Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu đại cương

10/05/201320:14(Xem: 12169)
Giới thiệu đại cương

Bồ Tát Có Bệnh (Biên soạn về Kinh Duy Ma Cật)

Giới thiệu đại cương

Thích nữ Như Đức

Nguồn: Thích nữ Như Đức

1- Nguyên nhân của Kinh


Duy-ma-cật (Vimalakirti) là đệ tử tại gia của đức Phật và là trưởng giả thành Tỳ-xá-ly (Vaisàli). Ông có khả năng thông hiểu Phật pháp, thân chứng cảnh giới “bất khả tư nghì” nên có nhiều đệ tử Phật không thể đối đáp với ông.
Khi đức Phật đến thành Tỳ-xá-ly, các vị trưởng giả hào phú đến thăm Phật, vắng mặt Duy-ma-cật vì ông bệnh. Nhân đó Phật bảo một số đệ tử lỗi lạc đến thăm bệnh ông. Hầu hết các Ngài từ chối vì đã từng thua ông trong khi biện luận yếu nghĩa Phật pháp. Cuối cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi dẫn đầu thánh chúng đến nhà trưởng giả Duy-ma-cật. Tại đây đã xảy ra vô số điều huyền nhiệm vượt ngoài khả năng suy tư thông thường. Hai vị Bồ-tát, một đại diện cho giới xuất gia, một đại diện cho giới tại gia đã thi triển biện tài khai mở tâm tư cho một số chúng về ý nghĩa tánh Không. Lời của các Ngài được xác chứng như lời kinh, nên kinh này còn có tên “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh”.

2- Tôn chỉ của Kinh


Kinh Duy-ma-cật nêu cao tôn chỉ Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh về Bồ-tát hạnh. Đứng trên lập trường tánh Không của Bát-nhã để thuyết minh thế giới vô biên, trong đó công hạnh của Bồ-tát cũng vô tận. Đó là một ước muốn thanh tịnh hóa nhân gian, việc làm không dành riêng cho giới xuất gia, mà cư sĩ cũng có bổn phận đảm trách.
Vì kinh có mục đích xiển dương Đại thừa, hướng tới sự cao rộng nên các hàng đệ tử Thanh văn của Phật trong kinh trở thành đối tượng yếu kém. Điều này không xúc phạm đến danh dự các Ngài, mà trái lại cho thấy sự thành tựu về “ngã không”. Hiểu được ngụ ý đó, đức của Thanh văn và đức của Bồ-tát đều được nêu cao.

3- Vị trí của Kinh


Kinh Duy-ma-cật xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch, là một trong những bộ kinh Đại thừa thuộc hệ Bát-nhã . Theo Ngũ thời phán giáo của Đại sư Thiên Thai Trí Giả thì kinh này nằm vào thời thứ tư, đó là thời chuẩn bị đưa giáo lý của Phật đến chỗ viên mãn và đưa tư tưởng của đệ tử Phật thấu đạt chân lý tột cùng.
Tại Ấn Độ, kinh rất thịnh hành và thường được trích dẫn trong các bộ luận như luận Đại Trí Độ… Sang Trung Hoa, phù hợp với tinh thần nhập thế hoạt động nên càng được phổ thông lưu truyền.

4- Phiên dịch


a- Phạn – Hán
Tương truyền có sáu bản, nhưng hiện chỉ có ba bản trong Đại tạng. Ba nhà dịch:
Ngài Chi Khiêm: Dịch vào các khoảng năm 222 - 253 TL nhằm đời Ngô Tôn Quyền.
Ngài La-thập: Dịch tại kinh đô Trường An, thời Dao Tần (thế kỷ V TL).
Ngài Huyền Trang: Dịch tại kinh đô Trường An, vào khoảng năm 650 TL, thời Đường.
b- Hán – Việt
Phần lớn các vị dịch giả Việt Nam chọn bản kinh ngài La-thập làm chuẩn.
Các bản dịch:
1- Cư sĩ Đoàn Trung Còn
2- Hòa thượng Huệ Hưng
3- Hòa thượng Trí Quang
4- Sư trưởng Diệu Không
5- Hòa thượng Duy Lực
Các bản dịch và chú giải:
1- Hòa thượng Thanh Từ
2- Hòa thượng Trí Quảng
3- Thượng tọa Giới Hương
Đây chỉ là những bản dịch và chú giải được tìm thấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com