Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quên đi tự ngã

24/08/201219:25(Xem: 4866)
Quên đi tự ngã


thien su dao nguyen 2
QUÊN ĐI TỰ NGÃ

(Genjokoan)
Thiền sư Đạo Nguyên
Ngọc Bảo phóng dịch

Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản.

Sau khi học đạo với các vị thầy ở Nhật, Đạo Nguyên qua Trung Hoa tu học. Ngài đại ngộ ngay khi sư phụ Trung Hoa của ngài là Ju Ching nói phải “buông hết cả thân lẫn tâm”. Sau đó ngài đã đến trình kiến giải và được sư phụ ấn chứng. Lòng đầy tri ân, Đạo Nguyên quỳ sụp xuống đảnh lễ thầy. Ju Ching nói, “Buông luôn cả cái buông!”

“Hiện thành công án” (Genjokoan) là một chương nổi tiếng trong quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (Shobogenzo), nói đến sự liên hệ của tu thiền và giác ngộ. Đây là một tuyệt tác vô song, với những lời lẽ thâm sâu bàng bạc ý vị thơ, biểu lộ tri kiến của một bậc giác ngộ đã vượt ngoài đối đãi.

Khi vạn pháp được coi như pháp Phật thì thấy có ngộ và mê, có tu tập, có sanh tử, Phật và chúng sinh.

Khi vạn pháp được coi như vô ngã, sẽ không thấy có ngộ và mê, không có tu, không sanh không tử, không Phật không chúng sinh.

Phật Đạo vượt ra khỏi cái có và không. Cho nên có mê ngộ, có sinh tử, Phật và chúng sinh. Nhưng những đóa hoa đẹp chúng ta ưa thích vẫn héo tàn, và những cỏ dại chúng ta không ưa vẫn lớn mạnh.

Cố dấn thân đi tìm sự tu tập và kinh nghiệm vạn pháp thì đó là mê. Khi vạn pháp tu tập và kinh nghiệm chính mình thì đó là ngộ.

Giác từ chỗ mê thì gọi là Phật, mê trong chỗ giác thì gọi là chúng sanh. Lại có giác ngộ theo sau giác ngộ, có mê ở trong mê.

Phật chân chính không thấy mình là Phật. Nhưng họ vẫn là những vị Phật hiện thân đang trải nghiệm đời sống Phật hàng ngày.

Khi nhìn sắc với toàn thân và tâm, nghe âm thanh với toàn thân và tâm, ta có thể trực tiếp cảm nhận được chúng, nhưng đó không giống như hình ảnh phản chiếu trên một tấm gương hay như bóng trăng dưới nước … Khi chúng ta thấy được một bên, chúng ta không thấy bên kia.

Học Phật tức là học về tự ngã

Học về tự ngã là quên đi tự ngã

Quên đi tự ngã là được vạn pháp khai ngộ

Được vạn pháp khai ngộ là buông hết cả thân tâm mình và ngoại cảnh.

Chứng ngộ rồi không còn thấy dấu vết nào của chứng ngộ, và sự chứng ngộ không dấu vết ấy sẽ tiếp nối mãi mãi.

Khi mới đi tìm cầu học đạo, ta tưởng rằng mình cách biệt xa rời với đạo.

Khi đã chứng được đạo chân truyền, ngay trong giây phút đó ta là con người nguyên thủy của Đạo.

Khi đang đi trên thuyền, nếu nhìn vào bến người ta tưởng như bến đang di chuyển.

Nhưng nếu nhìn vào thuyền, người ta biết được rằng chính thuyền đang di chuyển.

Nếu nhìn vạn pháp với thân tâm si mê, ta tưởng rằng tâm và tính của ta là thường hằng,

Nhưng nếu tu tập tinh chuyên và trở về được với con người nguyên thủy của mình, ta sẽ thấy rõ rằng vạn pháp đều là vô ngã.

Củi cháy ra tro và không trở lại thành củi được nữa.

Nhưng đừng tưởng rằng tro là có sau và củi là có trước.

Phải biết rằng củi là ở trong trạng thái củi và có trạng thái trước và sau đó. Nhưng tuy có trạng thái trước và sau, củi tách rời khỏi những trạng thái đó.

Tro ở trong trạng thái tro và có trạng thái trước và sau.

Cũng như củi không trở lại thành củi sau khi đã cháy ra tro, con người chết đi không sống trở lại nữa.

Như thế, giáo lý Phật dạy rằng sinh không trở thành tử, vì lẽ đó sinh được gọi là không có khởi đầu.

Giáo lý Phật cũng dạy rằng tử không trở thành sinh, vì vậy tử được gọi là không có chấm dứt.

Sinh là một giai đoạn của sự sinh

Tử là một giai đoạn của sự tử.

Ví dụ như mùa đông và mùa xuân.

Ta không nghĩ rằng mùa đông trở thành mùa xuân, cũng không nghĩ rằng mùa xuân trở thành mùa hạ.

Người giác ngộ giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt nước. Trăng không bị ướt, nước cũng không bị xao động.

Tuy ánh trăng tỏa chiếu khắp nơi, nhưng trăng vẫn được phản chiếu ngay trong một vũng nước nhỏ xíu. Tất cả trăng và bầu trời đều được phản chiếu trong một giọt sương trên cỏ, trong một giọt nước long lanh.

Giác ngộ không làm ta xao động, như bóng trăng không làm xao động mặt nước.

Người không thể ngăn cản được giác ngộ, giống như giọt sương không thể cản ngăn được trăng và bầu trời cao. Chiều sâu của giọt nước (chiều sâu của giác ngộ) có thể sánh với chiều cao của trăng. Khoảnh khắc dài hay ngắn (hình ảnh phản chiếu của trăng) là tuỳ nơi vũng nước ấy lớn hay nhỏ, và được quán sát tương quan với bề rộng hay hẹp của trời và trăn

Khi chân lý chưa có trong thân tâm, ta tưởng như thế đã là đầy đủ.

Khi chân lý có trong thân tâm, ta nhận ra rằng có điều gì thiếu sót.

Ví dụ, khi nhìn khắp bốn phương trên một chiếc thuyền lênh đênh trên biển cả không thấy bến bờ, ta chỉ thấy một đường vòng cong, và không có gì khác.

Tuy nhiên, đại dương không tròn cũng không vuông, và có những đặc tính khác nhau vô tận. Nó giống như một cung điện. Giống như một viên châu ngọc. Nó trông như một đường vòng cong vì lúc đó tầm mắt ta chỉ thấy như vậy.

Vạn pháp cũng như thế.

Đời sống này có nhiều khía cạnh khác nhau của cõi trần lao và cõi giới giác ngộ, nhưng ta chỉ có thể nhận và hiểu được chúng qua mức độ tri kiến do sự tu tập mang lại.

Để nhận ra được bản chất của vạn pháp, ta phải biết rằng tuy trông chúng có thể tròn hay vuông, nhưng biển và núi còn có những đặc tính khác thật là vô tận; hơn nữa còn có những thế giới vũ trụ khác ở khắp các phương trời. Chúng không chỉ ở chung quanh ta, mà còn phản chiếu ngay đây, trong một giọt nước rơi.

Khi cá bơi trong đại dương, dù cá có bơi xa đến đâu cũng không bao giờ đến tận cùng của nước. Khi chim bay trên trời, dù chim có bay xa đến đâu cũng không bao giờ đến tận cùng của không trung.

Ngay từ khởi thủy, cá và chim không từng xa rời nền tảng của chúng.

Khi nhu cầu hoạt động rộng lớn chúng sẽ có tầm hoạt động rộng lớn. Khi nhu cầu hoạt động nhỏ hẹp chúng sẽ có tầm hoạt động nhỏ hẹp.

Như thế, nền tảng hoạt động của các chúng sinh ấy đều được tân dụng tối đa, mỗi chúng sinh trong cõi giới riêng của chúng. Dù đang ở đâu, chúng cũng không rời nền tảng căn bản của mình.

Khi chim ra khỏi không trung, nó sẽ chết ngay. Khi cá ra khỏi nước, nó sẽ chết ngay.

Vậy hãy biết rằng nước là sự sống.

Hãy biết rằng không trung là sự sống.

Sự sống là chim, và sự sống là cá.

Vượt lên trên đó, còn có những tiến trình xa hơn, như sự tu tập, chứng ngộ, thời gian hiện hữu của đời sống con người.

Nếu một con chim hay con cá cố tìm cách ra khỏi nền tảng của mình, con chim hay con cá ấy sẽ không tìm được lối đi hay vị trí của nó. Khi biết được bản vị của mình, sự tu của chúng ta trong đời sống hàng ngày là sự hiện thành của giác ngộ (hiện thành công án - genjokoan). Khi biết được lối đi (Đạo) của mình, sự tu của chúng ta trong đời sống hàng ngày là sự hiện thành của giác ngộ.

Bản vị này và lối đi (Đạo) này không lớn cũng không nhỏ, không năng và không sở, không tồn tại trong quá khứ cũng không khởi lên trong hiện tại, cho nên chúng là hiện hữu như thế (Như Thị).

Người nào tu tập đạo giác ngộ như vậy, khi đạt pháp nào là thấu suốt pháp ấy, khi gặp việc gì là làm tròn việc ấy.

Bản vị là ở đây, lối đi (Đạo) là ở khắp nơi. Biên giới của giác ngộ không thể thấy được, bởi vì sự hiểu biết và giác ngộ đều được trải nghiệm cùng một lúc.

Đừng tưởng rằng những gì giác ngộ được sẽ trở thành kiến thức của mình và chấp trước vào đó. Ngay cả khi đang chứng nghiệm sự giác ngộ, cũng không chắc là bản chất sâu kín của giác ngộ đã được hiển thị - đó là điều vượt ngoài mọi suy luận nghĩ bàn.

Sư Baoche ở núi Mayuku đang ngồi quạt. Một vị tăng đến hỏi, “Bạch thầy, tính của gió (hay khí) là thường hằng, không có chỗ nào là không đến được. Thế thì tại sao thầy phải ngồi quạt?”

Sư trả lời, “Tuy ngươi hiểu tính của gió (hay khí) là thường hằng, nhưng không hiểu ý nghĩa chân lý của “không chỗ nào là không đến được”.”

Tăng hỏi: “Cái gì là ý nghĩa chân lý của “không chỗ nào là không đến được”?

Sư chỉ ngồi quạt. Tăng kính cẩn cúi đầu đảnh lễ.

Kinh nghiệm khai ngộ Phật pháp và phương tiện truyền thừa linh động là như thế. Nếu cho là ta không cần dùng quạt bởi vì gió (hay khí) là thường hằng, hay nói là dù không dùng quạt ta vẫn cảm thấy gió (hay khí) chung quanh, tức là không biết thường hằng, và không biết bản tính của gió (hay khí).

Bởi vì tính của gió (hay khí) là thường hằng, cho nên phong hóa* của đạo Phật có thể biến đất thành vàng ròng, biến nước trường giang thành đề hồ.

(*Chú thích: Phong hóa: phong tục và giáo hóa. Chữ “Phong” được dùng hai lần trong đoạn này với ý nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất là “gió” hay “khí” như trong câu truyện trên. Nghĩa thứ hai là “phong” như trong “phong tục, phong độ, phong thái, phong hóa v.v..”, được dùng trong câu cuối cùng.)

Ngọc Bảo phóng dịch
(Tham khảo các bản dịch Anh ngữ của:
Hakuyu Taizan Maezumi (An introduction to the Buddha & his teachings)
Gudo Nishijima & Chodo Cross (Master Dogen’s Shobogenzo)
Yasuda Joshu Roshi & Anzan Hoshin Roshi
(Ngocbao.org)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 7423)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
28/03/2013(Xem: 533)
A Di Đà tất cả pháp - Tất cả pháp A Di Đà - Chẳng quản trời cao đất thấp - Búng tay, cõi nước bày ra Tặng Trần Nhân Tông hoàng đế - Thuở nhỏ đâu từng biết chúa Xuân - Cứ theo xác pháo chạy tung tăng - Chúa Xuân nay đã về ngự trị - Pháo cuối làng xa nổ đì đùng
21/01/2013(Xem: 8314)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
20/01/2013(Xem: 7024)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 8572)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5936)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4790)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 5181)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6990)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5860)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]