Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Little Saigon có một nơi tập thiền để chữa bệnh

21/04/201721:00(Xem: 4994)
Little Saigon có một nơi tập thiền để chữa bệnh

Little Saigon có một nơi tập thiền để chữa bệnh

Văn Lan/Người Việt


Thien Chua BenhTrong giờ tập “Chuyển Tâm Phiến.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)


 
Ở Little Saigon hiện nay có nhiều lớp dạy thiền, không ngoài mục đích giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ, trong đó bệnh là một trong những khổ đau của con người, cả thân và tâm.

Đại Đức Thích Phổ Đức, phó trụ trì thiền viện Chánh Tâm, Anaheim, giải thích: “Mục đích của thiền tập là hướng dẫn cho mọi người nói chung và Phật tử nói riêng, hiểu biết đúng về thân, về tâm và nhìn đúng về sự việc bên ngoài. Thiền là một phương pháp giúp biết sống thật, từ xưa giờ con người sống không thật cho chính mình, khi tập thiền mới thấy là cái gì thật, cái gì không thật.” 
Một ngày thiền tập

Tại thiền viện Chánh Tâm, bắt đầu của thời khóa thiền tập mỗi Chủ Nhật là sám hối, sau đó là ngồi thiền, nghe pháp, hỏi đáp và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm thiền tập.

Theo vị phó trụ trì, thiền viện thành lập 10 năm nay, là một chi nhánh của thiền viện Đại Đăng, theo thiền phái Trúc Lâm, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ truyền thừa từ dòng thiền Việt Nam của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

“Cuộc sống như dòng nước tuôn chảy, muốn lội ngược lại cũng không được, đó là chuyện vô lý, nhưng nếu là người hiểu biết, sẽ dẫn dòng nước chảy vào những ngõ ngách có lợi hơn. Người nông dân, thay vì ngăn chận, bằng cách be bờ đắp đập, dẫn nguồn nước đi vào đồng ruộng, sẽ được lợi lạc hơn,” đại đức giảng giải.

Bằng một thí dụ nữa, đại đức nói: “Như con rối trong một vở diễn, thể hiện những động tác múa may quay cuồng trên sân khấu, mọi người vỗ tay khen con rối hay, nhưng không ai hiểu rằng con rối chỉ là một dụng cụ, tự nó không làm gì được hết, mà chính người điều khiển nó từ bên trong, diễn cho người xem mọi sự vui buồn thương ghét mới là chính.”

“Xưa nay con người thường lấy cái sự biểu hiện bên ngoài mà chạy theo, nắm bắt nó, để thỏa mãn, hoặc không chấp nhận, từ đó tạo ra bất an. Nguồn gốc của sự bất an đó do cái nhìn sai lầm của chính mình tạo ra, để rồi đeo đuổi theo. Từ sai lầm này sinh ra những sai lầm khác, nên sinh ra những buồn vui khổ não. Do vậy, thiền sẽ giúp không xa rời cuộc sống,” đại đức nói thêm.

Thien Chua Benh-2
 
Giờ tọa thiền tại thiền viện Chánh Tâm. (Hình: Văn Lan/Người Việt)



Phật tử Tuệ Giám chia sẻ: “Khi tu tập thiền tôi thấy mình ngày càng nhiều lỗi hơn, phải tu sửa thêm nhiều hơn nữa. Hơn nữa, qua thời gian thiền tập, sự phiền não càng bị bào mòn dần đi, cái ngã của mình càng bớt đi.”

Còn Phật tử Tuệ Thông nhận xét: “Có sự tiến triển trong thiền tập, tham sân si trong cuôc sống thấy bớt nhiều, sự suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề có khác hơn lúc trước, biết rõ hơn tánh thật của sự việc.” 

Thiền chữa bệnh cho thân
Mang một sắc thái khác, tại Đạo Đường Thể Dục Dưỡng Sinh Hồng Gia Khí Công Tâm Pháp, Garden Grove, phần đông là các vị cao niên, với ít nhất là một bệnh trong người. Buổi tập thật an nhiên tự tại bằng những động tác võ thuật thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy khí lực.
Sư huynh Võ Thiện Hiếu, phụ trách đạo đường, cho biết phương pháp thở khí công được sư phụ Lý Hồng Thái phối hợp với Như Lai Thiền truyền thụ.
“Thở vào biết đang thở vào, thở ra biết đang thở ra. Buông xả thân tâm chú ý theo dõi hơi thở, hít thật sâu đầy bụng, phình bụng lên, nén khí xuống vùng bọng đái, nín thở một giây, quán hơi thở xuống xương cùng đi theo sống lưng lên dần tới đỉnh đầu, cong lưỡi lên nướu trong hàm trên, ngậm miệng, từ từ thở ra nhẹ nhàng bằng mũi,” ông hướng dẫn.

Theo ông. đây là cách “quán khí,” một thuật ngữ của thiền để chỉ phương pháp buông xả, đầu óc cần trống rỗng, chỉ theo dõi cái biết của hơi thở bằng sự tưởng tượng (quán tưởng). Tập lâu dần sẽ thành phản xạ tự nhiên, đi đứng nằm ngồi đều làm được, thả lỏng toàn thân, quán sự phồng xẹp của bụng, hít vào thở ra cảm nhận thân tâm buông xã, cũng là chiêu thức để làm dịu cơn phiền não lo âu, tránh được tâm bệnh.
Ông Lý Bình cho biết: “Trước khi tập, vai phải tôi bị đau nhức không đưa cánh tay lên được. Sau thời gian tập hiện nay sức khỏe rất tốt, đi đứng gần như bình thường.” Để chứng minh, ông tập gần 1 giờ vẫn thấy khỏe. Không ai biết được ông mắc bệnh Parkinson hơn 10 năm mà khỏe như thế!
Bà Trần Thị Huệ, từ tiểu bang Minnesota qua, nói: “Tôi bị đau đầu gối, thấp khớp đi không nổi, cao máu, tiểu đường, lại bị té rất nặng. Sau khi tập hai năm, nhận thấy các bệnh trên giảm nhẹ hẳn, đi đứng mạnh dạn, rất yêu đời, không hổ danh với biệt hiệu ‘người đẹp lão nhất’ mà các bạn cùng tập đặt cho!”

Còn tại phòng tập thiền chuyển tâm công, yoga, chuyển tâm đao tự trị bệnh của võ sư Chu Tất Tiến lại chú trọng nhiều hơn về thiền như một cách tự chữa bệnh, mà đa số người tập ở đây là những vị cao niên.

Võ sư Chu Tất Tiến cho biết “Chuyển Tâm Công” có nghĩa là tự tâm của mình, phải thay đổi quan niệm của mình, phải hòa hợp với cuộc đời, với tha nhân, với vũ trụ, thiên nhiên, con người mới thật sự khỏe mạnh được. Trọng tâm chính là trong khi tập, dùng phương pháp hít thở thật sâu trong phương pháp thiền.

Sinh hoạt tại đây, ông Nguyễn Viết Nghĩa cho biết bị bệnh Parkinson hơn ba năm, sau khi theo lớp tập, nay thấy bệnh không nặng thêm nữa, có vẻ như dừng lại, ông mừng lắm và cho biết sẽ siêng năng tập luyện nhiều hơn nữa.

Còn ông Trần Văn Ngôi, tập hơn ba năm cho biết: “Tôi bị bệnh gout mấy mươi năm rồi, đem theo từ Việt Nam qua đây, hai đầu gối đau nhức lắm, không ngồi xổm được. Sau khi theo tập ba tháng thì đầu gối mềm đi. Ba năm nay có thể ngồi xuống đứng lên nhẹ nhàng hơn, nhất là không thấy bệnh trở lại.” Ông cho biết vừa tập vừa uống thuốc vẫn tốt hơn, nếu bỏ tập thì bị đau lại, ông rất sợ.

Bà Nguyễn Ngọc Dung, lớp trưởng, cho biết bà có bệnh “ba cao,” và chồng bà bị gout, nhưng “Sau ba năm tập, giờ thấy bình thường, thiệt là mừng,” bà nói.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5322)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
09/04/2013(Xem: 5338)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
08/04/2013(Xem: 6744)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 6469)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua Trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
08/04/2013(Xem: 6767)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
08/04/2013(Xem: 8868)
Dưới đây là ba bài pháp ngắn do Ngài Thiền sư Mahasi Sayadaw giảng cho các cư sĩ Phật tử tại vương quốc Nepal trong dịp Ngài sang dự lễ đặt viên đá đầu tiên tại công trường Lâm Tì Ni vào tháng 11 năm 1980.
08/04/2013(Xem: 10304)
Lời Dẫn Nhập: Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theo văn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với các bản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
08/04/2013(Xem: 4118)
Theo tinh thần thuyết Nghiệp trong đạo Phật, thì chính con người chứ không phải thần linh hay Thượng đế, sáng tạo và an bài cuộc đời của mình, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình....
05/04/2013(Xem: 6640)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
21/01/2013(Xem: 6531)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567