thì chẳng đặng chẳng phá chấp, sỡ dĩ với vạn duyên đều buông xuống lại buông xuống nữa, với chỗ không còn gì buông xuống, lại buông xuống luôn nữa, thế mới là triệt để hỷ xả, cũng như hí sanh chính như đứng chỗ vực thẳm buông tay bước tới, vậy mới là triệt để phá chấp, vì với tánh mạng còn không tiếc, huống là còn chấp trước gì ? người mà phá chấp đã cực điểm đến thế, thì với thập phương hư không, đều là diệu dụng vô ngại, giơ lên một mảy lông, là nóimó tay vào một việc nhỏ nhứt đi nữa, đâu chẳng là suốt lẫn với diệu tánh, cũng như ngoài không cảnh, người học Phật mà tiến đến trình độ cứu cách đó, mới được hiểu nổi câu "tình dữ vô tình cọng thành Phật đạo" và chơn thật nghĩa của câu ấy mới được thật hiện.
Vô minh, diệt vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệt vô lão tử tận :
Tánh chơn không nó chẳng có cái vô minh, cũng không luôn cái vô minh đã hết ; nhẫn đến nó chẳng có cái lão tử, cũng không luôn cái lão tử đã hết.
Đây nói rõ 12 nhân duyên đều không cả, vì các thánh duyên giác nguyên do nơi pháp đây để chứng ngộ đạo quả Bích Chi Phật.
Những điều để đưa đến cảm chịu kết quả gọi là Nhơn, những cái mà để giúp cho Nhơn được thực hiện là Duyên.
Lại, nhơn là hột giống năng sanh, Duyên là cái cảnh sở sanh.
1/ Vô minh không sáng; vô minh tức là cái điều mê hoặc : Do nổi lên một niệm bậy làm mê lửng cái chơn không diệu tánh không còn sáng suốt của trí huệ nên bảo nó là vô minh.
2/ Hành là hành động : tức là chỗ tạo nghiệp thập thiện hay thập ác về thời quá khứ. Vô minh là Hoặc đạo, nghiệp là nghiệp đạo : Do cái mê hoặc, mà gây ra hành nghiệp, nên nói vô minh duyên hành : cái vô minh nó chuyền leo qua cái hành.
3/ Thức hiểu bằng cách phân biệt về những cảnh theo nghiệp sở hiện ra, đấy cái niệm giác quan bằng cách điên đảo. Điên đảo : Nếu định nghiệp sắp sanh làm con trai, thì trung ấm thân nó dấy niệm thương mẹ, ghét cha, đối với khi cặp phu phụ đương hành dâm sắp làm cha mẹ nó; lại nữa, rồi đến, nó tưởng chính nó hành dâm với người đàn bà đó, chớ nó không tưởng có người đàn ông thứ hai. Còn định nghiệp sắp làm con gái, thì niệm tưởng thương hành dâm điên đảo trái lại với trên Kêu bằng nhơn lòng yêu làm hột giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào thai mẹ, nên nó là hành duyên thức : Cái hành nó chuyên níu qua cái thức.
4/ Danh sắc : Danh là tên, chỉ có cái tên, chớ chẳng có cái hình ; sắc là vật chất hữu hình. Thần thức nó đã gá vào bào thai (khi dấy niệm điên đảo để hành dâm giữa 3 chúng sanh ấy, cái ái tình đều đến cực diểm, bấy giờ tnhf cha, huyết mẹ bắn ra thần thức của kẻ sắp làm con nó bị 3 diễn lực dâm dục hít lẫn nhập cục với nhau như một điểm hồ đặt ở trong tử cung,. Thức ấy là tinh thần, tinh huyết ấy là vật chất, bấy giờ trong cái bào thai nó có 3 nguyên tố : một là cái mạng sống có kỳ hạn cảu cái thai sanh ấy 2 là cái hơi ấm, tức sức ôn độ của 3 dục hỏa kia nó lẫn giữa khối tinh huyết ấy, kêu bằng "Nhứt điểm chơn dương", vì có sức nóng ấy duy trì, nên tiên thiên khí huyết kia không bị nguội nữa ; 3 thức : Tánh biết; tức a lại da thức, khi đầu thai, thức nầy đến trước nhứt rồi nó lần hồi nảy sinh ra 7 thức kia; Thức tâm gọi là Danh là phần vô hình ; Phôi Thai gọi là Sắc, là phần hữu hình, nên bảo là thức duyên sanh sắc : Cái thức nó leo qua cái danh sắc.
5/ Lục nhập : Sáu vào ; đã có danh là tâm, sắc là thân, thì 6 nhập trọn đủ, như sắc trần nhập với nhãn căn ; thinh trần nhập với nhĩ căn v.v.. nên nói Danh sắc duyên lục nhập : Danh sắc nó liên chuyền qua lục nhập.
6/ Xúc : Đụng chạm, tiếp xúc, cảm xúc ; đứa bé lúc ban sơ mới ra khỏi thai mẹ, đối với cảnh, cả 6 căn của nó chỉ xúc tiếp 6 trần bằng cách quá ư trẻ con, nghĩa là chưa biết phân biệt : Tốt hay xấu, sạch hay dơ, thương hay ghét, kẻ thân hay người thù gì. Nên đối với Bé lúc bấy giờ, đức Lão Tử gọi là "tánh thuần phốc": Quá ư thiệt thà : Còn Đạo Nho bảo là "tánh bổn thiện" rất hiền lành, cái yếu nghĩa mà hai nhà rất chuộng đó, nó chỉ là ngang với chữ xúc nói trên, mặc dầu căn có xúc với trần, mà chưa đủ những khả năng để phân biệt, vì các năng tánh ấy hãy còn tiềm tàng trong thức thứ 8, chưa được mấy phát triển, bởi còn thiếu công huân tập để trợ duyên ; mà chỉ có tánh năng biết khát sữa đòi bú là mạnh hơn hết, vì là cái "Câu sinh ngã chấp" nó đã thâm căn hơn. Còn các tánh tình kia thì chưa hiện hành phân biệt, nên nói lục nhập duyên xúc : Sáu nhập nó liên lạc với xúc.
7/ Thụ : Chịu : từ năm lên 5 , 6 tuổi, đến năm 12 , 13 tuổi trong thời gian đó, vì cảm xúc với hoàn cảnh, mà lãnh nạp lấy các trần hiện tiền, nhưng chỉ làm chơi vui bằng cách trẻ con vậy thôi, chớ chưa biết mưu toan gì khác, nên nói xúc duyên thụ...
Từ thức đến thụ 5 cái nhơn duyên đó, là cái khổ quả của cái thân, tức là khổ đạo (trên có hoặc đạo, nghiệp đạo, và đây khổ đạo : Bởi hoặc tạo nghiệp, có nghiệp phải chịu khổ).
8/ Aùi : Yêu, thương, năm lên 14,15 tuổi, đến 18 , 19 tuổi, vì bởi đã biét nạp thụ sự này vật nó, thì hiền nảy lòng ái nhiễm nghĩa là yêu ham điều đây, ghét chán điều đó, nên nói thụ duyên ái ; điều chịu nó níu đến điều yêu.
9/ Thủ : Lấy, dùng ; từ 20 tuổi về sau, vì bởi lòng tham ái càng ngày lại càng già dặn, nên đeo đuổi tìm kiếm khắp nơi giáp xứ, để tién thủ lấy công việc làm, ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi, non sông, nhà nước .. ..nên nói ái duyên thủ : hễ cái yếu muốn sự chi, thì nó chuyền leo đến để lấy dùng sự nấy. Hai cái ái, thủ đây thuộc về hoặc đạo.
10/ Hữu : có ; do vì cái thủ là lấy dùng, đã lấy dùng, tức có hoặc phải hay quấy, có điều phải quấy đó, tức là nguyên nhân của 3 giới. Nghĩa là nguyên nhân phải là ba thiện đạo : Thiên, nhơn, Tu la; nguyên nhân quấy là 3 ác đạo : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nên nói thủ duyên hữu : Cái chấp thủ nó duyên qua cái Hữu sanh giữa đời. Một cái Hữu đây cũng là nghiệp đạo, vì có nghiệp thiện là tam thiện đạo ; có nghiệp ác là tam ác đạo. Bởi đạo nhơn hữu thiện hữu ác, nên kết quả có dữ có lành, cũng như có tốt có xấu....
11/ Sanh : Để, mở đời sống : đã có gây cái nhơn thiện hay nhơn ác, tất phải cảm báo chịu sanh mở ra cái thân ở đời sau, nên nói Hữu duyên sanh : cái nhơn có lành có dữ, nó liên kết qua cái quả đời giàu đời nghèo.
12/ Lão tử : già chết ; mới sanh nở ra là non nước, mắt đẹp mày xinh, kế lớn, rồi già, mắt mờ da nhíu, từ trẻ đến già lắm lúc biến đổi, đến bịnh hoạn và hoại diệt là chết, nên nói sanh duyên lão tử : Cái sanh sống nó vấu níu đến cái già chết.
Hai cái nhơn duyên trên đều thuộc về khổ đạo 1/ hoặc là bị mê lầm cũng như phiền não, 2/ nghiệp là làm việc 3/ khổ là chịu thống khổ. Bởi ba lẽ đó mà phải lưu động chuyển đổi đi để chịu sanh tử trong lục đạo luân hồi, là bị quây theo môn sanh diệt ! nghĩa là thuận tình đi theo cửa xuất sanh nhập tử của lục phàm.
Nếu người có thể xem xét ngược trở lại như thế này : Cảnh khổ của Sanh tử nó lấy cái Hữu làm nhơn; Hữu nó lấy cái Thủ làm nhơn; thủ nó lấy cái Aùi làm nhơn: Aùi nó lấy cái thụ làm nhơn; thụ nó lấy cái xúc làm nhơn; Xúc nó lấy cái lục nhập làm nhơn ; Lục nhập nólấy cái danh sắc làm nhơn; Danh sắc nó lấy thức làm nhơn. Vô minh nó không có tự thể riêng của nó, nó chỉ lấy "chơn không diệu tánh" làm thể : Ma hễ đã biết cái chơn tánh thể nó hãy còn như hư không rồi, thì cái vô minh nó dựa vô đâu để sanh khởi ? Thế há phi chính nơi thể nó tức là diệu tánh của chơn không ư ? Vậy là đi lại môn hoàn diệt. Nghĩa là thuận đạo đi theo cửa siêu phàm nhập thánh của Bích Chi Phật.
Phiền não đạo....Đạo : những lẽ, hay các điều phiền não; phiền não là tên riêng của hoặc. Hoặc : lầm, như kiến hoặc, tư hoặc v.v...khổ đạo : những điều mà hiện nay ta đương chịu quả báo thống khổ, như 3 khổ, 8 khổ v.v..
Với 12 nhân duyên, cổ đức tóm tắt làm bài kệ rằng :
Vôminh, ái, thủ tam phiền não
Hành, hữu nhị chi thuộc nghiệp đạo
Tòng thức chí thụ tinh sanh tử
Thất chi đồng danh nhứt khổ đạo.
Xin tạm dịch : Ba điều phiền não : mê, yêu, lấy;
Hai cái : có, làm thuộc nghiệp quấy ;
Từ biết đến chịu và sóng, vong,
Chung kêu một khổ : bảy phần đấy. . . .
Ngoài cái danh "Thập nhị nhơn duyên" còn có các danh : thập nhị hữu chi, thập nhị trùng thành, thập nhị kinh cước, và thập nhị liên hoàn. Còn có các nhơn duyên riêng biệt với nhau bằng cách của : 3 đời, 2 đời, và một niệm. Với 12 nhân duyên : tùy ý đoạn được một cái nào, thì các cái kia đều tan rã liền; hễ cái nhơn đã đoạn, thì không còn hột giống nữa ; cái duyên đã đoạn, không còn cảnh phụ trợ. Tức thời nó hóa làm trí giác của bực Vô thượng, người học Phật đã tiến đến đó, thì với chỗ nào, đâu chẳng đắc tự tại ru ?

Vô khổ tập diệt đạo

Trong tánh chơn không nó không có : khổ, tập; diệt, đạo.
Đây nói rõ pháp tứ đế vốn không có ; các thánh trong hàng Thanh văn nguyên tu pháp nầy mà chứng A la hán.
Khổ : 3 khổ, 8 khổ
, 108 khổ, và vô lượng chư khổ, Tập : làm nghiệp, nghĩa là các phiền não của 3 cái hoặc là : kiến hoặc : chỗ nhận thấy lầm lạc; tư hoặc : điều lo nghĩ lầm lạc và vô minh hoặc : sự lầm lạc bởi si mê. Tập là tạo nhơn của chúng sanh ở thế gian, như : trời, người, thần, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh. Khổ là kết quả thế gian như lục đạo kể trên.
Đạo : giải bằng cách sơ lược là giới, định, và huệ; còn rộng ra là ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Diệt : diệt các vọng giả hữu sanh tử, chứng cái tánh chơn không niết bàn. Đạo là tu nhơn của bốn quả xuất thế gian, diệt là chứng quả các thánh xuất thế gian như Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A La hán.
Nếu tỏ ngộ được tánh chơn không, thì năm uẩn sáu nhập đều đúng với tnáh ấy, tức nhiên không còn khổ gì nữa ; trần lao là phiền não vốn thường thanh tịnh, thì không còn tập đạo đâu nữa để đoạn ; biên kiến tà kiến lại đều là trung chánh, thì chẳng còn đạo chi nữa khá tu ; sanh tử nguyên tức niết bàn, thì đâu còn tịch diệt gì nữa mà chứng. Bởi vì uẩn, nhập, khổ, tập, diệt, đạo chi chi cũng chỉ là Diệu minh chơn tánh mà thôi.
Kẻ phàm phu có xét lý mà chẳng ngẫm cho đúng; bực nhị thừa dù ngẫm đúng mà chỉ chúng được lý tánh nhơn thiệt nhưng lại sai lệch về một bên; bực bồ tát đều có xét và ngẫm lẫn suốt, mà hãy chưa tròn tột; duy có Phật thì : Với trí đâu chẳng ngẫm đúng với lý chăng chẳng hoàn toàn.

Vô trí diệc vô đắc

Tánh Chơn Không nó không cần trí cũng chẳng cần đắc gì.
Đây nói rõ hay cái chấp : Có trí, có Đắc đều bặt mất. Song với trí : Vì cần phá trừ vọng hoặc mà phải dùng đến nó. Cũng như với Binh là : Vì để dẹp giặc nên mới thiết lập ra. Chớ tánh mầu là nguyên sẵn sàng, hẳn không có ngộ hay mê gì cả ? vì nó vẫn khôn thiêng, vốn sáng suốt, thế thì đem trí dùng vào chỗ nào ? ty ûnhư : nước nhà đã bình trị rồi, thì với quân đội là chỉ để giữ gìn trật tử vậy thôi, chớ với những cuộc hành binh thì không dùng đến nữa. Nên nói rằng Vô trí : không dùng trí cũng như nói không dụng binh hay không dùng vũ lực nữa.
Đã là nguồn tánh thanh tịnh, nên chẳng cần dụng công tu và đắc gì. Nếu còn tưởng có đắc bằng một ly một hào gì, tức là hư vọng cả, nên nói là vô đắc.
Người xưa nói "Đến khi tỏ suốt lẽ đại thừa rồi, trọn không có một phép chi khả đắc" thật thế. Với thật tướng bát nhã đến đây nói rõ đã rồi.
Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa cố :
Bởi vì không sở đắc mới là bồ tát, gọi là bồ đề tát đỏa, nương nơi trí bát nhã để xét soi, mới đạt qua bên ngàn giác kia.
Từ đấy đến câu tam miệu tam bồ đề, để nói rõ về nghĩa của hai Bát nhã là quán chiếu, phương tiện.
Ba câu chánh văn trên đây, nói rõ riêng là quán chiếu bát nhã : câu đầu là thừa tiếp văn trên, và phát khởi văn dưới.
Cái thể của diệu tánh nó vẫn thanh tịnh với cảnh lục trần nó không dính mắc một tý ti gì, nên nói là vô sở đắc. Bởi vì vô sở đắc, mới chính là bồ đề tát đỏa. Chữ Y : Nương ; tức là nghĩa của quán chiếu bát nhã, là vì nó hay nương nơi trí bát nhã để xét soi, tức nhiên mới tiến đến bỉ ngạn bên bồ đề.
Bồ đề tát đỏa : Dịch : Đại đạo tâm chúng sanh (thứ chúng sanh có lòng đạo lớn), bồ đề tát đỏa, là tiếng xưng hô bằng nghĩa tự lợi lợi tha của bồ tát đối với chúng sanh; còn tân dịch là : giác hữu tình vì với "bồ đề" cựu dịch là Đạo, Tân dịch là giác; với "Tát đỏa" trước dịch là chúng sanh; sau dịch là giác; với "tát đỏa" trước dịch là chúng sanh; sau dịch là hữu tình. Giác là tự lợi, giác tha là lợi ta. Nên được chúng sanh hay hữu tình tôn xưng là bồ đề tát đỏa.
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn :
Vì nương Bát nhã để quán chiếu, nên tâm không quái ngại ; bởi tâm chẳng ngần ngại, nên chẳng có e sợ, xa lìa các đều điên đảo mộng tưởng, rốt ráo quả Niết bàn.
Đây nói rõ về nghĩa phương tiện bát nhã được cứu cánh. Chữ Cố ở nơi đuôi 3 câu trên kia, nghĩa nó cũng có thể phát khởi xuống câu "Tâm vô quái ngại" trên đây, vì rằng năng y nơi trí bát nhã để dấy lên cái quan niệm xét soi, thì mới đắt cái tâm vô quái ngại. Bởi vì không ngần ngại, nên mới được không khủng bố, không điên đảo và không mộng tưởng, như thế, há phi cứu cánh niết bàn ư ?
Tánh chơn không thì chẳng có cái nghiệp chi có thể buộc ràng nó được, vì đương thể nó vẫn là giải thoát, nên chi nó không còn bị điều gì làm quái ngại, mà nó cũng chẳng làm quái ngại điều gì. Đó là đức giải thoát.
Chơn tánh không còn khổ, thể là đại an lạc vì đương thể nó là pháp thân, nên chi nó không còn bị thứ gì làm khủng bố, mà nó cũng không làm khủng bố thứ gì. Đó là đức pháp thân.
Chơn tánh không còn vọng hoặc, thế là xa lìa tám điều điên đảo : Như với thường kể là không thường ; với không thường lại chấp làm thường. Với Lạc, Ngã, Tịnh kể chấp cũng thế, thành tám cái điên đảo, mà Bồ tát đã viễn ly được rồi, vì đương thể nó vẫn là Bát nhã, nên không có điên đảo mộng tưởng. Đó là đức Bát nhã.
Đã không ba điều : Hoặc, nghiệp, khổ, vì đương thể nó vẫn cứu cánh tịch diệt, thì ngay nơi ba điều ấy gọi là ba đức (giải thoát, pháp thân, bát nhã) niết bàn.
Niết bàn, dịch : Tịch, diệt, nghĩa : Vắng lặng. Lại dịch Diệt độ, nghĩa : diệt hết khổ không mê : độ đến vui ngàn giác lại dịch : Viên tịch, nghĩa : với trí đều đủ gọi là viên, với mê hoặc sạch kết gọi là tịch. Ca ba nghĩa trên, đại ý đều tỏ rằng : Đã xét thấy được cái pháp tánh bằng một cách cứu cánh, thì vẫn tự tại, vì bất sanh, bất diệt.
Hai tiết trên, đã nói rõ đức bồ tát ynơi páhp bát nhã đây mà đắc cái cảnh trí đại Niết bàn rất ráo rốt rồi.
Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la, tam miệu tam bồ đề.
Nguyên chư Phật cả ba đời, sở dĩ đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác đó, là vì y nơi pháp bát nhã ba la mật đa đây.
Đấy là nói là rõ : Nguyên các đức Phật cũng đều y nơi pháp bát nhã đây mà đã thành vô thượng biến chánh giác rồi đó.
Tam thế : Ba đời, là quá khứ, hiện tại, vị lai đó là so về bề dọc để nói như thế. Chư Phật các đức Phật là gồm cả chư Phật suốt ba đời ở tận nơi mười phương, đó là so về bề ngang mà kể như vậy. Đối với pháp bát nhã chẳng phải chỉ riêng về bồ tát y nơi nó mới chứng quả đấy thôi, song đến cả như Phật cũng y nơi nó để thành quả tam miệu tam bồ đề như thế. Nên Đại Luận nói : "Thầy học của chưa Phật chính là pháp đấy". Kinh Bát nhã chép : Tam thế chư Phật, và pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác của chư Phật, đều từ nơi kinh này sản xuất ra.
Y : Quán chiếu, cũng đồng nghĩa chữ Y ở câu Bồ đề tát đỏa y bát nhã....trên, câu "đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề" là nói chứng quả Phật đà.
A dịch Vô : Nậu đa la dịch : Thượng : Tam miệu dịch : Chánh đẳng : Tam Bồ đề dịch chánh giác, Nghĩa với cao, chúng chẳng thể tột được, nên gọi là "Vô thượng" ; chẳng xiên chẳng lệch là "chánh" mười giới (4 thánh, 6 phàm) đồng thể, là "đẳng" (đều có tánh Phật là bình đẳng) khác với là kiến của phàm phu và ngoại đạo, là "chánh giác". Nếu tóm Tròn tột quả Phật tự tại bồ đề, nên gọi là Đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú.
Nên biết rằng : Kinh Bát nhã ba la mật đa đây, thật là : Bài chú đại thần, bài chú địa minh, bài chú vô thượng, và thật là bài chú vô đẳng đẳng, vì nó hay diệt trừ được tất cả khổ não, chắc hẳn không dối.
Đây là dùng cái danh thần chú để kết thúc nghĩa Kinh : danh l của thần, chú là Đà La Ni (dịch : tóm giữ). Đây, với kinh mà lại tên là chú như thé, là vì nó tóm thâu suốt. Đại tạng thế với các giáo : Hiển, Mật....chi chi chẳng hạn, nó đều bao gồm hết cả.
Đầy nhẩy khắp pháp giới, gọi là Đại ; với linh nghiệm không thể xét lường gọi là Thần ; nguyền điều ác hóa thành điều thiện gọi là Chú.
Người tụng bài "Đại thần chú" đây, vì nó hay phá trừ hết các điều ma chướng. Trí huệ được tròn đủ sáng soi nên gọi là Đại minh chú, vì nó bay dứt hết điều si mê ám muội. Với lẽ cao của nó, không còn chỗ nào trên nữa, nên gọi là Vô thượng chú, vì chỉ rõ ngay tánh chơn như. Vâng và soi đều đồng thời lẫn nhau, với bực đấy không bực nào khá sánh được, nên gọi là Vô đẳng đẳng chú.
Lại, các giới ngoại đạo, Thiên thần, và Tiên nhơn cũng đều có chú thuật, hễ chuyên tâm luyện đọc, cũng có thể biết được tâm tưởng của kẻ khác, hoặc có thể khinh thân bay lên trên mây, và biến hóa ẩn hình, hoặc có thể kéo dài cái sanh mạng sống ở được lâu lâu ; chừ chú bát nhã đây, người chánh niệm chơn tu thì được nhiều công đức hay, cao siêu hơn kia gấp vô lượng vô biên dù đem những con số gì bằng cách ví dụ như vi trần, hằng sa, giới thành, thạch kiếp chẳng hạn, cũng không thể so sánh kịp nên gọi là vô đẳng đẳng.
Lại nữa, trong bổn dịch của Ngài La Thập, thì chẳng có câu "Thị đại thần chú" Song, với cả bốn câu (thị đại thần chú.... Thị vô đẳng đẳng chú ) nếu là hiểu lẽ bằng cách một câu, thì tức nhiên cùng với tánh chơn không, cũng khế hội bằng cách rất khéo nữa.
Câu hay dứt tất cả khổ đó, là xâu kết lại để tán thán Pháp bát nhã có công dụng quá rộnglớn, vì hay trừ hết khổ sanh tử cho 9 cõi (1/ cõi Bồ tát; 2/ Duyên giác ; 3/Thinh văn; 4/Cõi trời; 5/ cõi người; 6/ A tu la; 7/ Súc sanh; 8/ngạ quỹ 9/địa ngục)
Câu chơn thật bất hư ấy cả kinh đây, mỗi chữ, chữ nào cũng từ nơi chơn không diệu tâm để lưu lộ ra, thế thì có hư vọng ?
Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết :
Nên nói chú bát nhã ba la mật đa, liền nói chú rằng :
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Đây chính là nói chú Bát nhã đấy, để tỏ rằng : với công dụng ấy, chúng ta chẳng thể nghĩ bàn gì được, vì vừa tức pháp Hiển, mà cũng là vừa tức pháp Mật.
Phải biết kinh đây chính là trung tâm điểm cả sáu trăm quyển của một đại bộ bát nhã, mà một đời Phật 5 thời thuyết giáo, đâu chẳng lấy bát nhã là tâm, còn chúng sanh nếu phi cái tâm bát nhã thì làm gì hiểu nổi vào nơi pháp môn ba la mật ? thế ta nên rán nghĩ đi nghĩ lại để nhớ lấy !
Ma ha bát nhã ba la mật đa.
Đại trí tuệ đáo bỉ ngạn : Lớn trí tuệ đến bờ kia.
Nghĩa là trí tuệ đây là trí huệ lớn nhất ngoài 3 giới, vì đã lên khỏi sông mê giữa ba giới, nên nói đến ngàn giác bên kia; hơn cả trí huệ giữa tam thừa, nên nói lớn nhất ngoài ba giới.
"Ma ha bát nhã ba la mật đa" là đề mục chung của tất cả bộ bát nhã, vì với công dụng của bát nhã, khó mà nghĩ xét cho cùng đặng, nên dùng để kết thúc mà tụng đó.
Như thuở xưa ông trời Thiên đế Thích bại trận, vì bị thần A Tu La tấn cong bốn mặt, rượt đuổi ! hết đường rút lui thành thử ông trời ấy dùng thần túc thông để trực thăng lên đặng cầu tiếp viện nơi đức Phạm Thiên Vương. Trời trên đây bảo Trời dưới kia thành tâm tụng câu "ma ha bát nhã ba la mật đa". Trời đế thích vâng lời đọc mãi, tức thời biến hiện ra đủ thứ vũ khí từ trên oanh tạc xuống, như mưa đá tuôn rơi ; binh tướng thần A Tu la đều bị thương quá nặng, vì đầu mình lóng đốt đều trày tróc, không còn chỗ chun trốn ! Than ôi ! với công dụng của bát nhã, khá chẳng tin ư ?
Thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng Lăng Nghiêm chu phẩm (bí mật) chú :
Nãy giờ đến đây chúng thanh tịnh, trì tụng chú Lăng nghiêm và các thần chú.
Nữa bài kệ ấy, là để kết xâu từ trên, và chuyển xuống dưới làm hồi hướng. Ròng tu một hạnh thanh bạch, gọi là thanh tịnh; sáu hòa hợp đồng nhớm, gọi là chúng. Đọc mò chữ là phúng (chữ phúng là : từ hai đến nhiều sư cùng hòa tiếng rập giọng với nhau, để hoặc tụng, hoặc tán thuộc lòng. Cái điệu đọc tán rập ấy, nguyên là cách phúng tụng của Bà la môn, mà với Bí xu, Phật cũng cho dùng cái điệu ấy, mặc dù khác bài và ý nghĩa, tức là Phạm Bại nghĩa là lối tán tụng của Trời Phạm Vương. Sư nào hay giỏi môn tán tụng đó, được gọi là Kinh sư. Bên Tàu, đời Lương, sách tăng truyện, có lập ra một khoa Kinh sư, để dạy các sư nào tiếng tốt, nhịp hay, tán tụng giỏi, đặng làm Pháp sư ngoài đàn tràng. Chứ không phải ông Thần tú mới bày đặt ra như người ta đã hiểu lầm. Dùng tiếng để đọc tiếp tục nhau, gọi là tụng (chữ tụng còn có nghĩa nữa là : Mỗi người đọc một hơi thuộc lòng, để tiếp chuyền hơi thay đổi với nhau).
Lại, lục hòa 1/ Với thân thể thì hòa hợp nhau để chung ở; 2/ với Khẩu thiệt thì hòa họp nhau để không cãi cọ; 3/ Với Y chí thì hòa họp nhau để chung vui 4/ Với Giới phẩm, được hòa hợp nhau để thụ lãnh giới nào thì chung tu với giới ấy; 5/ Với tài lợi chi, được hòa hợp nhau công bình chung sống. Đủ sáu nguyên tắc ấy cư xử với nhau công bình chung sống. Đủ sáu nguyên tắc ấy cư xử với nhau, mới được gọi là lục hòa tăng vì danh đúng với thật, thể họp với dụng, sự hòa với ý, chứ không phải : mỗi chùa mỗi cơ sở riêng, mỗi sư mỗi hành động khác, mỗi phần tử mỗi thụ dụng bất đồng nhau.... Mà xưng bướng là lục hòa tăng được đâu ? vì miệng nói một đàng, mà tay phan một ngả, gia dĩ, trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược vậy ! song, cũng khá hơn một phần nào đối với kẻ không học Phật.






CHÚ THÍCH

[1] Minh Chú : bên Tiểu thừa bộ Độc tử thành lập ra 4 tạng : ngoài 3 tạng Kinh, Luật, Luận, thêm một tạng nữa là Minh Chú tạng, Minh Chú là Đà La Ni lạiTiểu Pháp tạng bộ cũng lập 5 tạng :2 Kinh tạng, 3 luật tạng, 4 Minh chú tạng; 5 bồ tát tạng. Vậy biết rằng : minh chú tức là Đà La Ni, cũng tức là Thần chú.
[2] Cây Như ý : Kinh Vô Lượng Thọ nói: cây Bửu thọ nơi đạo trường chỗ đức A Di Đà ngồi, với cây báu ấy, chúng nhơn ngó tưởng, muốn chi thì nó hiện ra món ấy cho dùng, nên gọi là Như ý thọ. Như ý châu, là từ nơi Bửu châu nầy nó hóa ra mỗi mỗi vật theo như ý ai muốn chi được nấy, nên gọi là Như ý. Trí độ luận cuốn 59 dẫn rằng; có chỗ nói từ nơi đỉnh của Long vương kết tinh sanh ra Bửu châu ấy, người nào được ngọc ấy, mang theo thân thì các thứ độc chẳng làm hại, vào lửa không cháy, nước không chìm, gươm đao không chặt đứt...bởi có các công năng trên nên gọi là bửu châu. Có chỗ nói : Xá lợi của Phật đến thời kỳ pháp của Phật diệt hết, thì xá lợi ấy đều biến làm như ý bửu châu để làm ích lợi cho chúng sanh. Tỷ như nước đóng gia lâu đủ một ngàn năm thì nó hóa thành ngọc pha lê, để làm vật quý cho đời.
Thứ như ý châu này không có màu sắc nhứt định, thể nó trong suốt rất nhẹ rất tốt những vật tượng trong vũ trụ đều hiện chiếu vào thân ngọc nó. Thứ báu nầy thường hay hóa ra tất cả vật quý báu như : áo quần thực phẩm, tùy ý ai muốn chi đều hiện nấy, để phổ thí cho cần dùng.
Kinh tạp bửu tạng cuốn 6 chép lời Phật nó : dưới biển có thứ cá Ma Kiệt tức là kình ngư con nào lớn nhứt thân dài 28 muôn dặm, thì trong đầu nó sản xuất thứ bửu châu ấy tên là Kim Cang kiên cố. Kinh quán Phật tam muội cuốn nhứt nói : Chim kim súy, đến khi già chết, quả tim nó cũng hóa thành như ý châu.
[3] Ngã kiến : nhận thấy trong thân tâm do ngũ uẩn vẫn giả họp nầy, có cái ta cũng như cái hồn cho rằng nó là vẫn thường, vẫn một, nên gọi là ngã kiến. Sách đại thừa chương nghĩa cuốn 6 chứp : thân kiến, cũng là ngã kiến, với ngũ uẩn bảo là thân, trong cái thânnhận thấy có ta, phân biệt chấplấy có tên tuổi của ta, danh dự của ta, tự ái mê lầm, nên bảo là thân kiến.
[4] Với ba câu ấy, còn có vài cách đọc, khê khê, khê hế, khê hế; khi khi, khi hí,khi hí; khe khe, khe hé, khe hé..
[5] Trăm ức Kinh Hoa Nghiêm phẩm A tăng kỳ nói : 10 vạn làm một lạc xoa, lạc xoa là con số ức; 100 lạc xoa làm 1 cu chi. Cu chi có 3 hạng : một 10 vạn; hai 100 vạn; ba 1000 vạn. Ngài Huyền Trang Tam Tạng định số là ngàn vạn. Trong bài kệ trên, cai chữ Cu chi đó là gọi tắt hiệu "Tỳ Cu Chi Quan âm" cũng gọi tắt hiệu "thất Cu Chi Phật mẫu".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]