Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Tu Thiền Vipassana(Tuệ Minh Sát) tại Tu Viện Viên Đức

03/09/201407:15(Xem: 8415)
Khóa Tu Thiền Vipassana(Tuệ Minh Sát) tại Tu Viện Viên Đức


Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (10)

Khóa Tu Thiền Vipassana(Tuệ Minh Sát)
tại Tu Viện Viên Đức từ ngày 1 đến ngày 10 thàng 9 năm 2014


  Thị Giả ghi

 

Đạo Tràng Từ Nghiêm tại Krefeld quy tụ gần 30 Nam Nữ Phật Tử đã về Tu Viện Viên Đức vùng Ravensburg(Đức Quốc) để tu học Thiền Vipassana qua sự hướng dẫn của Thượng Tọa Thiền Sư Walpola đến từ Tích Lan cũng như Thượng Tọa Anurudha(người Tích Lan đến từ Thụy Sĩ). Qúy Ngài dùng tiếng Anh và tiếng Đức để giảng pháp. Kinh tụng hằng ngày bằng tiếng Pali được dịch sang Việt Ngữ.

 

Mỗi ngày các Thiền Sinh thức dậy từ lúc 5 giờ sáng để bắt đầu cho những khóa ngồi thiền, tụng kinh, nghe pháp, trình pháp, thiền ngồi, thiền hành, pháp đàm cũng như dùng cơm trưa trong chánh niệm v.v... mãi cho đến 21: 30 mới chấm dứt. Mỗi ngày đều như vậy và mỗi người đều có cách hiểu Pháp khác nhau; nên có giờ trình pháp để Thiền Sư nghe, đồng thời cũng để giải nghi cho các Thiền sinh, nhằm tu tập và hành thiền cho được lợi lạc hơn.

 

Phật Tử Thiện Tâm đã dịch những bài pháp do Ngài Walpola giảng dạy từ tiếng Anh sang Việt ngữ một cách lưu loát, dễ hiểu và rất chính xác; nên các Thiền sinh rất dễ lãnh hội. Cả 10 ngày như vậy các Thiền sinh đều hành thiền và tu tập giống như Thọ Bát Quan Trai. Khung cảnh Tu Viện rất yên tĩnh, thích hợp cho những khóa Tu Thiền như vậy; nên những Thiền sinh và cả những vị Thiền Sư cũng rất là hoan hỷ, an lạc trong những ngày thực tập chánh niệm tại đây.

 

Hòa Thượng Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác và Tu Viện Viên Đức trong buổi lễ khai mạc vào ngày 1 tháng 9 đã hiện diện và Ngài cũng đã phát biểu ý kiến của mình khi thấy được sự nổ lực tu tập của các Thiền sinh đã đến đây và Ngài cũng đã nói rằng: „dẫu cho tu và thực hành theo nhiều truyền thống khác nhau như: Nam Tông, Bắc Tông hay Kim Cang Thừa đi chăng nữa thì Tứ Diệu Đế và ba mươi bảy phẩm trợ đạo vẫn là căn bản cho tất cả các Tông Phái nầy“. Thượng Tọa Walpola cũng diễn đạt tâm tư của mình tương tự như vậy là:“ Dẫu cho tu theo Pháp Môn hay Tông Phái nào đi chăng nữa thì sự giải thoát khổ đau của con người và việc tiến đến sự giác ngộ giải thoát vẫn là những vấn đề căn bản của người tu học Phật“.

 

 Mong rằng các hành giả tu tập càng ngày càng đi sâu vào nội tâm hơn cũng như ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống của mình để được lợi lạc cho chính mình và tha nhân đồng loại.


Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (1)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (2)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (3)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (4)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (5)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (6)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (7)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (8)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (9)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (10)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (11)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (12)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (13)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (14)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (15)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (16)Tu Vien Vien Duc_khoatu_Vipassana (17)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 542)
A Di Đà tất cả pháp - Tất cả pháp A Di Đà - Chẳng quản trời cao đất thấp - Búng tay, cõi nước bày ra Tặng Trần Nhân Tông hoàng đế - Thuở nhỏ đâu từng biết chúa Xuân - Cứ theo xác pháo chạy tung tăng - Chúa Xuân nay đã về ngự trị - Pháo cuối làng xa nổ đì đùng
21/01/2013(Xem: 8372)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
20/01/2013(Xem: 7033)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 8632)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5945)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4799)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 5190)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6997)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5867)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
14/09/2012(Xem: 21764)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]