Giới thiệu sách mới “Trồng hoa không cho mọc rễ” của TS Nguyễn Mạnh Hùng.
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
==============
Bạn nghe tiêu đề cuốn sách “Trồng hoa không cho mọc rễ” và thấy vô lý quá đúng không.Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề.Rồi thấy buồn cười.
Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ.
Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà.I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
Bạn dành vài phút ngồi thư giãn và nghĩ đi. Không cần đọc tiếp nữa.Bạn thường làm việc, thường tạo tác và tâm bạn có mọc rễ không.
Không biết bạn thì sao, chứ tôi thí có.Và thường xuyên.
Tôi ngồi viết và mọc rễ ở đây.Tôi giảng bài và mọc rễ trên hội trường. Tôi họp giao ban và mọc rễ ở cơ quan. Tôi ngồi thiền trà với bạn tu và mọc rễ ở đó.Tôi trồng hoa ngoài vườn và mọc rễ luôn ở vườn.Bao nhiêu năm nay là vậy.Và tôi càng ngày càng đi xa nhà, càng ngày càng mê, càng si mê.Càng ngày tâm càng phiền não.Tu mãi chẳng thấy kết quả mấy.
Chợt một ngày tôi giật mình: nếu mình làm mà tâm không mọc rễ thì mới đúng. Và khi đó dù làm gì, ở đâu cũng không có bị đau khổ, không có phiền não.Hay thật.Phải thực tập ngay.Phải nhắc mình trồng hoa mà không cho mọc rễ.Nhắc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.
Ngày xưa, tôi hay đi làm làm từ thiện.Rồi khoái đi từ thiện.Rồi mọc rễ luôn.Cái tôi càng ngày càng lớn.Có lúc còn cảm thấy mình nghiện đi từ thiện. Chợt giật mình: làm viêc thiện mà mọc rễ thế này thì thành xấu mất rồi.
Ngày xưa tôi hay tự hào về tính thương người, hay giúp người. Nhưng mỗi lần giúp ai là lại mọc rễ ở đó.Giúp đỡ rồi sau này nhờ lại có khi họ không giúp, thế mà bực mình.Giúp mà họ không cám ơn, thế là khó chịu.Tôi đã từng rất phiền lòng khi tặng cho người bạn một món quà quý mà sau đó bạn lại mang cho người khác. Ôi, mới trồng được chút hoa, mới có vài cây hoa bé xíu mà đã mọc rễ thế ày ư.
Tâm tôi lang thang chạy theo những việc mình làm. Càng ngày tâm càng đi xa.Càng ngày tâm càng sai khiến tôi.May thay đã biết giật mình: Trồng hoa không cho mọc rễ.
Không biết tâm bạn thì sao chứ tâm tôi hư lắm, ranh mẹ lắm, mưu mẹo lắm.Thoắt cái đã chạy mất.Thoáng cái đã ra khỏi nhà.Tâm tôi cứ mải mê rong ruổi đi chơi, thỏa thê kiếm tìm thú vui giả tạm đời thường mong hưởng thụ.Trong sát na thôi tâm đã bén rễ tận đâu đâu mất rồi. Ngày xưa thì tôi bất lực. Bây giờ thì đã biết cảnh giác với tâm mình vốn bị huân tập theo tập khí xấu bao đời, bao kiếp. Tôi bây giờ đã biết từng bước trồng hoa không cho mọc rễ.Còn nếu rễ đã trót mọc thì nhổ ngay lên, không để cho rễ cắm sâu.Càng để lâu, rễ càng cắm sâu, sau này sao nhổ được.
Tôi ngồi viết và đang nhắc tâm quay về nhà.Tôi vừa gõ và vừa dắt khỉ tâm về nhà.Hạnh phúc quá bạn ơi.Tôi biết bạn cũng giống như tôi ngày xưa, bắt đầu thực tập “trồng hoa không cho mọc rễ” ngay bây giờ, ngay khi đọc những dòng chữ này. Hơn cả tuyệt vời!
TS Nguyễn Mạnh Hùng
CEO Công ty sách Thái Hà
Kính gửi chú Nguyễn Mạnh Hùng!
Con đã có trên tay đầy đủ 4 quyển sách của chú: Bài học từ người quét rác, Tâm từ tâm, Hạnh phúc thật giản đơn, Trồng hoa không cho mọc rễ. Những cuốn sách đó quả thật rất hay, nên con đã đi dọc các cửa hàng bán sách đường Láng để tìm mua, nhưng không có đủ và rồi đến với Thái Hà books tại 119C5 Tô Hiệu để mua đủ cả 4 quyển. Thật là vui!
Tuy nhiên, phải nói thật BAN ĐẦU con không nghĩ thế. Cuốn sách đầu tiên mà con đọc của chú là cuốn "Trồng hoa không cho mọc rễ". Cuốn sách này con chọn khi con hoàn toàn chưa biết đến chú, và chọn hoàn toàn vô tình (vì cháu nghĩ tưởng đây là 1 tiểu thuyết!). Cuốn sách này làm con có cảm tưởng nó không hay: lời văn không có sự đặc sắc (quả thật văn phong không hấp dẫn), nhiều câu chuyện lặp lại, các câu chuyện đều đều không hấp dẫn, các câu chuyện không có tính nhân văn (ý chàu nói là chỉ nói đến mặt tốt mà không nói đến cái xấu, hay một con người từ xấu dần dần thành tốt). Một cuốn sách chỉ nói đến cái tốt, cái đẹp; cuốn sách hay các câu truyện trong đó dễ làm cho người đọc có cảm giác giả tạo, không thật; có cảm giác tác giả đã gồng mình lên để viết nên nhưng lời văn đẹp, đã nói quá lên, chứ sự thật chưa chắc được như thế, hoặc cùng lắm chỉ được 50%... Một quyển sách chắc chắn sẽ không hấp dẫn được nhiều người, rất dễ bị bỏ qua, nhất là thế hệ 8x như cháu...
Đấy là cảm tưởng của 1 tháng trước đây! Nhưng giờ đây, dù chưa một lần được gặp chú. Nhưng con tin lắm, tất cả những điều chú nói là sự thật (hoặc phần lớn)! Cháu đã biết vì sao chú lặp đi lặp lại các câu chuyện hay, câu chuyện tốt, đó đều là các câu chuyện hấp dẫn chỉ có người đọc nó quen đọc các tin xấu, tin giật gân, hay các tiểu thuyết rẻ tiền mà thôi,... Trước đây, cháu nhìn đời bằng con mắt nhiều nghi ngờ và không trong sáng. Cháu thật xấu hổ... Nhưng cháu vui lắm! Nhờ những trang sách của chú mà cháu dần biết về đạo Phật (trước đó cháu chỉ lờ mờ biết đạo Phật là đức Phật không có thật trong phim Tây Du Ký, các nhà sư, các chùa chiền,...) và Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chao ôi, bây giờ ngày nào mà cháu không dành ra 1 tiếng để đọc sách của chú và Thiền sư thì cháu khó chịu lắm. Những câu văn hấp dẫn quá, đẹp quá. Sáng nào, cứ 6h là cháu dậy dành từ 30 phút đến 1 tiếng để tập thiền chú ạ (trước đây thì gần 8h cháu mới dậy, đánh răng xong là đi làm ngay)... Đọc những trang sách hay, và thực hành dần dần các hướng dẫn trong đó. Quả thật vui và hạnh phúc lắm chú ạ, tập thiền quả là một phiêu lưu đầy hấp dẫn mà cháu mới chỉ chập chững vài bước đầu tiên...
Cháu không phải là một Phật tử, nhưng nhờ có chú và Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua những trang (cháu đã có 20 cuốn sách của thiền sư- quả thật Thái Hà books có rất nhiều sách của thiền sư) cháu đã dần tin vào đạo Phật. Cháu đã biết đức Phật là có thật, Ngài cũng là người nhưng là người giác ngộ, một con người hạnh phúc. Cháu đã biết nhìn mọi thứ sáng hơn. Cháu không đợi về già mới vào chùa, mới cần đến đạo Phật nữa. Cháu sẽ thực hành hàng ngày, ngay từ bây giờ. Cháu sẽ rời xa rượu bia, nhậu nhẹt, những bộ phim câu khách rẻ tiền, gặp những người xấu nói những chuyện vô bổ...- những thứ làm hại Tâm trí.
Nhờ những trang sách của chú và thiền sư, cháu đã biết đạo Phật là có thật, Bụt là có thật, đạo Bụt rất gần khoa học- khác hẳn các tôn giáo khác. Luyện tập tâm trí theo đó để sống tốt hơn, cháu sẽ không sợ bị nhầm đường...
Cháu không mong chú dành thời gian để đọc thư của cháu (vì có lẽ chú rất bận). Nhưng cháu vẫn muốn viết vài dòng để cám ơn chú. Chú đã gián tiếp hướng những con người như cháu- những con người chỉ lờ mờ sống trong hiện tại, lúc nào cũng lo lắng cho tương lai, và hối tiếc vì quá khứ- vào con đường đúng đắn. Mong chú có được sức khoẻ trong cả thân và tâm, hạnh phúc và an lạc sẽ mãi ở lại bên chú!
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu.
Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122.
Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát.
Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.