Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ chú về chữ Tâm

20/05/201318:57(Xem: 17820)
Phụ chú về chữ Tâm

Kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa - Quyển VII

Phụ chú về chữ Tâm

Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Nguồn: Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Chữ "Tâm" dùng trong Kinh Diệu-Pháp đồng nghiã với chữ Tuyệt-đối (Absolu) của triết-học.
Tâm ở đây không chỉ là một cái gì riêng biệt đang ẩn nấp trong mỗi xác thịt, mà chỉ một cái gì chung cho tất cả chúng-sanh. Tâm cũng không có nghĩa một chất gì đó hay một quyền-năng nào đó có tài uốn-nắn, hoá sanh muôn vật.
Tâm đã là Tuyệt-đối thời không thể nói Tâm là thế này hay là thế nọ được. Thí dụ, không được nói Tâm là vô cùng tận, vì hễ nói Tâm là vô cùng tận thì những cái gì có giới hạn phải bị gạt bỏ ra ngoài Tâm, trong khi chỉ có Tâm mới là cái Chân-thật (Réalité) duy-nhất; ta và ngoại cảnh (núi sông, cây cỏ, cầm thú…) mà ta tiếp xúc, nhận biết được nhờ ngũ-quan làm môi giới, tất cả những cái ấy không gì khác hơn là Tâm. Nếu bảo Tâm là vô cùng cực, tức là để Tâm ra một bên và những cái không phải vô cùng tận như sông, núi, cầm thú, thảo mộc….ra một bên khác, hai đàng không dính líu với nhau, thí như nói nước là riêng và sóng là riêng, trong khi nước tức là sóng, sóng tức là nước.
Lại nữa, luận đến Tâm mà nói "có", nói "không" cũng là sai. Phải hiểu vấn-đề "hữu-vô" như thế này. Đứng về phương-diện tuyệt-đối mà xét thì tất cả là Một và Một đây là Tâm. Muôn vật mà chúng ta nhờ ngũ-quan nhân biết được, trong tuyệt đối, không thật có. Đó chẳng qua là những cái gì chất chứa, tổ hợp tạm thời trong một giai đoạn ngắn ngủi, để rồi tan rã như bọt nước, như sương mai. Thuyết "tương đối" và thuyết "vạn vật do nguyên tử hợp thành" của Khoa-học ngày nay chứng tỏ điều này. Sở dĩ có hợp, có tan là do nhân-duyên. Mỗi vật (pháp) là kết quả của vô lượng nguyên-nhân nối tiếp nhau như một dây chuyền mà không sao tìm ra đầu mối được. Vậy không có một vật nào thường còn mãi-mãi, hay tự hoá tự sanh mà không do một nguyên nhân nào đó. Vạn-vật chỉ có trong tương-đối và vì vậy mà Kinh sách Đại-thừa thường hay gọi là "phi hữu" (chẳng phải có) rồi tiếp ngay theo, lại nói "phi vô" (chẳng phải không).
Để cho dễ hiểu, chúng ta có thể nói thằng người (être humain) có ba phần: một là xác thịt, hai là cái "ta" hay "ngã" (le moi), ba là "chân ngã", cái "ta thật" (le soi réel). Xác thịt không khác gì mọi vật xung quanh ta, không chân-thật, vì là một hiện-tượng giả tạm, do nhân-duyên cấu tạo. Cái gọi là "ta" cũng thế, là một trò huyễn thuật, do năm thứ tích-tụ mà thành (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Cái "chân-ngã" mới là Sự-thật tuyệt-đối, nó ở ngoài sự nhận biết của ngũ-quan, nó là Lý tuyệt-đối, trong đó không có sự phân-biệt, vì vậy cái "chân-ngã" ấy cũng là cái "Thực-Thể" chung của tất cả chúng-sanh. Chân-ngã ấy là Tâm. Ai bảo tôi có tâm tôi, anh có tâm anh, là sai. Chỉ có một Tâm mà thôi.
Không có cái giả riêng biệt và cái chân riêng biệt. Tất cả muôn sự muôn vật trước mắt ta đều là Tâm cả; tuy là hiện-tượng tương-đối, nhưng đều nằm trong cái Tuyệt-đối cả. Vậy cố tâm xô đuổi hay phá tan cái "vọng" là một việc làm không ăn thua vào đâu: làm sao tách sóng ra khỏi nước được?
Ta với Tâm (cái Tuyệt-đối) đã là một ngay trong lúc này rồi, cũng như anh cùng-tử và người con của ông nhà giàu là một chứ không phải là hai. Vì không tự nhận, tự biết minh là công tử nên phải sống đời sống cùi đày, dơ bẩn: chúng-sanh khổ não, bất tịnh, cũng chỉ vì không tự nhận là Phật, là Tâm, là cái Tuyệt-đối.
Nhận được là hết chúng-sanh, là thành Phật.
Nhưng nếu Phật không chỉ dạy (khai thị) cho thì làm sao chúng ta biết được? Lại nữa, biết chưa đủ, còn cần phải nhận rõ cái sự thật chúng-sanh và Phật, không hai (ngộ) và đi ngay và sống trong cái sự-thật ấy (nhập).

SÁCH THAM KHẢO

Hán văn:
_ Diệu-Pháp Liên-Hoa Kinh Văn Cú (Trí-Khải)
_ Pháp-Hoa Huyền-Luận (Trạm-Nhiên)
_ Pháp-Hoa Nghĩa-Sớ (Kiết-Tạng)
_ Pháp-Hoa Du-Ý (Kiết-Tạng)
_ Diệu-Pháp Liên-Hoa Kinh Huyền Tán (Khuy-Cơ)
_ Pháp-Hoa Tông-Yếu (Ngươn-Hiểu)
_ Pháp-Hoa Tông-Chỉ Đề cương (Minh-Chánh Thiền-Sư)
Pháp văn:
_ Le Lotus de la Bonne Loi (E.Burnouf)
_ Le Bouddhisme (C. Humphreys)
_ Les Sectes bouddhiques japonaises (E.Steinilber Oberlin)
Việt văn:
_ Diệu-Pháp Liên-Hoa Kinh (T.Trí-Tịnh)
_ Diệu-Pháp Liên-Hoa Kinh (Đoàn-Trung-Còn).






CHÚ THÍCH

[1] Thường-tồn = Eternité
[2] Yểm du = Ép dầu: người Ấn-Độ, muốn ép dầu, trước phải giã nhỏ mè, đậu….ủ cho sanh trùng rồi sau mới ép, như thế là sát hại nhiều sanh mệnh, nên phải bị hoạ ương (lời giải của TT. Trí Tịnh).
[3] Điều-Đạt là Đề-Bà-Đạt-Đa, mắc tội lớn vì phá Tăng, hãm hại Phật.
[4] Cao Đế = Kunti, tên của một quỉ Dạ-xoa (Râkchasis).
[5] Để thí dụ những việc lâu xa khó gặp. Kinh nói: Biển rộng cây bộng 100 năm mới một lần trôi qua rùa mù lại 100 năm mới nổi lên 1 lần, chực chui được vào bộng cây, khó lắm.


phap-hoa-huyen-nghia

Phap_Hoa_Huyen_Nghia_Mai_Tho_Truyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]