Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài

05/03/201115:52(Xem: 6260)
10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài

CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

ĐẠI SƯ THỨ 10

CAURANGIPA, Trẻ lạc loài

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu

Những cái rễ của cái cây vô danh

Được vun tưới Bằng những cơn mưa

Của thói quen vọng tưởng

Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh

Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy

Bằng chiếc rìu Giáo pháp của Chân sư

Bạn ơi! Hãy nghĩ suy, cân nhắc mà tu tập.

Sư Caurangipa nguyên là Hoàng tử, con Vua Devapala. Khi ngài mới lên 12 thì Hoàng Hậu mất vì một chứng bệnh nan y. Trước khi nhắm mắt lìa đời, bà gọi ngài đến để trối trăn:

-Này con! Tất cả niềm vui hay nỗi buồn đều có căn nguyên. Mỗi mỗi đều lưu xuất từ nghiệp thiện, ác. Con hãy nhớ lời mẹ dạy. Cho dù phải gặp nguy nan,con chớ có làm điều xấu, ác.

Nói xong bà trút hơi thở cuối cùng.

Sau lể an táng của Hoàng Hậu, triều đình thúc dục Vua lập Hoàng hậu khác theo tục lệ Bà-la-môn. Nhà Vua vẫn còn thương tiếc người vợ yêu nên ít hôm sau ngày tái giá, nhà vua đi vào rừng sâu để xua đuổi nỗi buồn thầm kín.

Một ngày sau khi nhà vua rời cung thành, bà Hoàng hậu mới đăng quang trèo lên mái cung điện để ngắm cảnh. Trong tầm mắt bà hiện ra hình bóng của một thanh niên khôi ngô tuấn tú.Đó là hoàng tử Caurangipa. Bà Hoàng lập tức say mê hình ảnh của người con chồng. Bà lệnh cho Hoàng tử vào hầu nhưng ngài từ chối. Điều này khiến bà tức giận điên cuồng bèn nhĩ đến chuyện trả thù: ”Hắn khinh thường ta.Hắn là kẻ thù của ta. Ta cần phải loại trừ hắn”.

Bà ra lệnh cho lính canh ám sát Hoàng tử. Họ không đồng tình với bà:

-Tâu lệnh bà! Hoàng tử không đáng tội chết.Ngài vô tư như con trẻ. Chúng tôi không thể ra tay sát hại con trẻ.

Vì vậy, bà hoàng nghĩ ra một mưu kế.Cho đến một hôm vào cái ngày nhàVua trở lại cung điện, ngài bắt gặp vợ mình trần truồng, áo quần tơi tả và thân thể đầy những vết cào xước. Vua kêu lên:

-Chuyện gì đã xảy ra với nàng?

Hoàng Hậu khóc lóc:

-Hoàng tử đã lợi dụng lúc Đại vương đi vắng để làm nhục thiếp.

Nghe qua, Vua thịnh nộ:

-Nếu vậy, nó phải chết để đền tội.

Nhà vua ra lệnh cho thị vệ mang Hoàng tử vào rừng chặt bỏ tay chân để trừng phạt.Nhưng người lính vốn kính trọng và thương yêu Hoàng tử như con đẻ bèn nghĩ cách cứu chàng.Họ quyết định hy sinh một trong những đứa con của họ.Nhưng khi họ đề nghị cách này với Hoàng tử thì ngài quyết liệt từ chối:

-Không thể như thế được. Ta đã hưá với mẫu hậu dù nguy biến đến đâu ta cũng không làm điều xấu, ác. Các ngươi phải thi hành mệnh lệnh của phụ Vương.

Thấy chàng quá cương quyết, họ bèn mang chàng vào rừng chặt bỏ tay chân đem về trình Vua.Ngay lúc ấy, sư Minapa xuất hiện hỏi han. Hoàng tử đem nỗi oan tình kể cho sư nghe. Ngài thương xót chàng nên đem pháp thuật truyền cho phương pháp thở bụng (Pot-bellid breathing).

Sư nói

-Nếu con cố gắng tu luyện, không bao lâu tay, chân của con sẽ trở lại đầy đủ.

Kế đó, Sư tìm đến chổ bọn trẻ chăn trâu nhờ chúng chăm sóc Hoàng tử (một trong bọn trẻ ấy là sư Goraksa trong truyện trước).

Y theo pháp, Hoàng tử theo tập thiền định suốt 12 năm.

Vào một đêm tối, đám thương nhân đi gần đến chỗ Hoàng tử trú ngụ. Để tránh sự dòm ngó của kẻ cướp, họ đem vàng bạc châu báu chôn dấu trong rừng rồi mới ngủ nghỉ. Tình cờ họ ngang qua chỗ của Hoàng tử, chàng nghe tiếng chân đi bèn lên tiếng hỏi:

-Ai đó vậy?

Bọn thương nhân nghe tiếng kêu lớn, ngại rằng gặp phải kẻ cướp, bèn đồng thanh trả lời:

-Vâng! Chúng tôi là dân làm than,đốn củi.

-Than à! Hoàng tử nói.

Bọn thương nhân quay lại chỗ nghỉ của họ, nhưng khi đào lấy của cải cất dấu dưới đất thì thấy tất cả chỉ là than và than. Cả bọn kinh sợ, hỏi nhau:

-Cớ sao lại thế này?

Một người có vẻ thông thái nhất trong bọn đoán rằng:

-Khi nãy có người kêu hỏi bọn ta. Chắc chắn đó là một bậc thánh, nên mỗi lời nói ra đều có khả năng biến thành hiện thực. Tốt nhất, chúng ta nên đến chỗ ấy xem thử.

Họ dọ dẫm từng bước chân trong đêm tối dưới ngọn đuốc bập bùng để đến chổ Hoàng tử. Khi đến nơi,họ nhìn thấy một thân người không có tay, chân đang tựa vào một góc cây to. Bọn họ kể cho Hoàng tử nghe chuyện lạvà khẩn cầu ngài thu lại pháp thuật.

Caurangipa bảo với họ:

- Ta thực tình không biết điều ấy. Nếu quả thực như thế xin than trở lại thành vàng bạc như cũ.

Bọn thương nhân quay về lại thấy vàng bạc như cũ, họ vui mừng nhảy nhót. Sau đó cả bọn quay lại cúng dường cho Caurangipa và tôn thờ ngài như một bậc thánh.

Qua sự kiện này, Caurangipa nhớ lại lời thầy. Ngài chú nguyện cho tay chân lành lại như cũ. Lập tức điều lạ xảy ra.

Và buổi sáng hôm sau, Goraksa chứng kiến sự bình phục của ngài.

Sau khi đắc pháp, sư nói:

-Nếu đất là mẹ của muôn loài thảo mộc, thì hư không là chất làm nên tứ chi của ta.

Đoạn ngài bay lượn giữa hư không.

Tương truyền rằng Đại sư Caurangipa là một nhà sư khó tính và không hề truyền pháp cho ai, nhưng người ta nói rằng cây đại thọ chứng kiến sự tu hành giác ngộ của ngài vẫn còn sống đến hôm nay.

CHÚ GIẢI:

Hư vô và vũ trụ là hai-trong-một.đó là một khía cạnh của Pháp thân (Dharmakaya).một thuật ngữ để chỉ Vô-phân-biệt-trí.Dharmakaya còn là một sự hợp nhất giữa vũ trụ và ánh sáng tâm linh.

Bằng pháp thở bụng, Caurangipa đột nhiên nếm được vị chung của các pháp. Đó là không-giải-thoát.Ngài đã thể nhập vào cảnh giới Hư-vô-không-tịch bằng chính pháp-thân-thanh-tịnh (Apure appritional body).

Một đạo sư Mật tông có khả năng biến hoá hình tướng của đối tượng mà ngài thâm nhập. Phép tu căn bản ấy củaCaurangipa là quán một thân người với đầy đủ tứ chi, cái thân biến hoá của Caurangipa chính là pháp thân. Thân ấy không thể hư hoại được vì đólà tướng của trí huệ và thanh tịnh thức. Tướng này (Pháp thân) bất khả phân ly với các tướng từ tâm của hành giả. Sắc thân ấy được hình thành bằng ý tâm hay Niệm Tưởng (mental concept).

Cảnh giới bên ngoài chỉ là ảnh chiếu của tâm. Hư không dung chứa tất cả các pháp,vì vậy một khi tâm tương ứng với hư không thì các pháp chịu sự chia phối của tâm hành giả.

Âm thanh và Độ rung là phần chung của Tưởng và sắc (The plane of sound and vibration is the interface between thought and Appearances). Vì vậy, chơn ngôn là âm thanh vi diệu rốt ráo tạo nên cái không gian ba chiều. Một hành giả Du-già chứng đắc không thể nói dối,vì ngay một niệm mống khởi trong tâm của ngài đều tự nhiên biến thành hiện thực.

Nói rõ hơn,thế giới này được tạo nên bởi vọng tưởng của tất cả chúng sanh,mà trí lực cuả một hành giả tu chứng chỉ có khả năng biến đổi một phần trong tổng thể vọng tưởng ấy. Vì lý do đó mà chư Phật, Bồ Tát phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]