Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Sao Người Tu Thiền Ứng Phó Với Trầm Cảm?

09/09/201907:22(Xem: 5573)
Làm Sao Người Tu Thiền Ứng Phó Với Trầm Cảm?

 

ngoi thien-2'

Làm Sao Người Tu Thiền Ứng Phó Với Trầm Cảm?

 

Huỳnh Kim Quang dịch

 

Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center.

Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn]  (xuất bản năm 2018).Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.


 

*******

 

Hỏi: Làm sao người tu thiền ứng phó với các giai đoạn của trầm cảm nặng?

 

Narayan Helen Liebenson: Trầm cảm nặng là một trong những tình cảnh khó khăn hơn mà một người có thể chống chọi. Kinh nghiệm của tôi là thiền có thể hữu ích, nếu được thực hành dưới sự quan sát của một chuyên gia trị liệu hay một vị thầy.

Tôi xin giới thiệu tác phẩm The Mindful Way Through Depression [Phương Pháp Chánh Niệm Qua Trầm Cảm] của Mark Williams, John Teasdale, Zindal Segal, và Jon Kabat-Zinn. Dựa vào nghiên cứu kết quả, cuốn sách này dễ đọc và ích lợi, với sự hướng dẫn làm sao phương thức chánh niệm có thể giúp con người ứng phó với các suy nghĩ và cảm giác mà có thể gây ra trầm cảm. Sự giới hạn của nó là con người phải tự nỗ lực, mà thường là khó khăn khi con người bị trầm cảm. Tuy nhiên, nếu các ý tưởng, các quan điểm, và sự thực hành có thể là hữu hiệu ở thời điểm khi con người không bị trầm cảm, rồi thì có lẽ chúng cũng có thể được thực hành trong giai đoạn trầm cảm nữa.

Thực hành với một vị thầy là người biết rõ bằng tự thân, người đã có kinh nghiệm với điều đó là hữu ích. Có một vị thầy Miến Điện tên là U Tejaniya là người nói về lịch sử trầm cảm của chính ông một cách hoàn toàn thẳng thắn và cũng là ngời đã từng thực hành chánh niệm để giảm bớt sự đau khổ của mình. Ông ấy biết rõ trầm cảm có trạng thái tinh thần và thể xác kinh khủng ra sao, và ông cũng biết rằng sự giải thoát khỏi trầm cảm là điều có thể làm được.

Tôi cảm thấy thật là quan trọng để cởi mở đối với thuốc điều trị trầm cảm. Dù nhiều lần đã thay đổi và những hành giả thiền ngày nay có vẻ cởi mở hơn đối với việc dung thuốc khi cần thiết, nó có thể vẫn còn là điểm dính mắc đối với một số người nghĩ rằng họ có thể tự giải thoát mà không cần thuốc hay tự nghĩ họ “nhẹ hơn” để sử dụng thuốc, tin rằng họ có thể chỉ cần dựa vào sự thực hành Phật Pháp.

Điều này không phải là khôn khéo và thái độ mở lòng. Những thuốc chữa trầm cảm có thể là thần dược rất hữu ích để giúp cân bằng sự mất quân bình. Uống chúng có thể là hành động có thể thông cảm, cho phép người nào đó bất lực với lọai đau khổ này để tập trung vào phương cách hiệu quả. Thật ra vấn đề thuốc là phức tạp và gây nhiều tranh cãi, và rằng trong khi các loại thuốc chữa trầm cảm dường như trong vài năm qua là loại phép mầu, điều này không phải lúc nào cũng đúng như thế. Nhưng đối với nhiều người, chúng rõ ràng là hữu ích.

 

Tenzin Wangyal Rinpoche: Sự hỗ trợ mạnh mẽ của người thực hành Phật Pháp là quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng. Rất là quan trọng để có sự nối kết với Tam Bảo.

Một người có thể nương tựa Đức Phật như là sự nối kết bất biến, mặt đối mặt, đáng tin cậy mà luôn luôn sẵn sàng và là kho báu vô tận. Chân lý luôn được tìm thấy ở đây. Với sự hỗ trợ thứ hai, Pháp, chúng ta có đức tin và lòng tin vào giáo pháp và kiến thức mà chúng ta nhận được. Cuối cùng, có nhiều hỗ trợ trong sự nối kết với tăng già, sự ấm áp của những người đã tận hiến sự tu hành của họ vì lợi ích của tha nhân.

Chúng ta có khái niệm về quy y bởi vì là chúng sinh nên chúng ta đau khổ và cần sự trợ giúp. Trầm cảm là thời gian khi con người có thể kinh nghiệm cảm giác mạnh về sự cắt đứt, mất liên hệ, và khổ đau. Nếu bạn là hành giả trải qua sự khó khăn như thế, thì thật là quan trọng để biết rằng đây không phải là sự sai lầm của con người. Đừng bị mắc kẹt vào cái bẫy của cảm giác tội lỗi hay nghĩ rằng bạn không có chút giá trị gì. Điều đó chỉ tạo thêm đau khổ lên sự đau khổ là một phần của hoàn cảnh của con người.

Vào những lúc này, thật là quan trọng để tin vào diệu lực của Tam Bảo, là nền tảng của sự quy y. Cũng giống như khi thời tiết có mây và bão, bạn tin rằng mặt trời vẫn ở đó, đang chiếu sáng trong bầu trời bao la trong xanh. Ngay dù đây không phải là kinh nghiệm của bạn trong lúc đó, bạn vẫn biết phương hướng tổng quát của bầu trời, và ngay dù bạn không thể thấy mặt trời, thì bạn vẫn biết nó ở đó. Tương tự như vậy, bạn có thể tin rằng sự đau khổ của mình là vô thường.

Tại Tây Phương, một số người đến để nghiên cứu và thực hành Phật Pháp qua cảm thức không thỏa mãn với chính các niềm tin và văn hóa của họ. Phật Giáo có thể dường như lôi cuốn bởi vì nó giàu trí tuệ. Một số người vào Phật Pháp với sự hiểu biết kiến thức nhiều hơn là thực hành sâu xa. Thường khi điều thiếu sót là niềm tin từ thực nghiệm này trong sự quy y và những kinh nghiệm nội tại do kết quả từ điều này. Khi trầm cảm đến, thì không dễ để nương tựa vào sự quy y mà  được xây dựng bằng kiến thức suông và không bén rễ sâu trong sự thực nghiệm.

Trong cuộc sống thường nhật, ngay khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, thì bỏ qua một bên những điều cần được làm, như trả tiền thuế và các hóa đơn, chăm sóc con cái, và ăn uống, có nhiều thứ không phải được làm. Thỉnh thoảng chúng ta hứa làm nhiều thứ chỉ vì xung động nhất thời mà không biết điều đó có ý nghĩa gì về lâu về dài, và chúng ta tự làm kiệt sức mình qua sự tham gia vào các nhiệm vụ không hoàn tất. Ngay trong nơi ẩn náu của chính ngôi nhà của bạn, thì bạn có thể cảm thấy nhà của bạn đang kêu gọi bạn làm điều gì đó – đó là việc rửa chén, xếp quần áo, hút bụi sàn nhà. Và có vô số sự gắn kết được duy trì qua việc trở lại gọi điện thoại và viết điện thư, không để ý đến những thói quen tìm tòi không dứt của chúng ta trong không gian mạng. Đôi khi có nhiều việc chúng ta cần làm, nhưng nhiều lúc việc làm của chúng che dấu một sự bất an ngầm. Từ quan điểm của sự thực hành thiền, chúng ta đã đánh mất sự dừng lại, hay nghỉ ngơi, có phẩm chất. Chúng ta đã đánh mất sự kết nối với sự quay về nương tựa bên trong.

Thế nào là sự quay về nương tựa bên trong này là sự bảo vệ của chúng ta trong những lúc khó khăn? Hãy nhìn vào bên trong và nhận ra sự tĩnh lặng của cơ thể, sự im lặng của lời nói bên trong, sự bao la của tâm. Khi chúng ta chú tâm đến ba nơi này, thì chúng ta khám phá ra nền tảng của hiện hữu, hay sự bao la không bờ bến, và liễu ngộ điều nối kết chúng ta với nền tảng này, cùng với sự ấm áp khởi sinh một cách chân thật từ sự nối kết này. Vì vậy tôi miêu tả ba “cột trụ” cho các môn sinh của tôi -- sự tĩnh lặng của cơ thể, sự im lặng của lời nói bên trong, và sự bao la của tâm – như là phương tiện để nối kết với sự quay về nương tựa bên trong và như là sự hỗ trợ cho những người đau khổ vì trầm cảm. Hãy thường xuyên quán chiếu ba cột trụ này khi bạn có thể, ngày và đêm; chúng không có dị ứng tiêu cực. Hãy quán chiếu chúng ngay khoảnh khắc mà bạn cảm thấy bị vùi dập hay bị chới với. Chúng ta cần điều mà chúng ta có thể lập tức quay về nương tựa khi chúng ta bị bất an.

Đôi khi trầm cảm xâm nhập dữ quá mà chúng ta không thể ra khỏi giường. Những lúc như vậy, hãy mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành và nhìn ra bên ngoài và nhìn lên bầu trời và ánh sáng. Cố gắng nối kết với sự quay trở về bên trong qua sự hướng ra bầu trời bên ngoài và ánh sáng. Điều đó có thể mở cánh cửa bao la cho bạn. Hãy nghỉ ngơi, với cặp mắt mở ra, chừng 5 hay 10 phút mỗi lần, chỉ đơn giản nhìn bầu trời và ánh sáng và không làm điều gì khác, như nhìn quá nhiều thứ trong nhà bạn mà cần phải được chăm sóc. Thay vì nhìn vào nhà bếp của bạn, là một đống lộn xộn, thì hãy để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn bầu trời và ánh sáng như là sự hỗ trợ cho việc nối kết với sự bao la bên trong. Hãy nhớ rằng thật tính của bạn là sự khoáng đạt và trong lành như bầu trời và nó chỉ tạm thời bị che mờ bởi những đám mây của sự lo lắng và trầm cảm.

Là một hành giả, thật là rất quan trọng để phát triển sự tự tin vào chính mình và khả năng trải nghiệm sự quay về nương tựa bên trong. Ba trụ cột là các phương tiện kinh nghiệm để hiểu biết và tự tin, và để nối kết lập đi lập lại với thực tính của bạn, Phật tính của bạn. Qua việc ngày càng trở nên quen thuộc với sự quay về nương tựa bên trong, chúng ta phá vỡ các mô thức của sự lo lắng và có thể nhận ra cảm giác thực sự của ngôi nhà bên trong. Chúng ta gặp gỡ Đức Phật bên trong chính mình. Trong khi lời khuyên Phật Pháp này không có nghĩa như là một sự thay thế cho sự tập trung vào y học hay chữa trị đúng đắn, sự nhận thức về bản tính của con người cuối cùng là ánh sáng sẽ làm rõ bóng tối của trầm cảm.

 

ngoi thien


Zenkei Blanche Hartman: Bởi vì sự thực hành của cá nhân tôi hiện nay đã hấp dẫn quá mạnh hướng tới sự tu tập từ bi, hay tình thương, câu trả lời đầu tiên của tôi là đề nghị rằng bạn nên thường cho mình nhiều lòng từ bi mà bạn có thể có, đặc biệt khi bạn cảm thấy bị trầm cảm. Nhưng tôi biết rằng sự trầm cảm chính là một chứng bệnh nghiêm trọng và tôi không được huấn luyện để điều trị nó, vì vậy tôi giới thiệu 2 người bạn tốt của tôi là những người đã được huấn luyện và có giấy phép hành nghề trị liệu tâm thần cũng như chư vị Thiền Sư để trả lời thêm các thông tin đối với câu hỏi của bạn.

Một người đề nghị rằng thực tập với những người khác ít nhất 3 lần một tuần là tốt. Bạn không muốn trở thành cô đơn. Bà ấy cũng giải thích rằng phần lớn trầm cảm là từ hóa chất trong não bộ, và rằng nếu bạn làm cho nhịp tim của mình tăng lên trong 20 phút một ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội, hay chạy bộ, thì bạn sẽ tăng chất serotonin (một hợp chất có trong tiểu cầu và huyết thanh làm co mạch máu và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) và các mức độ của chất dopamine (một hợp chất có trong cơ thể như một chất dẫn truyền thần kinh và tiền chất của các chất khác bao gồm epinephrine) cũng như tạo ra chất endorphins (bất kỳ nhóm hóc môn nào được tiết ra trong não và hệ thần kinh và có một số chức năng sinh lý. Chúng là những peptide kích hoạt thụ thể thuốc phiện của cơ thể, gây ra tác dụng giảm đau). Bà ấy cho biết rằng tất cả những thứ này sẽ giúp xóa bỏ trầm cảm của bạn.

Bà chỉ ra rằng để tâm chánh niệm lúc bạn đang chạy bộ là rất hữu ích. Nếu bạn đang bị trói buộc trong vòng xoáy tiêu cực, thì rất là tốt để dừng lại khi bạn ghi nhận nó, rồi tự chúc mừng mình vì đã ghi nhận và tìm cách nào đó bạn có thể biết hài lòng trong môi trường chung quanh của bạn, ngay cả nó chỉ là một màu sắc vừa lòng. Tiếp tục thực hành sự biết hài lòng bất cứ khi nào bạn nghĩ về nó là điều hữu ích.

Một người bạn khác của tôi là bác sĩ điều trị tâm lý theo Thiền đã giải thích rằng thỉnh thoảng những người hành thiền tự đổ lỗi cho cảm giác trầm cảm, ngay dù họ đã tự chế hay gây ra sự trầm cảm của họ (“Tôi đang đau đớn và nó là lỗi của tôi”). Bà ấy chỉ ra rằng nhiều người trong chúng ta đã học được rằng cảm giác xấu có nghĩa là chúng ta xấu, và vì vậy chúng ta có thể nỗ lực giải thoát chúng hay sửa đổi hay tự kể về một kinh nghiệm mà có thể làm tê tái một số người và làm đau đớn cho những người khác.

Bà lưu ý rằng một vị thầy có kinh nghiệm sẽ khuyến tấn học sinh chấp nhận điều đang xảy ra như điều đang xảy ra và không đặt một câu chuyện nào lên trên kinh nghiệm hiện tại. Vị thầy có thể trao ra điều này như là bước hỗ trợ hướng tới việc chấp nhận một kinh nghiệm nội tại chán nản như nó là – đang chán nản – trong khi thừa nhận rằng điều này là khó đối với hầu hết chúng ta bởi vì xu hướng bình thường của con người là chạy trốn khỏi đau đớn.

Bà cảnh báo rằng khi chúng ta tham gia vào thìền chân thật, chúng ta có thể nhận thức rằng thiền không giúp ích gì với sự đau đớn mà chúng ta đang cảm nhận ngay ở đây, ngay bây giờ, và rằng đôi khi chúng ta cần quay đi khỏi sự đau khổ của chúng ta như một phản ứng có thể thông cảm nhất. Bà giải thích rằng nhận thức trung thực giúp chúng ta tập trung vào việc có nên tiếp tục ngồi trên đầu gối đang bị sưng hay liên quan tới sự nhức răng đau nhói hay đau thần kinh tọa hay không. Bà đề nghị rằng chúng ta có thể cần ngưng thiền để nghỉ ngơi một lát và rằng vị thầy có thể cho phép đại chúng lắng nghe sâu thẳm như thể là hành động tốt nhất trong lúc này, và rồi tiếp tục.

Độc giả có thể vào trang mạng của Lion’s Soar để đọc nguyên tác tiếng Anh:

 

https://www.lionsroar.com/ask-the-teachers-26/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9059)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 3727)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 5450)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 4636)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 4213)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 6582)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 7554)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 6878)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
10/10/2010(Xem: 7107)
Quyển sách này trích dịch từ “Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục”. Ngài Lai Quả 24 tuổi xuất gia, 28 tuổi kiến tánh, tịch năm 1953 thọ 73 tuổi. Ngài trụ trì chùa Cao Mân hơn 30 năm, chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, phàm có gì chướng ngại sự tham thiền, ngài đều bãi bỏ.
08/10/2010(Xem: 12308)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567