Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Dẫn nhập về tâm thức thần bí nhất

06/03/201819:36(Xem: 4372)
Chương 07: Dẫn nhập về tâm thức thần bí nhất

Đức Dalai Lama (2) khai mạc QG Hoa Kỳ

TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH

Khám phá tâm thức thần bí nhất

 

 

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

 

PHẦN THỨ BA

 

Bình giải về Ba chữ đánh thẳng vào điểm chủ yếu (1)

của Patrul Rinpoché

 

***

 

Chương  7

 

Giáo huấn thứ nhất

 

DẪN NHẬP VỀ TÂM THỨC THẦN BÍ NHẤT

 

 

            Nội dung những lời giảng dạy trong bài thơ của Patrul Rinpoché xoay quanh ba giáo huấn (three instructions/ba sự luyện tập dựa vào ba cấp bậc giáo huấn) nhằm vạch trần tâm thức thần bí nhất, và đó cũng là cốt lõi của phép luyện tập Đại hoàn thiện. Mục đích chủ yếu của ba giáo huấn này là để giúp người hành thiền đặt tâm thức mình vào đúng tâm điểm của hiện thực để vặn cổ - nếu có thể nói như thế - các thứ sai lầm tai hại.  Sau đây chúng ta hãy bắt đầu với giáo huấn (những lời chỉ dẫn hay giảng dạy) thứ nhất:

 

Sự quán thấy mang tính các bao quát và đa chiều (multidimentional),

Được nêu lên trong những lời giảng dạy của ba giáo huấn là:

Trước hết hãy để cho tâm thức nghỉ ngơi,

Thoát khỏi mọi sự phóng tưởng (emission), thoái lùi (retrait/withdrawal/tránh né, khép kín, tìm cách không suy nghĩ) và mọi sinh hoạt khái niệm khác (các sự tưởng tượng, phán đoán... mang tính cách quy ước và công thức).

Đang trong lúc nghỉ ngơi nhờ lắng sâu vào thể dạng hoàn hảo của thiền định đó,

Thì hãy bất thần thét lên một tiếng thật lớn, thật sâu và cực ngắn: Phat!

Tương tự như một tiếng sét, đánh thẳng vào tri thức. Ồ! Thật lạ lùng! (nguyên bản là chữ Emahó, là tiếng Tây Tạng, có nghĩa là một sự kinh ngạc, sửng sốt, một cách thốt lên sự ngạc nhiên trước một sự khám phá bất ngờ và "tuyệt vời" nào đó. Trong trường hợp trên đây chữ Emahó mang ý nghĩa khá tương tự với chữ "Euréka" trong tiếng Hy Lạp. Chữ Emahó thường được dịch sang tiếng Anh là "Amazing" và tiếng Pháp là "Émerveillement").

[Hóa ra] Chẳng có một thứ gì cả, thật hết sức kinh hoàng! (sững sờ, choáng váng, hoảng hốt, kỳ lạ)!

Quả là một sự kinh hoàng, một sự xuyên thấu (percée/breakthrough/đâm thủng, đột phá) không có gì ngăn chận được nó!

Hãy xác định ngay tâm thức thần bí nhất ấy của Dharmakaya (Thân Đạo Pháp).

Thực thể đó, hãy nhận biết được nó từ bên trong chính mình - đây là giáo huấn thứ nhất.

 

(sau khi tạo được tình trạng nghỉ ngơi cho tâm thức thì bất thần thét lên một tiếng thật mạnh: Phat!  Tức khắc ngay sau tiếng thét đó người hành thiền chợt cảm thấy chẳng có gì cả - chỉ là một sự trống không. Sự cảm nhận đó khiến mình vừa choáng váng vừa kinh ngạc: Emahó! - trong một số các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương chữ này còn được dịch là: Thật lạ kỳ!, Ô hô!)

 

            Tôi (tức là Đức Đạt-lai Lạt-ma) sẽ cố gắng bình giải ngắn gọn ý nghĩa của các câu thơ trên đây.

 

 

HÃY CỨ NGHỈ NGƠI

 

 

            Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về sự quán thấy tâm thức thần bí nhất qua thể dạng hiển hiện tự nhiên của nó. Thí dụ sau đây có thể giải thích điều đó: chẳng hạn như giữa một đám thật đông người thì sẽ hết sức khó cho các bạn để nhận diện một người nào đó (mà mình chưa có dịp biết từ trước), thế nhưng nếu các bạn đã từng biết mặt người ấy trước đây và người này đã trở thành quen thuộc với mình, thì nhất định các bạn sẽ nhận diện được người này dễ dàng hơn dù là người ấy đang trà trộn trong một đám đông. Tương tự như vậy, mặc dù tâm thức thần bí nhất luôn thấm đượm trong từng khoảnh khắc của tri thức, kể cả trong từng tư duy, thế nhưng chúng ta không thể nào có thể nhận biết được nó qua thể dạng trần trụi của nó nếu chưa từng biết nó từ trước (trong nguyên bản là: khi nó chưa từng được "giới thiệu" với mình), chẳng qua vì nó bị thu nhỏ và che khuất bởi đủ mọi thứ tư duy khái niệm [hiện lên trong tâm thức mình]. Thế nhưng một khi đã biết được nó một lần rồi thì mình sẽ nhận diện ra nó dễ dàng hơn, kể cả giữa vô số các tư duy đủ loại.

 

            Những gì trên đây cho thấy chẳng cần phải biến cải (trong nguyên bản là chữ adjust/điều chỉnh) bất cứ thứ gì trong tâm thức mình, nhất là bằng các quá trình phân tích mang tính cách khái niệm (tìm cách này hay cách khác để cải thiện tâm thức mình dựa vào các tiêu chuẩn quy ước và công thức), mà chỉ cần giữ nguyên thể dạng tự nhiên của tất cả những gì hiện lên trong tâm thức các bạn, phản ảnh từ các hiện tượng đa dạng trong thế giới - từ con người, nhà cửa, núi non, công ăn việc làm, bạn hữu, các vấn đề khó khăn, hay bất cứ một thứ gì khác (cứ để yên tâm thức với tất cả những gì hiện lên bên trong nó, không cần phải phân biệt, chọn lựa hay loại bỏ gì cả).  Không nên dính dấp vào các thứ ấy, có nghĩa là không nên để mình bị ô nhiễm bởi các thứ tư duy mang tính cách phân biệt (xác định, đánh giá, phán đoán...) đại loại như: "Phải là như thế này. Như thế kia là sai". Theo lời khuyên của tác giả bài thơ trên đây thì đấy là thể dạng hiển hiện giản dị của tri thức đơn sơ, và người hành thiền cũng chỉ cần duy trì được thể dạng ấy. Vậy các bạn hãy khởi sự để yên cho tâm thức nghỉ ngơi trong một thể dạng thật êm ả, không nên để cho vô số tư duy mặc tình khuấy động [tâm thức mình] (xin lưu ý đây cũng là căn bản chung và sơ khởi nhất trong việc hành thiền trước khi có thể tạo ra các thể dạng sâu xa hơn).

 

 

HÃY LÀM CHO TƯ DUY DỪNG LẠI

TRONG MỘT KHOẢNH KHẮC NÀO ĐÓ

 

 

            Tâm thức thần bí nhất sinh ra một cách tự nhiên và hiện hữu một cách tự nhiên bên trong con người các bạn. Nó đang ở đó một cách tự nhiên, không cần phải tạo ra nó trước đó, cũng không cần phải tái tạo nó hay tạo dựng ra nó dựa vào các yếu tố bên ngoài (superficial/hời hợt, nông cạn). Nó thuộc thành phần của trí tuệ nguyên sinh, tức là dòng chảy (flux, flow) tự nhiên của tri thức trên dòng luân lưu (continuum) nguyên sinh và căn bản [của sự sống], không mang tính cách tạo dựng (elaboration) nào cả. Nếu muốn cho tâm thức thần bí nhất hiện lên ngay từ lúc này và tồn tại như là một thứ gì đó thật hiển nhiên bên trong [tâm thức] các bạn, thì các bạn không nên tạo ra thêm cho mình các thứ khái niệm nông cạn (hời hợt, mang tính cách quy ước). Không nên để phát sinh ra thêm các tư duy mới, ngay cả đối với trường hợp khi các bạn cảm thấy các khái niệm (các sự phán đoán, suy xét, tác ý...) đang hiện lên thì cũng cứ mặc chúng, không nên nghĩ đến là phải loại bỏ chúng. Cứ để cho chúng tự tan biến. Đấy là những gì mà bài thơ trên đây có ý nêu lên, đó là phải "thoát khỏi các sự phóng tưởng, thoái lùi (rút lại, tìm cách không suy nghĩ) và mọi sinh hoạt khái niệm khác". Hãy cố gắng giữ sự trong sáng, hoàn toàn hòa nhập vào dòng chảy mang tính cách tự phát (spontaneous) thật tự nhiên của thể dạng phi-tư-duy. Hãy buông bỏ hoàn toàn và tức khắc bất cứ một hình thức tư duy khái niệm nào (xin nhắc lại, tư duy khái niệm là những sự suy nghĩ công thức và quy ước, dựa vào các kinh nghiệm cá nhân và sự học hỏi tức là sự hiểu biết thường tình).

 

            Hãy nêu lên thí dụ sau đây, trong một đám đông cùng đi chung với nhau, bỗng dưng có hai người dừng lại, các người khác vẫn tiếp tục đi, thì đấy không có nghĩa là tất cả đều dừng lại (đám đông người đang đi biểu trưng cho tư duy đang chuyển động trong tâm thức, nếu chỉ có vài tư duy dừng lại thì không thể nói là tâm thức dừng lại). Thế nhưng nếu tất cả mọi người đều dừng lại, thì đấy mới [thật sự] là sự dừng lại (điều đó có nghĩa là trong khi hành thiền nếu muốn cho tâm thức dừng lại thì phải dừng lại đồng loạt và toàn bộ: từ tư duy, xúc cảm, sự tưởng tượng, các cảm nhận, trong đó kể cả sự "cố gắng" dừng lại. Thể dạng đó là một sự "nghỉ ngơi" toàn diện, trước khi làm một cái gì khác. Xin lưu ý "dừng lại" ở đây không có nghĩa là tìm cách "chận đứng" các tư duy mà chỉ để những gì trong tâm thức hiện lên một cách tự nhiên mà không quan tâm đến chúng, cũng không tham gia vào các tác động do chúng gây ra, như đã được nói đến trên đây).

 

 

 

THỂ DẠNG BỊ CHẤN ĐỘNG

 

 

            Dầu sao nếu chỉ biết tập trung tâm thức và không để nó bị phân tán thì cũng chưa đủ (có nghĩa là nếu chỉ biết chú tâm thật mạnh tạo ra sự "tỉnh thức" hay "tỉnh giác"/awareness, mindfulness - còn được gọi bằng một thuật ngữ rất mơ hồ và tối nghĩa là "chánh niệm" - thì cũng chưa đủ, bởi vì còn phải thêm vào đó một cái gì khác nữa để có thể mang lại sự giác ngộ cho mình. Phật giáo Tây Tạng rất chính xác và cụ thể là như vậy). Kể cả trường hợp dù cảm nhận được niềm phúc hạnh (felicity/niềm hân hoan, các cảm nhận thanh thoát hay thoát tục), sự trong sáng và thể dạng phi-tư-duy lóe lên với mình trong lúc hành thiền, thì đấy cũng chỉ là những gì chen thêm vào sự phát hiện ra tâm thức thần bí nhất được sinh ra một cách tự nhiên (có nghĩa là đã có sẵn, không phải là nhờ hành thiền mà tạo ra nó), và cả sự nhận diện ra nó (sự phát hiện ra tâm thức thần bí nhất có thể tạo ra các cảm nhận phúc hạnh, sự trong sáng cho mình, thế nhưng không nên quan tâm đến những thứ ấy vì đấy chỉ là những gì phụ thuộc chen vào sự phát hiện ra tâm thức thần bí nhất mà thôi). Vì thế các bạn phải loại bỏ các cảm nhận phúc hạnh, sự trong sáng và cả thể dạng phi-tư-duy (hiện lên trong lúc hành thiền. Thể dạng phi-tư-duy chỉ là một sự tê liệt, không phải là sự sáng suốt), đó là những gì cần phải vượt thoát.  

 

            Vậy trong lúc nghỉ ngơi đó, tức không còn thèm khát cũng không bị ô nhiễm bởi các sự sinh hoạt (suy nghĩ, tưởng tượng...) cứng nhắc mang tính cách khái niệm (sở dĩ gọi là "cứng nhắc" là vì khái niệm cũng chỉ là những gì quy ước và công thức), thì bất thần các bạn thét lên một tiếng Phat, khi phát âm chữ t thì uốn đầu lưỡi ngược về phía sau răng và chạm vào nóc vọng. Âm thanh phát ra phải thật mạnh, cô đọng và ngắn, nhằm gạt bỏ tức khắc mọi chuyển động của tư duy, chẳng hạn như: "Đúng thế !" hay "Chính là thế này hay chính là thế kia". Âm thanh cực ngắn của tiếng Phat cũng tương tự như là một tiếng sét, đánh thẳng vào tư duy khái niệm khiến nó tan biến và văng ra khỏi tri thức mình (xin lưu ý chữ Phat không phải là tiếng Việt, trong tất cả các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương đều viết như thế: không có dấu sắc. Với người Việt thì khác với người miền Bắc, dường như người miền Nam và Trung thường phát âm chữ “phát” như là “phác” và vì phát âm với chữ "c" sau cùng nên hơi khó uốn đầu lưỡi ngược vào phía sau răng và chạm vào nóc vọng. Do đó thiển nghĩ độc giả nên cố gắng tìm cách phát âm với chữ "t" sau cùng để dễ uốn lưỡi như hướng dẫn. Âm thanh phát ra phải thật mạnh, thật ngắn và bất thần. Cách phát âm uốn lưỡi về phía sau chính là để giữ cho âm thanh không thoát ra ngoài cửa miệng hầu tạo ra âm hưởng vang ngược lên não bộ và đỉnh đầu). Phép thiền định trên đây được tóm lược như sau:

 

Trước hết hãy để cho tâm thức các bạn nghỉ ngơi,

Thoát khỏi mọi sự phóng tưởng, thoái lùi (tránh né, khép kín) và mọi sinh hoạt khái niệm khác.

Đang trong lúc nghỉ ngơi nhờ lắng sâu vào thể dạng hoàn hảo của thiền định đó,

Thì hãy bất thần thét lên một tiếng thật lớn, thật sâu và cực ngắn: Phat!,

Tương tự như một tiếng sét, đánh thẳng vào tri thức. Ồ! Thật lạ lùng!.

Chẳng có một thứ gì cả! Thật hết sức kinh hoàng!

 

            Các tư duy cũ (có từ trước) phải dừng lại, các tư duy mới chưa kịp phát sinh. Điều đó cũng tương tự như một con tàu lướt nhanh xé nước làm đôi, tạo một khoảng trống hai bên mạn tàu và cả một vệt nước phía sau (mặt nước chưa kịp khép lại).   

 

            Ngay vào lúc các bạn thét lên tiếng Phat!, và giữa lúc mà các bạn chưa kịp tạo ra một khái niệm [mới nào] như mình vẫn thường làm trước đây - hoặc nói một cách khác là khi các bạn chưa kịp tiếp tục suy nghĩ trở lại về các tư duy trước đây của mình - và trước khi có thể tạo ra các khái niệm mới (các sự suy nghĩ mới), thì giữa hai thời điểm đó (tức là khoảnh khắc thời gian thật ngắn còn trống không chưa có tư duy nào hiện ra) và trong khi các bạn chưa kịp tạo ra bất cứ một sự phân biệt mang tính cách khái niệm nào, thì sẽ xảy ra một sự kinh hoàng (một sự kinh ngạc trước một sự khám phá lạ lùng) trong sáng, minh bạch, một sự nhận thức thật tinh khiết (chưa kịp vướng mắc vào bất cứ một tư duy mang tính cách khái niệm nào cả).

 

            Với nhiệt tình và sự tin tưởng nơi những lời giáo huấn thật cụ thể trên đây, các bạn hãy cố gắng đặt tâm thức mình vào đúng khoảnh khắc mà các tư duy vừa bất thần bị loại bỏ, và tạo ra cho mình một sự kinh ngạc (Ồ! Thật lạ lùng) mà mình không thể so sánh với bất cứ một thứ gì khác. Tất cả những gì choàng lên (phủ lên, khoác lên) cho tư duy (tức là các khái niệm, các sự tưởng tượng, phân biệt,...) đều bị gỡ bỏ, và các bạn sẽ cảm thấy hết sức kinh hoàng, sửng sốt và choáng váng.

 

            Sự kinh ngạc trên đây có thể biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau: chẳng hạn như hai mắt nhắm nghiền không còn suy nghĩ gì được nữa (lặng người, hụt hẫng), hoặc rơi vào một thể dạng phi-tư-duy, hoặc tâm thức thoát khỏi mọi sự ô nhiễm (tức các tư duy khái niệm), không quá buông lỏng, cũng không quá căng thẳng. Trong khoảnh khắc quyết định (critical, decisive) đó, mọi sự phát ra (emission) hay rút lại (retrait/withdrawal) các khái niệm đều bị tắc nghẽn, khiến mình cảm thấy hốt hoảng, không thể nhận định được bất cứ một thứ gì cả.

 

            Sự chấn động đó (choc/shock) bất thần làm ngưng lại mọi sinh hoạt tâm thần, chẳng hạn như bất chợt nghe thấy tiếng chó sủa ngay bên cạnh mình, khiến mình giật bắn người, trong lúc đang sợ hãi đó mình sẽ không suy nghĩ gì được cả. Các cách luyện tập trên đây (chú tâm vào các khoảnh khắc chưa kịp suy nghĩ, chẳng hạn như thét lên một tiếng hay nghe thấy tiếng chó sủa bên cạnh, hoặc bất cứ một biến cố bất thần nào khiến mình chưa kịp suy nghĩ) sẽ giúp mình thoát ra khỏi sự sinh sôi và quản lý của tư duy, giam hãm mình giữa sự phát sinh dồn dập và ngẫu nhiên của hàng loạt các khái niệm mới. Dầu sao thì thể dạng tri thức trên đây (các khoảnh khắc phi-tư-duy) cũng không phải là tình trạng hôn mê, mà đúng hơn là một thể dạng minh mẫn và trong sáng.

 

            Kinh sách khuyên chúng ta nên ý thức được thật hiển nhiên thể dạng khi mà tâm thức thường tình (thông thường) mất hết cường độ và trở nên yếu kém, và cả các sự hiểu biết khái niệm cũng không thể hiện lên được, chẳng qua là vì lúc đó là thời điểm thuận lợi hơn cả giúp tâm thức thần bí nhất có thể hiện lên với tất cả sự trần trụi của nó. Nhà du-già Tây Tạng nổi tiếng Mangro Lhundrub Gyatso (một học giả uyên bác thuộc học phái Sakyapa, 1523-1596 - gcts) dựa vào các dẫn chứng trong rất nhiều kinh sách đã khẳng định rằng:

 

            Dòng tiếp nối/continuum của ánh sáng trong suốt của tâm thức thần bí nhất luôn ở thể dạng luân lưu không gián đoạn

 

(dòng luân lưu sâu kín của tri thức luân lưu từ những thời gian không khởi thủy cho đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Sự sinh và cái chết chi phối bởi các sự ô nhiễm chỉ là những gì "tạm thời" tiếp nối nhau hiện lên trên dòng luân lưu đó của mỗi cá thể. Tinh khiết hóa các sự "ô nhiễm" ấy chính là con đường Phật giáo. Dòng tri thức tinh khiết của một vị Phật sau khi tịch diệt, sẽ hòa nhập vào dòng luân lưu (continuum) vô-tận và phi-thời-gian đó của vũ trụ) 

 

            [Chính vì thế] nên khoảng trống nằm ở giữa hai tư duy sẽ là cơ hội giúp các bạn trong một khoảnh khắc nào đó có thể nhận biết được dễ dàng tâm thức thần bí nhất.

 

            Sự kinh hoàng (amasing, lạ lùng, kỳ lạ, sững sờ) đó không nhất thiết chỉ phản ảnh sự kinh ngạc (stupefaction) của mình mà còn cho thấy một sự xuyên thấu (nhận biết, quán thấy, trong nguyên bản là chữ "chọc thủng"/percée/breakthrough) không có gì ngăn chận được nó. Đấy cũng là ý nghĩa trong câu thơ của Patrul Rinpoché: "Thật kinh hoàng, quả là một sự xuyên thấu không có gì ngăn chận được nó!" (bất thần quán thấy một cái gì đó vô cùng sâu sắc và thần bí, khiến mình phải kinh ngạc, nói lên một sự "giải thoát" hoàn toàn, không còn một chút vướng mắc hay ô nhiễm nào nữa cả).

 

            Bản chất đích thật của tâm thức thần bí nhất chỉ có thể nhận biết được bằng các kinh nghiệm cảm nhận trực tiếp của mình mà thôi, bởi vì bản chất đó không thể nào mô tả được bằng chữ nghĩa. Chính vì thế mà tác giả [bài thơ] trên đây cho biết đấy là "Một  sự xuyên thấu không thể ngăn chận được, và cũng không thể mô tả được". Sự cảm nhận đó được gọi là "tâm thức thần bí nhất của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp", thế nhưng thật ra thì đấy cũng chỉ là một cách gợi lên một thứ gì đó thật cực đoan không thể giải bày được, tương tự như tất cả các thứ cực đoan khác, dù là dưới hình thức hiện-hữu hay phi-hiện-hữu (hữu hình hay vô hình, hoặc chỉ là một sự tưởng tượng) cũng vậy. Tâm thức thần bí nhất chỉ có thể nhận biết được xuyên qua các kinh nghiệm cảm nhận của mình mà thôi.

 

            Nếu không nhận biết được nó thì thật hết sức khó để tin vào quan điểm của Đại hoàn thiện về thiền định. Trong lúc thực thi phép thiền định này các bạn phải duy trì được sự cảm nhận của mình về tâm thức thần bí nhất, và đấy cũng là cách cho thấy người hành thiền [trực tiếp] an trú ngay từ bên trong kinh nghiệm cảm nhận về đối tượng [của việc hành thiền], nhưng tuyệt nhiên không phải là một cách thiền định "hướng vào" một đối tượng nào khác cả (câu này vô cùng quan trọng: thiền định theo phép Đại hoàn thiện là nhắm thẳng vào sự "giác ngộ" tức là "quả" hay là thể dạng tâm thức thần bí nhất; nói một cách khác là hường thẳng vào thể dạng của một vị Phật hay Dharmakaya/Thân Đạo Pháp và "an trú" trong đó. Phép thiền định đó không cần phải "hướng vào" bất cứ một "phương tiện thiện xảo" nào cả với hy vọng các phương tiện này sẽ mang lại sự "giác ngộ" cho mình. Nói một cách vắn tắt là an trú trong đối tượng của việc hành thiền và trở thành chính đối tượng ấy).

 

            Hơn nữa theo cách giải thích nêu lên trong các trước tác của Dodrupchen (còn gọi là Kyabjé Dodrupchen Rinpoché, sinh năm 1927, một vị đại sư thuộc học phái Nyinmapa/Ninh-mã, thuộc truyền thống Dzogchen/Đại hoàn thiện) thì khi nào đạt được sự nhận thức về tất cả mọi hiện tượng cũng chỉ là một trò biểu hiện (un jeu, a play), một sự rung động (vibration) hay sôi sục (effervescence/một sự sôi động, một tình trạng ồn ào) của tâm thức thần bí nhất mang tính cách tự nhiên và tự tại, thì khi đó mình cũng sẽ nhận thấy thật dễ dàng chẳng có một hiện tượng nào hiện hữu tự nơi nó, bởi chính nó, một cách độc lập cả. Các hiện tượng chỉ được tạo dựng bởi sự sinh hoạt [tâm thần] mang tính cách khái niệm (thế giới hiện tượng chỉ vỏn vẹn là những gì hiển hiện từ sự vận hành của tâm thức thần bí nhất bên trong chính mình). Khi nào nhận biết được tâm thức thần bí nhất - còn được gọi là "sự thật tối hậu" - trong đó tất cả mọi hiện tượng liên quan đến samsara/ta-bà và nirvana/niết-bàn chỉ là các hình thức phát xạ (irradiation) [của tâm thức thần bí nhất] thì khi đó mình sẽ quán nhận được tất cả mọi hiện tượng tinh khiết và cả không tinh khiết - các thuật ngữ này được vay mượn trong kinh sách triết học [Phật giáo] - đồng loạt chỉ [đơn giản] hiện hữu bằng tên gọi mà thôi. Tất cả các đối tượng của sự hiểu biết, dưới các hình thức hiển hiện và sinh sôi nẩy nở, cũng chỉ là những gì ngẫu biến và phụ thuộc (adventices/sinh ra từ những gì đã có), nhất thiết không mang một thực thể nào cả. Các thứ ấy ngay từ lúc khởi thủy không hề được tạo dựng bởi quyền năng của chính chúng, thế nhưng [trước mắt mình] chúng lại có vẻ như mang một bản chất độc lập (autonomous/tự lập, tự chủ) thuộc sở hữu riêng của chúng, khiến chúng ta nghĩ rằng chúng hiện hữu bởi chính chúng. Những gì trên đây cho thấy rõ ràng sự lầm lẫn đó thúc đẩy chúng ta hành động, tốt cũng có mà xấu cũng có, và đấy là cách mà chúng ta tích lũy các xu hướng (predispositions/tức là "nghiệp") đưa đẩy mình ngày càng lún sâu trong sự hiện hữu chu kỳ (cõi luân hồi).

 

            Nếu muốn nhận biết được tâm thức thần bí nhất và duy trì nó đúng như khi nó hiện lên trong khi hành thiền thì thật hết sức quan trọng là trước hết phải tự hỏi xem nền tảng hiển hiện của tâm thức là gì, nó sinh ra từ đâu và chấm dứt ở đâu. Thật ra có nhiều quá trình phân tích (tìm hiểu và giải thích) khác nhau, nêu lên trong các kinh sách quan trọng và đã đưa đến các sự diễn đạt khác nhau, dầu sao tất cả cũng đáng để tìm hiểu (Đức Đạt-lai Lạt-ma hiểu biết rất nhiều nhưng không thể nói ra hết, câu trên đây chỉ là một cách gợi ý về sự hiểu biết đó của Ngài, và cách giải thích của Ngài không phải là duy nhất).

 

            Nếu các bạn có thể làm cho mọi hiện tượng hiện lên với mình đơn giản dưới hình thức một sự rung động (vibration/sự chuyển động, rung cảm) của tâm thức thần bí nhất, đồng thời vẫn không tách ra ngoài bầu không gian đó của tâm thức, thì các bạn sẽ không còn bị chi phối bởi tác động của các khái niệm quy ước nữa. Khi nào nhận biết được thực thể căn bản của chính mình và trực tiếp thấu triệt được (cảm nhận được) sự tiếp nối liên tục và sâu xa nhất (definitive/căn bản, chủ yếu, quyết định và "cuối cùng" nhất) của nó, qua sự bình lặng (còn gọi là sự tĩnh lặng hay buông xả) tạo ra bởi thiền định, thì dù phải bôn ba trong thế giới, các bạn tất sẽ phải đạt được sự giác ngộ (éveil/awakening, tức là thể dạng của một vị Phật và cũng có nghĩa là trở thành Phật).

 

 

(hết chương 7)

 

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 16.02.18

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2021(Xem: 5553)
Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này. Một vài thuật ngữ: Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới). Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó. Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.
15/10/2020(Xem: 4173)
Có lẽ bài viết này sẽ không đúng thời, đúng lúc vào hoàn cảnh hiện nay (riêng cho Việt Nam, các miền Bắc Trung Bộ từ Quảng Trị vào đến Thừa Thiên (Huế) nơi các vị Thầy khả kính của tôi đang chịu nhiều áp lực của thiên tai (sạt lỡ và lũ lụt trầm trọng hơn bao giờ hết, vượt lên trên những hậu quả của năm 1999 và hơn thế nữa... thế giới đang chịu nạn đại dịch Covid 19 hoành hành làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Nhưng hậu bối trộm nghĩ nếu mình không ráng tu học để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi khi còn được may mắn có cơ hội làm người và có cơ hội giác ngộ hơn những động vật và loài cỏ đá vô tình, thì cũng uổng phí một đời...
03/09/2020(Xem: 3983)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư. Bản thân người viết không phải là một thẩm quyền nào; do vậy, nơi đây chỉ là một cố gắng trong khả năng hạn hẹp để đọc lại và ghi chép lại một số lời dạy từ kinh luận, hy vọng sẽ giúp làm sáng tỏ một số thắc mắc. Các chữ viết tắt trong bài này có thể đọc ở Đại Tạng Kinh (1) với các kinh: DN là Trường Bộ Kinh, MN là Trung Bộ Kinh, SN là Tương Ưng Bộ Kinh, AN là Tăng Chi Bộ Kinh, Sn là Kinh Tập trong Tiểu Bộ, Ud là Kinh Phật Tự Thuyết, SA là Tạp A Hàm,
17/07/2020(Xem: 7139)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từngnói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.Lời nói của bậc toàn giác thật chính xác. Chúng sinh còn trầm luân trong ba cõi, sáu đường, là còn gây nhiều nghiệp xấu. Cho nên, dù chúng ta là ai của những đời trước, kiếp trước? Kiếp này, tuy chung sống ở cõi Ta-Bà nhưng mỗi người ôm vào đời một biệt nghiệp riêng, do tội lỗi hay phước báo đã gây ra trong đời trước. Nhưng nói chung,dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng đã từngbị vô minh che mờ lý trí xúi quẩy tạo ra muôn ngàn tội lỗi, và tội lỗi đó cứ chồng chất mãi theo thời gian.
10/07/2020(Xem: 6379)
Thực tập thiền chánh niệm sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận được sự an lạc trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền cũng tăng sự tập trung, tăng hiệu quả của bộ nhớ, vượt qua áp lực và căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Các lớp học gồm có: Lớp 1: LỚP SƠ CẤP ONLINE - Thời lượng 8 tuần vào lúc 4pm tới 5:30pm chiều thứ 7 hàng tuần. (For English class: Friday Evenings: 7pm to 8:30pm from July 17 to September 4, 2020) Lớp 2: LỚP TRUNG CẤP - Thời lượng 10 tuần vào lúc 8am tới 10am sáng Chủ Nhật hàng tuần. (For English class: Saturday Evenings: 6:30pm to 8:30pm from July 18 to September 19, 2020)
30/06/2020(Xem: 12405)
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
10/12/2019(Xem: 5730)
“Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá Thà như giọt mưa, khô trên tượng đá Thà như mưa gió, đến ôm tượng đá Có còn hơn không, Có còn hơn không …” Đó là những câu mở đầu bài thơ của một người làm thơ như ăn cơm, làm thơ như uống nước, làm thơ như thiền hành, làm thơ như tĩnh tọa, làm thơ như say ngủ …. Làm thơ mà như chưa từng nghĩ là mình làm thơ, huống chi, nhọc nhằn khoác vào mình những hư danh nhân thế.
02/12/2019(Xem: 5787)
Thiền Định, Một Phương Pháp Biến Cải Tâm Linh. Đức Đạt-lai Lạt-ma và Urgyen Sangharakshita
15/11/2019(Xem: 6863)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
12/09/2019(Xem: 5229)
Bài này ghi lại một số lời dạy về Thiền Tông – để thấy rằng trong tận cùng, tất cả các phương tiện chư Tổ sử dụng khi truyền pháp chỉ là các bè pháp để lìa tham sân si, bằng cách nhận ra bản tâm vốn đã tròn đầy giới định huệ. Khi nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt các lời Đức Phật dạy qua nhiều thời kỳ khác nhau, sẽ thấy tất cả đều tương thông, trong tận cùng là không dị biệt, không trái nghịch giữa các truyền thống, dù là Nam Tông hay Bắc Tông. Với người đã sống được trong các pháp ấn vô thường, vô ngã… lúc đó không thấy còn bè pháp nào nữa, vì sẽ thấy tất cả các phương tiện tu học chỉ là sản phẩm của tâm quá khứ, chỉ là thêu dệt từ những ngũ uấn của ngày hôm qua và hôm kia, trong khi cái hiện tiền chảy xiết ngay bây giờ là cái dòng tịch lặng vô thường bất khả ngôn thuyết. Cũng y hệt như khi đã nắm được bâu áo tràng (cổ áo tràng), tự động chiếc áo sẽ xuôi một dòng, phẳng lì, không rời tay mình bất kể khi đi đứng nhanh hay chậm, lúc đó cũng chẳng bận tâm tới tay áo nghiêng về phía Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]