Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thể nhập con đường là giải pháp

08/06/201114:58(Xem: 5344)
Thể nhập con đường là giải pháp

THỂ NHẬP CON ĐƯỜNG LÀ GIẢI PHÁP
Lama Zopa Rinpoche - Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:

Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoát và hạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp, để điều phục tâm mình và để thể nhập Bồ đề tâm, điều quan trọng nhất trong cuộc đời, đề án quan trọng nhất trong cuộc đời. Như thế trên nền tảng thể nhập quả thừa, Kim cương thừa Bí mật, để giải thoát vô lượng chúng sinh khỏi đại dương đau khổ của sinh tử và đưa họ tới sự toàn giác, đó là mục đích tối thượng của cuộc đời chúng ta. Tôi không có chút phẩm tính nào để trợ giúp cho điều đó, nhưng tôi hiểu được hai hay ba lời, những lời Phật dạy, và sau đó hy vọng là chúng ta sẽ nhìn thấy những gì xảy ra, có thể khùng điên, bạn sẽ chẳng bao giờ biết điều đó sẽ dẫn đi tới đâu.

Vì thế trước hết tôi muốn nói lời cảm ơn tất cả các đệ tử cũ mà tôi đã gặp nhiều lần trong quá khứ, hiện đang tụ hội ở đây. Tôi muốn nói lời cảm ơn rất nhiều về điều đó bởi cuộc đời không dài, cuộc đời ngắn ngủi, vì thế sẽ thật tốt khi làm điều gì đáng làm nhất trong cuộc đời. Cái chết là điều chắc chắn mà thời gian nó thực sự xảy ra thì bất định và sẽ chẳng có gì lợi lạc vào lúc chết ngoại trừ Giáo Pháp. Hiện nay thế giới đã hết sức suy hoại – do tâm thức suy đồi nên đời sống suy thoái, cuộc đời càng lúc càng ngắn hơn, rất nhiều bệnh tật xảy ra, rất nhiều người chết vì bệnh ung thư, hàng triệu và hàng triệu người, rồi những bệnh tật khác, những chứng bệnh hiểm nghèo. Kế đó là sự suy thoái của chúng sinh, suy thoái của thời đại, rất nhiều cuộc chiến tranh, sóng thần, động đất. Chỉ riêng thời gian gần đây, ở Tân Tây Lan rồi ở Nhật Bản, nơi xảy ra trận sóng thần thật không thể tưởng tượng nổi và không thể biết được là có bao nhiêu người chết, và ít ngày trước đây động đất đã xảy ra ở Miến Điện. Có rất nhiều nguy hiểm đang xảy ra, nguy hiểm của đất, nước, gió, lửa, bốn yếu tố (tứ đại), xảy ra càng lúc càng nhiều hơn, và bạn không thể thực sự nói là rồi đây chúng sẽ xảy ra ở quốc gia nào. Hiện nay có quá nhiều người chết vì những điều đó, vì thế đây là lúc để làm điều tốt đẹp nhất trong đời bạn, làm điều tốt nhất trong đời chúng ta, làm điều đáng làm nhất, điều lợi lạc nhất trong cuộc đời ta.

Vì thế, những gì chúng ta đang làm ở đây là câu trả lời, đó là câu trả lời, lắng nghe giáo lý, thực hành thiền định, thể nhập con đường, sống đạo đức, nền tảng của mọi chứng ngộ, thọ nhận Tám Giới luật Đại thừa (thọ Bát Quan Trai Giới). Đây là giải pháp cho những vấn đề của thế giới, việc nóng lên toàn cầu và mọi sự, đây là giải pháp cho những vấn đề toàn cầu và những vấn đề cá nhân, tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây, đó là giải pháp.

Ghi chú: Bài giảng được ban vào ngày 2 tháng Tư năm 2011 tại Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Đại đức Joan Nicell đánh máy khi Rinpoche giảng, Claire Isitt và Michael Jolliffe hiệu đính.
Nguyên tác: “Actualizing the Path is the Solution”
http://www.fpmt.org/enews/2011/fpmt/April.htm
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2010(Xem: 7376)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 9165)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 3788)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 5520)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 4674)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 4284)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 6638)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 7636)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 6917)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
10/10/2010(Xem: 7202)
Quyển sách này trích dịch từ “Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục”. Ngài Lai Quả 24 tuổi xuất gia, 28 tuổi kiến tánh, tịch năm 1953 thọ 73 tuổi. Ngài trụ trì chùa Cao Mân hơn 30 năm, chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, phàm có gì chướng ngại sự tham thiền, ngài đều bãi bỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567