Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền chánh niệm và não bộ

15/03/201417:28(Xem: 12994)
Thiền chánh niệm và não bộ

nao bo con nguoiThiền chánh niệm và não bộ
(Mindful Meditation & Brain)

“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *

Những lực sĩ, kịch sĩ, nghệ sĩ, thương gia, lãnh đạo tôn giáo…muốn thành tựu và nỗi danh họ không thể thiếu một điều then chốt, đó là sức mạnh của ý chí tích cực (“the power of positive thinking”).
Đủ thứ kỹ nghệ ngày càng phát triển thì, cũng không thiếu những cơn bệnh trầm kha thiếu thuốc chữa mà nguyên nhân chính là do căng thẳng, lo âu, phiền muộn, sợ hải, trầm cảm…, làm cho con người sống thiếu hạnh phúc, thiếu an lạc, bệnh hoạn, mau già và chết sớm.
Vấn nạn nầy có thể giải quyết, nếu con người biết sử dụng Thiền để thay đổi tư duy từ những ý nghĩ tiêu cực thành tích cực.
Những lớp tiềm thức trong tâm của chúng ta (subconscious layers of our mind) đang bị đè nén bởi căng thẳng, bởi tham sân si…, nên mạnh dạn quyết chí đem Thiền để đẩy chúng ra khỏi, tái lập một cuộc sống lâu dài hơn, có hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và đẹp hơn, mà chỉ cần một ngày vài chục phút ngồi thiền. Chúng ta còn gì để do dự chăng?
Dưới đây là 8 điều ngạc nhiên** về sự vận hành của não bộ mà người hành thiền nên biết.
1. Căng thẳng làm mất trí nhớ
Thí nghiệm trên những con chuột cho thấy con nào bị căng thẳng lâu dài thì vùng hải mã của con đó bị teo lại. Vùng hải mã là nơi tập trung toàn bộ trí nhớ.
Vấn đề được bàn cải là phải chăng sau bị chấn thương rối loạn căng thẳng thì vùng hải mã bị teo lại. Và phải chăng người nào có vùng hải mã nhỏ hơn thì có chiều hướng bị chứng chấn thương rối loạn căng thẳng (It has been debated whether post-traumatic stress disorder (PTSD) can actually shrink the hippocampus, or whether people with naturally smaller hippocampuses are just more prone to PTSD).
2. Não bộ không thể làm nhiều việc cùng một lúc
Từ lâu, con người nghĩ rằng cùng một lúc bộ não có thể làm được nhiều việc, nhưng thí nghiệm cho thấy, đó là điều không thể có (multitasking is actually impossible.
Làm hoặc nghĩ nhiều việc cùng một lúc, não bộ hoạt động lui tới giữa các công việc ấy, chứ không phải não bộ vận hành tất cả các việc cùng một lúc (we're quickly switching back and forth between different tasks rather than doing them at the same time).
Đó là một trong nhiều lý do giải thích tại sao ăn cơm trong chánh niện, thiền hành trong chánh niệmthay vì vừa ăn vừa đọc báo, vừa thiền hành vừa nói chuyện hoặc suy nghĩ lung tung…
Thí dụ: Chúng ta làm hai nhiệm vụ A và B cùng một lúc. Ta thấy não bộ không “giải quyết” hai việc cùng thời. Thay vào đó nó chạy tới chay lui một cách “đau khổ”, và sử dụng năng lượng quan trọng của não cho việc di chuyển tới lui này.
Lúc não bộ vận hành một việc, thùy não phía trước đóng vai trò lớn. Thí dụ, lúc chúng ta cần quả cam. Thùy não vùng trước trán, bên trong, báo cho các phần còn lại của não bộ để tay chúng ta đưa về phía dĩa cam, và tâm (mind) biết ta sẽ có được quả cam hay không. Cùng lúc, nếu ta lại muốn ly nước ngọt, thì não bộ tự động phân làm hai nhiệm vụ, và mỗi nửa bán cầu não tự hoạt động riêng rẽ. Tình trạng nầy làm não bộ bị yếu, khó hoàn thành nhiệm vụ cần có, vì nguồn năng lực bị chia làm hai.
Nếu ý nghĩ thứ ba cùng lúc xuất hiện, như ta cần trái chuối. Não bộ có khả năng quên một trong ba suy nghĩ cùng lúc, và chúng sẽ tạo ra sự nhầm lẫn tai hại gấp ba lần so với khi hai nhiệm vụ mà não làm việc cùng thời.
3. Giấc ngủ trưa cải tiến hiệu năng não bộ
Chúng ta biết, giấc ngủ rất quan trọng cho bộ não, giấc ngủ trưa (naps) cũng thế:
-Làm gia tăng trí nhớ: Thí nghiệm trí nhớ trên hai nhóm người bằng cách cho họ học thuộc lòng một số vấn đề được in trên các tấm thẻ (cards). Họ được nghỉ 40 phút. Một nhóm ngủ, nhóm kia thức. Sau đó, họ được thí nghiệm trở lại. Nhóm ngủ 40 phút có điểm thí nghiệm cao hơn, trung bình 80%. Còn nhóm kia chỉ được 60% trung bình cho mỗi người.
-Thí nghiệm cho thấy, lúc những điều học thuộc lòng, trước tiên được chứa trong vùng hải mã của não, có thể dễ bị “vỡ” (fragile) và dễ bị quên (forgotten), đặc biệt là lúc não bộ bị buộc nhớ thêm một số vấn đề khác.
Lúc ngủ trưa, những điều đã nhớ dường như được đẩy vào vùng vỏ não mới (neocortex), các ký ức được chứa an toàn hơn, không bị mất (overwrite).
4. Thị giác vượt trên các giác quan khác (Your vision trumps all other senses).
Mặc dù thuộc một trong năm giác quan, nhưng thị giác trội hơn tất cả các giác quan còn lại. Nghe một mẫu thông tin, ba ngày sau chỉ nhớ được 10 %. Nhưng thấy một tấm hình thì nhớ được 65 %.
Lúc đọc một bản văn, não bộ phải định dạng nhiều hình nhỏ bé của các chữ để có thể hiểu mà đọc. Và như thế sẽ làm mất thì giờ…
5. Hướng nội và hướng ngoại
Những người hướng nội và hướng ngoại là do các tế bào thần kinh trong bộ não của họ quấn lại với nhau một cách khác biệt. Như vậy họ khác nhau không phải vì người hướng ngoại ưa đi ra ngoài để giao tiếp, còn người hướng nội thì tánh tình e thẹn, mà do sự:
- Khác nhau trong bộ não:
-Khác nhau về di truyền,
-Khác nhau về sự tiếp nhận sự tưởng thưởng.
Ví dụ: bộ não phản ứng một cách mạnh mẽ khi đánh bạc ăn. Một phần là do di truyền phần khác là do hệ dopamine (có chức năng thúc đẩy hoạt động).
Khi họ đánh bạc ăn (hay một trò chơi ăn thua nào đó), nhóm người hướng ngoại có nhiều hoạt động trong hai vùng não quan trọng: hạch hạnh nhân(amygdala) và các nhân liền kế nhau (neucleus accumbens).
Các nhân liền kế nhau này là một phần của hệ dopamine ảnh hưởng đến việc học hỏi của chúng ta. Hệ thống dopamine động viên chúng ta tìm kiếm những niềm vui.
Nơi người hướng ngoại thì hệ này thúc đẩy họ tìm những thứ mới mẽ, chấp nhận rủi ro và thích thú với những điều lạ hoặc kinh ngạc nhiều hơn là những người hướng nội.
Hạch hạnh nhân xử lý các cảm giác đến từ bên ngoài làm cho người hướng ngoại cảm thấy bị kích động. Nếu điều này xảy ra cho người hướng nội thì họ chịu không nỗi, nên họ không làm như người hướng ngoại.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại xử lý các kích thích từ bên ngoài. Nơi người hướng ngoại, con đường tiếp nhận kích thích (cảm giác) từ mắt, tai, mũi và lưỡi, ngắn hơn so với người hướng nội. Con đường tiếp nhận này dài hơn và phức tạp hơn liên quan đến các phần trong não như trí nhớ, hoạch định và giải quyết các vấn đề.
6. Thích những người có đôi chút nhầm lẫn.
Ông Kevan Lee giải thích, người không bao giờ phạm lỗi sẽ có ít người chú ý hơn người thỉnh thoảng phạm lỗi. Sai lầm đôi chút tạo cho người khác chú ý đến chúng ta. Con người, ít nhiều, thường có lỗi, và đó như là một bản tính của người.
Nhà tâm lý học Elliot Aronson thí nghiệm xem điều nhận xét trên có đúng không, bằng cách kêu gọi những người tham dự nghe đoạn băng thu các câu trả lời của một câu đố. Chọn đoạn thu băng gồm cả tiếng của một người gõ trên téch cà phê. Các người tham dự cuộc thí nghiệm được yêu cầu cho điểm thích ai. Nhóm người làm đỗ café có điểm cao hơn. Điều đó cho thấy, chúng ta có khuynh hướng không thích con ngươi quá hoàn toàn, mà thích những người có đôi chút lỡ lầm.
7. Vận động thể lực có thể tái phối trí não bộ và gia tăng mãnh lực ý chí (Exercise can reorganize the brain and boost your willpower).
Thân và tâm liên đới với nhau là điều dĩ nhiên. Hạnh phúc và luyện tập cơ thể cũng thế.
Liên tục tập thể dục (A lifetime of exercise ) làm cho nhận thức bén nhạy, nhớ dai, lý luận giỏi, tập trung chú ý tốt và giải quyết những vấn đề nhanh chóng.
Lúc vận động, não bộ nhận biết giống như lúc bị căng thẳng, nhịp đập của tim gia tăng. Để đối đầu với hiện trạng nầy, cơ thể tiết ra chất protein có tên BDNF (brain-derived neurotrophic factor). Cùng lúc, chất endorphins trong não bộ cũng được tiết ra. Chất nầy làm êm dịu sự khó chịu, chận đứng cơn đau, ngay cả làm cho ta cảm thấy hưng phấn (euphoria), nhà nghiên cứu McGovern viết như thế.
8. Thiền có thể tái tạo não bộ tốt hơn.
Tác giả bài báo viết, tôi cứ tưởng Thiền chỉ giúp tôi gia tăng sự chú ý và có sự an lạc suốt ngày, nhưng không phải chỉ có thế, Thiền mang đến cả khối lợi ích. Sau đây là vài thí dụ:
-Ít bị âu phiền: Điều nầy rất thích thú. Thiền nhiều, âu phiền ít (The more we meditate, the less anxiety we have). Vì lúc chúng ta Thiền thì những con đường tiếp nối các giây thần kinh bị mất (we're actually loosening the connections of particular neural pathways). Nghe có vẻ tai hại, nhưng không. Vì giữa phía trước võ não là vùng chuyển tải ["me center" ] các thông tin liên hệ và những kinh nghiệm của chúng ta. Thông thường, những con đường chuyển giây thần kinh từ sự nhạy bén của cơ thể và những trung tâm sợ hải của não bộ đến vùng "me center" rất mạnh. Lúc có biến cố như sợ hải hoặc giận hờn thì vùng nầy kích hoạt mạnh làm cho chúng ta sợ hải và cảm thấy đang bị tấn công. Lúc ngồi thiền được 20 phút, thì sự giao tiếp của giây thần kinh bị yếu. Có nghĩa là chúng ta không phản ứng mạnh đối với các cảm xúc trong vùng “me center”. Xem hình đính kèm:
Trước lúc Thiền Sau lúc Thiền
-Nhiều sáng tạo (More Creativity): Một thí nghiệm tại Đại học Leiden University, Netherlands cho thấy, Thiền chú ý tập trung (focused-attention meditation) không có dấu hiệu làm gia tăng sự sáng tạo. Trái lại, Thiền buông thư (open-monitoring meditation) có dấu hiệu gia tăng.
- Trí nhớ tốt hơn (Better Memory): Bà Catherine Kerr, một thí nghiệm viên tại Martinos Center, tìm thấy những người thực hành Thiền Chánh niệm (mindful meditation) thì não bộ tự điều chỉnh loại bỏ những thứ làm lãng trí và gia tăng óc sáng tạo so với những người không thiền (screens out distractions and increase their productivity). Thiền, còn làm tăng gia lòng từ bi, giảm căng thẳng, cải tiến kỹ năng nhớ và ngay cả tăng gia trí thông minh (Meditation has also been linked to increasing compassion, decreasing stress, improving memory skills and even increasing the amount of gray matter in the brain).
Tóm lược
Bài viết tuy ngắn, nhưng cho chúng ta một hình ảnh rất ích lợi và khá cụ thể về, sự vận hành của não bộ liên đới đến luyện tập thể lực và Thiền quán.
Qua đó, một lần nữa, chúng ta thấy tâm tạo tác, tâm chủ động, vạn pháp đều do tâm như lời Phật dạy.
Nếu tâm an, thân lạc thì hạnh phúc sẽ nằm trong tầm tay với. Mà thiền có thể chuyển đổi tâm. Do đó, Thiền có thể thay đổi thân và thay đổi cuộc sống của chúng ta từ sầu bi khổ lụy, căng thẳng giận hờn thành con người an lạc, hạnh phúc, ít tật bệnh, đẹp và thông minh hơn. Xã hội là tập hợp của những đơn vị cá nhân. Nếu mỗi một cá nhân tốt đẹp khỏe mạnh thì xã hội sẽ được chuyển hóa, thăng hoa và phú cường.
Thiền là thức ăn là nguồn sống của nhân loại. Mỗi ngày giành vài chục phút để thưởng thức sự diệu dụng của thiền. Mong tất cả dõng mãnh tin tấn thực tập.

Hồng Quang
------------
Ghi chú
* (Đoạn văn tiếng Việt được dịch từ bản tiếng Anh do “EquiSync Support info@eocinstitute.org” gởi đến.
** [http://www.huffingtonpost.com/belle-beth-cooper/10-surprising-things-that-benefit-our-brains_b_4275770.html?utm_hp_ref=meditation]. Posted 11/19/2013 7:36 pm

Bài viết bằng tiếng Việt bên trên dựa theo bài “10 Surprising Things That Benefit Our Brains That You Can Do Every Day”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2011(Xem: 3837)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 8434)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 11644)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 12691)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 12695)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 4683)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 4813)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
06/11/2010(Xem: 5001)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 7253)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567