Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[131 - 140]

13/02/201217:42(Xem: 6735)
[131 - 140]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

131. PHÚC ĐỨC TRONG ĐỜI

Một hôm Lãnh chúa Yasushina, tộc trưởng của bộ tộc Aizu, hỏi Yamazaki Ansai, phúc đức trong đời sư là gì?

Sư đáp:

- Có ba điều. Thứ nhất là được sinh ra làm người. Thứ hai là được sinh ra trong hạng người có học nhờ đó mà tôi có thể học và đọc kinh điển.

Đến điều thứ ba, sư ngừng lại một chút rồi nói gọn hơ:

- Thứ ba, vĩ đại nhất, là tôi được sinh ra trong cảnh nghèo mà không phải trong hàng quý tộc.

Vị lãnh chúa lấy làm lạ hỏi thêm và được sư cho biết là được sinh trong gia đình quý tộc có nghĩa là có đàn bà chiều chuộng, có tôi tớ nịnh bợ, và kết cục như một thằng ngu. Vị lãnh chúa vuốt chiếc áo choàng của mình và nhìn xuống.

(Bước Đầu Đọc Thiền)

132. HAI CON THUYỀN

Hoàng đế Huy Tông là một vị vua danh tiếng đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm nhà vua đến viếng chùa Kim Sơn bên bờ sông Dương tử. Phong cảnh quanh chùa đẹp phi thường và chỗ ngồi của nhà vua được xếp đặt trên đỉnh tháp của chùa để có thể nhìn thấy cảnh sông được rõ nhất.

Khi được đưa đến chỗ ngồi, nhà vua thấy trên sông lớn có vô số thuyền chạy ngược, chạy xuôi, chạy trái, chạy phải, đến nỗi có thể nhầm cho là đang trên biển. Nhà vua quá vui khi thấy sự thịnh vượng của đất nước mà mình đang trị vì: dịch vụ và thương mại đang phồn thịnh - những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một quốc phát triển đầy đủ. Đứng bên cạnh nhà vua là trụ trì của chùa, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận

Hoàng đế lưu ý sư:

- Trẫm không biết là bao nhiêu cánh buồm đang lả lướt trên sông?

Nói cách khác, là có bao nhiêu con thuyền trên mặt nước. Vị trụ trì vuốt tăng bào của mình và cung kính trả lời:

- Chỉ có hai.

Vẻ tự mãn trên khuôn mặt cuả hoàng đế vụt tiêu tan. Nhà sư muốn nói gì khi nói chỉ có hai con thuyền? Ngay bây giờ trước mắt ít nhất cũng một trăm, có lẽ hai trăm. Hai con thuyền, thực à! Nhà sư đang coi nhẹ hoàng đế, chế nhạo và cho hoàng đế là ngu sao? Nét mặt nhà vua cho thấy là câu trả lời không thể tha thứ được. Nhà vua hỏi:

- Chỉ có hai à?

Thiền sư Hoàng Bá không chút bối rối, cung kính đáp:

- Ở đây chỉ là thuyền danh và thuyền lợi.

Danh có nghĩa là cầu danh tiếng, lợi có nghĩa là tìm lợi ích. Như Hoàng thượng thấy, có nhiều thuyền trên sông, nhưng một nửa là chạy theo danh, còn nửa kia thì chạy theo tiền. Thuyền danh và thuyền lợi, trên sông chỉ là hai thứ thuyền này. Suy gẫm ý ấy, nhà vua thở dài.

(Bước Đầu Đọc Thiền)

133. LÔNG TRẮNG PHƠI DÒNG BIẾC

Thiền sư Pháp Thuận (914-990) thuộc dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở bé, thọ giới với Thiền sư Long Thọ Phù Trì. Sau khi đắc pháp, sư nói lời nào cũng phù hợp sấm ngữ.

Nhà Tiền Lê dựng nghiệp, thường mời sư vào triều luận bàn việc chính trị ngoại giao. Khi quốc thái dân an, sư không nhận sự phong thưởng. Vì thế vua Lê Đại Hành rất kính trọng. Nhà vua nhờ sư trông coi việc soạn thảo văn kiện, thư từ ngoại giao.

Nhân một hôm (năm 986), nhà Tống sai sứ giả là Lý Giác sang phong tước hiệu cho vua Đại Hành. Vua nhờ sư cải trang làm lái đò để đón sứ.

Trên sông bất chợt Lý Giác thấy hai con ngỗng đang bơi, cảm hứng liền ngâm:

Song song một đôi ngỗng

Ngửa mặt ngó ven trời.

Sư đang chèo, ứng khẩu ngâm tiếp:

Lông trắng phơi dòng biếc,

Sóng xanh chân hồng bơi.

(T.T. Mật Thể dịch)

Lý Giác rất thán phục.

Một hôm, Vua Đại Hành hỏi vận nước dài ngắn thế nào, sư đáp bằng bài kệ:

Vận nước như dây quấn,

Trời Nam sống thái bình,

Rảnh rang trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

(Thiền Sư Việt Nam)

134. DỰ TIỆC

Thiền sư Nhất Hưu Tôn Thuận được các nhà từ thiện giàu có mời dự một bữa tiệc. Sư mặc quần áo như một tên ăn mày đến dự. Người chủ bữa tiệc không nhận ra, vội vàng xua sư đi: “Chúng tôi không thể để anh lảng vảng trước cửa nhà này được. Chúng tôi đang đợi Thiền sư danh tiếng Nhất Hưu sẽ đến bất cứ lúc nào.” Sư trở về chùa thay áo lễ bằng gấm tím rồi trở lại trình diện trước cửa nhà chủ. Sư được đón tiếp long trọng và hướng dẫn đến phòng tiệc. Ở đó sư đặt cái áo lễ thẳng tắp trên chiếc bồ đoàn, nói: “Tôi mong là ông mời cái áo này bởi vì khi nãy ông đã xua đuổi tôi.” Nói xong, sư bỏ đi.

(Trí Tuệ Thiền Sư)

135. CẢNH CÁO

Thiền sư Sesso cảnh cáo: ‘Chẳng có chi nhiều để chọn lựa giữa một kẻ say mèm bên hũ rượu và một người say ngộ’. Về người say ngộ, sư nói, cái ấy giống như bọn trẻ con đi hội chợ, mỗi đứa mua một cái túi ny-lông trong chứa đầy nước và một con cá vàng. Trên đường về nhà, chúng tranh cãi với nhau, “Con của tao to nhất,” “Nhưng con của tao có màu đẹp nhất,” “Không, không, xem nè, con của tao sống động nhất,” và chẳng bao lâu chúng cãi nhau rất hăng say. Rồi viên đá đầu tiên bay đến, một cái túi bể, vật lấp lánh không còn nữa, chỉ còn buồn bã, tiếc thương.

(Trí Tuệ Thiền Sư)

136. CÒN MÙI THIỀN

Một Thiền sư nằm trên giường sắp chết thì người đệ tử đắc pháp của sư hỏi:

- Hòa thượng, còn có gì khác con cần biết thêm không?

Sư đáp:

-Không. Nói chung, ta rất hài lòng. Nhưng có một điều ta lo cho con.

Người đệ tử hỏi:

- Điều gì? Xin nói con biết để con sửa.

Sư nói:

- Cái chẳng ổn là con còn mùi thiền.

(Trí Tuệ Thiền Sư)

137. CẨN THẬN! CẨN THẬN!

Một bậc thầy trong nghề làm vườn, nổi tiếng về tài leo và tỉa cành cho những cây cao nhất, đã khảo nghiệm đệ tử bằng cách cho đệ tử trèo lên một cây rất cao. Nhiều người đến xem. Ông thầy đứng lặng lẽ, cẩn thận theo dõi từng động tác mà không xen một lời. Tỉa xong ngọn cây, người đệ tử leo xuống, khi chỉ còn độ ba bốn thước cách mặt đất, ông thầy bỗng nhiên la lên, “Cẩn thận! Cẩn thận!” Khi người đệ tử đã xuống đất an toàn, một ông lão hỏi ông thầy:

- Khi anh ta còn ở trên cao, chỗ nguy hiểm nhất ông chẳng nói một tiếng. Tại sao khi anh ta đã xuống gần mặt đất ông lại kêu anh ta phải cẩn thận? Nếu như ngay lúc ấy anh ta có trượt té cũng chẳng đau gì mấy.

Ông thầy đáp:

-Vậy không rõ ràng lắm sao? Ngay ở trên ngọn anh ta ý thức sự nguy hiểm, tự chăm sóc lấy mình. Nhưng khi gần kết thúc người ta bắt đầu cảm thấy an toàn, đây là lúc tai nạn xảy ra.

(Trí Tuệ Thiền Sư)

138. SAO CHẲNG NÓI CON BIẾT?

Một ông tăng ở với Thiền sư Kassan một thời gian rồi đi khắp các nơi tham vấn Thiền, nhưng thấy không nơi nào thích hợp với mình. Hơn nữa, nơi nào cũng ca tụng Kassan là Thiền sư vĩ đại. Vì vậy ông tăng trở về và hỏi sư:

- Mọi nơi đều nói hoà thượng có kiến giải thâm sâu, sao không nói con biết?

Sư đáp:

- Khi ông nấu cơm thì ta nhóm lửa, khi ông bới cơm thì ta đưa bát. Có khi nào ta phụ lòng ông đâu?

Ngay câu nói này, ông tăng giác ngộ.

(Trí Tuệ Thiền Sư)

139. NGƯỜI TRÍ KHÔNG NGỘ ĐẠO

Một hôm có ông tăng đến hỏi Thiền sư Tịnh Không (1091-1170), đời thứ mười dòng Vô Ngôn Thông:

- Từ trước chỉ thẳng là nói cái gì?

Sư đáp:

- Ngày ngày đi gặt lúa, giờ giờ kho lẫm không.

- Con chẳng hội.

- Nhật nguyệt hằng sáng, mây nổi phủ che.

Sư lại cho thêm bài kệ:

Người trí không ngộ đạo,

Ngộ đạo tức kẻ ngu.

Khách nằm thẳng duỗi chân,

Nào biết giả cùng thật.

Có ông tăng khác hỏi:

- Thế nào là Phật ?

Sư đáp:

- Nhật nguyệt sáng, trời trùm ức cõi,

Ai biết mây mù rơi núi sông.

- Làm thế nào hội được?

- Mục đồng chỉ thích nằm lưng trâu,

Kẻ sĩ thường khoe được anh hùng.

- Ý Tổ và ý kinh là đồng là khác?

- Muôn dặm nhờ thuyền đều đến triều vua.

- Hòa Thượng có việc kỳ đặc, tại sao không nói cho con?

- Ngươi thổi lửa, ta hốt gạo; ngươi khất thực, ta giữ bát; ai mà cô phụ ngươi.

Tăng nghe xong liền khai ngộ.

140. CHỚ PHỈ BÁNG TIÊN SƯ TÔI

Thiết Chủy Giác đến viếng Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích. Pháp Nhãn hỏi Giác từ đâu đến. Giác đáp:

- Từ Triệu Châu đến.

Pháp Nhãn nói:

- Có phải hòa thượng Triệu Châu dạy, ‘Cây bách trước sân chăng’?

Giác phủ nhận. Pháp Nhãn khăn khăn:

- Mọi người nói rằng khi có người hỏi ‘Ý Tổ sư từ Tây thiên đến’, hòa thượng Triệu Châu đáp, ‘Cây bách trước sân’. Sao ông lại phủ nhận?

Giác lớn tiếng đáp:

- Tiên sư tôi không có nói. Chớ phỉ báng tiên sư tôi.

Pháp Nhãn nói:

- Thật là sư tử con.

(Trí Tuệ Thiền Sư)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5981)
Khi bạn bắt đầu thiền định về tâm bạn, hãy ngồi xuống với thân thể thẳng thắn, để cho hơi thở ra vào tự nhiên, và với đôi mắt không nhắm lại cũng không mở lớn, hãy nhìn vào không gian trước mặt bạn. Hãy tự nghĩ rằng chính vì tất cả chúng sinh, là những người từng là những bà mẹ của bạn, bạn sẽ quán chiếu Giác Tánh, khuôn mặt của Đức Phổ Hiền.
22/04/2013(Xem: 5197)
Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu hiện trong cuộc sống, qua mọi thi vi động tác của ngôn ngữ cử chỉ hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm chúng ta, như chính đức Phật đã xác quyết trong kinh Hoa Nghiêm: " Nhất thiết duy tâm tạo. " Ở đó, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, chúng được thể hiện qua hai biểu thị: vọng và chân (chân ở đây vượt lên trên vọng và chân của vọng).
22/04/2013(Xem: 6391)
Con đường vượt qua cửa Tổ là Đường về Hố Thẳm. Ở đây, nếu bạn muốn vượt qua, muốn siệu việt nó mà không buông tay để nhảy, thì kể như bạn đã đi lạc vào đường ma lối quỷ rồi đó! Ở đây, chúng tôi đề cập đến một con đường, nhưng thật sự con đường này không phải để chúng ta đi bằng đôi chân dính trên mặt đất, mà phải nhảy vào khi buông đôi tay.
22/04/2013(Xem: 4427)
Sau khi Lục tổ Đại sư đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của Lục tổ Đại sư , là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người.
22/04/2013(Xem: 4465)
Từ pháp hội Linh sơn, đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ, mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca-diếp rạng mặt mỉm cười. Phật dạy: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma ha Ca-diếp." Và cho đến khi Bồ-đề-đạt-ma đến Trung quốc tuyên bố rằng: " Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo." Qua những lời dạy này, đã nêu rõ chủ đích và sự kế thừa của Thiền tông rồi.
22/04/2013(Xem: 5464)
Từ trung tâm Thành nội Huế, ta phải băng qua con đường ven dòng sông Hương, lấy chùa Linh Mụ làm mốc khởi đầu, đi qua những thôn xóm trù phú nhưng tĩnh lặng, men theo góc núi xa để càng đi càng thấy vắng vẻ. Băng qua những cánh đồng, men theo con đường mòn dân sinh đầy ổ gà ven sườn núi để hướng về đỉnh núi Chằm, thuộc huyện Hương Trà.
22/04/2013(Xem: 5433)
Khi nghe một điều gì về Phật giáo trong bản tin tức hàng ngày, bạn thường nghĩ đến một tôn giáo thờ nhiều hình tượng to lớn, có các thầy tu áo vàng, với không khí dầy đặc mùi khói nhang. Bạn có cảm giác tôn giáo nầy không phải dành cho bạn, ngoại trừ có thể đấy chỉ là một buổi trình diễn ly kỳ, hấp dẫn. Tuy nhiên, chẳng lẽ Phật giáo chỉ có thế thôi ? Các tân nhiếp ảnh gia không chụp được các ảnh thật sự Phật giáo hay sao ? Các báo chí hào nhoáng trình bày cho bạn thấy cái nền tảng của tôn giáo đó, hay chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài ?
22/04/2013(Xem: 4641)
Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định.
22/04/2013(Xem: 5333)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đã đi vào học đường, đi vào các sinh hoạt cộng đồng và thậm chí, còn là thời trang văn vẻ cho một số người trí thức nữa.
22/04/2013(Xem: 5731)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw, (Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến năm nay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa Thượng Thiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567