Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[11 - 20]

13/02/201217:42(Xem: 6988)
[11 - 20]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

11. IM LẶNG

Trong kinh Duy Ma Cật, một trong những kinh sống động nhất của văn học Đại thừa, Bồ tát Văn Thù hỏi Cư sĩ Duy Ma Cật về yếu chỉ của Phật pháp. Cư sĩ Duy Ma Cật im lặng. Có người bình rằng sự im lặng của Cư sĩ Duy Ma Cật giống như sấm sét.

Khi đọc các bản văn Thiền, chúng ta thường thấy những câu như “Ông tăng im lặng.” Ít nhất có ba thứ im lặng khác nhau. Thứ nhất, ông tăng không biết gì để nói, vì vô minh. Thứ hai, ông tăng giả vờ mình ngu, song ý định chân thực là để xem phản ứng cuả đối thủ. Thứ ba là sự im lặng của một vị tăng đã ngộ biết rằng điều ấy không thể giải thích được, vì thế im lặng. Loại im lặng thứ ba giống như sấm sét.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

12. VÔ NGÔN THÔNG

Sư là Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. Sư họ Trịnh, quê ở Quảng châu, Trung quốc. Tính sư điềm đạm, ít nói mà thông minh, nên người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông.

Một hôm sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi:

- Tọa chủ lễ đó là cái gì?

Sư đáp:

- Là Phật.

Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:

- Cái này là Phật gì?

Sư không đáp được.

Đêm đến, sư y phục chỉnh tề đến lễ thiền khách, nói:

- Hôm nay thầy hỏi, tôi chưa biết ý chỉ thế nào?

Thiền khách hỏi:

- Tọa chủ được mấy hạ?

Sư đáp:

- Mười hạ.

Thiền khách lại hỏi:

- Đã từng xuất gia chưa?

Sư càng thêm mờ mịt.

Sau sư đến tham kiến Đại sư Bách Trượng. Một hôm trong giờ tham vấn, có một ông tăng hỏi Bách Trượng:

- Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Đại thừa?

Bách Trượng đáp:

- Đất tâm nếu không, mặt trời trí huệ tự chiếu.

Sư nghe câu này, hoát nhiên đại ngộ.

Sau, khoảng năm 820 T.L., sư sang An Nam ở chùa Phù Đỗng (tỉnh Bắc Ninh). Ở đây trọn ngày, sư ngồi quay mặt vào vách, suốt mấy năm mà không ai biết. Chỉ có Cảm Thành biết sư là cao tăng đắc đạo và sau sư truyền tâm ấn cho Cảm Thành.

(Thiền Sư Việt Nam)

13. MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TỐT

Thiền sư Vân Môn nói với môn đồ, “Trước ngày mười lăm tôi không hỏi, sau ngày mười lăm thì thế nào?” Không ai trả lời. Vì thế sư tự đáp, “Mỗi ngày là một ngày tốt.” Ngày mười lăm, theo âm lịch, có trăng tròn, ám chỉ sự giác ngộ rõ ràng. “Sau ngày mười lăm” có nghĩa là sau khi có sự giác ngộ như thế.

Vì “Mỗi ngày là một ngày tốt,” nhiều người bị chữ “tốt” lừa, nghĩ rằng tốt là đối lại với xấu. Như thế, họ nghĩ rằng “ngày tốt” có nghiã là ngày đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên, Vân Môn không có ý đó. “Ngày tốt” của Vân Môn còn sâu xa hơn thế. Sư đang chỉ cái ngày ngay đây, ngay bây giờ, không tiền, tuyệt hậu. Một công án tốt cho tất cả chúng ta: “Đây là loại ngày gì?”

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

14. TRỒNG TÙNG

Trong Lâm Tế Lục có một câu chuyện kể như vầy: “Một hôm Lâm Tế đang trồng tùng thì thầy sư là Thiền sư Hoàng Bá hỏi, ‘Trồng nhiều cây trong núi sâu có gì là tốt?’ Lâm Tế đáp, ‘Thứ nhất, con muốn tạo cảnh tự nhiên cho cổng chùa; thứ hai, con muốn làm mốc giới cho đời sau.’ Nói xong Lâm Tế dộng cuốc xuống đất ba lần và “Hư!” một tiếng. Hiểu ý Lâm Tế, Hoàng Bá nói, ‘Ở dưới ông tông môn ta sẽ hưng thịnh khắp thiên hạ’.”

Vì sự kiện lịch sử này, cho đến ngày nay, đa số các Thiền viện Lâm Tế đều trồng một cây tùng vào Ngày Lâm Tế, ước mong tạo cảnh đẹp tự nhiên cho cổng chùa và cũng để làm mốc giới cho đời sau .

Hãy để cho Chánh Pháp tiếp tục.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

15. HOA NÚI NỞ NHƯ GẤM

Một ông tăng hỏi Hòa thượng Đại Long (một Thiền sư Trung quốc thuộc dòng Đức Sơn, nhưng chúng ta không biết gì nhiều về sư), “Pháp thân kiên cố hoại hay chẳng hoại?” Sư đáp bằng bài kệ như sau:

Hoa núi nở như gấm,

Nước khe trong tựa chàm.

Trong văn học Thiền, một ông tăng hành cước thường hay hỏi về Pháp thân, nghĩa là Pháp là gì? Câu hỏi này có hằng trăm câu đáp khác nhau đã được ghi lại, mà “Hoa núi nở như gấm, Nước khe trong tựa chàm” là câu đáp được biết đến nhiều nhất.

Đương nhiên, câu đáp này cho biết cái ấn tượng mà Hòa thượng Đại Long miêu tả vẻ đẹp ngoại cảnh. Vâng, lời đáp của sư miêu tả vẻ đẹp bên ngoài, nhưng còn hơn thế nữa, nó là một diễn đạt “siêu ngôn ngữ.”

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

 

16. KHÔNG SINH KHÔNG TỬ

Thiền sư Quan Sơn Huệ Huyền là người sáng lập chùa Shogen và chùa Diệu Tâm (Myoshin) ở Nhật. Sư có ảnh hưởng rất lớn đối với môn đồ nhưng không để lại ngữ lục. Sau khi Huệ Huyền từ giả cõi đời, Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (1592-1673), thuộc phái Hoàng Bá, từ Trung quốc đến Nhật, viếng chùa Diệu Tâm. Thiền sư Ẩn Nguyên lễ bái tháp người sáng lập và hỏi vị thượng tọa, “Sáng tổ của thượng tọa có để ngữ lục gì không?” “Dạ không.” “Cái gì!” Ẩn Nguyên kêu lớn, “Nếu ông ta không để lại ngữ lục gì, chùa Diệu Tâm không đáng được thừa nhận.” Vị thượng tọa sợ hãi, lưỡng lự nói, “Mặc dù sáng tổ chúng tôi không để lại ngữ lục gì, nhưng tôi có nghe Ngài nói, ‘Công án Cây Bách có sức tước đoạt và Huệ Huyền không sinh không tử’.” Khi nghe câu nói do vị thượng tọa thuật lại, Ẩn Nguyên xúc động nói, “Hay lắm,” cúi đầu thật sâu và rời chùa Diệu Tâm.

Một Thiền sư hiện đại khi sắp tịch nói, “Bây giờ tôi chết để sống mãi mãi.” Phật tánh không có sinh không có chết.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)


17. MẶT TRĂNG LẶN CHẲNG LÌA BẦU TRỜI

Mặt trời mọc, mặt trời lặn. Mặt trăng mọc, mặt trăng lặn. Hằng ngày chúng ta nghĩ rằng mặt trăng biến mất theo nghĩa đen, nhưng chúng ta biết nó sẽ trở lại. Khi có ai chết, người ta nghĩ rằng người đó biến mất, nhưng không thể nào biến mất khỏi thế giới rộng lớn, vô cùng tận.

Thiền sư Hoàng Bá nói:

Tâm tựa như hư không mênh mông, trong ấy không có thiện không có ác, như khi mặt trời chiếu bốn phương thế giới. Vì khi mặt trời mọc và chiếu khắp trái đất, hư không mênh mông không sáng hơn, và khi mặt trời lặn, vũ trụ không trở thành u tối. Hiện tượng sáng và tối thay đổi nhau, nhưng bản tánh của vũ trụ không thay đổi. Tâm của Phật và chúng sanh cũng như vậy.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

18. NÚI LÀ NÚI, NƯỚC LÀ NƯỚC

Một giáo sư Mỹ dạy triết ở một đại học nọ khi nghe câu nói nổi tiếng này của Thiền, ông ta phản ứng với thái độ tiêu cực. Tuy nhiên, các yếu tố khác của Thiền lôi cuốn ông ta mãnh liệt, vì thế ông ta đến Nhật và gặp một Thiền sư. Thiền sư này giải thích như vầy, “Bước đầu, núi là núi, nước là nước.” “Bước thứ nhì, núi không phải núi, nước không phải nước,” Thiền sư tiếp tục, “ở bước thứ ba, núi là núi, nước là nước.”

Vị giáo sư Mỹ hỏi, “Giữa bước thứ nhất và bước thứ ba có gì khác nhau?” “Ở bước thứ ba,” Thiền sư nói bằng giọng to nhất, “NÚI NÚI, NƯỚCNƯỚC!” Nhân đó vị giáo sư có tỉnh.

Với cái thấy chưa ngộ, núi là núi, nước là nước; với cái thấy của ngộ, núi cũng là núi, nước cũng là nước. Tuy nhiên, có cuộc hành trình tâm linh ẩn khuất trong cái thấy của ngộ; đó là thời kỳ núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Chúng ta gọi cái “chẳng phải” ấy là tu tập.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

19. ĐƯỢC VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN QUÃNG ĐƯỞNG LẦY

Thiền sư Ngu Đường (Gudo) là thầy của Nhật hoàng, nhưng sư thường hành cước lang thang như một tên ăn mày. Một hôm trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa và chính trị của thời tướng quân tiếm quyền, sư đến một ngôi làng tên là Takenaka. Trời chiều và mưa rơi nặng hạt. Sư ướt như chuột lột. Đôi dép rơm rã ra từng mảnh. Sư thấy ở cửa sổ một nông gia có treo bốn năm đôi và quyết định đến mua một đôi khô.

Người đàn bà trao dép cho sư, thấy sư ướt quá, mời sư ở lại nhà bà qua đêm. Ngu Đường chấp nhận, cảm ơn bà. Sư vào nhà và tụng kinh trước bàn thờ gia đình. Rồi sư được người đàn bà giới thiệu với người mẹ và các con của bà ta. Quan sát thấy cả nhà buồn bã, sư hỏi có chuyện gì không tốt.

Người đàn bà đáp, “Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu. Khi nào may thắng được, anh ta uống say và hành hạ vợ con. Khi nào thua, anh ta mượn tiền của người khác. Đôi khi say quá, anh ta không về nhà gì cả. Tôi làm gì được bây giờ?”

Ngu Đường đáp, “Tôi sẽ giúp anh ta. Đây là một ít tiền. Hãy mua cho tôi một bình rượu ngon và một ít đồ nhấm. Rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ tọa thiền ở trước bàn thờ.”

Khoảng nửa đêm người đàn ông của gia đình trở về, say mèm, rống lên, “Nè, bà ơi, tôi đã về. Bà có gì cho tôi ăn không?”

“Tôi có cái này cho anh,” Ngu Đường đáp, “Tôi bất ngờ bị mưa, vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây qua đêm. Để đáp lại, tôi có mua ít rượu và cá, anh cũng có thể ăn được.”

Người đàn ông vui mừng. Anh ta lập tức uống rượu rồi nằm dài xuống nền nhà. Thiền sư Ngu Đường ngồi thiền định ngay bên cạnh.

Đến sáng khi người chồng thức dậy anh ta quên hết mọi chuyện đêm qua. “Ông là ai?” anh ta hỏi Ngu Đường vẫn còn đang ngồi thiền.

“Tôi là Ngu Đường ở Kyoto và tôi đang trên đường đến Edo,” Thiền sư đáp.

Người đàn ông cảm thấy rất xấu hổ. Anh ta không ngớt lời xin lỗi vị thầy của hoàng đế.

Sư mỉm cười, giảng giải, “Mọi sự trên đời đều vô thường. Cuộc sống ngắn ngủi. Nếu anh tiếp tục đánh bạc và uống rượu, anh sẽ không còn thì giờ để làm được việc gì khác và anh sẽ làm cho gia đình đau khổ.”

Người chồng chợt bừng tỉnh như vừa ra khỏi cơn mộng. Anh ta tuyên bố, “Thầy đúng lắm. Làm sao con có thể trả ơn được lời dạy kỳ diệu này! Hãy để con mang hành lý cho và tiễn thầy một đoạn đường.”

Ngu Đường bằng lòng nói, “Nếu anh thích.”

Hai người bắt đầu đi. Sau khi đi được ba dặm, sư bảo anh ta trở về. Anh ta nài nỉ, “Xin cho năm dặm nữa.” Hai người tiếp tục đi.

“Bây giờ anh có thế trở về được rồi,” sư gợi ý.

“Sau mười dặm nữa,” anh ta đáp.

Khi mười dặm đã hết, sư bảo, “Bây giờ hãy về đi.”

“Con sẽ theo thầy cả quãng đời còn lại của con,” anh ta tuyên bố.

Nhiều Thiền sư Nhật hiện đại phát xuất từ dòng Thiền của một vị sư danh tiếng, là người thừa kế Thiền sư Ngu Đường. Tên của vị sư ấy là Vô Nan, người không bao giờ trở về.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

20. THẾ À?

Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin) được những người láng giềng ca ngợi là người sống một cuộc đời trong sạch.

Một cô gái Nhật đẹp có cha mẹ làm chủ một cửa tiệm thực phẩm sống gần chùa sư. Bất ngờ một hôm cha mẹ cô ta khám phá ra cô ta có thai.

Cha mẹ cô nổi giận. Cô ta lại không chịu thú nhận người đàn ông đó là ai, nhưng sau nhiều phiền phức cuối cùng lại là tên Bạch Ẩn.

Cha mẹ cô ta phẫn nộ đi thẳng đến sư. Sư chỉ thốt vỏn vẹn hai tiếng, “Thế à?”

Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang đến cho Bạch Ẩn. Lúc ấy sư đã mất hết thanh danh. Điều này không làm sư phiền não. Sư chăm sóc đứa bé thật chu đáo. Sư xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và mọi thứ khác cần cho đứa bé.

Một năm sau đó, cô gái làm mẹ không còn chịu nổi nữa. Cô ta nói sự thật cho cha mẹ cô ta biết - rằng người cha thực sự của đứa bé là một thanh niên làm việc ngoài chợ cá.

Cha mẹ cô ta lập tức đến Bạch Ẩn cầu xin tha thứ, xin lỗi không ngớt, và xin đứa bé trở lại.

Bạch Ẩn ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, sư cũng chỉ nói hai tiếng, “Thế à?”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2015(Xem: 10771)
Chương trình tu học và Thiền học bằng Anh ngữ miễn phí mỗi Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật 26/7/2015 lúc 9:30AM đến 12:00PM (pst): Buddhist Meditation, do Tăng Thân Thiền Viện Đại Đăng giảng dạy. YMCA Location in San Diego: 4300 El Cajon Blvd., San Diego, CA 92105. Satellite location in Westminster: 15751 Brookhurst St, Ste. 204, Westminster, CA 92683 Liên lạc: Kenny Trung Kiên Phan, phone (888) 262-4641/(619)994-4146 www.dharma.care, info@Dharma.care Toàn cầu tham dự qua on line at www.gotomeeting.com, Join a Meeting GotoMeeting id Code: 746-001-069, Conference Call: 872-240-3312. or at Skype: Dharma.Care Adidaphat. Nay thông báo, Quảng Hải Phan Trung Kiên
15/07/2015(Xem: 7571)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
15/06/2015(Xem: 12313)
Khung Trời Vàng (sách), “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật”. Ấy là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ. Và lời dạy ấy của Ngài ngày nay ta đem tư duy để chạm tới, thì vẫn còn mới tinh khôi. Phật tính là những gì cao quý nhất, sáng suốt nhất, tinh anh nhất, rộng lớn nhất và xinh đẹp nhất nơi tự tâm của mỗi chúng ta. Sống ở trong đời, ta đánh mất sự cao quý, vì tâm ta chạy theo sự ngu hèn, nên làm khuất lấp tánh Phật nơi ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự sáng suốt, vì tâm ta chạy theo bản ngã, nên làm khuất lấp tính sáng nơi ta; sống ở đời ta phóng tâm chạy theo tiền tài, sắc dục, danh lợi, đam mê ăn uống và hưởng thụ ngủ nghỉ, nên làm khuất lấp tinh anh trong đời sống của ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự rộng lớn, vì ta nghĩ về ta và cái của ta quá nhiều, nên làm khuất lấp tính rộng lớn nơi ta và sống ở đời, vì ta nghĩ xấu cho người, nên cái xấu chảy tràn ra trong tâm ta và tưới tẩm thân thể của ta bằng chấ
22/05/2015(Xem: 7997)
Từ lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.
28/04/2015(Xem: 6056)
Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.
07/03/2015(Xem: 13351)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh. Nay hân hạnh được nhà nghiên cứu Hồng Quang cho xem bài nghiên cứu công phu và rất bổ ích của ông,“Thiền và Sức Khỏe”. Qua bài nầy chúng ta thấy, nhiều thập niên qua, các khoa học gia quốc tế, giới y dược và bệnh viện đã áp dụng Thiền cho việc trị nhiều chứng bệnh thời đại như Ung thư, Sida, Tiểu đường…kết quả không ngờ.
22/01/2015(Xem: 5597)
Đời người luôn có nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc đích thực của con người. Và các mục tiêu đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó ra đời đóng góp cho xã hội, trong công việc chuyên môn hiệu quả của mình. Và thông qua những công việc đó, thì chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Vì vậy đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như cá cần nước để sống vậy.
15/01/2015(Xem: 6377)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh. Tất cả con người chúng ta sống trên cõi đời này đều lệ thuộc vào nhau và không ai lại muốn mình phải gánh chịu khổ đau cả. Sự kiện được hưởng "sung sướng" giữa muôn ngàn người khác đang khổ đau,
08/01/2015(Xem: 19008)
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến.
22/12/2014(Xem: 6335)
Hôm nay chúng ta có một đề tài đột xuất, lý do là có một số thiền sinh muốn biết “trú xứ nào thích hợp để hành thiền”? Câu hỏi này rất hay. Đúng ra, đây phải là bài học đầu tiên cho tất cả những ai sơ cơ bước vào đời sống tu học nghiêm túc; nhưng do là tôi thường hay nói chuyện, giảng pháp, giảng thiền trước hội chúng đã từng tu tập - nên tôi quên bẵng là có những người đến tập thiền hôm nay còn rất mới mẻ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567