Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Phẩm Dược thảo dụ (Les plantes médicinales)

06/05/201312:32(Xem: 14181)
5. Phẩm Dược thảo dụ (Les plantes médicinales)

Kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa - Quyển III

5. Phẩm Dược thảo dụ (Les plantes médicinales)

Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Nguồn: Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo Ma-ha Ca-Diếp và các đại đệ-tử. “Hay lắm! Hay lắm! Ca-Diếp đã khéo nói về những công-đức chân-thật của Như-Lai. Đúng như lời các ông, Như-Lai còn có vô lượng vô biên công-đức khác nữa, mà các đệ tử, dầu có trải qua vô lượng ức kiếp không làm sao kể ra cho hết được. Ca-Diếp nên biết, Như-Lai là vua của các “pháp”([1]); những gì Như-Lai nói ra đều không sai dối. Như-Lai biết hướng của các pháp, lại cũng biết những gì chúng-sanh lo nghĩ trong thâm tâm. Vì vậy tuy biết tất cả các pháp, Như-Lai vẫn đứng trên phương-tiện mà nói. Nói tuy có khác, tất cả các pháp dạy đều đưa đến cái “biết tất cả” (nhất-thế-trí hay nhất-thế-chủng-trí = Omniscience).
Nay thí dụ: một trận mưa đổ xuống. Các loại cây cỏ kể luôn các loại dùng làm thuốc dược (dược thảo), dầu lớn dầu nhỏ, dầu thấp dầu cao, đều hứng lấy, nhưng tùy sức của mỗi loại mà sức hấp thụ có khác nhau. Bởi cớ, tuy cùng mọc trên một miếng đất, tuy cùng thấm nhuần một trận mưa, sự đơm hoa kết quả vẫn có sai khác.
Như-Lai hiện ra đời như vầng mây, nói pháp như mây thành mưa, bao trùm chúng-sanh. Cũng như cây cỏ, chúng-sanh đều được lãnh một phần nước mưa, tuỳ sức hấp thụ của mình và đều được sự lợi lạc.
Nếu mưa không riêng tư cho ai, thì Như-Lai cũng bình đẳng nói pháp cho tất cả chúng-sanh. Nhờ vậy mà cỏ nhỏ (chư thiên và loài người) cỏ bực trung (Thanh-văn và Duyên-giác), cỏ cao (hàng tự-tin thành Phật), cây nhỏ (hạng làm hạnh tư-bi, quyết định thành Phật) và những cây cao bóng cả (hàng Bồ-tát hoá độ chúng-sanh) đều đồng hưởng tuỳ sức mình.
Pháp của Như-Lai còn có thể tỷ dụ như ánh-sáng mặt trời, mặt trăng, bình đẳng chiếu([2]).
- Nếu như thế, tại sao có ba thừa? Ca-Diếp hỏi.
- Có một thứ đất sét. Thê-Tôn đáp, nhưng vì nhu cầu sai khác mà những bồn đựng đường, đựng mỡ, đựng sữa,..v.v.. mới được nắn ra. Cũng thế, chỉ có một giáo- pháp là Phật-thừa, không có cái thứ hai, thứ ba.
Ca-Diếp hỏi tiấp: Thừa chỉ có một, còn Niết-bàn có mấy thứ?
Đức Phật đáp: Chỉ có một thứ. Hãy nghe tỷ-dụ này: Một người bị chứng mù mắt tư khi lọt lòng mẹ. Đối với anh thì không có vấn-đề hình-dáng, mầu sắc, cũng không trời, không sao, và cũng không có ai là người ngắm sắc, xem sao. Dầu ai nói tất cả những cái ấy là có, anh vẫn không tin. Nhưng may, có một ông thầy thuốc có tài trị bá chứng. Thấy chàng mù, ông thương, mới nghĩ phương điều-trị. Ông tự bảo: chỉ trên núi mới có 4 thứ dược-thảo trị được bệnh mù: 1) loại có tất cả các vị và các màu; 2) loại trị tất cả các chứng bệnh; 3) loại trừ các thứ thuốc độc; 4) loại cho sự an lạc trong mọi hoàn-cảnh. Nghĩ xong, ông lên núi lấy về cho người bệnh dùng. Uống xong, người mù sáng mắt, thấy ngoại cảnh, nội thân, thấy xa, thấy gần, thấy việc trên trời, thấy việc dưới đất. Tỉnh biết trước kia mình quá ngu-ngốc, chàng tự bảo: Bây giờ tôi thấy hết, tôi đã thoát khỏi bệnh mù, tôi đã sáng suốt trở lại, trên đời này còn ai hơn tôi đâu?!
Lúc ấy có những ông Tiên đắc ngũ-nhãn đến nói với anh: Anh đã biết gì đâu mà tự mãn như vậy. Ngồi trong nhà, anh có thấy được những gì ngoài đường đâu. Người khác thương hay ghét anh trong lòng họ, anh đã biết chưa? Về cái nghe thì cách anh một khoảng xa, tiếng trống, tiếng còi, tiếng người nói gọi, dầu có, đối với anh vẫn như không. Đi thì anh phải dùng chân, không dùng, anh không đi xa hơn 4 trăm khuỷu tay (coudeés); kết thai, trưởng dưỡng trong lòng mẹ mà nay anh không nhớ gì cái cảnh sống chật-chôi ấy, thì anh đã biết gì mà tự cho, mình là “thấy hết”? Anh nên nhìn nhận rằng cái sáng đối với anh, thật ra là cái tối, còn cái anh cho là tối, thât ra là sáng.
Nghe xong, anh chàng mới hỏi: Bạch Tiên-ông, bây giờ làm thế nào để “thấy hết”?. Tiên bảo: Hãy tìm nơi thanh vắng núi rừng mà suy gẫm về Pháp và hãy tự giải-thoát mọi sự cám-dỗ. Khi đã đắc định, anh sẽ có trí-huệ.
Anh chàng nghe theo và sau đó được ngũ-nhãn. Chừng ấy anh mới thấy rằng trước kia anh quả là kẻ mù. Dù đôi mắt đã sáng lại.
Phật bảo Ca-Diếp: Phải hiểu thí-dụ ấy như thế này: Mù từ khi lọt lòng mẹ là chỉ chúng-sanh bị kẹt trong vòng sinh-tử luân-hồi; chúng không biết Pháp và tích luỹ những hắc-ám của sự cám-dỗ. Vì vô-minh làm mù, chúng để cho những cái tên (danh = nom), những hình dáng (sắc = forme), những quan niệm (conceptions) làm đau khổ triền-miên.
Như-Lai phải được xem như Đại Y-sư. Bốn thứ cỏ thuốc là: Không (giữ lòng không: état de vide). Vô tướng (đừng lấy tướng bề ngoài làm trọng: absence de forme).Vô nguyện (đừng cầu mong gì: absence de désir, de voeu) và Niết-bàn (vắng lặng).
Thanh-văn, Duyên-giác như kẻ mù trở lại sáng, giải thoát các xiềng-xích đau khổ của sanh-tử luân-hồi và ra khỏi tam giới, rồi tưởng như thế là đầy đủ rồi.
Nhưng cái thấy của bậc ấy nào phải cái thấy của Phật, vì vậy Phật phải dạy Phật-thừa, mở tậm bồ-đề cho họ.
Huyền nghĩa
Phật thuyết pháp bình-đẳng và chỉ có một thừa. Trong những giáo-pháp thường được xem như Tiểu-thừa, vẫn có cái mầm của Tối-thượng thừa.
Tuỳ sức hấp thụ của chúng-sanh mà Phật phải quyền chia có ba thừa.
Tất cả pháp của Như-Lai đều có một vị là giải thoát thành Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]