Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Thấy Đạo giữa các bậc Thầy

26/08/202207:21(Xem: 2969)
Cái Thấy Đạo giữa các bậc Thầy

ht vien minh-2ht vien minh


CÁI THẤY ĐẠO
GIỮA CÁC BẬC THẦY



Hỏi:
Thưa Hoà Thượng, có một số người có cái nhìn rất phiến diện cục bộ, chỉ cần khác Tôn Giáo, khác Tín Ngưỡng mà ở gần nhau như bầu trời thiếu không khí. Vì thế, con muốn thỉnh Hòa Thượng nếu thuận duyên xin Ngài vì chúng con dạy về cái thấy Đạo của Chúa, của Lão Tử, Dịch lý, Krishnamurti, và của Osho...Con xin được tri ân Ngài!


Trả lời :


Sai lầm lớn nhất của con người là cố chấp cái nhìn cục bộ của mình. Thực ra chân lý là pháp phổ biến, không dành riêng cho bất cứ ai. Mỗi người giác ngộ chân lý qua tầm nhìn của mình về chính mình và vạn pháp. Người có tầm nhìn lớn nhất là người thông suốt được tất cả tầm nhìn của nhân loại. Như đức Phật thấy được 62 tà kiến của thế gian. Đừng hiểu tà kiến là thấy sai, cái sai không phải ở thấy mà ở cố chấp cục bộ. Ví dụ như những người mù sờ voi, cho con voi là cái chân, cái bụng, cái lưng, cái ngà, cái đuôi, cái vòi, cái tai, con mắt v.v... mỗi người đều đúng nhưng sai là do cố chấp vào cái nhìn cục bộ của mình mà thôi, thực ra con voi là tất cả những phần ấy không thể thiếu phần nào. Nhiều người Phật tử nghe Phật nói 62 tà kiến thì chấp rằng thường - đoạn, hữu biên - vô biên, có - không, khổ - lạc... đều sai. Phật nói 62 tà kiến vì ngoại đạo chấp một chiều mà trở thành phân biệt nhị nguyên, chỉ biết một mà không biết tất cả trong một. Phật có cái nhìn rộng lớn nên thấy nếu ráp 62 tà kiến lại trongmột cái nhìn phổ quát thì tất cả đều đúng, trong khi người Phật tử kia cứ bắt chước Phật chê tất cả đều là tà kiến nên lại chấp vào "không" do đó không thể nào có được cái nhìn bất nhị.

Giả sử các tôn giáo khác đều thấp còn Phật giáo là tột đỉnh, thì cũng phải leo qua tôn giáo bậc 1, tôn giáo bậc 2, bậc 3... rồi mới leo lên đến tôn giáo tột đỉnh được. Có thể nói một tôn giáo tột đỉnh là tôn giáo ráp lại các tôn giáo bậc thấp mà có. Cũng như trước khi chứng quả Chánh Đẳng Giác, Phật cũng tu dưới rất nhiều hình thức đạo sĩ ngoại đạo khác nhau trong vô số kiếp. Đó là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi mà chủ yếu là phá đi những cố chấp cục bộ để trải nghiệm qua các chiều kích đa diện của pháp giới bao la này. Vì vậy đức Phật được gọi là bậc Minh Hạnh Túc. Sau khi giác ngộ đức Phật chỉ nói lên chân lý mà Ngài đã trải nghiệm và chứng nghiệm một cách toàn diện chứ không đưa ra chủ thuyết riêng của mình, do đó nếu nhìn kỹ chúng ta thấy Phật giáo bao gồm phần cao đẹp nhất của các tôn giáo như vô vi của Lão Tử, hữu vi của Khổng Tử, đức tin của đức Chúa Jesus v.v...

Thực ra các tông phái Phật Giáo Phát Triển về sau cũng chỉ triển khai những phương diện vốn có này trong giáo lý Nguyên Thủy của đức Phật. Các tông phái Phật Giáo Phát Triển tuy triển khai rất mạnh một phương diện nào đó của Đạo Phật nhưng cũng vô tình cục bộ hóa giáo lý uyên nguyên phong phú và bất nhị của bậc Giác Ngộ. Một số ít phương pháp thiền phát triển từ thế kỷ 20 (tất nhiên không phải tất cả) mệnh danh là Thiền Nguyên Thủy đang thịnh hành tại các nước Phật giáo Nam Tông và trên thế giới, tuy cũng đạt được những sở đắc rất hấp dẫn nhưng xét cho cùng thì cũng chỉ phản ánh những kinh nghiệm cục bộ mà thôi.

Những người khác tôn giáo, khác tông phái, khác phương pháp tu tập ngồi lại với nhau thì gây ra tranh luận tự tán hủy tha, chính là biểu hiện tính cố chấp cục bộ của con người, và chính những người này biến tôn giáo hay tông phái vốn cũng đúng và hữu ích trong một phương diện nào đó trở thành phiến diện và cục bộ. Một người thông suốt được tất cả những phương diện nhận thức và tu chứng cục bộ khác nhau này sẽ có một tầm nhìn khoáng đạt vô chấp và biết tôn trọng vị thế của các tôn giáo, tông phái hay pháp môn tu khác mình. Chúng ta vẫn thấy ra và phân tích những cái sai phát sinh do bảo thủ truyền thống kinh điển, cố chấp chủ thuyết hay ý thức hệ mà các tổ chức tôn giáo thêm thắt về sau để giúp mình và người khác trở về nguồn chân lý uyên nguyên bất nhị vốn sẵn có trong trời đất, chứ không thuộc quyền sở hữu của một tôn giáo nào.

HT Thích Viên Minh
(Mục Hỏi - Đáp, trungtamhotong.org)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9443)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13170)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9385)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
19/05/2012(Xem: 6686)
Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng. Chúng ta được sinh ra do sự ham muốn của cha của mẹ. Khi chúng ta bước vào thế giới này chúng ta trở nên mê đắm vật chất, và tự trở thành nguồn gốc của dục vọng. Chúng ta thích thú với những tiện nghi vật chất và những khoái lạc của giác quan. Vì thế chúng ta chấp trước vào thân này, nhưng xét cho cùng thì chúng ta thấy rằng thân này là nguồn gốc của khổ đau phiền não.
11/05/2012(Xem: 7435)
Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu không có việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luận với vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với thái độ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố ... với thế giới.
04/05/2012(Xem: 11692)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
02/05/2012(Xem: 5942)
Ngày nay chúng ta đều khẳng định với nhau rằng, văn hóa của nhân loại, khởi nguồn từ bốn nền văn minh cổ, đó là: Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ. Bốn vùng văn hóa cổ này, qua bao biết đổi của thời gian cũng như sự biết thiên của nhân loại, nay chỉ còn hai – Trung Quốc và Ấn Độ.
28/04/2012(Xem: 8528)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
05/04/2012(Xem: 4040)
Chân Như huân tập là một thành ngữ được nói đến nhiều trong Luận Đại Thừa Khởi Tíncủa Bồ-tát Mã Minh (giữa thế kỷ 1 và 2). Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Chân Như huân tập trong bộ luận ấy, để làm rõ khái niệm quan trọng có nhiều trong kinh luận Đại thừa. Huân tập có nghĩa là xông ướp (huân) và tập tành, quen thuộc, lặp đi lặp lại, tích tập (tập).
05/03/2012(Xem: 12918)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]