Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng hát giữa Rừng Thiền

30/09/201310:03(Xem: 13147)
Tiếng hát giữa Rừng Thiền

Thien_Vien_Thuong_Chieu


TIẾNG HÁT GIỮA RỪNG THIỀN

Thân tặng Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, Đồng Nai

TỊNH MINH




Nhân chuyến tham quan của trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II năm 1990, chúng tôi được hân hạnh cùng trường viếng thăm Thiền viện Thường Chiếu, được Hòa thượng Viện chủ và các Thiền sinh đón tiếp rất nồng ấm, đặc biệt là các tiết mục văn nghệ “tương chao” với những lời ca điệu nhạc do các Thiền sinh tự biên tự diễn đã để lại trong chúng tôi nhiều ấn tượng đậm đà, thiền vị.

Mở đầu chương trình là hai bản đơn ca: “Chăn trâu I và chăn trâu II”. Nhịp ca trầm lắng, trang nghiêm, nói lên thái độ canh phòng nghiêm mật của các mục tử: không để trâu ăn phá lúa mạ, khoai bắp của người; bắt trâu ăn cỏ thuần túy và phải đi theo đường ngay lối thẳng. Phải chăng các Thiền sinh muốn nói đã là Sa môn thì cuộc đời tu hành cũng thế: Chăn trâu bằng roi thì chế tâm bằng giới, không để cho vọng tâm hiện khởi, lục căn buông lung, vì buông lung phóng dật thì phiền não nhiễm ô, nhiếp tâm chánh niệm thì đạo nghiệp tăng trưởng.

“Tinh cần là đường sanh,

Buông lung là ngõ tử,

Tinh cần thì bất tử,

Buông lung như thây ma!”

(PC. 21)

Ngộ được lẽ ấy nên Thế Tôn thường khuyên các thầy Tỳ kheo phải luôn luôn tỉnh giác và an trú trong chánh niệm.

“Tự thân luôn tỉnh giác,

Đệ tử Gô-ta-ma,

Bất luận ngày hay đêm,

Vui trong cảnh thiền na.”

(PC. 301)

Ta thấy chăn trâu vất vả nhưng hàng phục vọng tâm còn vất vả hơn. Vì sao? Vì tâm ý vô hình vô ảnh, lang thang cô độc, sanh diệt tương tục và chạy nhảy theo trần cảnh như hằng hà sa số lượng sóng trên mặt biển khơi “Nhứt ba tài động vạn ba tùy:

“Tâm tế vi, khó thấy,

Vun vút theo dục trần,

Người trí phòng hộ tâm,

Phòng tâm thì an lạc.”

(PC. 36)

Đúng vậy! Người nào hàng phục được vọng tâm, người ấy có được nhịp thở an lạc.

Sau đó là hợp ca: “Thiền đoàn lao động hành khúc”. Lời ca điệu nhạc duyên dáng, vui tươi và lẫm liệt hẳn lên, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, tự lực tự cường theo truyền thống Bách Trượng Thiền sư:

“Một ngày không làm là một ngày không ăn,

Dắt trâu ra đồng vừa làm vừa chăn,

Theo chân người xưa quản gì gian khó,

Sống chết ta không màng miễn được là Tăng.”

Hùng tráng thay! Cao đẹp thay! Chính nhờ tinh thần tri túc, ý chí vượt khó và lý tưởng chăn trâu mà rừng hoang u tịch trở thành chùa tháp nguy nga, cây cỏ hoang vu biến thành hoa hương ngào ngạt. Đúng là:

“Giữa đống rác bẩn thỉu,

Vất bỏ bên đường hoang,

Hoa sen thơm ngào ngạt,

Đẹp lòng khách qua đàng.”

(PC. 58)

Có lẽ các Thiền sinh đang sống trọn vẹn với tinh thần “Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu” nên rất tự tại trong lao động và an lạc trong thiền môn.

“Một ngày không làm là một ngày không ăn,

Có đâu chỉ ngồi mới thiệt là Tăng,

Trâu đen rồi đây sẽ thành trâu trắng,

Chẳng phí đi kiếp người mới thật là Tăng.”

Trâu đen rồi đây sẽ thành trâu trắng, vọng tâm điên đảo rồi đây sẽ thành cứu cánh Niết bàn. Nếu được thế thì thật là:

“Tỳ kheo tuy trẻ tuổi,

Chuyên tu pháp Phật Đà,

Như trăng thoát mây chắn,

Soi sáng trần gian ta.”

(PC. 382)

Lời ca được Ni chúng Viên Chiếu nối tiếp với hai bài hợp xướng: “Viên Xuân và Huơng khói Tào Khê” rất sinh động, thanh thoát; nội dung ca ngợi nếp sống thiền môn đạm bạc nhưng nồng thắm ân đức Tôn Sư và hương sắc mùa xuân. Ánh mắt của Hòa thượng hiệu trưởng và Hòa thượng Viện chủ hiện rõ nét hoan hỷ “niêm hoa vi tiếu”. Nhà thơ Tống Anh Nghị thì mát ruột đến nỗi đôi chân cứ nhịp theo lời hát để rồi ứng khẩu:

“Chẳng nhớ về đây được mấy lần,

Mỗi lần chỉ nhớ một thâm ân,

Thiền môn quyến luyến như thân quyến,

Dẫu chẳng còn xuân vẫn thấy xuân.”

Đã ngoài cái tuổi “cổ lai hy” nhưng nhà thơ vẫn thấy trong lòng rộn rã ánh xuân và đượm tình ân đức.

* * *

ht-thanh-tu

Ta thấy xưa nay giới luật nhà Phật không cho phép Tăng Ni vũ ca xướng hát hay cố ý đi xem nghe: “Bất ca vũ xướng kỵ cập cố vãng quan thính”, nhưng Hòa thượng Viện chủ Thiền viện Thường Chiếu lại cho phép các Thiền sinh thoải mái thể hiện sở đắc của mình qua lời ca tiếng nhạc. Đây là điểm rất mới trong cửa thiền. Phải chăng các Thiền sinh đã qua được các giai đoạn tìm trâu, thấy dấu, thấy trâu, được trâu, chăn trâu và giờ đây đang cưỡi trâu về nhà với tiếng sáo tiếng đàn hòa vang theo gió. Hy vọng rồi đây họ sẽ quên trâu, quên người, tự tại vô ngại: “Vào rừng không khua lá, vào nước không quậy sóng”, thõng tay vào chợ như vào cõi vô dư niết bàn. Thảo nào người xưa có câu:

“Nếu không là nghệ sĩ thì không là tu sĩ,

Nếu không là thi sĩ thì không là Thiền sư.”

Hy vọng rồi đây những khúc nhạc Thiền thắm tình đời đạo sẽ được chân thành hợp xướng trong các khóa lễ thiền môn.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ, mùa Vu Lan 1990)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2012(Xem: 13611)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
21/12/2011(Xem: 5325)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
07/12/2011(Xem: 6338)
Cựu TT Bill Clinton tập Thiền Phật giáo, ăn chay để cải thiện sức khỏe và đời sống tâm linh Từ khi bệnh tim gây ra nỗi kinh hoàng cho cựu Tổng thống Bill Clinton, ông đã tìm nhiều cách để giúp đầu óc thư giãn. Ông có đời sống bận rộn, đi lại nhiều trong cương vị làm đại sứ cho Hoa Kỳ, và cần phải giữ đầu óc cho minh mẫn Cali Today News - Cựu Tổng Thống Bill Clinton đã chọn cách cải thiện sức khỏe cho ông để đạt tới những đỉnh cao tinh thần bằng cách học Thiền Phật giáo để giúp ông thư giãn.
25/11/2011(Xem: 4054)
Khi bước vào các ngôi chùa trên khắp thế giới, dù là chùa Bắc Tông hay Nam Tông, chùa Thiền hay Tịnh Độ, lòng tôi lúc nào cũng cảm thấy an lạc, hạnh phúc và sinh lòng kính ngưỡng, vì lúc nào tôi cũng nhìn thấy trứơc mắt mình là rất nhiều các vị Thánh Tăng đang đi lại, đang thuyết pháp, đang tụng kinh, đang thiền định… dù đó là một vị sư già, một ni cô trẻ, hay một chú tiểu đang học vần. Họ có thể là các vị Tu Đà Hòan đang trở lại cõi này trong kiếp thứ 4 hay thứ 5, trong 7 kiếp còn sót lại sau khi đắc quả thánh đầu tiên.
25/11/2011(Xem: 5077)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau, thường được tiêu biểu bằng con số 84 nghìn pháp môn, để hướng dẫn mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát. Cầu nguyện và tụng kinh, tuy không phải là cứu cánh, nhưng cũng là một trong 84 nghìn pháp môn.
22/10/2011(Xem: 3344)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
20/10/2011(Xem: 3843)
Trong cuộc sống, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều việc có xu hướng xẩy ra rất sai lạc, hoặc ít nhất, thì những điều đó không đúng như ý bạn mong đợi. Nên, mặc dù nhiều lần gây tổn thương, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục đối diện và cố gắng vượt qua, để tìm kiếm hạnh phúc mỏng manh tiềm ẩn trong tâm, mà bạn theo đuổi. Nhưng, nhìn lại, nó khó khăn như là phải đánh vật với vỏ sĩ Mike Tyson. Không ai có thể đạt được mơ ước như là tránh không bị các vấn đề của bệnh tật, tuổi già, cái chết, có kẻ thù v.v… Tuy nhiên, có một phương pháp có thể loại bỏ các vấn nạn khổ đau có trong ngữ vựng.
07/10/2011(Xem: 8221)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
12/09/2011(Xem: 5728)
Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).
11/08/2011(Xem: 3470)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567