Kinh Bát Nhã Nhân Vương Hộ Quốc Thần Bảo Ký
Lời tựa
Nguồn: Thích Bảo Lạc dịch
Dễ ở hiểu kinh mà khó việc ghi chép là dối Phật; dễ nơi ghi chép mà khó ở hiểu kinh là dối Tổ. Ðối với đạo của Phật, Tổ không dám khi nên chỉ thuật lại cũng hợp cơ duyên thôi.
Trước tiên, bản kinh chú giải này ở Nhật Bản truyền qua bằng đường hàng hải. Sự hưng suy của Phật Pháp phải trải qua bao hiểm nạn gian nguy như vậy. Sau này, nơi lời tựa ông Cảnh Vu Triều văn Nguyên có ghi lại rõ nên nay vua cùng tướng sĩ là thời buổi lấy tôn giáo làm chính. Nhìn lại kinh này đúng là món quốc bảo, nhưng vì chưa có ai ghi chép lại làm cho giáo điển bị kém khuyết. Một ngày kia vào năm Chiêu Khánh diễn giả đang tham thiền thì có người mang kinh đến trao cho tại hội Linh Sơn. Tiếp đó khách kêu tôi bảo rằng: mong có một bản kinh ghi chép đầy đủ để phát huy. Tôi tuy vô vàn cảm tạ không thể không tuân hành, và gấp đưa về phương Ðông. Nhằm ngày nhàn hạ với khách, từ nơi lò hương mở ra ba quyển theo lời mách bảo. Chợt ngoái nhìn lại tôi thấy thần bảo:
- Khó khăn lắm thay, chẳng phải chỗ dám biết đâu!
Năm Ức Hựu thời vận suy, cái học bị bỏ phế có nhiều người nhụt chí. Trong hoàn cảnh như thế há ai đuổi kịp ư?
Thần hoặc khuyên tôi rằng: đây cũng là việc làm hưng hiển đạo giáo, thấy việc nghĩa không làm, lại làm việc ác là dũng ư? Tôi vâng dạ cố chí miệt mài chưa dám tự cho là hay khéo.
Nhân duyên thuật như thế nên gọi là thần bảo ký để mong có người thông bác, hiệu đính ngỏ hầu một ngày kia kinh này được phổ biến rộng rãi.