Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển

05/04/201314:43(Xem: 6070)
Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển

Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nguồn: Hán dịch: Mất tên người dịch, nay phụ lục Tây Tấn

Nghe như vầy:

Một thời Bà Già Bà ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rừng cây Kỳ Ðà, nước Xá Vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo:

–Ta sẽ nói bảy thí dụ của nước cho các ngươi nghe. Hãy lắng nghe, suy tư thật kỹ. Ta sẽ nói.

Các Tỳ kheo thưa:

–Vâng, bạch Thế Tôn.

Khi ấy các Tỳ kheo theo đức Thế Tôn để nghe giáo huấn. Ðức Thế Tôn bảo rằng:

–Này các Tỳ kheo, thế nào là bảy thí dụ về nước? Hoặc có người chìm dưới nước, có người thoát ra khỏi nước lại bị chìm trở lại, hoặc ra khỏi nước rồi không bị chìm trở lại, hoặc có người muốn ra khỏi nước, hoặc có người muốn đến bờ bên kia, hoặc có người đã đến bờ bên kia rồi, gọi là tịnh chí được đứng ở bờ bên kia.

Thế nào là có người bị chìm dưới nước? Ðó là hoặc có người lấy pháp bất thiện trói chặt thân mình. Khi tội ác đã chín mùi, liền đọa vào địa ngục một kiếp để chịu tội, không sao cứu vãn được. Ðó gọi là hạng người thứ nhất thường chìm dưới nước.

Sao gọi là có người ra khỏi nước rồi bị chìm vào nước trở lại? Ðó là hoặc có người tạo ra sự chìm đắm này, mặc dù có lòng tin nơi thiện pháp, ôm lòng xấu hổ để cầu phương tiện, nhưng lại ôm lòng xấu hổ với các thiện pháp (vì không làm được). Kẻ ấy đã ra khỏi nước nhưng bị chìm trở lại. Ðó gọi là hạng người thứ hai bị chìm trong nước.

Sao gọi là có người ra khỏi nước rồi nhìn khắp bốn phương? Ðó là hoặc có người ra khỏi nước, kẻ ấy có tín tâm với thiện pháp, có tâm tàm quý, có ý dõng mãnh, đối với các pháp bất thiện đều có lòng tàm quý. Kẻ ấy ra khỏi nước rồi không còn chìm trở lại nữa. Này chư hiền, đó là dụ cho hạng người thứ ba ra khỏi nước.

Sao gọi là có người ra khỏi nước rồi đứng vững? Hoặc có một người đã ra khỏi nước, kẻ ấy có tín tâm với thiện pháp, có tâm tàm quý, có lòng tinh tấn, đối với thiện pháp đều ôm lòng hổ thẹn. Kẻ ấy đối với ba kiết sử đã chấm dứt, thành Tu đà hoàn, không còn thối chuyển, phải sanh trở lại nhân gian rồi đắc đạo. Ðó là dụ cho hạng người thứ tư ra khỏi nước rồi đứng vững.

Sao gọi là có người ra khỏi nước rồi muốn đến bờ bên kia? Ðó là có một người đã ra khỏi nước rồi, kẻ ấy có tín tâm với thiện pháp, có tâm tàm quý, có ý dõng mãnh, đối với thiện pháp đều có ôm lòng hổ thẹn. Kẻ ấy đã đoạn trừ ba kiết sử: tham dục, sân hận, ngu si, đã dõng mãnh thành Tư đà hàm, sanh trở lại nhân gian rồi mới chấm dứt nguồn gốc của khổ. Ðó là dụ cho hạng người thứ năm đã ra khỏi nước rồi muốn đến bờ bên kia.

Sao gọi là có người đã đến bờ bên kia? Ðó là hoặc có một người đã ra khỏi nước, kẻ ấy có tín tâm với thiện pháp, đối với thiện pháp đều ôm lòng hổ thẹn. Kẻ ấy đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thành A Na Hàm, ở nơi đó mà chứng Niết bàn, không còn trở lại nhân gian nữa. Ðó là dụ cho hạng người thứ sáu đã ra khỏi nước, đã đến bờ bên kia.

Sao gọi là có người đã đến bờ bên kia, là tịnh chí được đứng ở bờ bên kia? Ðó là hoặc có một người đã ra khỏi nước rồi đứng trên bờ, kẻ ấy có tín tâm với thiện pháp, có tâm tàm quý, có ý dõng mãnh, đối với thiện pháp đều có ôm lòng hổ thẹn. Hoặc có một người đã đoạn tận hữu lậu, thành vô lậu, niệm giải thoát, trí tuệ giải thoát, đối với trong pháp hiện tại mau được chứng thông, tự mình vui thích đoạn tận nguồn gốc sanh tử, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn vào thai mẹ nữa. Ðó là dụ cho hạng người thứ bảy đã ra khỏi nước, đã đứng ở bờ bên kia.

Như vậy, này Tỳ kheo , đó là bảy hạng người, ta nay đã nói cho các ngươi về ví dụ bảy hạng người ở dưới nước. Các đức Thế Tôn cùng các Thanh Văn thuyết pháp, nên thuyết với lòng đại bi, muốn khiến cho mọi người được an ổn, làm cho họ được chứng đắc, nghĩa là ở an nhàn ở dưới gốc cây, ngồi chỗ đất trống, các ngươi hãy tọa thiền, chớ có giãi đãi. Nếu bấy giờ không chịu siêng năng, về sau sẽ bị hối hận. Ðó là lời giáo sắc của ta.

Bấy giờ các Tỳ kheo nghe đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

PHẬT NÓI KINH DỤ NƯỚC BIỂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]