Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG I

23/04/201319:09(Xem: 6213)
CHƯƠNG I

BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH

Tác giả: Hirosachiya
Dịch giả:Thích Viên Lý

---o0o---

CHƯƠNG I

THIẾN LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT

THANH TĂNG VÀ MỸ NỮ

“Cô mộc hàn nham” có nghĩa là: cây gỗ khô, ghềnh đá lạnh. Trong danh tác “Ngã Thị Miêu” của văn học gia Hạ Mục Sấu Thạch đã xuất hiện thành như thế.
Con mèo, vai chính trong tác phẩm, trong một đoạn văn khi bình thuật về người chủ Khổ Sa Di của nó, đã phát triển biểu như sau:
“Thường ngày, chủ nhân tôi cứ mang bộ mặt biểu lộ cái tình cảm “cô mộc hàn nham” lạnh lùng như gỗ đá, nhưng thật sự tuyệt đối ông không phải là người lãnh đạm với nữ nhân....”
Hạ Mục tiên sinh thường hay sử dụng một từ ngữ khó hiểu, điển hình như “Cô mộc hàn nham”, nhưng dựa trên mặt chữ vẫn thừa sức nhận ra cái ý “Cây khô và ghềnh đá lạnh”. Và xem lại toàn ý của đoạn văn, có thể hình dung ngay thái độ lãnh đạm đối với nữ nhi quả giống như cây khô ghềnh lạnh, khô khốc không một mảy may nhiệt tình nào.
Đấy là lối dụng ngữ trên văn đàn, thực tế thì đây là một câu Thiền ngữ. Nguyên lai điển tích như thế nầy:
Trước kia, có một vị hoà thượng thanh tu, sống cuộc sống rất thanh tịnh trang nghiêm gần như là cảnh giới thánh nhân. Vì thế, quanh ông không thiếu gì người đeo đuổi, trong đó có một vị lão thái bà, ngưỡng mộ vị Thanh Tăng Nầy hơn ai hết. Liên tục suốt 20 năm liền, bà chưa gián đoạn sự cung dưỡng đối với vị Tăng bao giờ
Nhưng, phương thức cung dưỡng của vị lão thái bà nầy tương đối kỳ quặc đặc biệt, bà luôn lựa mấy thiếu nữ xinh đẹp đưa đến để phục dịch hầu hạ vị Thanh Tăng. Nhưng cuối cùng, mỹ nữ đối với Thanh Tăng giống như đồng tiền vàng đối với mèo. Trên căn bản không có tác dụng gì sao? Hay giống như cá khô đối với mèo, có một hấp lực dụ dỗ lôi cuốn mãnh liệt? Đây là việc không thể biết được.
Hai mươi năm trôi qua.
“Phải, đã đúng lúc rồi...” Lão bà nghĩ thầm trong lòng
Thế là một hôm, bà đặc biệt dạy bảo bọn thiếu nữ cố gắng quyến rủ hoà thượng.
“Lại đây nào! Chịu không nào!” Những thiếu nữ được bà căn dặn, bày lộ tư thái khêu gợi. Bên tai Thanh tăng phát ra những tiếng phát nộ, bấy giờ Thanh tăng lên tiếng:
“Cô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí”
Tam đông ý nói gồm Mạnh đông, Trọng đông, Quý đông, tức ba tháng mùa đông. Trong mùa đông vốn đã lạnh lẽo, cây cỏ bám leo theo vách hố thẳm càng lạnh lẽo hơn. Thanh tăng thốt ra lời nầy để bày tỏ rằng: lòng ông đã triệt ngộ nên được trong sạch yên tịnh, không vì sắc đẹp mà giao động thối hoá. Xem ra, thật vị Thanh tăng nầy đã tu đến cảnh giới “như như bất động”...Không, hãy khoan luận đoán bừa bãi, câu trả lời với đám mỹ nữ của Thanh tăng sẽ được đãi ngộ ra sao, đó mới là trọng điểm
Sau khi nghe thiếu nữ trở về bẩm báo rõ rành sự việc, lão thái bà đùng đùng nổi giận:
“Á! Tức chết được! Ta đã phí công cung dưỡng người phàm tục nầy suốt hai mươi năm...” Nói xong, bà tức khắc đuổi vị Thanh Tăng ra khỏi lều tranh, rồi phóng hỏa thiêu rụi túp lều
Đấy là điển tích của thành ngữ “Cô mộc hàn nham”.
Quý độc giả có lãnh ngộ được đạo lý gì từ điển cố này không?

LÀM THẾ NÀO VẸT MÂY ĐỂ THẤY MẶT TRỜI

“Xem ra, vị Thanh Tăng này thật đã tu đến cảnh giới “như như bất động”. Ở trên, tôi đã nói thế. Kỳ thực, lời nói này hàm ẩn mùi vị mỉa mai. Bởi vì giống như lão thái bà, đối với thái độ của vị Tăng này tôi cho là không đúng. Vị Thanh tăng có đích thật là thánh tăng, cao tăng? Nhưng cao tăng cũng là người, tại sao trông thấy gái đẹp phải tạo ra tư thái “cô mộ hàn nham”? Tôi lại muốn lột tấm da của quyển Chánh Kinh nghiêm túc nầy để tra tìm cứu cánh.
Nhưng, cần phải hỏi lại, thái dộ vị Thanh tăng này có điểm nào không đúng? Mặc dù thái độ của ông gây cho người khác có những phản cảm, nhưng nếu suy ngẫm kỹ, thì không thể bảo rõ chỗ nào là điểm không đúng. Ông là bậc xứng đáng để được khen ngợi? Lý do, ở địa vị bạn, khi một thiếu nữ xin đẹp đến liếc mắt đưa tình để tìm cách rung động lòng bạn, rồi chu mồm nũng nịu thốt lên: “Hãy lại đây ôm lấy tôi” – lúc ấy bạn sẽ phản ứng ra sao? Nếu như tôi... Đương nhiên thực tế thì tuyệt đối chẳng có ai ngã vào lòng tôi. Nhưng cứ giả thử có một cô gái xinh đẹp thật sự xuất hiện trước mắt, thì thôi phải làm sao cho chu toàn đây? “Được rồi! nếu không dám tiếp nhận sự mời gọi nồng nàn của mỹ nhân thì không đáng là bậc hảo hán!” – Tôi nghĩ, kết quả chắc phải như vậy thôi – vì dù sao thì mình cũng chỉ là hạng phàm phu tục tử.
Nhưng, một khi vai chánh hảo nam nhân kia đổi thành vị hoà thượng mà làm như thế thì quả thật không nên. Nếu hoà thượng mà ôm lấy đàn bà, thì phải chăng công phu tu hành mấy mươi năm khổ nhọc đã huỷ hoại trong một ngày? Kết quả không những uổng công mà không chừng danh dự còn bị chà đạp! Nhưng, trong cảnh ngộ nầy, hoà thượng phải hành xử thế nào ngoài cách nghiêm trang thốt lên “Cô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí”, không lẽ chẳng còn cách nào khác?
Chính vì thế, thoại đề lại quay về khởi điểm.
Nếu cứ tiếp tục lập lại mãi thoại đề này một cách trùng phúc theo vòng xoay, thì đây chính là “Công án thiền thoại” nổi tiếng trong Thiền môn (1), nếu quý vị tham khảo và có thể tìm ra đạo lý trong ấy, thì đích thực quý vị đã tri nhận được Thiền.
“Như thế, thế thì kết quả sẽ ra sao?...” – Đây là phương thức tư khảo cố định của thiền. Hãy dùng công án “Cô mộc hàn nham” (chúng ta thường gọi là “Lão bà đốt am”) này để tham khảo! Muốn giải đáp quý vị cần phải hạ thủ công phu để lãnh ngộ. Có người sẽ thắc mắc: “Nhưng hạ thủ công phu bằng cách nào?” và nếu không tìm ra đáp án chỉ còn có cách: “Thôi hãy tìm đến thiền đường, mời một vị thiền sư cao minh chỉ lối!” Mỗi khi có sự việc liên quan đến phương diện tu thiền, phần đông đều không thoát khỏi câu cả trời đại khái như thế.

ĐỪNG CHO RẰNG MỤC HẠ VÔ NHÂN LÀ “TINH THẦN TỰ TẠI”

Mặc dù đối với phương thức tu thiền, tôi đã không cho là như thế.
-- Miễn toạ Thiền --
Phương thức của tôi, thoạt nghe qua có lẽ có điều chi quái dị, nhưng tôi vẫn cứ thử đề xướng. Đối với những tục gia tu tập tại nhà như chúng ta, cứ nghĩ rằng ngày nào cũng phải đến thiền dường dường như là việc khó có thể được. Chẳng lẽ vì thế mà ngồi nhà không thể tu thiền được sao?
“Không thể tại gia”, số người chủ trương như vậy không phải là ít, trước khi, Đạo Nguyên thiền sư là một trong số vị ấy. Tuy khi từ Trung Quốc trỏ về Nhựt Bổn, Ngài khẳng định là người tại gia có thể tu thiền, nhưng về sau Ngài lại chuyển sang chủ nghĩa xuất gia tuyệt đối. Từ diểm này đã biểu hiện tron vẹn tánh cách tuyệt đối không thỏa hiệp đối với sự việc chưa đủ viên mãn của thiền sư
Mãi đến nay, chủ trương “không thể tại gia” vẫn chiếm đa số. Chỉ một ít nhân sĩ thiền tôn cho rằng tu tại gia cũng không sao, nhưng những người chủ trương như thế đại khái rất ít. “Nói một cách lý tưởng, phương thức tu thiền chân chính đúng nhất là phải tìm đến đạo trường chuyên tu, thỉnh cầu thiền sư cao minh chỉ đường dẫn lối”, những người chủ trương “không thể tại gia” phát biểu như thế là muốn nêu rõ cái ý: nếu không dựa theo phương thức này, cứ ở nhà xem càn mấy quyển sách mở trí mà lại muốn hiểu rõ về thiền, trên căn bản, đó là việc không thể có được.
Có lẽ cá tánh tôi phóng khoáng, thích tiện nghi, nên cảm thấy muốn chống lại chủ thuyết này. Nếu cứ một mực câu nệ hình thức xuất gia hay tại gia, thì đó không phải là xa lìa tinh thần căn bản của thiền sao? Tôi cho rằng “Thiền” là một loại tinh thần rất tự do tự tại, khoáng đạt khai lãng và như thế mới đích thật là thiền.
Trước khi thảo luận về phương pháp thiền của tôi, xin có vài lời có thể không được vui thích mấy. Đôi khi, chúng ta phát giác những vị tu thiền có một số người đặc lập, độc hành. Bảo rằng họ bàng nhược vô nhân cũng được, quấy nhiễu người khác vô ý thức cũng vô hại, tóm lại là có một số người “ta làm, mặc ta tồn tại”. Đương nhiên, số này chỉ là thiểu số, và phần lớn vẫn là thiền sư có đạo phong tương đối viên mãn.
Cho nên, nếu chúng ta lìa tinh thần căn bẳn của thiền, thì phải chăng đó là một hành động xô đẩy thiền hướng về một loại trí thức chuyên môn? Tuy ở đây, loại người phàm tục như chúng ta mà bàn về thiền, luận thuyết về đạo thì không khỏi khiến người khác có cảm giác rằng chúng ta là kẻ múa rìu qua mắt thợ, nhưng, nếu như chúng ta có thể nắm vững động mạch của Phật pháp thì đối với sự giải thích có chỗ xê dịch cũng không thể tránh được. Điểm này tôi sẽ tường thuật thêm. Ở đây tạm thời gọi thiền là “Tinh thần của tự tại”! Kỳ thực thiền vốn chính là loại tinh thần này, nếu thờ ơ cái tinh thần thực chất mà chỉ nhấn mạnh cái hình thức bên ngoài, thì cho dù ghi dấu thiền là “Tinh thần tự tại”, nhưng khác nào bảo nó chỉ là môn học được chuyên hoá. Đối với điểm này, chúng ta không thể không nghĩ đến một cách sâu thẳm hơn.
Lấy công án “Lão bà đốt am” làm điển hình, trọng tâm có thể nói là nằm trong chữ “Thanh Tăng”. Khi chúng ta còn mang tư tưởng hạn hẹp cho rằng “Thanh tăng” phải thề này thế kia, thì sẽ dính quàng rối rắm đến đời sống thường phàm biết bao! Vì thế, xuyên qua mẩu chuyện này, chúng ta có thể lãnh ngộ đích xác thiền có thể mang lại một tư tưởng không gian càng tự do càng thên thang rộng lớn.
Nhưng nói đi phải nói lại, hiện nay đã có người xe thái độ bàng nhược vô nhân như là một phong thái hào phóng lịch sự mà đặc dị độc hành và lại còn tự cho đó chính là “Thiền” thì quả thật đã làm cho mọi người cảm thấy phân vân mơ hồ khó tả!!

KHẢI THỊ THẤY ĐƯỢC TỪ MỘT TIỂU THIỀN SINH
DÙNG RỔ TRE ĐỂ HỨNG NƯỚC MƯA

Trên thực thế, loại người đạc ập độc hành này đã không chỉ tồn tại trong chốn thiền môn. Thông thường, chúng ta nhìn những vị tu thiền biến thành “Thiền Si” (chỉ sinh hoạt duy nhất trong lĩnh vực thiền), và xem họ như một quái nhân để đối đãi, không ngờ, thực ra ở ngoài tục thế cũng có lắm người giống hệt như vậy đang hiện hữu mà tước danh của họ đang thuộc vào loại hình tướng “chuyên gia”
“Chuyên gia”, nói một cách khác, là “chuyên gia mốc”.
Ở bậc đại học, loại chuyên nghiệp ngốc này đặc biệt có nhiều. Ví như một số giáo sư toán số học đảng cấp quốc tế, hoặc các bác học đoạt giải thưởng vật lý Nobel, tuy ở phương nào đã thành tựu một cách phi phàng nhưng đối với sự vật trên thế gian thì nhất khiếu không thông, biết bao loại “chuyên gia” như thế đang có mặt khắp nơi!
Chỉ nói đến hạng người thông thường1 Như người nào đó lúc mới vào làm trong công ty! chức vị ban đầu chỉ là viên chức nhỏ, nhưng khi chuyển nghiệp hoặc may mắn nhảy rào, đôi khi còn tạo nên tiếng tăm dữ dội. Như loại “chuyên gia” thượng thặng trên xã hội, có rất nhiều loại chuyên nghiệp ngốc này. Do xã hội trước mắt dần dần vào hướng chuyên nghiệp hoá, bởi vậy tất nhiên đã tạo nên cả khối chuyên gia cao thủ ngốc ra đời. Điều đáng buồn là, chúng ta đang bị nắn tạo nên loại chuyên nghiệp ngốc mà không tự biết.
Chuyên gia trong thiền môn cũng là thế.
Trong xã hội có đầy dãy chuyên gia ngốc khiến cho chúng ta quan niệm trái nghịch lại những thông hiểu sự lý và những ngươì văn võ toàn tài.
Nói ngược lại, thiền thường bảo chúng ta nên đả phá cái “Thường lý” chấp trước của con người thường tình. Nếu chúng ta chỉ dựa vào thường lý thông thường để suy đoán sự vật, thì thiền không cần thiết để tồn tại. Mẫu chuyện dưới đây, có liên quan đến sự tích thất lạc của một vị thiền sư trong thời đại Liềm Thương ở Nhựt Bổn. Vị này, là Quan Sơn Huệ Huyền thiền sư mà sau này được Hoa Viên thượng hoàng phụng thỉnh để sáng lập kiến thiết thôi Diệu Tâm Tự (2). Sự tích thất lạc này, đại khái là mẫu chuyện phát sanh khi ông ẩn cư trong núi Mỹ Nồng (Kỳ Phồi huyện):
Môt hôm, trong núi đột nhiên mưa lớn, hạt mưa bằng hột đậu không chút vị tình đổ xuống nóc nhà ngói lâu năm thiếu tu bổ, không lâu, đại điện dã bắt đầu bị mưa dột.
“Lấy đồ hứng mưa nhanh lên!”
Huệ Huyền thiền sư lớn tiếng ra lệnh. Nhưng, mưa dột đến như thế mà chùa thì lại nghèo đến đỗi đã không có được cái thùng chứa nước. Có thật là không có một vật gì sao?...Chúng đệ tử hè nhau lật rương đổ tráp, bới tìm chí mạng vẫn không sao tìm ra vật gì để hứng nước cả. Đang lúc đám người hốt hoảng lo lắng, bất chợt có một vị tiểu tăng với lấy cái rở tre trong nhà bếp chạy thẳng ra ngoài.
Dùng rổ tre hứng mưa?
Hành động vô cùng kỳ quái! Đương nhiên là làm một việc vô bổ
Nhưng sau việc, Huệ Huyền đại sư đã dành nhiều lời ngợi khen vị tiểu tăng này, những đệ tử loay hoay hoảng hốt khi nãy thì bị quở trách nghiêm khắc.
Hàm ý của mẫu chuyện này như thế nào quý vị có biết không?

KHÔNG NÊN BIẾN THÀNH TÙ BINH CỦA THƯỜNG THỨC

Công án Thiền tôn thật sâu sắc và khó hiểu. Hơn nữa như đã từng nêu ở trước, đã không có bất cứ tiêu chuẩn tuyệt đối nào trong việc giải thích công án, thiền ngữ.
Nhưng điểm này xin tạm gác lại, chúng ta hãy theo quan niệm “thường thức” mà tham cứu công án này. Dưới đây là quan điểm cá nhân tôi:
Rổ tre không cách nào hứng được nước mưa, ai cũng đều biết sự việc thường thức này cả. Nhưng trong chùa ngoài cái rổ re ra k hông có vật khả dĩ nào khác, đó cũng chính là nguyên nhân làm cho các đệ tử của thiền sư hoảng hốt, bấn loạn cả tay chân.
Tay chân lúng túng đã chẳng lợi ích gì trước sự việc, chi bằng lấy rổ tre hứng mưa còn tốt hơn – Tôi nghĩ nếu bảo thế, thì thiền lại rơi vào hý luận. Và trên thực tế, thiền rất cấm kỵ lý luận. Dùng lý luận phân tích sau đó mới quyết định lấy rổ tre hứng mưa thì có lẽ phải bị quở mắng thôi. Vị tiểu tăng sở dĩ được khen thưởng chính vì đã không căn cứ vào quy đoán theo một lý luận nào mà lẹ làng chạy lấy chiếc rổ tre ngay. Đối với vị tiểu tăng lúc bấy giờ trong đầu không có cái ý thức thường thức “Rổ tre không hứng mưa được”. Thà chấp nhận đây là hành vi dị thường, còn hơn bảo rằng vị tiểu tăng chưa bị cục hạn của thường thức mà đã biến thành tù binh của thường thức. Chính vì thế, cho nên vị tiểu tăng rất là “Tự Do”, tự tại. Thiền rất chú trọng đến loại “Tự Do” này nên thường đập vỡ cái bó buộc của thường thức; Nhưng, nó “Phá vỡ sự bó buộc của thường thức”, thì cũng xin đừng ràng buộc bởi câu nói này. Nói cách khác, thiền muốn phá vỡ sự điểm này lại tạo nên thường thức của Thiền. Loại người dễ dàng sanh ra thiên chấp nầy, đã không phải chính là những người đặc lập độc hành trong thiền môn sao?
Tóm lại, ở trên, khi chúng ta đàm luận về thiền thì điều cần thiết là nên xác nhận một điểm: Tinh thần căn bản của thiền tự do, không bị hạn chề.
Vì thế, nếu có thể cho phép tôi phóng đại lời nói, thì tôi muốn nói là: Nếu như ngồi thiền mà không thể đắc đạo, thì chi bằng không nên ngồi thiền. Tại sao? Bởi vì cứ một câu chấp và hình thức toạ thiền, là trái lại làm mất hẳn tinh thần chân chính của thiền. Dù gì thiền cũng là tự do triệt để, căn bản không câu nệ vấn đề hình thức ngồi hoặc không ngồi. Phù hợp với tinh thần tự do, đây mới chính là điều trọng yếu nhất.
Vấn đề được đặt ra ở đây, như thế nào mới có thể phù hợp với tinh thần tự do?

THIỀN LÀ THUỐC CÓ CÔNG HIỆU
ĐẶC BIỆT ĐỂ AN ĐỊNH TÂM THẦN

Có lẽ độc giả sẽ nghi ngờ về những lời nói của tôi, nhưng tôi cũng chẳng phải là ngữ bất kinh nhân. Tôi nghĩ rằng muốn dùng nhận xét của tôi để giải thích về thiền, thì tốt hơn nên dùng quan điểm của Phật giáo nguyên thuỷ sẽ chính xác hơn.
Cái gọi là “Thiền”, kỳ thực không phải là chiến lợi phẩn của Phật giáo.
Chữ “Thiền”, nguyên là tiếng Ấn Độ. Phạn ngữ của Ấn Độ gọi là dhyana, tiếng palì thì đọc là jhàna, âm Hán ngữ dịch là “Thiền Na’ hoặc “Thiền”
Ngoài ra cũng còn gọi là “Thiền định”, lấy cái ý để dịch là “Định”, cộng thêm dịch âm chữ “Thiền” gộp lại thành “Thiền định”. Ý thiền (Thiền định) là một phương pháp điều phục tán loạn, và là một phương thức chuyên nhứt làm cho an định. Cho nên cũng có người phiên dịch chữ “Thiền” là “Tịnh lự”.
Theo truyền thuyết, đó là một phong tục tập quán từ ngàn xưa của Ấn Độ. Dựa vào suy đoán của các chuyên gia học giả, thì trước khi dân tộc Nhã Lợi An xâm nhập Ấn Độ (3), dân nguyên quán của Ấn Độ đã có phong tục tập quán này. Từ các di vật văn minh cổ dưới sông Ấn Độ được ngành khảo cổ khai quật, đã phát hiện những hình tượng người đàn ông ngồi thiền, do đó có thể tin tưởng rằng suy đoán đó là chính xác.
Vì thế, không riêng Phật giáo, các tôn giáo khác ở Ấn Độ cũng đã sử dụng phương thức thiền định để tu hành. Trong gia đoạn tu hành của đức Thích Tôn, ngài đã từng tập ngồi thiền với hai vị khổ hạnh tăng, nghĩa là toạ thiền đã có trước khi ngài khai ngộ, chuyện Bồ Đè Ca việc ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề cùng là việc ai cũng biết. Từ đó, chúng ta biết rằng trong thời đại Phật Giáo nguyên thuỷ, ngồi thiền là phương thức tu hành của mọi hành giả thuộc các tôn giáo Ấn Độ chứ chẳng phải chỉ chuyên biệt của Phật giáo đồ.
Đã biết thế, tại sao mỗi khi đề cập đến “Thiền” (hoặc ngồi thiền) thì bị cho là pháp riêng của Phật giáo đồ? Đây là một vấn đề hết sức thú vị.
Thực ra, vì do có điển cố.
Phật giáo nguyên thuỷ, đã đem pháp môn tu hành chia ra làm giới, định, huệ, gọi là tam học. Ba loại pháp môn này lấy hoạt động của tâm thức chia ra làm 3 lực vực “Tri, Tình, Ý”, rồi phân biệt từng thứ của ba lãnh vực, và tu hành thêm để đạt đến cảnh giới tối cao. Ý nghĩa đó xin được nêu rõ dưới đây:
Giới học – Ý – Pháp môn tu hành của chỉa ác tu thiện.
Định học – Tình -- Bỏ hết tạp niệm, pháp môn tu hành của thống nhất tâm thức
Huệ học – Tri -- Đoạn trừ phiền não, pháp môn tu hành của triệt ngộ thế gian chân tượng.
Ba loại công phu tu hành này nếu thiếu một thì không thể được, nó tương phụ tương thành, nhưng chẳng qua vì phương tiện đối với chúng sanh mà nó được chia làm ba.
Nhưng, cái gọi là thiền trong Phật giáo Trung Quốc (Thiền định, thiền toạ), thông thường không chỉ nói về “Định học trong tam học”, mà còn bao hàm cả sự thống hợp của cả tam học. Có thể nói, thiền không những bao hàm việc mở mang trí huệ và công phu toạ thiền, mà hơn thế nữa, sự đi đứng ngồi nằm thường ngày đều cũng có thể tu thiền như nhau. Người đã hoàn thành lý luận này để làm nguyên lý phát biểu, chính là Lục Tổ Huệ Năng đời Đường. Vì thế ở Trung Quốc, có thể nói “Thiền tức là Phật giáo”.

BẢO TRÌ TÂM THỨC KHOÁNG ĐẠT

Đề mục về câu chuyện này có lẽ nghiêm túc hơn, nhưng vì mục đích của bút giả là làm thế nào để quý vị có thể hiểu rõ rằng thiền định chẳng phải là pháp môn tu hành riêng của Phật giáo. Huống chi thiền rất chú trọng đến tinh thần không chấp cứ câu nệ, không chỉ chuyên chú vào hình thức ngồi thiền; vì thế trọng điểm học tập của chúng ta là nhắm vào tinh thần không câu chấp này.
Mặt khác, xin quý vị tri nhận rằng: Dù thiền tôn của Trung Quốc hay của Nhựt Bổn cũng đều có lối giải thích khác nhau đối với thiền. Nói cách khác, thiền, không chỉ duy nhất là ngồi thiền.
Ăn cơm, uống trà cũng là thiền.
Thời đại nhà Đường, tương truyền có vị Triệu Châu Tùng Niệm thiền sư sống đến 120 tuổi thọ.
Một hôm, trong chùa có một đệ tử mới đến, muốn theo Triệu Châu thiền sư tu hành. Vị này thỉnh giáo thiền Sư:
“Đệ tử là một kẻ mới gia nhập, xin thành tâm đê đầu thỉnh giáo sư phụ về phương pháp tu hành”.
Triệu Châu thiền sư trả lời:
“Cháo sáng đã ăn chưa?”
“Ăn rồi”.
“Thế thì mang chén đi rửa đi!”
Sau khi nghe vị thiền sư nhẹ nhàng trả lời mà không nói thêm bất cứ một lời nào, vị đệ tử này nhờ đó mà hoát nhiên khai ngộ, đó tức là thiền.
Dường nhu khi chúng ta chỉ cần đề cập đến thiền thì thường cho rằng chắc chắn là phải có đạo lý thâm sâu gì đó, hoặc cần phải trải qua phương thức tu hành đặc biệt nào đó. Kỳ thực không phải thế.
Nói cách khác, trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, sáng sớm thức dậy, đánh răng, rửa mặt, đi nhà vệ sinh v.v..., những chuyện lặt vặt bình thường này củng là một loại thiền. Nếu ngay cái đạo lý giản dị như thế mà chúng ta không thể ngộ được thì nói chi đến việc tu hành đặc biệt khác? Lời nói của Triệu Châu thiền sư chính là ý đó, người đệ tử mới cũng vì rõ đạo lý đó mà khai ngộ. Cho nên chỉ cần chúng ta thể ngộ “Đạo ở trong sinh hoạt thường ngày”, thế là đối với thiền, hoặc nhiêù hoặc ít đã có thể ngộ rồi.
Bây giờ chúng ta hãy trở lại chính đề.
Cái gọi là “Thiền”, trọng yếu nhất là tinh thần không câu nệ. Chỉ nắm vững được tinh thần ấy mới hoàn toàn thể ngộ được cái tôn chỉ và ý chỉ của thiền. Vì thế, đối những người có tâm học thiền, ngoài việc đến thiền đường ngồi xếp bằng, cần phải học tập tinh thần “Không bán víu bất cứ hình thức ngồi thiền nào” – đó mới là trọng điểm mà tôi muốn nhắn gởi .

TỈNH GIÁC QUÁN CHIẾU THẾ GIỚI NỘI TÂM

Sở dĩ tôi đề xướng phương thức “Miễn ngồi thiền”, là nhắm vào những đối tượng hằng ngày đi làm, có tâm muốn tu thiền nhưng không có thời giờ rỗi rảnh đến thiền đường ngồi thiền. Cho dù có lợi dụng dăm ba ngaỳ nghỉ, hoặc xin sở lmà nghỉ dài hạn để đến thiền đường tham thiền, ngồi thiền đi nữa, thì chẳng qua tạm thời cho thân tâm được thư thả, nhưng đối với việc thể ngộ được thiền lý thì hiệu ích không lớn. Vả lại cách xin nghỉ pháp cũng không thể kéo dài được. Đối với thiền sư, thì việc hành tập ngồi tham thiền là phải đến thiền đường hằng ngày, và là việc kiên trì liên tục suốt đời. Nếu chúng ta muốn bỏ tất cả mọi thứ để hoàn toàn đầu nhập vào trong ấy thì dường như không thể được. Nói như thế, chẳng lẽ cả đời chúng ta không có cách để thể nghiệm được thiền hay sao? Thành thực, cá nhân tôi không tán thành cách nói “Thiền chỉ có trong thiền đường”. Nếu thiền mà người làm lụng thường ngày không thực hành được, thế thì thiền còn có thể mang tính chân chính?
Cho nên ở đây tôi đề xướng “Miễn tọa thiền”
“Miễn tọa thiền” là phương thức thế nào?
Người thông thường giải thích thiền định là “Thống nhất tinh thần”, cũng là phương pháp làm cho tâm tán loạn lên xuống bất ổn có thể an định lại một cách chuyên nhất. Nhưng trong phương pháp “Miễn toạ thiền”, chúng ta đối với thiền lại có sự giải thích khác; Cái gọi là “Thiền”, tức là muốn để cho tâm chúng ta từ trong dính líu ràng bu5ôc và mê vọng khốn đốn nghi nan được giải phóng ra ngoài. Vì thế bước thứ nhất học thiền, là phát hiện thử xem tâm chúng ta đang bị cái gì mắc dính và bó buộc.
Trong sinh hoạt hằng ngày, thông thường người ta không chú ý quan sát đến nội tâm của mình, ví như đôi nam nữ đang yêu nhau cứ mãi tha thiết mù quáng, đến độ không thấy trên mặt người yêu của mình có tàn nhang hay đồng tiền (Tình nhân nhãn lý xuất tây thi); người đi làm việc thì dốc sức mưu cầu được thăng chức, thường nhắm vào sự thăng chức làm mục tiêu trong đời; học sinh vì có khảo thí mà ôn bài không mệt mỏi, sở cầu chẳng qua là để có thể chen vào cánh cửa hẹp để lên lớp. Những người đem lòng truy cầu sự vật ngoại tại đương nhiên càng không chú ý đến nội tâm của mình.
Cho nên, người học thiền ngay bước khởi đầu cần thực hiện bằng được, đó là quán sát sự hoạt động tâm thức của mình. Nếu có thể nhận diện được nó, thì tâm thức của mình sẽ được tự do. Ví như nói: Luyến ái là mù quáng. Cho đến khi nào thấy được sự mù quáng của lòng mình thì lúc bấy giờ lòng dạ hai bên trai gái sẽ được tự do. Bởi vì nó có thể tự do lựa chọn, cho nên hoặc tiếp tục mê luyến, hoặc sẽ dùng nhãn quan lý trí để xử sự vấn đề tình cảm?
Do đó, ta có thể biết người nào có thể cảm giác, qún sát và nắm vững nội tâm của mình thì người đó tự do. Cũng có thể nói, hướng thiền đã bước được bước thứ nhất.

KHÔNG NÔNG NỖI VÌ NHÂN TÌNH THẾ THÁI

Làm thế nào để cảm nhận và quán sát được nội tâm? Ngoài ngồi thiền ra, xin đề nghị quý vị nên nghiên cứu một số ngữ lục thiền môn, hư tâm theo dõi và lắng nghe những bậc tổ sư thiền tôn quá khứ đã tham thiền ngộ đạo ra sao, và bằng cách nào để dạy dỗ đệ tử củ họ tu thiền. Nói cách khác, nghĩa là cần học tập thái độ sinh hoạt, ngôn hạnh và cử chỉ của những đại tổ sư này, kể cả những phương thức khảo sát riêng đối với sự vật của họ v.v...
Xin nêu lên một sự tích để quý vị tham khảo:
Trước kia có vị Thủ Sơn Tĩnh Niệm thiền sư (?-993), ngài là một cao tăng dưới đời nhà Tống. Bình sanh ngài luôn trì tụng “Pháp Hoa Kinh” (4) nên còn gọi là “Niệm Pháp Hoa”
Một hôm, có một vị tăng hỏi ngài:
“Thế nào là Phật”
Thiền sư trả lời:
“Tân phụ kỵ lô, A gia khiên”
(Tạm dịch: cô dâu trẻ trung cưỡi trên lừa, bà má già yếu dắt dây cương)
“A Gia” ý nói là Bà Bà. Câu này có nghĩa giản dị là: cô dâu trẻ mới cưới ngồi thiền trên lưng lừa còn Bà Già thì dắt dây cương đi bộ. Trông như có vẻ hai người đã kết thúc công việc ruộng nương và đang trên đường về! Cái cảnh này thoạt nhìn thấy ấm áp cảm động làm sao!
Khoan! Hãy thong thả, tình hình dường như cò điều chi không hợp lỵ Nếu xét sự việc theo thời đại thì sự việc chắc chắn không ổn-- Người làm công thì được ngồi xe sang trọng trong khi ông chủ thì lại đứng xe bus?
Đối với quan niệm bình thường, người ta không thể chấp nhận một sự việc ngược đời như thế, di4 nhiên đây là việc của “nhân tình thề thái”, điều được gọi là “Thường lý”
Như thế, câu trả lời của Thủ Sơn thiền sư là phản ngược “Thường Lý” sao ? Kỳ thực, nều mang nguyên nhân để giải thích, có thể vì cô dâu quá mỏi mệt hoặc có bầu nên Bà Bà thương nàng dâu và đã để cho cô cỡi lừạ Như thế thì có gì không hợp lý ? Thiền tức là để tâm chúng ta thoát ly khỏi mọi ràng buộc nông nỗi của nhân tình thế thái mà tư khảo một cách tự do tự tại

LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ SINH HOẠT MỘT CÁCH TỰ TẠI

Nếu có thể vì hiểu rõ đạo lý của thiền mà sống một cuộc sống không bị ràng buộc và tự do tự tại là điều rất tốt, nhưng trên thực tế, sự việc không đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Trái lại, vì chúng ta càng muốn tránh thoát ràng buộc chừng nào thì càng có cảm giác bị ràng buộc chừng ấy. Dù sao, trong đời sống thực tế đã không cho phép cá nhân chúng ta có thể phát triển một cách tự do. Nếu cứ cố chấp mang cái vốn hiểu biết rất ư thiếu sót về thiền mà phóng ngôn ngữ bừa bãi và thổi phồng ra, thì chắc chắn là sẽ tạo cho người khác những cảm nhận tương phản.
Thiền tuy dạy chúng ta không nên câu nệ ở sự lý, nhưng đồng thời cũng không nên tử thủ trong thành trì giáo pháp này mà biến thành ngựa bị sút cương hoặc hành sự buông lung đến nổi không có lấy một tiêu chuẩnnguyên tắc nào. Những lưu ý nêu ra, chẳng qua chỉ để nhắc nhở rằng khi học xong thiền, bối cảnh sinh hoại chung quanh sẽ giống như ảo thuật, chỉ một chớp nhoáng, mọi hiện tượng đã hoàn toàn thay đổi. Từ lâu, tánh ngoan cố và tính lười biếng của chúng ta chẳng khác nào tốc độ vun vút của xe, có dùng sức đạp thắng thế nào, nó tức khắc dừng lại. Nếu cố gắng miễn cưỡng muốn nó dừng gấp lại, không chừng còn có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc ngoài ý muốn!
Nhưng nói như thế, không có nghĩa là khinh thường bỏ qua. Chỉ cần đầu tư thời giờ tinh tiến nỗ lực tu hành liên tục thì cuối cùng sẽ có ngày có thể đạt đến cảnh giới liễu ngộ.
Trong phương thức tu hành “ Miễn ngồi thiền”, chỉ cần chúng ta không ngừng đọc ngữ lục có liên quan đến thiền, và công án cũng như truyện ký tu hành của thiền tăng thì rất có thể trong bất tri bất giác chúng ta có thể vận dụng trí tuệ của thiền để tư khảo, tất nhiên sẽ đưa đến liễu ngộ đạo lý của thiền

  • Chú (1): Công án chỉ vào văn kiện tư liệu của công gia hoặc phán quyết ký lục v.v... thiền tôn công án tức là nói đến sự liên quan của một số lời dạy hay việc khai ngộ của các thiền sư về đối thoại hoặc ký lục của hành nghi khi chỉ đạo cho những người tập thiền.

  • Chú (2): Đại đạo trường của Lâm Tế Tôn, toạ lạc tại hoa viên Kinh Khu phía phải chợ kinh đô. Vốn là sở tại ly cung của hoa viên thiên hoàng, sau này vì sau khi Thiên Hoàng thoái vị để quy y tam bảo đốc tín Phật Giáo, nên đã cung thỉnh Quan Sơn Huệ Huyền thiền sư làm khai sơn tổ sư để khởi công kiến lập Diệu Tâm Tự

  • Chú (3): Người Nhã Lợi An (Nhơn) là danh xung tổng hợp của sắc dân Ấn Âu, họ đã xâm nhập Ấn Độ, theo tài liệu thì họ đã có sớm khoảng 1,300 năm trước kỷ nguyên.

  • Chú (4): Là một đại biểu Đại Thừa kinh điển. Tên chính thức gọi là “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, trong Phật giáo, bộ kinh này được sùng kính mãnh liệt nhất và được xưng tụng với mỹ danh là “Kinh trung chi vương”

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567