Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niêm hoa vi tiếu

12/10/201016:54(Xem: 5058)
Niêm hoa vi tiếu

Niêm:Cầm đưa lên. Hoa:cái bông. Vi:nhỏ. Tiếu:cười. Niêm hoa:cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu:cười mỉm.

Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu."Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.


Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.

1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:

"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."

Nhưng việc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhà Tùy, Đường, cũng không có nói đến.

Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.

2. Theo sách Tông môn Tạp lục:

"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:

- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?

Tuệ Tuyền đáp:

- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.

Vương An Thạch nói:

- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.

Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.

Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 22955)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
06/12/2013(Xem: 13342)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
16/11/2013(Xem: 27657)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
05/11/2013(Xem: 10478)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
31/10/2013(Xem: 18567)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
24/10/2013(Xem: 13504)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
15/10/2013(Xem: 14429)
Thông báo Khóa Thiền Vipassana 10 ngày ở Sydney, Úc Châu
14/10/2013(Xem: 9905)
Bài viết này là của Paturel Amy, chuyên viết về các đề tài sức khỏe, cân bằng trọng lượng cơ thể, thức ăn, rượu, và du lịch cho nhiều thành phần độc giả. Tác phẩm của cô thường xuất hiện trên những tạp chí gồm Glamour, Health, Eating Well, Wine Enthusiast and Marie Claire cũng như các tạp chí Lupus Now, Neurology Now, Arthritis Today and Momentum.
04/10/2013(Xem: 9423)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]