Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi

21/05/201408:09(Xem: 6560)
Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi
01ducp04

THIỀN VỊ TRÊN ĐẦU LƯỠI 


Nguyên tác: Takashina Rozen 
Ni sư Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch





Mục tiêu của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ?
Nhiều người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly. 
 
Vì thế lớp trẻ có khuynh hướng quay lưng lại với Phật giáo, xem như không có giá trị với họ. Họ không hiểu Phật giáo thực sự là gì. Đó là chân lý của vạn vật, là ngộ nhập cái tuyệt đối, là đại ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni. Chân lý này phổ quát vi tế đến nỗi có thể chứa đựng trên đầu lông chim cốc, rộng lớn đến nỗi vượt cả không gian đến vô tận. Chân lý tuyệt đối chính là sự sống của đạo Phật – và vấn đề là làm sao ngộ nhập được sự sống đó.

Kinh Kim Cang dạy rằng: “Cái gì gọi là Phật pháp thì không phải là Phật pháp.” Điều mà đức Thích Ca Mâu Ni thuyết trong 49 năm xem như giáo pháp của ngài, chỉ là sự giải thích giúp chúng sanh đi đến trực ngộ. Mạch sống thực sự của Phật pháp không ở nơi giáo lý. Vì thế ngài nói: “Phải biết rằng những lời giáo huấn của ta chỉ là những ẩn dụ giống như chiếc bè.” Bè hoặc thuyền chỉ được sử dụng cho đến khi đạt đến mục tiêu là bờ bên kia.

Đâu là mục tiêu đích thực của Phật pháp? Khi đã tìm ra và đạt đến, chúng ta an trụ trong cái hằng ngày, cái bình thường, không có gì khác thường cả. Phàm phu đau khổ vì họ không thể an trụ trong sự bình thường. “Tôi đã đi qua nhưng sau cùng không có gì đặc biệt.” Đời sống con người đầy rẫy những thất vọng, những việc không xoay chiều theo ý muốn. Trên quan điểm chứng ngộ, chân lý là bình thường, không có gì đặc biệt. Liễu xanh, hoa thắm, lửa nóng và gió luôn luôn thổi. 
 
Thiền sư Đạo Nguyên trong Tọa Thiền Nghi đã đưa ra kết luận về thiền: “Chim bay như chim, cá lội như cá.” Đó chính là trạng thái bình thường của vạn vật. Nếu chúng ta nghĩ Phật pháp như một triết lý thần kỳ chính vì chúng ta không thấy được Phật pháp là một sự bình thường, là việc ăn uống hàng ngày. Chân lý không ra ngoài cuộc sống thường nhật.

Trong thiền, khi cảm thấy không đủ khả năng đạt đến công án quá khó của vị thầy trao cho, hành giả chiến đấu trên đầu gươm ngọn giáo. Nhưng khi đạt đến sự hoạt dụng tự tại của thiền một cách trọn vẹn, hành giả sẽ thấy đáp án tự nhiên xuất hiện ngay trước mắt và sự sống chơn thực bắt đầu.

Một vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu: “Cái gì là Phật pháp?”. Sư trả lời tức khắc: “Cây bách trước sân.” Ngay trước phòng của sư mọc một cây bách giữa sân, và không ngập ngừng mảy may sư đã ứng dụng ngay sự kiện đó. Đó là Phật pháp hoạt dụng.

Lại một vị tăng hỏi thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư: “Cái gì là đại ý Phật pháp?” Nghe vị tăng đến từ Lô Lăng, sư liền đáp: “Giá gạo ở chợ Lô Lăng bao nhiêu?” Trong sự hoạt dụng của thiền, gạo ở chợ được dùng để chỉ cho đại ý Phật pháp. Một môn đệ cư sĩ của thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm hỏi: “Đạo là gì?” Sư chỉ trên và dưới: “Ông không hiểu chăng?”. Người môn đệ không hiểu nên đáp: “Không.” Rồi sư nói tiếp: “Mây trên trời xanh, nước trong bình.” (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.) Người môn đệ chợt ngộ. Đạo chính ngay ở tại mây trên trời xanh, nước trong bình, không phải là hiện tượng gì kỳ đặc mà là hương vị thiên nhiên của núi, sông , đồng cỏ. Thật sự đạo là cái gì đơn giản và bình dị.

Thêm một mẫu chuyện Trung Hoa rất thích thú về Triệu Châu. Có một vị tăng lần đầu đến hỏi sư: “Tôi vừa nhập tu viện, xin ngài chỉ dạy.” Tăng chúng thường dùng cháo vào buổi sáng và chiều. Triệu Châu trả lời: “Ông ăn cháo chưa?”. Ngụ ý là ông đã dùng bữa sáng chưa? Vị tăng trả lời ngay rằng: “Thưa rồi.” Và sư tiếp: “Hãy đi rửa chén.” Tất cả chuyện trên đều mang ẩn ý, và đó là một công án. 
Thiền sư Bansho có nói về vấn đề này: “Trong lúc ăn, hãy mở miệng, khi ngủ hãy nhắm mắt, lúc rửa mặt hãy rửa sạch mũi, khi đi giày hãy xỏ chân vào.” Khi rửa mặt phải tỉnh giác về cái mũi sạch dơ, lúc mang giày ta phải đặt ngón chân vào thật ngay ngắn.

Nơi an trụ cuối cùng của thiền, tức mạch sống của Phật giáo là thiền trong hoạt động, không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống bình thường hằng ngày. Như vậy, dù không để ý đến ngày và đêm chúng ta đều sống trong Phật pháp và áp dụng Phật pháp. Vậy thì cần gì phải giác ngộ và tu tập? “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.” Nhưng không phải thế. Nước đã đun sôi và sau đó để nguội chắc chắn phải khác với nước thường, mặc dù cả hai đều nguội. 
 
Phải có sự khác biệt giữa một phàm phu và một hành giả đã trải qua công phu tu tập lâu dài. Nếu không thế, tu tập thiền định ắt vô dụng. Họ bình đẳng với nhau trong Phật pháp, nhưng điểm khác biệt là có người tu hành tinh tấn, người thì không. Cùng bơi lội chung trong nước, người có mặc quần áo sẽ bị vướng bận vì cơ thể không được tự do cử động trong nước. Giống như hai người đối diện nhưng ngăn cách bởi một tấm kính không thể nói chuyện với nhau. Cũng thế, chúng ta chìm ngập trong thánh lý, nhưng cũng bị ngăn cách bởi tấm kính. 
 
Nếu bằng cách nào đó tấm kính được tháo gỡ, người bơi lội trút bỏ lớp quần áo – điều này thật là cần thiết tuyệt đối để kiến tánh và chứng ngộ. Cụ thể hơn: Người chưa giác ngộ không thể nhận ra tự tánh. Vì chưa nhận ra tự tánh, những ý tưởng của họ bị chi phối bởi mọi hình tướng biến đổi bất thường, và họ bị dao động khi có bất cứ dư luận nào. Chủ đích đời sống của họ không bao giờ ra ngoài sự khoái lạc, của cải, danh và lợi. Nhưng khi hành giả thành tâm tìm kiếm chân lý, thoát ra khỏi tập quán này để nhận ra tự tánh, thì chân lý thường hằng hiện tiền trong cái sinh diệt. 
 
Đó là cuộc sống chơn thực, khi mà hành trì và chứng ngộ là một. Cuối cùng hành giả đạt đến cứu cánh tối thượng của thiền, tự tại hòa nhập với thế gian. Bấy giờ cha mẹ như là cha mẹ, con cái như là con cái, người chồng như là chồng, người vợ như là vợ. Liễu vẫn xanh, hoa vẫn thắm, chim bay như chim, cá lội như cá.

Khi mỗi người sống an bình trong vị thế của mình, họ có thể cống hiến cho vinh quang thật sự của đất nước mình và rồi có được năng lực sáng tạo một nền văn hóa vững bền. Chúng ta gọi đó là cuộc sống bình thường, và quả bình thường thật, nhưng đó cũng là chân lý bất di bất dịch qua các thời đại. 
 
Hãy nhìn! Khi trời lạnh chim đậu trên cây, còn vịt thì nhào xuống nước. Mỗi sinh vật chỉ đi đến nơi an trú riêng biệt của mình. Chân lý là chân lý trong mỗi người. Không có gì tốt đẹp hơn nữa – không có gì đẹp hoặc xấu bởi vì tất cả đều bình đẳng. Nơi có sự bình đẳng, tâm bình và thế giới bình. Đó là thiền Tào Động, nơi an trụ rốt ráo của thiền.

(Thiền Viện Thường Chiếu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2012(Xem: 8584)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
19/05/2012(Xem: 6097)
Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng. Chúng ta được sinh ra do sự ham muốn của cha của mẹ. Khi chúng ta bước vào thế giới này chúng ta trở nên mê đắm vật chất, và tự trở thành nguồn gốc của dục vọng. Chúng ta thích thú với những tiện nghi vật chất và những khoái lạc của giác quan. Vì thế chúng ta chấp trước vào thân này, nhưng xét cho cùng thì chúng ta thấy rằng thân này là nguồn gốc của khổ đau phiền não.
11/05/2012(Xem: 6635)
Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu không có việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luận với vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với thái độ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố ... với thế giới.
04/05/2012(Xem: 10636)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
02/05/2012(Xem: 5380)
Ngày nay chúng ta đều khẳng định với nhau rằng, văn hóa của nhân loại, khởi nguồn từ bốn nền văn minh cổ, đó là: Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ. Bốn vùng văn hóa cổ này, qua bao biết đổi của thời gian cũng như sự biết thiên của nhân loại, nay chỉ còn hai – Trung Quốc và Ấn Độ.
28/04/2012(Xem: 6842)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
05/04/2012(Xem: 3395)
Chân Như huân tập là một thành ngữ được nói đến nhiều trong Luận Đại Thừa Khởi Tíncủa Bồ-tát Mã Minh (giữa thế kỷ 1 và 2). Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Chân Như huân tập trong bộ luận ấy, để làm rõ khái niệm quan trọng có nhiều trong kinh luận Đại thừa. Huân tập có nghĩa là xông ướp (huân) và tập tành, quen thuộc, lặp đi lặp lại, tích tập (tập).
05/03/2012(Xem: 10327)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
05/03/2012(Xem: 9306)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
03/03/2012(Xem: 3781)
Bất cứ người nào theo học khóa thiền Vipassana trong vòng mười ngày, đều có thể nhìn thấy sự sai lầm về mặt này của khoa tâm lý học hiện đại. Anh ta biết ngay từ kinh nghiệm bản thân là các sự kiện tâm lý nội tại có thể được quan sát trực tiếp. Mỗi thiền sinh của Vipassana đều trở thành một bác sĩ tâm lý thực thụ cho chính mình. Và xuyên qua môn khoa học thuần khiết về quán sát tự thân, anh ta bắt đầu thoát khỏi đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567