Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chơn tâm trực thuyết

29/04/201105:55(Xem: 7498)
Chơn tâm trực thuyết


CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT

Thiền Sư Phổ Chiếu - Thích Đắc Pháp dịch
Tu Viện Chơn Không xuất bản 1973

MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu
Tiểu sử Thiền Sư Phổ Chiếu
Tự
CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT
1. Chánh tín Chơn Tâm
2. Tên khác của Chơn Tâm
3. Diệu thể của Chơn tâm
4. Diệu dụng của Chơn tâm
5. Thể đụng của Chơn tâm một hay khác?
6. Chơn tâm trong mê
7. Chơn tâm và sự dứt vọng
8. Chơn tâm với bốn oai nghi
9. Chỗ ở của chơn tâm.
10. Chơn tâm và việc sanh tử
11. Chơn tâm và chánh trợ
12. Công đức của chơn tâm
13. Kinh nghiệm chơn tâm
14. Chơn tâm vô tri
15. Chỗ trụ của chơn tâm
TU TÂM QUYẾT

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trìnhhọc tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượngrất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Mộthành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.

Thiền SưPhổ CHiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh.Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lôngmày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai. Vớichủ trương ĐỊNH TỨC HUỆ, HUỆ TỨC ĐỊNH, Ngài làm sángtỏ đường lối tu hành của Thiền Tông.

Thích ĐắcPháp, một Thiền sinh trong Tu Viện CHƠN KHÔNG, với thời gianba năm tu học tại đây, đã nỗ lực hạ thủ công phu, lạitiếp tay với chúng tôi phiên dịch những tác phẩm cần thiếtcho Tu Viện. Tuy nhiên, một dịch phẩm đầu tiên được ramắt đọc giả, hẳn là không tránh khỏi một vài điểm sơsót. Nhưng đáng khích lệ, dịch giả đã cố gắng nhiềutrong công tác này.

Cầncó tài liệu cho Thiền sinh tại Tu Viện học tập, cũng thiếtyếu đối với hành giả không có duyên đến Tu Viện và nhữnghọc giả đang nghiên cứu Thiền Tông, nên Tu Viện chúngtôicho xuất bản quyển sách bé nhỏ này.

Quyểnsách này ra đời nhằm lúc phong trào học Thiền đang lên ởViệt Nam. Chúng tôi tin rằng đọc giả có thiện chí tham cứuThiền Tông, chịu khó đọc kỹ quyển sách này, sẽ thấynó đóng góp một phần không nhỏ cho quí vị trong những vấnđề khó khăn nhất lâu nay chưa giải quyết được. Nhấtlà, những vị hiểu thiền lý mà không biết làm sao thựchiện (thiền hạnh). Quí vị chịu khó nghiền ngẫm chính chắntrong đây, tự nhiên thấy cửa thiền sẽ mở rộng, mặc tìnhtiến bước.
Vìthấy sự lợi ích lớn lao của quyển sách này, nên chúngtôi viết ít hàng giới thiệu cùng đọc giả.

THÍCHTHANH TỪ
TU VIỆNCHƠN KHÔNG
đầuXuân 1973



TIỂUSỬ THIỀN SƯ PHỔ CHIẾU
(1158-1210)

NgàiPhổ Chiếu là bực Tôn túc của Phật Giáo và cũng là thỉtổ Thiền Tông ở Triều Tiên vào triều Lý. Phật Giáo TriềuTiên khoảng trung diệp triều Lý có thể nói là thời đạihoàng kim. Hàng thượng lưu thì xu hướng giáo quán của NgàiĐại Giác. Dân gian thì xu hướng theo pháp “định huệ gồmtu” do sự dẫn dắt của Thiền Sư Phổ Chiếu. Hai vị nàyđược xem là hai đại lương đống của Phật Giáo Cao Ly.

Hai quyển“Chơn Tâm Trực Thuyết” và “Tu Tâm Quyết” này chẳngqua chỉ là hai tác phẩm nhỏ do Ngài Phổ Chiếu trước tác.Tuy nhỏ nhưng rất có giá trị và được kết tập vào ĐạiTạng Kinh.

Về ThiềnTông, Ngài chủ trương: “Định tức huệ, huệ tức định”.Nhưng đặc biệt chú mục nơi “Định huệ gồm tu”.

Ngài PhổChiếu húy là Trí Nột, họ Trinh, hiệu Mục Ngưu Tứ. QuêNgài ở ĐộngChâu, Kinh Tây (ngày nay là quận Thụy Hưng, HoàngHải Đạo). Ngài sanh vào năm thứ 17 đời vua Nghị Tông CaoLy. Thuở nhỏ, Ngài rất nhiều bịnh hoạn. Cha là ông QuangNgộ thường đi chùa cầu hết bịnh cho Ngài. Tám tuổi Ngàiđược Thiền Sư Huy thuộc Tào Khê Tông thế độ. Tuy là ởvới thầy thường, nhưng chí khí Ngài cao xa vượt chúng. Haimươi lăm tuổi Ngài được tuyển làm tăng. Rồi sau đó Ngàiđi về phương Nam đến Xương Bình ở lại chùa Thanh Nguyên.
Một hôm,nơi phòng học Ngài đọc Lục Tổ Đàn Kinh ngộ được “Thểdụng của chơn như tức là định huệ”. Do đấy nên Ngàibỏ hết ý niệm danh lợi, ưa thích ở rừng núi u-nhã.

Đời vuaMinh Tông năm thứ mười lăm, Ngài đi xuống vùng núi Kha Sơnngụ tại chùa Phổ Môn để nghiên cứu Đại Tạng. Năm thứhai mươi bảy Ngài ẩn cư tại Vô Trụ am, ở Trí Dị sơn(nay là Khánh Thượng, Nam Đạo). Nơi đây cảnh trí u tịchthật là cảnh tu thiền. Một hôm, Ngài đọc Hoa Nghiêm luậncủa Lý Thông Huyền, Ngài biết yếu chỉ viên đốn của giáolý Hoa Nghiêm cùng yếu chỉ Thiền Tông quyết không trái nhau.Lại đọc Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự của Ngài KhuêPhong, cùng ngữ lục của Ngài Đại Huệ, Ngài bỗng nhiên“khế hội”. Xác chứng rằng định huệ không thể thiênphế.

Niên hiệuThần Tông năm thứ ba, Ngài dời về chùa Kiết Tường ởTùng Quảng Sơn, tu thiền đàm đạo mười một năm và chuyênan cư trong luật của Phật. Ngài thường khuyên người tụngKinh Kim Cang. Ngài còn giảng Lục Tổ Đàn Kinh, Đại Huệ NgữLục để phát huy tông yếu. Sau đó thiền học được hưngkhởi, người tham học càng ngày càng đông. Ngài lấy “Địnhhuệ gồm tu”, tổng hợp Hoa Nghiêm, Thiên Thai và Thiền Tông,nhưng trong ấy Ngài đặc biệt làm sáng tỏ Thiền Tông.
Ngài cònxây dựng Bạch Vân Tịnh xá và Tích Thúy Am ở núi Bảo Sơn,Khuê Phong Lan Nhã và Tổ Nguyệt Am ở Thụy Thạch Sơn làmchỗ vãng lai tu thiền. Nhà Vua rất kính trọng đức hạnhcủa Ngài và đổi hiệu núi Ngài ở là Tào Khê sơn Tu ThiềnXã. Lại còn tự đề bảng để ban cho. Ngài còn lập ĐịnhHuệ Xã và tuyển “Định Huệ Kiết Xã Văn”.

Vào thánghai đời vua Hi Tông năm thứ sáu, Ngài bỗng nói với Xã Chúngrằng: “Ta còn trụ thế chẳng bao lâu nữa, các người phảinỗ lực”. Ngày 20 tháng 3 hiện có chút bịnh, đến ngày27, Ngài mặc y hậu và vào pháp đường, chúc hương thăngtòa, vấn đáp xong, Ngài ngồi dan chơn ra bỗng nhiên thị tịch.

Nhà Vua nghetin, ban thụy hiệu là Phật Nhật Phổ Chiếu Quốc Sư. Tháphiệu là Cam Lộ. Ngài hưởng thọ 53 tuổi, tuổi đạo được36 hạ. Trước tác của Ngài ngoài hai tác phẩm này còn “Khuyếntu định huệ kiết xã văn”, “Khán thoại quyết nghi luận”,“Viên đốn thành Phật luận”. Ngoài ra còn “Chú thíchĐại Huệ Thiền Sư thơ”, “Phê bình Khuê Phong Thiền Sư”v.v...

TỰ

Hỏi:Diệu đạo của Tổ Sư có thể được biết không?

Đáp:Người xưa há chẳng nói: “Đạo chẳng thuộc biết cùngchẳng biết”. Biết là vọng tưởng, còn chẳng biết làvô ký. Nếu đạt đến địa vị chẳng nghi, thì rỗng suốtnhư thái hư, há có thể gán cho là phải quấy ư?

Hỏi:Thế thì chư Tổ ra đời không ích lợi cho quần sanh sao?

Đáp:Phật, Tổ ra đời không có một pháp cho người, chỉ cầnyếu là chúng sanh phải tự thấy bản tánh của mình. KinhHoa Nghiêm nói: “Biết tất cả pháp tức là tự tánh củatâm, sự thành tựu huệ thân chẳng do nơi khác mà ngộ”.Cho nên Phật, Tổ không khiến người mắc lầy trong văn tự,chỉ cần yếu phải thôi dứt để thấy bản tâm mình. Dođó nhập môn Đức Sơn liền bị đánh, nhập môn Lâm Tếliền nhận hét. Đã là một sự dò xét thái quá như thế,sao lại lập ngữ ngôn ư?

Hỏi:Xưa nghe Ngài Mã Minh tạo luận Khởi Tín, Lục Tổ nói ĐànKinh, Hoàng Mai truyền Bát Nhã, đều là dùng tiệm thứ chongười, đâu không dùng phương tiện chỉ pháp ư?

Đáp:Trên đảnh núi Diệu Cao từ xưa tới nay chẳng cho thươnglượng. Nhưng đầu non thứ hai, chư Tổ tóm lược dung hòacho nói cho hiểu.

Hỏi:Xin hỏi đầu non thứ hai là lược bày phương tiện ư?

Đáp:Đúng thay lời nói này. Đạo lớn mầu nhiệm mà rộng rãi,chẳng phải có chẳng phải không. Chơn tâm u vi dứt nghĩ dứtbàn. Cho nên người chẳng từ cửa đó mà vào, tuy tìm xétnăm ngàn tạng giáo cũng chẳng là người thấu suốt chơntâm. Chỉ nói ra một lời để so sánh thì sớm trở thànhpháp dư thừa. Nay chẳng tiếc mi mao (lông mày) kính viết mấychương để phát minh chơn tâm, hầu làm căn bản lần hồivào Đạo.


CHƠNTÂM TRỰC THUYẾT

1.Chánh tín Chơn Tâm

KinhHoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của cáccông đức hay nuôi lớn tất cả căn lành”. Trong Duy Thứccũng nói: “Tín như hạt châu thủy thanh, hay làm cho nướcdơ được sạch”. Cho nên, muôn điều thiện phát sanh làchữ tín dẫn đầu. Vì thế kinh Phật trước hết lập “nhưthị ngã văn” là cốt để sanh lòng tin vậy.

Hỏi:Chữ tín của Giáo môn (Kinh) và chữ tín của Tổ môn (Thiền)có gì sai khác?

Đáp:Có nhiều loại sai khác nhau: Giáo môn khiến người, trờitin ở nhơn quả. Như có người thích phước lạc, tin thậpthiện là diệu nhơn, cõi người cõi trời là lạc quả. Cóngười thích không tịch, tin nhơn duyên sanh diệt làm chánhnhơn, khổ tập diệt đạo làm thánh quả. Có người thíchPhật quả, tin ba kiếp sáu độ làm đại nhơn, bồ đề niếtbàn làm chánh quả.

Tổmôn chánh tín chẳng đồng như trên. Tổ môn chẳng tin tấtcả pháp hữu vi nhơn quả. Chỉ tin ở tự mình xưa nay làPhật, tự tánh thiên chơn người người đều đầy đủ.Diệu thể của niết bàn mỗi mỗi đều viên thành, chẳngnhờ cầu nơi người khác, từ xưa đến nay nó tự đầyđủ. Tam Tổ nói: “Tròn bằng thái hư, không thiếu khôngdư. Sở dĩ chẳng như, bởi do thủ xả”. Ngài Chí Công nói:“Trong thân có tướng là thân không tướng, trên đườngvô minh là đường vô sanh”. Ngài Vĩnh Gia nói: “Thật tánhcủa vô minh là Phật tánh, thân huyễn hóa không thật tứcpháp thân”. Cho nên, chúng sanh xưa nay là Phật.

Đãsanh chánh tín cần phải thêm hiểu biết nữa mới được.Ngài Vĩnh Minh nói: “Tin mà chẳng hiểu biết thì thêm lớnvô minh. Hiểu biết mà chẳng tin thì thêm lớn tà kiến”.Cho nên, tin hiểu gồm hai thì mau vào Đạo.

Hỏi:Mới phát lòng tin chưa được vào Đạo, có lợi ích chăng?

Đáp:Trong luận Khởi Tín nói: “Nếu nghe pháp này mà chẳng sanhkhiếp nhược, thì nên biết, người này nhất định sẽ nốihạt giống Phật, và được chư Phật thọ ký cho. Thí nhưcó người giáo hóa chúng sanh đầy khắp tam thiên đại thiênthế giới, khiến họ hành thập thiện, chẳng bằng có ngườiđối với pháp này khoảng một niệm chánh tư duy thì côngđức cũng hơn người trước không thể thí dụ được”.Trong Kinh Bát Nhã nói: “Cho đến người chỉ sanh một niệmtịnh tín, Như Lai trọn thấy biết các chúng sanh này đượcvô lượng phước đức như vậy”. Cho nên muốn đi ngàn dặm,bước đầu cần phải chánh, bước đầu nếu sai ngàn dặmđều sai. Vào nước vô vi, niềm tin ban đầu đã mất, muônthiện đều lui. Cho nên Tổ Sư nói: “Mảy may nếu sai, trờiđất ngăn cách”. Đấy là lý này vậy.

2.Tên khác của Chơn Tâm

Hỏi:Đã sanh chánh tín, nhưng chưa biết thế nào gọi là chơn tâm?

Đáp:Lìa vọng gọi là chơn. Linh giám gọi là tâm. Trong Kinh LăngNghiêm đã nói rõ tâm này.

Hỏi:Chỉ gọi chơn tâm thôi, hay có tên riêng khác nữa chăng?

Đáp:Phật dạy, Tổ dạy lập danh không đồng nhau. Phật dạy trongBồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, vì hay phát sanh muôn việcthiện. Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề, vì lấy giác làm thể.Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, vì giao triệt và dung nhiếp.Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, vì không từ đâu đến. Kinh BátNhã gọi là Niết Bàn, vì là chỗ qui hướng của chư Thánh.Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, vì chơn thường bất biến.Kinh Tịnh Danh gọi là Pháp Thân, vì là chỗ nương của báothân và hóa thân. Luận Khởi Tín gọi là Chơn Như, vì chẳngsanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh vì là bảnthể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì mọicông đức từ đó mà lưu xuất, Kinh Thắng Man gọi là NhưLai Tạng, vì ẩn phú và hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi làViên Giác, vì hay chiếu phá mờ tối.
Do đâynên Ngài Vĩnh Minh Thiền Sư trong Duy Tâm Quyết nói: “Mộtpháp có ngàn tên, tùy theo duyên mà lập hiệu”. Tất cảcòn đầy đủ trong các Kinh, không thể kể ra hết được.

***

Hỏi:Phật dạy đã biết, Tổ dạy như thế nào?

Đáp:Cửa Tổ Sư dứt tuyệt danh ngôn, danh còn chẳng lập, sao lạicó nhiều tên? Chỉ vì ứng theo cơ duyên nên tên cũng lắm.Có lúc gọi là Tự Kỷ, vì là bản tánh của chúng sanh. Cólúc gọi là Chánh Nhãn, vì hay soi tướng của muôn loài. Cólúc gọi là Diệu Tâm, vì hư linh và tịch chiếu. Có lúc gọilà Chủ Nhơn Ông, vì xưa nay từng gánh vác. Có lúc gọi làĐờn không dây, vì hiện nay ra điệu vận. Có lúc gọi làVô tận đăng, vì hay chiếu phá mê tình. Có khi gọi là Câykhông rễ, vì gốc rễ bền chắc. Có khi gọi là Suy mao kiếm,vì hay chặt đứt căn trần. Có lúc gọi là Nước vô vi, vìsóng êm bể lặng. Có lúc gọi là Mâu ni châu, vì hay giúpđỡ người nghèo khó. Có lúc gọi là Vô nhu tỏa, vì cửasáu tình đóng. Cho đến nào là trâu đất, ngựa gỗ, tâmnguyên, tâm ấn, tâm cảnh, tâm nguyệt, tâm châu,v.v... nhiềutên khác nhau không thể ghi ra cho hết. Nết đạt được chơntâm thì các tên đều hiểu cả. Bằng mê muội chơn tâm thìcòn bị trệ nơi các tên. Cho nên đối với chơn tâm cầnyếu nên xét kỹ.

3.Diệu thể của Chơn tâm

Hỏi:Chơn tâm đã biết, còn thể nó như thế nào?

Đáp:Trong Kinh Phóng Quang Bát Nhã nói: “Bát Nhã không có tướngcó và tướng sanh diệt”. Luận Khởi tín nói: “Tự thểcủa chơn như, tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, BồTát và chư Phật đều không thêm bớt, cũng chẳng phải trướcsanh sau diệt mà rốt ráo thườngcòn. Từ xưa tới nay tánhnó tự đầy đủ tất cả công đức”.

Căncứ theo các Kinh Luận thì bản thể chơn tâm siêu xuất nhơnquả, thông suốt cổ kim, chẳng lập phàm thánh và không cócác đối đãi. Như hư không biến khắp tất cả. Diệu thểngưng tịch, dứt hết các hí luận, chẳng sanh chẳng diệt,phi hữu phi vô, chẳng động chẳng lay, trạm nhiên thườngtrụ. Gọi là Chủ Nhơn Ông ngày xưa, là người ở mé kiacủa Phật Oai Âm, là Tự Kỷ của trước Không Kiếp. Mộtgiống thường hằng không một mảy may tì vết, tất cả sơnhà đại địa, cỏ cây rừng bụi, vạn tượng sum la, cácpháp nhiễm tịnh, đều từ trong ấy mà ra.

Chonên KinhViên Giác nói: “Này các Thiện nam, Vô Thượng PhápVương có một pháp môn đại đà la ni gọi là Viên Giác, từđó lưu xuất tất cả thanh tịnh Chơn Như, Bồ Đề, NiếtBàn và Ba La Mật, dạy dỗ cho các Bồ Tát”.

NgàiKhuê Phong nói: “Tâm ấy rỗng rang mà thuần diệu, rực rỡmà mầu sáng, chẳng đến chẳng đi, thông suốt cả ba mé,chẳng phải trong ngoài, suốt khắp mười phương. Chẳng sanhchẳng diệt, bốn núi nào có thể hại. Lìa tánh lìa tướng,nào bị năm sắc làm mờ”.

NgàiVĩnh Minh trong Duy Tâm Quyết nói: “Xét về tâm này là cáidiệu trong lẽ mầu mà hội khắp, là vua của muôn pháp. Bathừa năm tánh đều thầm về, hay là mẹ của nghìn bậc Thánh.Độc tôn độc quí không gì sánh bằng. Thật là nguồn củađại đạo, là chơn pháp yếu vậy. Tin tâm này, nên ba đờiBồ Tát đồng học là học tâm này. Ba đời Bồ Tát đồngchứng là chứng tâm này. Một đại tạng giáo giải rõ làhiển tâm này. Tất cả chúng sanh mê vọng là mê tâm này.Tất cả hành nhơn phát ngộ là ngộ tâm này. Chư Tổ truyềnnhau là truyền tâm này. Chư tăng trong thiên hạ đều tham họclà tham học tâm này. Đạt tâm này thì mỗi mỗi đều phải,vật vật đều toàn bày. Mê tâm này thì nơi nơi đều điênđảo, niệm niệm đều si cuồng”.

Thểnày là cái Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh, làcăn nguồn phát sanh của tất cả thế giới. Cho nên ĐứcThế Tôn ở ngọn Thứu Phong lặng
thinh, NgàiThiện Hiện dưới ngọn núi quên lời, Ngài Đạt Ma nơi ThiếuThất ngó vách, ông cư sĩ thành Tỳ Da ngậm miệng. Tất cảđều phát minh cái diệu thể của tâm này. Cho nên, ngườimới vào cửa Tổ, cần yếu trước tiên phải hiểu tâm thểnày vậy.

4.Diệu dụng của Chơn tâm.

Hỏi: Diệuthể của chơn tâm đã biết. Diệu dụng của chơn tâm thếnào?

Đáp: Ngườixưa nói: “Gió động cây tâm lay, mây sanh tánh dấy bụi.Nếu sáng, rõ việc hôm nay. Nếu mê, mất người xưa nay”.Đấy là diệu thể khởi ra tác dụng vậy. Diệu thể củachơn tâm xưa nay chẳng động, yên tịnh chơn thường. Trênchơn thể diệu dụng hiện tiền, chẳng ngại mọi trườnghợp đều được diệu. Cho nên trong bài tụng của Tổ Sưnói: “ Tâm tùy muôn cảnh chuyển, chỗ chuyển thật sâu xa,theo dòng nhận được tánh, không mừng cũng không lo”.

Cho nên trongtất cả thời, động dụng thi vi, đi đông đi tây, ăn cơmmặc áo v.v. đều là diệu dụng hiện tiền. Trái lại kẻphàm phu mê lầm, khi mặc áo chỉ biết mặc áo, khi ăn cơmchỉ biết ăn cơm, tất cả sự nghiệp chỉ tùy tướng màchuyển. Bởi dùng hằng ngày mà chẳng biết, ở trước mắtmà chẳng hay. Nếu người đuợc tánh thì động dụng thi vichẳng từng mê. Cho nên Tổ Sư nói: “Trong thai gọi làthân, ở đời gọi là người, ở mắt thì thấy, ở tai thìnghe, ở mũi thì ngữi mùi, ở miệng thì đàm luận, ở taythì nắm bắt, ở chân thì chạy nhảy. Khi biến hiện thìcùng khắp pháp giới, thu nhiếp lại thì chỉ trong hạt bụi.Người biết cho đó là Phật tánh, người chẳng biết gọilà tinh hồn”.

Thế nênĐạo Ngô múa hốt, Thạch Củng dương cung, Bí Ma đập nạn,Câu Chi dơ ngón tay, Hân Châu đánh đất, Vân Nham sư tử. Đấylà phát minh ra những đại dụng lớn vậy. Nếu việc hằngngày chẳng mê thì tự nhiên tung hoành tự tại.

5.Thể đụng của Chơn tâm một hay khác?

Hỏi: Thểđụng của chơn tâm chưa biết là một hay khác?

Đáp: Đúngvề mặt tướng thì chẳng phải một. Đứng về mặt tánhthì chẳng phải khác. Cho nên thể dụng của tâm nầy chẳngphải một chẳng phải khác. Tại sao thế? Thử vì ông bànđó:

Diệu thểthì bất động, dứt mọi đối dãi và lìa tất cả tướng.Người chưa đạt tánh khế chứng không thể lường đượclý nầy.

Diệu dụngthì duyên ứng khắp muôn loài, vọng lập ra tướng hư, giốngnhư có hình trạng. Nhằm vào hữu tướng, vô tướng này nênchẳng phải một.
Lại, dụngtừ thể phát ra, dụng không lìa thể. Thể hay phát dụng,thể chẳng lìa dụng. Nhằm vào cái lý bất tương ly này,nên chẳng phải khác. Như nước lấy tánh ướt làm thể,thể thì không động. Sóng lấy động làm tướng, vì nhơngió mà dấy khởi. Tánh nước, tướng sóng, động với chẳngđộng, nên chẳng phải một.
Nhưng ngoàinước không có sóng, ngoài sóng không có nước. Tánh ướtlà một nên chẳng phải khác. Xét trên thể dụng một haykhác có thể biết vậy.

6.Chơn tâm trong mê.

Hỏi: Thểdụng của chơn tâm mọi người đều có đủ. Vì sao nơi thánhphàm chẳng đồng?

Đáp: Nơithánh phàm chơn tâm vốn đồng, vì phàm phu vọng tâm nhậnvật, nên mất tự tánh thanh tịnh, do đây bị ngăn cách. Thếnên chơn tâm không được hiện tiền. Ví như bóng cây trongtối, dòng nước chảy ngầm dưới đất; có nhưng không biết.

Trong Kinhnói: “Nầy thiện nam tử! Như viên thanh tịnh bảo châu chiếura năm sắc, tùy chỗ mà hiện. Kẻ ngu si thấy ma ni châu kiathật có năm sắc. Thiện nam tử! Tánh viên giác hiện ở thântâm, tùy loại mà có ứng hiện. Kẻ ngu si kia nói tánh tịnhviên giác thật có thân tâm như thế. Tự tánh cũng lại nhưvậy”.

Trong TriệuLuận nói: “Bên trong của càn khôn, khoảng giữa của vũtrụ, trong ấy có một vật báu ngầm dấu trong hình sơn”.Đấy là chơn tâm tại triền vậy.
Lại TừÂn nói: “Pháp thân sẵn có của chư Phật đều đồng. Phàmphu bị vọng che, nên có mà chẳng biết. Phiền não cột ởtrong nên gọi Như Lai tàng”.
Bùi Hưunói: “Suốt ngày viên giác mà chưa từng viên giác, ấy làphàm phu vậy”.
Cho nên,chơn tâm tuy ở trần lao mà không bị trần lao làm nhiễm.Nhưbạch ngọc ném vào bùn, màu sắc nó không đổi.

7.Chơn tâm và sự dứt vọng.

Hỏi: Chơntâm nơi vọng là phàm phu. Vậy làm thế nào thoát vọng đểthành Thánh?
Đáp: Ngườixưa nói: “Vọng tâm không chỗ nơi tức là bồ đề, niếtbàn và sanh tử vốn bình đẳng”.
Kinh nói:“Chúng sanh kia thân huyễn diệt, nên tâm huyễn cũng diệt.Tâm huyễn diệt, nên huyễn trần cũng diệt. Huyễn trần diệt,nên huyễn diệt cũng diệt. Huyễn diệt, diệt rồi, nên cáiphi huyễn chẳng hề diệt. Ví như lau gương, bụi nhơ hếtthì ánh sáng hiện”.
Ngài VĩnhGia nói: “Tâm là căn, pháp là trần. Cả hai như vết nhơtrên gương, vết nhơ hết, ánh sáng mới hiện. Tâm pháp đềuquên, tánh ấy tức chơn”.
Đây làra khỏi vọng thì thành chơn.

***

Hỏi: TrangSanh nói: “Tâm ấy nóng thì cháy lửa, lạnh thì đặc nước,mau thì khoảng cúi ngước, lại hay vỗ về ngoài bốn bể,chỗ ở của nó sâu mà tinh. Khi nó động thì huyền mà thiên.Đấy là chỉ cho tâm của con người vậy”.
Trang Sanhnói cái tâm của kẻ phàm phu không thể trị phục như thế.Chưa biết nhà Thiền dùng phương pháp gì để điều phụcvọng tâm?

Đáp: Lấypháp vô tâm để trị vọng tâm.

Hỏi: Ngườivô tâm chẳng khác cây cỏ. Xin lập bày phương tiện về thuyếtvô tâm.

Đáp: Naynói vô tâm ấy, chẳng phải thể của nó vô tâm mà gọi làvô tâm. Chỉ trong tâm không vật nên gọi là vô tâm. Thí nhưnói: bình không, là do trong bình không có vật gì, nêngọi là bình không. Chớ chẳng phải thể của bình là khôngnên gọi là bình không.

Cho nên TổSư nói: “Người chỉ nơi tâm vô sự, ở nơi sự vôtâm, thì tự nhiên rỗng mà mầu, tịnh mà diệu”. Đấy làyếu chỉ của tâm vậy.
Căn cứđây mà xét thì không vọng tâm, chớ không phải không cóchơn tâm diệu dụng. Từ xưa đến nay chư Tổ đã nói đếnthực hành công phu vô tâm, chủng loại không đồng nhau. Nayđại khái tóm nêu ra mười loại:

1-Giác Sát: Nghĩa là khi hành công phu, bình thường phải dứt niệm vàđề phòng niệm khởi. Một niệm vừa sanh liền dùng giácmà phá nó. Vọng niệm phá rồi, biết niệm sau chẳng sanh,cái giác trí này cũng không dùng tới nữa. Lúc ấy, vọnggiác đều mất, nên gọi là vô tâm.

2-Hưu Kiệt:Nghĩa là khi hành công phu chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác,tâm vừa khởi liền thôi, gặp duyên liền dứt. Người xưanói: “Một mảnh lụa trắng đi! Lạnh như đất đi! Lò hươngtrong miếu cổ đi! Thẳng đến chỗ dứt lìa không còn mộtmảy may phân biệt, như ngây như dại, mới có chút phần tươngưng”. Đây là công phu hưu kiệt vọng tâm vậy.

3-Dẫn tâmtồn cảnh (tâm mất cảnh còn): Nghĩa là khi hành công phu,nên dứt hết tất cả vọng niệm. Chẳng đoái đến ngoạicảnh chỉ tự dứt tâm mình thôi. Vọng tâm đã dứt lo gìcó cảnh. Đây là pháp môn mà người xưa gọi là “Đoạtnhơn bất đoạt cảnh”. Cho nên ngạn ngữ có câu: “Nơiđây đầy hoa thơm cỏ lạ mà người xưa không có”. BàngCông nói: “Chỉ tự mình vô tâm với muôn vật, lo gì muônvật thường khuấy phá”. Đây là công phu dứt vọng “hếttâm còn cảnh”.

4-Dẫn cảnhtồn tâm (cảnh hết còn tâm): Nghĩa là khi hành công phu, đemtất cả cảnh trong, cảnh ngoài đều quán là không-tịch,chỉ còn lại một tâm độc lập một mình. Cho nên ngườixưa nói: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn, cũng chẳng cùngcác trần đối đãi” (Bất dữ vạn pháp vi lữ, bất dữchư trần tác đối). Tâm nếu chấp cảnh tức là vọng, nayđã không cảnh thì vọng nào có được? Đấy là chơn tâmđộc chiếu chẳng chướng ngại nơi đạo. Tức người xưagọi là pháp môn “Đoạt cảnh bất đoạt nhơn”. Cho nêncó câu: “Vườn trên hoa đã rụng, xe ngựa vẫn còn đây”.Lại cũng có câu: “Ba ngàn kiếm khách nay đâu tá, chỉ kếTrang Châu định thái bình”. Đây là công phu dứt vọng “hếtcảnh còn tâm”.

5-Dẫn tâmdẫn cảnh (tâm hết cảnh hết): Nghĩa là khi hành công phu,trước quán ngoại cảnh đều không-tịch, kế đó diệt nộitâm. Khi nội tâm ngoại cảnh đều lặng thì vọng từ đâumà có được. Cho nên Quán Khê nói: “Mười phương khôngvách đổ, bốn phía cũng không cửa, sạch trọi trơn, bàytrơ trơ”. (Thập phương vô bích lạc, tứ diện diệc vômôn, tịnh khỏa khỏa, xích sái sái). Tức pháp môn mà ngườixưa gọi: “Nhơn cảnh lưỡng câu đoạt”. Cho nên có câu:“Mây tan nước trôi chảy, lặng lẽ trời đất không”.Lại có câu: “Người trâu đều chẳng thấy, chính là lúcvầng trăng trong”. Đây là công phu dứt vọng “tâm dứtcảnh dứt”.

6-Tồn tâmtồn cảnh (còn tâm còn cảnh): Nghĩa là khi hành công phu, đểtâm trụ trong vị trí của tâm, cảnh trụ vị trí của cảnh(tâm trụ tâm vị, cảnh trụ cảnh vị). Có khi tâm và cảnhđối nhau, thì tâm chẳng thủ cảnh, cảnh chẳng đến tâm,mỗi mỗi chẳng đến nhau, tự nhiên vọng niệm chẳng sanh,nơi đạo chẳng ngại. Cho nên Kinh nói: “Pháp ấy trụ nơibản vị của nó. Tướng của thế gian thường trụ”. (Thịpháp trụ pháp vị, Thế gian tướng thường trụ). Tức làpháp môn “Nhơn cảnh câu bất đoạt” của Tổ Sư. Cho nêncó câu: “Một mảnh trăng rộng chiếu, bao nhiêu người lênlầu”. Lại cũng có câu: “Hoa núi ngàn muôn đóa, khách lãngdu chẳng biết về”. Đây là công phu diệt vọng “còn tâmcòn cảnh”.

7-Nội ngoạitoàn thể: Nghĩa là khi hành công phu, quán thấy sơn hà đạiđịa, trời trăng sao, nội thân ngoại thân, tất cả các phápđều đồng một thể chơn tâm trạm nhiên hư minh, không týsai khác. Đại thiên sa giới gồm thành một mảnh, lại ởchỗ nào khởi vọng tâm? Cho nên Triệu Pháp Sư nói: “Trờiđất cùng ta đồng nguồn, muôn vật cùng ta đồng thể”. Đây là công phu diệt vọng “nội ngoại toàn thể”.

8-Nội ngoạitoàn dụng: Nghĩa là khi hành công phu, đem tất cả thân tâmtrong ngoài, các pháp trong thế giới, và tất cả động dụngthi vi, trọn thấy là diệu dụng của chơn tâm. Tất cả tâmniệm vừa sanh là diệu dụng hiện tiền, vọng tâm chỗ nàomà an trí. Cho nên vĩnh Gia nói : “Thật tánh của vô minh làPhật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân” (vô minhthật tánh tức phật tánh, huyễn hóa không thân tức phápthân). Trong Chí Công Thập Nhị Thời Ca nói: “Thường buổisớm, máy cuồng ẩn chứa Đạo Nhơn thân, ngồi nằm chẳngbiết nguyên là đạo, chỉ thế luống mà chịu đắng cay”.Đây là công phu dứt vọng “nội ngoại toàn dụng”.

9-Tức thểtức dụng: Nghĩa là khi hành công phu, tuy thầm hợp với chơnthể, chỉ một vị không-tịch, nhưng mà nơi trong ẩn mộtcái linh minh, nên thể tức dụng. Trong cái linh minh ẩn cáikhông-tịch, nên dụng tức thể. Cho nên Vĩnh Gia nói: “Tỉnhtỉnh lặng lặng phải, tỉnh tỉnh vọng tưởng quấy. Lặnglặng tỉnh tỉnh phải, vô ký lặng lặng sai”. (Tỉnh tỉnhtịch tịch thị, tỉnh tỉnh vọng tưởng phi. Tịch tịch tỉnhtỉnh thị, tịch tịch vô ký phi). Đã trong cái lặng lẽ khôngdung vô ký, trong cái tỉnh táo không dung loạn tưởng, thìvọng tâm làm sao sanh được? Đây là công phu diệt vọng “tứcthể tức dụng”.

10-Thấu xuấtthể dụng: Nghĩa là khi hành công phu, chẳng phân trong ngoài,chẳng phân biệt đông tây, nam bắc. Đem bốn phương tám mặt,chỉ làm một môn “đại giải thoát viên đà đà địa”.Thể dụng chẳng phân, không một mảy may rỉ lậu. Suốt thângồm thành một mảnh, vọng kia chỗ nào khởi được? Ngườixưa nói: “Suốt thân không đường nứt, trên dưới đềutròn trịa”. Đây là công phu diệt vọng “thấu xuất thểdụng”.

Các phươngpháp công phu trên chẳng nên dùng cả, mà chỉ dùng một môncho được thành tựu, thì cái vọng tâm kia tự nhiên tiêudiệt, chơn tâm hiện tiền. Tùy căn cơ đã huân tập từ trước,xem thích hợp với pháp nào, nên tập pháp đó.
Công phuở đây là không công mà công, chẳng để tâm dụng sức.Cái pháp môn thôi dứt vọng tâm nầy rất tối trọng yếu.Pháp môn diệt vọng còn nhiều, sợ văn rườm nên chỉ lượcthôi.

8.Chơn tâm với bốn oai nghi.

Hỏi: Trênđã nói cách dứt vọng, nhưng chưa biết chỉ ngồi tập haythông cả bốn oai nghi?

Đáp: Cáckinh luận phần nhiều nói ngồi tập, vì ngồi dễ thành cônghơn, nhưng cũng thông cả bốn oai nghi, tập lần lần rồitừ từ được thuần thục. Luận Khởi Tín nói: “Ngườitu CHỈ, nên ở chỗ tịnh ngồi ngay thẳng giữ ý chơn chánh.Chẳng nương tựa vào hơi thở, chẳng nương vào hình sắc,chẳng nương vào không, chẳng nương vào đất nước gió lửa.Cho đến chẳng nương vào thấy nghe hay biết. Tất cả cáctưởng tùy niệm đều trừ, cũng nên dẹp luôn cái tưởngtrừ, vì tất cả pháp xưa nay vốn vô tưởng, niệm niệmchẳng sanh, niệm niệm chẳng diệt. Cũng chẳng đuợc tùytâm niệm cảnh giới bên ngoài. Sau rốt lấy tâm trừ tâm,tâm nếu chạy rong liền kéo về trụ nơi chánh niệm. Chánhniệm là chỉ có tâm chớ không có cảnh giới bên ngoài. Lạitâm này cũng không có tự tướng, niệm niệm không thật có.Nếu từ ngồi, đứng, đi lại, tới lui, tất cả động tácthi vi, trong tất cả thời thường nhớ phương tiện tùy thuộcmà quán sát, tập lâu ngày được thuần thục thì tâm ấyđược an trụ. Do tâm an trụ nên lần lần bén nhạy. Thuậntheo đó mà được nhập vào “chơn như tam muội”. Dẹp sạchphiền nảo, lòng tin tăng trưởng, mau thành quả bất thối.Chỉ trừ hạng người nghi hoặc chẳng tin, bài báng, tộinặng, nghiệp chướng, ngã mạn, giải đãi. Những hạng ngườinầy chẳng đặng vào”.
Theo đâymà xét thì thông cả bốn oai nghi.
Kinh ViênGiác nói: “Trước nương theo hạnh Xa-ma-tha (Chỉ) của NhưLai, kiên trì cấm giới, yên ở trong đồ chúng, yên ngồitrong tịnh thất”. Đấy là mới tập.
Vĩnh Gianói: “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền. Nói nín động tịnhthể an nhiên”. Đây là thông cả bốn oai nghi.

Tóm lại,dùng sức ngồi còn chẳng thể dứt được tâm, huống làđi đứng v.v... há hay vào đạo ư? Nếu là người dụng tâmthuần thục, thì ngàn thánh đi đến còn chẳng đứng dậy,muôn loài ma kéo lại còn chẳng thèm nhìn. Huống là trong điđứng... chẳng hay hành công phu sao? Như người oán thù kẻkhác, nhẫn đến đi đứng, ngồi nằm, ăn uống... trong tấtcả thời còn không thể quên được. Sự thương, mến kẻkhác cũng lại như thế. Vả lại, việc yêu ghét là việchữu tâm, còn ở trong hữu tâm hiện tiền được. Nay hànhviệc công phu là việc vô tâm, lại nghi gì ở trong bốn oainghi chẳng thường hiện tiền ư? Chỉ sợ chẳng tin chẳnglàm, nếu làm nếu tin, thì trong các oai nghi đạo ắt hiệntiền.

9.Chỗ ở của chơn tâm.

Hỏi: Dứtvọng tâm thì chơn tâm hiện. Nói thế thì thể dụng củachơn tâm nay ở chỗ nào?

Đáp: Diệuthể của chơn tâm khắp cả chỗ. Vĩnh Gia nói: “Chẳng rờihiện tại thường lặng lẽ. Còn tìm tức biết anh chưa thấy”.Kinh nói: “Tánh như hư không thường chẳng động, trongNhư Lai Tạng chẳng khởi, chẳng diệt”. Đại Pháp Nhãn nói:“Nơi nơi đường bồ đề, chốn chốn rừng công đức”.Đấy là chỗ ở của thể.

Diệu dụngcủa chơn tâm tùy cảm tùy hiện, như vang theo tiếng. PhápĐăng nói: “Xưa nay theo chẳng rời, rõ ràng nơi trước mặt.Cụm mây sanh hang tối. Cô hạt đáp trời xa”.

Trong Hoa NghiêmSớ của Ngụy Phủ Nguyên nói: “Phật pháp ở chỗ việchằng ngày, chỗ đi đứng ngồi nằm, chỗ ăn cơm uống trà,chỗ nói năng hỏi đáp. Các hành động ấy mà khởi tâm độngniệrn thì không phải”.

Cho nên, thểthì biến khắp mọi nơi, trọn hay khởi dụng. Chỉ vì nhânduyên có, không chẳng nhứt định, cho nên diệu dụng cũngchẳng định, chớ chẳng phải không diệu dụng. Người tutâm muốn vào biển vô vi độ các sanh tử, chớ mê lầm chỗở của thể dụng chơn tâm.

10.Chơn tâm và việc sanh tử.

Hỏi: Thườngnghe người kiến tánh ra khỏi sanh tử, nhưng tù xưa chư Tổlà người kiến tánh sao đều có sanh tử? Nay hiện thấy ngườitu trong đời đều có chết sống. Thế sao nói rằng ra khỏisanh tử?

Đáp: Sanhtử vốn không, do vọng nên thấy có. Như người đau mắtthấy trong hư không có hoa đốm.Người không đau nói tronghư không chẳng có hoa. Người đau mắt không tin. Nếu mắthết đau thì cái thấy hoa trong hư không cũng tự hết. Lúcấy mới tin rằng hoa vốn không. Lúc hoa chưa diệt, hoa kiacũng không. Chỉ người bịnh vọng chấp là hoa, chớ chẳngphải thể nó thật có.

Như ngườivọng nhận sanh tử là có thật. Nếu người không sanh tứbảo rằng “vốn không sanh tử”. Một mai người ấy vọngdứt, sanh tử tự trừ, mới biết việc sanh tử xưa nay vốnlà không. Ngay lúc sanh tử chưa dứt cũng chẳng phải thậtcó. Do vọng nên nhận có sanh tử thôi.

Kinh nói :“Thiện nam tử, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nayđiên đảo nhiều lớp. Như người mê bốn hướng, đổi chỗ.Vọng nhận tứ đại làm tướng của tự thân, sáu trần duyênbóng làm tướng của tự tâm. Ví như người đau mắt thấyhoa giữa hư không. Cho đến các hoa đốm ấy diệt trong hưkhông. Không thể nói quyết rằng có chỗ diệt. Vì sao? Vìkhông chỗ sanh vậy. Tất cả chúng sanh nơi vô sanh vọng thấycó sanh diệt. Cho nên gọi là luân chuyển sanh tử”.

Cứ theo Kinhnày tin biết rằng đạt ngộ chơn tâm vốn không sanh tử.Nay biết không sanh tử mà không thể thoát sanh tử, vì côngphu không đến vậy. Cho nên trong Kinh nói: “Am bà nữ hỏiVăn Thù rằng: Rõ biết sanh là pháp chẳng sanh, vì sao lạibị sanh tử trôi đi? – Văn Thù đáp: Vì sức kia chưa đầyđủ”.

Sau này TiếnSơn chủ hỏi Tu Sơn chủ rằng: “Rõ biết sanh là pháp chẳngsanh, vì sao lại bị sanh tủ trôi đi? Tu đáp: Măng trọn thànhtre. Như nay khiến làm phên được”. Thế nên “Biết” khôngsanh tử, chẳng như “Thể” không sanh tử. Thể không sanhtử chẳng như “Khế” không sanh tử. Khế không sanh tửchẳng như “Dụng” không sanh tử. Người nay còn chẳng biếtkhông sanh tử, huống là thể không sanh tử, khế không sanhtử, dụng không sanh tử? Người nhận sanh tử, không tin phápkhông sanh tử cũng vậy.

11.Chơn tâm và chánh trợ.

Hỏi: Nhưtruớc đã nói dứt vọng thì chơn tâm hiện tiền. Khi vọngchưa dứt, thì chỉ hành công phu vô tâm để hết vọng. Lạicòn có pháp nào khác có thể đối trị các vọng không?

Đáp: Cóchánh tu và trợ tu sai khác nhau. Lấy vô tâm dứt vọng làmchánh, lấy các hành động lành làm trợ. Thí như gương sángbị bụi che lấp, lấy sức tay lau chùi, nhưng cũng cần thêmthuốc để chùi thì ánh sáng mới dễ hiện. Bụi nhỏ làphiền não. Sức tay là vô tâm. Thuốc là các việc lành. Ánhsáng của gương là chơn tâm.
Trong LuậnKhởi Tín nói: “Lại nữa, có người do lòng tin thành tựumà phát tâm, lại phát tâm gì? Luợc có ba loại: một, trựctâm là pháp chánh niệm chơn như; hai, thâm tâm là gồm cáclành; ba, đại bi tâm là muốn nhổ tất cả khổ não cho chúngsanh”.

Hỏi: Trênđã nói pháp giới một tướng, Phật thể không hai, cớ saochỉ một niệm chơn như, mà lại nhờ cầu học các việclành nữa?

Đáp: Vínhư có hạt ma ni báu lớn, sáng trong mà có lẫn quặng nhơ.Như người tuy biết nó có tánh quí mà chẳng dùng phươngtiện để mài giũa, trọn không thể trong sáng được Vì nhơvô lượng khắp tất cả pháp, nên tu tất cả hạnh lành.Cũng như vậy, pháp chơn như thể tánh nó không-lặng mà cóvô lượng phiền não nhiễm nhơ. Nếu người tuy niệm chơnnhư mà chẳng dùng các phương tiện để huân tập, cũng khôngđược tịnh. Vì nhơ vô lượng khắp tất cả pháp, nên tutất cả thiện hạnh để đối trị. Nếu người tu, hànhtất cả pháp lành, thì tự nhiên qui thuận pháp chơn như”.

Theo đâymà xét, lấy thôi hết vọng tâm làm chánh, tu các pháp lànhlàm trợ. Nếu khi tu thiện nên cùng với vô tâm khế hợpnhau, chẳng chấp trước nhơn quả. Nếu chấp trước nhơnquả bèn rơi vào phàm phu, trong phước báo nhơn thiên, khóchứng chơn như, chẳng thoát sanh tử. Nếu cùng vô tâm tươngưng ấy là chứng chơn như. Đây là thuật khéo làm phươngtiện thoát sanh tử, lại gồm phước đức xộng rãi.

Trong KinhKim Cang Bát Nhã nói: “Tu Bồ Đề, Bồ Tát không trụtướng bố thí, thì phước đức vị ấy không thể nghĩ lườngđược”.

Nay thấyngười đời có tham thiền học đạo. Vừa biết được cáibổn lai Phật tánh, bèn tự thị nơi thiên chơn chẳng tậplàm các việc lành. Như vậy, đâu chỉ chẳng đạt chơn tâm,mà trở lại thành giải đãi, đường ác còn chẳng khỏi,huống là thoát sanh tử? Cái chấp này rất lầm to.

12.Công đức của chơn tâm.

Hỏi: Hữutâm tu nhơn công đức chẳng còn nghi. Vô tâm tu nhơn công đứctừ đâu đến?

Đáp: Hữutâm tu nhơn được quả hữu vi. Vô tâm tu nhơn được côngđức hiển tánh. Các công đức này xưa nay tự đầy đủ,do vọng che cho nên không hiện, nay vọng đã trừ công đứchiện tiền. Cho nên Vĩnh Gia nói: “ Ba thân bốn trí tròn trongthể. Tám giải sáu thông ấn đất tâm”. Thế là trong thểtự nó đầy đủ tánh công đức. Trong cổ tụng có câu: “Nếutịnh tọa một tý thôi, hơn tạo hằng sa tháp bảy báu. Thápbáu trọn lại hóa vi trần, một niệm tịnh tâm thành chánhgiác”. Cho nên vô tâm công đúc lớn hơn hữu tâm.

Hòa ThượngThủy Lạo ở Hồng Châu đến thăm Mã Tổ. Hỏi: Ý chỉ TổSư từ Ấn sang như thế nào? Bị Mã Tổ tống cho một đạpté nhào. Bỗng nhiên phát ngộ. Đứng dậy vỗ tay cười lớnnói rằng: lạ thay! Trăm ngàn tam muội, vô lượng diệu nghĩachỉ trên đầu một mảy lông. Liền một lúc hiểu đượccăn nguyên, bèn làm lễ rồi lui. Cứ theo đây thì công đứckhông từ ngoài đến, mà nó vốn tự đầy đủ.
Tứ Tổbảo Lại Dung(1) Thiền Sư rằng: “Phàm trăm ngàn pháp mônchỉ đồng về trong gang tấc, công đức như hà sa gồm lạinơi nguồn tâm. Tất cả môn giới định huệ thần thông biếnhóa, trọn tự đủ chẳng lìa tâm ông”. Cứ theo lời TổSư, vô tâm công đức rất nhiều. Chỉ có người thích côngđức nơi sự tướng, nên công đức vô tâm họ không tựtin.

Chú thích:
(1) LạiDung: Ngài hiệu là Pháp Dung, nhưng do say mê tọa thiền, cóai đến cũng không buồn chào hỏi, nên người đời gọi làLại Dung; chữ Lại là lười biếng.

13.Kinh nghiệm chơn tâm.

Hỏi: Chơntâm hiện tiền, thế nào biết chơn tâm được thành thụcvô ngại?

Đáp: Ngườihọc Đạo khi đã được chơn tâm hiện tiền, nhưng tập khíchưa trừ, nếu gặp cảnh quen thuộc có lúc thất niệm. Nhưchăn trâu, tuy điều phục nó, dẫn dắt nó đến chỗ nhưý rồi, mà còn chẳng dám buông giàm và roi. Đợi đến tâmnó điều phục, bước đi ổn thỏa, dù chạy vào lúa mạcũng không hại đến lúa mạ, lúc ấy mới dám buông tay. Đếnlúc nầy chú mục đồng không còn dùng giàm và roi nữa. Tựnhiên con trâu không hại đến lúa mạ.

Như đạonhân sau khi nhận được chơn tâm, trước lại phải dụngcông bảo dưỡng, đến khi có lực dụng lớn, mới có thểlợi sanh. Nếu muốn kinh nghiệm chơn tâm nầy, thì trướcđem những cảnh mà bình thường mình yêu thích, luôn tưởngở trước mặt. Nếu nương theo cảnh đó khởi tâm yêu ghét,thì tâm đạo chưa thuần thục. Nếu chẳng khởi tâm yêu ghétthì tâm đạo đã thuần thục. Tuy nhiên được thuần thụcnhư vậy, mà còn chưa phải tự nhiên chẳng khởi yêu ghét.Lại phải kinh nghiệm một lần nữa. Như khi gặp cảnh yêughét, lúc ấy khởi tâm yêu ghét và khiến thủ cảnh yêu ghétấy. Nếu tâm chẳng khởi là tâm vô ngại. Như trâu trắngnằm sờ sờ chẳng tổn hại lúa mạ.

Xưa có vịmắng Phật mạ Tổ, ấy là cùng tâm nầy tương ưng. Nay thấycó người mới vào Tông môn nầy, chưa biết đạo gần hayxa, liền học mắng Phật mạ Tổ. Thật tính ra quá sớm vậy.

14.Chơn tâm vô tri.

Hỏi: Chơntâm cùng vọng tâm khi đối cảnh làm sao phân biệt chơn vọng?

Đáp: Vọngtâm đối cảnh có biết, nhưng mà biết nơi cảnh thuận nghịchrồi khởi tâm tham sân. Lại ở trong đó chứa cảnh rồi khởitâm si. Nơi cảnh khởi ba độc tham sân si, đủ rõ là vọngtâm. Tổ Sư nói: “ Nghịch thuận tranh nhau là tâm bệnh”.Cho nên, đối với cảnh, phải hay chẳng phải đều là vọngtâm cả.

Còn chơntâm, không biết mà biết thường hằng, tròn chiếu nên khácvới cây cỏ. Chẳng sanh yêu ghét nên khác với vọng tâm.Tức đối cảnh rỗng sáng, chẳng yêu chẳng ghét, chẳng biếtmà biết ấy là chơn tâm.

Trong TriệuLuận nói: “ Thánh tâm ấy vi diệu vô tướng, nên chẳngcó. Dụng nó thì đầy sự cần dùng nên chẳng thể là không.Cho đến, chẳng có, nên biết mà không biết; chẳng không,nên không biết mà biết. Vì thế nên không biết tức biết.Không nói khác với tâm của thánh nhơn vậy”.

Lại vọngtâm nơi hữu trước hữu, nơi vô trước vô, thường ở haibên chẳng biết trung đạo. Vĩnh Gia nói: “Bỏ vọng tâm giữchơn lý. Tâm lấy bỏ thành xảo ngụy. Người học chẳngrõ dụng tu hành. Lâu thành nhận giặc lấy làm con”. Nếulà chơn tâm thì dù ở trong hữu vô, mà không rơi vào hữuvô, thường ở trung đạo.
Tổ Sư nói:“Chẳng đuổi hữu duyên, chớ trụ không nhẫn, một giốngthường hằng bỗng nhiên tự hết”.

Triệu Luậnnói: “ Thánh nhân làm việc có mà chẳng có. Ở trong khôngmà chẳng không. Tuy không thủ hữu vô mà chẳng xả hữu vô.Hòa mình trong trần lao, dạo khắp ngũ thú, lặng lẽ mà đirõ ràng mà đến, nhạt nhẽo không làm mà không gì chẳnglàm (Điềm đạm vô vi nhi vô bất vi)”.

Đây là nóibậc thánh nhơn duỗi tay vì người, đi khắp ngũ thú đểtiếp dẫn giáo hóa chúng sanh. Tuy tới lui mà không ở trongtướng tới lui. Vọng tâm chẳng phải thế. Cho nên chơn tâmvọng tâm không đồng. Lại chơn tâm là tâm bình thường,vọng tâm là tâm bất bình thường.

***

Hỏi: Saogọi là tâm bình thường?

Đáp: Mọingười đều có đủ một điểm linh minh, trạm nhiên như hưkhông, biến khắp mọi nơi. Đối với việc thế tục tạmgọi là lý tánh. Đối với vọng thức quyền gọi là chơntâm. Không một mảy may phân biệt, gặp duyên chẳng lầm.Không một niệm lấy, bỏ, chạm vật đều khắp, chẳng theocảnh dời đổi. “Giả sử theo dòng được diệu. Chẳnglìa hiện tại lặng yên. Còn tìm tức biết anh chưa thấy”.Đấy tức là chơn tâm vậy.

***

Hỏi: Saogọi là tâm bất bình thường?

Đáp: Cảnhcó Thánh phàm, nhiễm tịnh, đoạn thường, lý sự, sanh diệt,khứ lai, hảo xú, thiện ác, nhơn quả... Nếu nhỏ nhặt màkể ắt có ngàn sai muôn khác. Nay nêu ra mười đôi đều gọilà cảnh bất bình thường. Tâm theo cảnh bất bình thườngnày mà sinh, theo cảnh bất bình thường nầy mà diệt. Tâmcảnh bất bình thường đối với bình thường chơn tâm ởtrước, nên gọi là bất bình thường vọng tâm. Chơn tâmvốn đủ, chẳng theo cảnh bất bình thường mà khởi cácsự sai biệt. Cho nên gọi là bình thường chơn tâm.

***

Hỏi: Chơntâm bình thường không có các nhơn khác, thế sao Phật nóinhơn quả thiện ác báo ứng?

Đáp: Vọngtâm chạy theo các cảnh, nhưng chẳng rõ các cảnh, nên khởicác tâm. Phật nói các pháp nhơn quả để trị các vọng tâm,nên cần lập nhơn quả. Nếu chơn tâm này chẳng đuổi theocác cảnh, do đó chẳng khởi các tâm, Phật tức cũng chẳngnói các pháp, thì đâu có nhơn quả?

***

Hỏi: Chơntâm bình thường chẳng sanh ư?

Đáp: Chơntâm có lúc khởi dụng, nhưng chẳng phải theo cảnh mà sanh,chỉ là diệu dụng du hí, chẳng lầm nhơn quả.

15.Chỗ trụ của chơn tâm.

Hỏi: Ngườichưa đạt chơn tâm, do mê chơn tâm nên làm nhơn thiện ác.Do làm thiện nhơn nên sanh trong thiện đạo. Do làm ác nhơnnên vào trong ác đạo, theo nghiệp thọ sanh, lý này chẳngnghi. Nếu người đạt chơn tâm, vọng tình cạn hết, khếchứng chơn tâm không nhơn thiện ác. Vậy điểm linh của thânsau gá nương vào chỗ nào?
Đáp: Chớbảo có chỗ gá nương là hơn không chỗ gá nương. Lại cũngchớ cho không chỗ gá nương, đồng với phiêu linh lãng tửở thế gian, giống như loài quỉ, vô chủ cô hồn. Đặc biệtnêu câu hỏi này là mong có sự gá nương chớ gì?
– Đúngthế.
– Ngườiđạt tánh thì chẳng đúng, tất cả chúng sanh do mê giác tánhnên vọng tình ái nhiễm kết nghiệp làm nhơn, sanh trong lụcthú thọ quả báo thiện ác. Giả như thiện nghiệp là nhơnchỉ được có thiện quả. Trừ chỗ phù hợp với nghiệpmà sanh, ngoài ra chẳng được thọ dụng. Các cõi đều nhưthế. Đã từ nghiệp kia nên chỗ phù hợp sanh cho là vui, chỗchẳng phù hợp sanh cho là khổ. Bởi chỗ phù hợp sanh làchỗ tự mình gá nương, chỗ chẳng phù hợp là chỗ ngườikhác gá nương. Cho nên có vọng tình thì có vọng nhơn, cóvọng nhơn thì có vọng quả có vọng quả thì có gá nương.Có gá nương thì phân ra kia đây. Phân ra kia đây thì có thíchhay không thích.

Nay đạtchơn tâm khế hợp với giác tánh không sanh diệt, khởi radiệu dụng không sanh diệt. Diệu thể chơn thường vốn khôngsanh diệt, diệu dụng tùy duyên như có sanh diệt. Nhưng từthể sanh ra dụng nên dụng ấy tức là thể. Có gì là sanhdiệt? Người đạt đạo tức là chứng chơn thể, nên sựsanh diệt kia có can hệ gì? Như nước lấy tánh ướt làmthể, sóng mòi làm dụng. Tánh ướt nguyên không sanh diệt,nên sóng mòi trong tánh ướt nào sanh diệt ư? Nhưng sóng lìatánh ướt cũng không riêng có, nên sóng cũng không sanh diệt.Người xưa nói: “Khắp cõi nước là mắt của Sa môn, khắpcả nước là già lam”. Khắp mọi nơi là chỗ an thân lậpmệnh của người ngộ lý. Người đạt chơn tâm thì tử sanhlục đạo một chốc liền tiêu tan. Sơn hà đại địa đềulà chơn tâm. Chẳng thể lìa chơn tâm nầy riêng có chỗ gánương. Đã không ba cõi làm vọng nhơn, ắt không có sáu thúlàm vọng quả. Vọng quả đã không nói gì gá nương? Khônggá nương ắt không bỉ thử, đã không bỉ thử thì có gìlà thích hay không thích?

Mười phươngthế giới chỉ một chơn tâm, toàn thân thọ dụng không riênggá nương. Lại đối với môn thị hiện thì tùy ý qua lạimà không chướng ngại. Trong Truyền Đăng có chép rằng: “ThượngThơ Ôn Tháo hỏi Ngài Khuê Phong: Người ngộ lý một phen tuổithọ hết, gá nương chỗ nào? Khuê Phong đáp: Tất cả chúngsanh đều có đầy đủ cái linh minh giác tánh, cùng với chưPhật không khác. Nếu hay ngộ tánh nầy tức là pháp thân,vốn tự vô sanh có gì nương gá? Cái linh minh chẳng muội,rõ ràng thường biết, không chỗ đến cũng không chỗ đi.Chỉ lấy không-tịch làm tự thể, chớ nhận sắc thân. Lấylinh tri làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếudấy lên đều không theo nó, đến lúc mạng chung, khi ấy,nghiệp tự nhiên không thể cột. Tuy có thân trung ấm mà chỗđến tự do. Cõi người cõi trời tùy ý gởi nương. Đâytức là chơn tâm truớc và chỗ đến của thân sau ấy vậy”.

TUTÂM QUYẾT

Ba cõi nhiệtnão như trong nhà lửa, chúng sanh an nhẫn đắm mình trong đóđể chịu khổ dài. Muốn khỏi luân hồi không đâu bằngcầu Phật. Nếu muồn cầu Phật thì Phật tức là tâm. Tâmnào tìm chi cho xa, đâu có lìa thân này. Sắc thân là giả,có sanh có diệt. Chơn tâm như hư không, chẳng đoạn chẳngbiến. Cho nên nói: “Hài cốt vỡ tan trở về lửa gió, mộtvật trường linh che trùm trời đất”.

Than ôi! Ngườihôm nay mê lâu thế? Chẳng biết tự tâm mình là chơn Phật,chẳng biết tự tánh mình là chơn pháp. Muồn cầu pháp màcầu các thánh ở tha phương. Muồn cầu Phật mà chẳng quántự tâm. Nếu nói ngoài tâm có Phật, ngoài tánh có pháp, chấpcứng tình nầy, muồn cầu Phật đạo, dù trải qua số kiếpnhư vi trần, đốt thân chặt tay đập xương ra tủy, chíchmáu viết kinh, ngồi mãi chẳng nằm, ngày ăn một bửa, chođến đọc hết một đại tạng kinh, tu muôn ngàn khổ hạnh,chẳng khác nào nấu cát làm cơm, chỉ luống tự nhọc.

Ông chỉhiểu tự tâm mình, thì hằng sa pháp môn, vô lượng diệunghĩa chẳng cầu mà được. Đức Thế Tôn nói: “ Ta xem khắptất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ củaNhư Lai”. Lại nói: “ Tất cả chúng sanh mỗi mỗi đềuhuyễn hóa mà hay sanh ra cái diệu tâm viên giác của Như Lai”.Thế nên lìa tâm này không Phật có thể thành. Quá khứ chưPhật chỉ là người sáng tâm mà thôi. Hiện tại các bậcThánh hiền cũng là người tu tâm mà thôi. Vị lai người tuhọc nên y pháp như thế mà tu. Mong mỗi người tu cần yếuchớ tìm cầu bên ngoài. “Tâm tánh không nhiễm vốn tự viênthành, chỉ lìa vọng duyên tức như như Phật”.

***

Hỏi: Nếunói Phật tánh hiện ở thân này, đã ở trong thân không lìaphàm phu. Cớ sao nay tôi chẳng thấy Phật tánh? Xin giải rõkhiến được khai ngộ.

Đáp: Ởtại thân ông mà tự ông chẳng thấy. Suốt mười hai giờông biết đói biết khát, biết lạnh, biết nóng, hoặc vui,hoặc giận,v.v... Trọn là vật gì? Lại sắc thân là địathủy hỏa phong bốn duyên hội hợp, cái chất của nó làvô tình, đâu hay thấy nghe hiểu biết? Cái thấy nghehiểu biết nhất định là Phật tánh của ông. Tổ Lâm Tếnói rằng: “Bốn đại chẳng biết nói pháp, chẳng nghe pháp.Hư không chẳng biết nói pháp, chẳng nghe pháp. Chỉ cái rõràng riêng sáng ở trước mẳt của ông, cũng chớ phân tíchnó, cái ấy mới biết nói pháp và nghe pháp”.

Ba chữ “Chớphân tích” là pháp ấn của chư Phật và cũng là tâm bổnlai của ông. Thế thì Phật tánh ở tại thân ông, đâu cónhờ cầu bên ngoài? Ông nếu chẳng tin, tôi sẽ nêu lên nhơnduyên nhập đạo của các bậc thánh xưa, để cho ông trừhết nghi hoặc. Ông sẽ tin là chơn thật.

Xưa vua DịKiến hỏi tôn giả Ba La Đề rằng: Thế nào là Phật? Tôngiả đáp: Kiến tánh là Phật. Vua hỏi: Thầy kiến tánh chăng?Tôn giả đáp: Tôi kiến Phật tánh. Vua hỏi: Tánh tại chỗnào? Tôn giả đáp: Tánh tại tác dụng. Vua hỏi: Ấy là tácdụng gì? sao trẫm chẳng thấy? Tôn giả đáp: Tôi đã thấytác dụng rõ ràng, tự nhà vua không thấy đó thôi. Vua hỏi:Nơi trẫm có không? Tôn giả đáp: Bệ hạ nếu tác dụng thìđâu chẳng có. Còn bệ hạ nếu chẳng tác dụng thì thểkia khó thấy. Vua hỏi: Nếu khi đang tác dụng mấy chỗ xuấthiện? Tôn giả đáp: Nếu khi xuất hiện thì có tám chỗ.Vua nói : Xin vì trẫm chỉ tám chỗ xuất hiện kia. Tôn giảđáp: Nơi thai gọi là thân, ở đời gọi là người, nơi mắtgọi là thấy, nơi tai gọi là nghe, nơi mũi phân biệt cácmùi nơi lưỡi đàm luận, nơi tay nắm bắt, nơi chơn chạynhảy. Biến hiện thì khắp sa giới, thu lại thì chỉ tronghạt bụi. Người hiểu biết cho đó là Phật tánh, ngườichẳng hiểu gọi đó là tinh hồn. Nhà vua nghe xong liền khaingộ.

Có một vịTăng hỏi Hòa Thượng Qui Tông rằng: “Thế nào là Phật?Đáp: Ta nói ra sợ ông chẳng tin. Tăng thưa: Hòa Thượng nóithật con đâu dám chẳng tin. Đáp: Tức là ông đấy. Tănghỏi: Bảo nhiệm như thế nào? Đáp: Vết mây nơi mắt làmcho không hoa rơi loạn. Vị Tăng kia ngay lời ấy tỉnh ngộ”.

Trên đãnêu lên nhơn duyên nhập đạo của các bậc thánh xưa, rõràng giản dị chẳng ngại đến tỉnh lực. Nhơn công án nầy,nếu có chỗ tin hiểu, tức cùng với thánh xưa nắm tay màđi.

***

Hỏi: Ngàinói kiến tánh, nếu thật kiến tánh tức là thánh nhơn, ứnghiện thần thông biến hóa khác hẳn mọi người. Cớ sao bọnngười tu tâm hiện nay, không có một người hiện thần thôngbiến hóa?

Đáp: Ngươichớ nên khinh khi mà phát ra lời nói điên như thế. Chẳngphân tà chánh là người mê đảo. Người học đạo thờinầy miệng thời bàn chơn lý, tâm thì sanh thối khuất, trởlại rơi vào chỗ vô phần, nên khiến ông sanh nghi. Ngườihọc đạo chẳng biết trước sau, nói lý chẳng phân gốcngọn, đấy là tà kiến chớ chẳng gọi là tu học, chẳngnhững chỉ tự lầm mà còn lầm người. Hạng người nầyhá chẳng thận trọng ư?

Phàm nhậpđạo có nhiều cửa, nhưng nói chỗ cốt yếu chẳng ngoàihai cửa “Đốn ngộ và tiệm tu”. Tuy nói đốn ngộ đốntu là hàng căn cơ tối thượng mới được vào. Nếu suy vềquá khứ thì đã nhiều đời y nơi ngộ mà tu lần lần huântập cho đến đời nầy, nghe liền phát ngộ, một chốc liềnxong. Xét lẽ thật thì cũng là căn cơ trước ngộ sau tu.

Lại, haimôn đồn tiệm nầy là lối mòn của ngàn thánh, các bậcthánh từ trước đâu chẳng trước ngộ sau tu; nhơn tu mớichứng. Cái gọi là thần thông biến hóa ấy, phải ngộ màtu, rồi lần lần huân tập mới hiện, chớ chẳng phải khingộ rồi liền phát hiện. Như trong Kinh nói: “Lý liền đốnngộ, nhân ngộ nên sự đều tiêu, chớ chẳng phải một chốcliền trừ được các nhơn, phải lần lượt mới hết”.Ngài Khuê Phong rất thấu đáo về nghĩa trước ngộ sau tu.Ngài nói: “Biết băng nơi hồ là toàn nước, nhờ ánh mặttrời mới tan ra. Ngộ phàm phu tức là Phật, nhờ pháp lựcđể huân tu. Băng tan thì nước chảy và mới có công dụnggiặt rửa. Vọng hết thì tâm rỗng suồt, mới ứng hiệndiệu dụng thần thông sáng suốt”. Thế thì, việc thầnthông biến hóa chẳng phải một ngày có thể thành tựu được,phải tiệm huân lâu mới có thể phát hiện. Huống lại, việcthần thông đối với người liễu đạt, còn cho là việcyêu quái, và cũng là việc bờ mé ngọn ngành đối với bậcthánh, tuy cũng có hiện nhưng chẳng phải cần thiết.

Ngày naybọn ngu mê vọng bảo rằng: một niệm khi ngộ liền hiệnvô lượng thần thông biến hóa. Nếu hiểu như thế, bảohọ là kẻ không biết trước sau, cũng không phân được gốcngọn. Đã không biết trước sau gốc ngọn mà muồn cầu Phậtđạo, giống như người đem gỗ vuông cho vào lỗ tròn, háchẳng lầm to ư? Đã chẳng biết nên khởi ý tưởng phiêulưu, tự sanh lui sụt, đoạn chủng tánh Phật, người nhưthế chẳng phải ít. Đã tự mình chưa sáng cũng không tinngười khác có chỗ giải ngộ. Thấy người giải ngộ khôngthần thông liền sanh ngã mạn, khinh hiền dối thánh, thậtđáng thương thay!

***

Hỏi: Ngàinói hai môn đốn ngộ tiệm tu là lối mòn của ngàn thánh.Đã đốn ngộ tại sao lại nhờ tiệm tu? Nếu tiệm tu cớsao nói đốn ngộ? Lại xin tuyên nói hai nghĩa đốn tiệm,khiến dứt hết nghi thừa.

Đáp: Đốnngộ ấy là phàm phu khi mê cho tứ đại làm thân, vọng tưởnglàm tâm. Chẳng biết tự tánh là pháp thân chơn thật. Chẳngbiết tự kỷ hư tri là Chơn Phật. Ngoài tâm tìm phật, trôinổi trong gian khổ. Chợt được thiện tri thức chỉ cho đườngvào, một niệm hồi quang thấy được bản tánh mình. Tánhđịa nầy nguyên không phiền não. Trí tánh vô lậu vốn tựđầy đủ, tức cùng với trí tánh của chư Phật chẳng khácnhau chút nào.

Tổ Sư nói:“Đốn ngộ, tiệm tu là đốn ngộ cái bản tánh cùng chưphật không khác. Tập khí từ vô thủy khó trừ hết liền,nên phải y ngộ mà tu, lần lần huân tập mới thành công.Cũng như nuôi dưỡng thánh thai lâu ngày mới thành thánh, nênnói tiệm tu. Giống như trẻ sơ sanh các căn đều đầy đủcùng với người không khác. Nhưng khí lực nó chưa đầy đủ,phải trải qua nhiều năm tháng mới thành người lớn.

***

Hỏi: Phảidùng phương tiện gì khiến một niệm hồi cơ, bèn ngộ tựtánh?

Đáp: Chỉtự tâm ông, lại dùng phương tiện gì? Nếu dùng phương tiệnđể cầu giải hội: tỷ như có người chẳng thấy mắt củamình, cho rằng không mắt, lại muốn cầu thấy. Đã là mắtcủa mình thế nào lại thấy? Nếu biết chẳng mất tức làthấy mắt. Lại không có cái tâm cầu thấy thì đâu có cáitưởng chẳng thấy. Cái tự kỷ hư tri cũng lại như vậy.Đã là tự tâm sao lại cầu hiểu? Nếu muốn cầu hiểu bènhiểu chẳng được. Chỉ biết chẳng hiểu ấy là kiến tánh.

***

Hỏi: Ngườithượng thượng căn nghe rồi liền dễ lãnh hội. Còn ngườitrung hạ căn, đâu chẳng nghi hoặc? Xin nói phương tiện khiếnngười mê được vào.

Đáp: Đạochẳng thuộc biết cùng chẳng biết. Ông nên từ bỏ cái tâm“đem mê đợi ngộ” mà nghe lời nói của ta: các pháp đềunhư mộng, như huyễn hóa. Cho nên vọng niệm vốn tịch, trầncảnh vốn không. Chỗ các pháp đều không ấy, là cái biếtrỗng suốt chẳng mê (hư tri bất muội), tức là cái tâm không-lặngrỗng suốt nầy vậy. Đấy là bản lai diện mục của ông,cũng là cái pháp ấn ba đời chư Phật, lịch đại Tổ Sưvà các bậc thiện tri thức trong thiên hạ, thầm thầm truyềnnhau. Nếu ngộ tâm nầy đúng như có chỗ nói: “Chẳng cầngiẵm qua thứ lớp thẳng đến Phật địa, mỗi bước vượtqua ba cõi. Về nhà thoắt tuyệt các nghi, bèn vì người trờilàm thầy. Bi trí nương nhau, đầy đủ hai lợi, kham nhậnngười trời cúng dường, ngày tiêu muôn lượng huỳnh kim”.Nếu ông được như thế, thật là đại trượng phu, việchay làm một đời đã làm xong.

***

Hỏi: Căncứ theo phần trên, thế nào là tâm không-lặng rỗng suốt?

Đáp: Cáihiện nay ông hỏi ta, ấy là tâm không-lặng rỗng suốt củaông. Sao không phản chiếu lại mà còn tìm bên ngoài. Nay tacăn cứ vào phần trên của ông chỉ thẳng bản tâm, khiếnông được ngộ, ông nên tịnh tâm nghe ta nói:

Trong mườihai giờ từ sớm đến chiều, hoặc thấy, nghe, cười, nói,giận, vui phải, quấy, v.v... Muôn ngàn cái vận chuyển thivi. Hãy nói thảy đều là cái gì? Sao hay vận chuyển thi vi?Nếu nói sắc thân vận chuyển, cớ sao có người một phútmạng chung, thi thể chưa thối nát mà mắt không tự thấy,tai không nghe, mũi không phân biệt mùi, lưỡi chẳng đàm luận,thân chẳng lay động, tay chẳng nắm bắt, chơn chẳng chạynhảy? Thế nên biết, cái hay thấy nghe động tác nhất địnhlà bản tâm ông chớ chẳng phải sắc thân. Huống nữa, sắcthân bốn đại nầy tánh nó là không, như ảnh trong gương,như trăng đáy nước. Đâu thể rõ ràng thường biết, sángsuốt chẳng mê hoặc, có cảm liền thông, đủ hằng sa diệudụng? Cho nên nói: “Bửa củi gánh nước đều là thần thôngdiệu dụng”.

Hơn nữa,nhập đạo có nhiều đường, ta chỉ ông một môn khiến ôngtrở lại nguồn:

Hỏi: Ôngnghe tiếng cu kêu chim hót không?

Đáp: Nghe.

Hỏi: Ôngnghe lại tánh nghe của ông xem có nhiều tiếng không?

Đáp: Đếnchỗ này tất cả âm thanh, tất cả phân biệt đều khôngthể được.
Nói: Lạthay! Đây là cửa Quan âm nhập lý vậy. Ta hỏi ông : Khi đếnchỗ đó tất cả tiếng, tất cả phân biệt đều không thểđược. Vậy đang lúc đó chẳng phải là hư không sao?
Đáp: Nguyênlai chẳng không, sáng suốt chẳng mê.

Hỏi: Cáithể chẳng không ấy thế nào?

Đáp: Cũngkhông tướng mạo, nói không thể đến.
Nói: Đấylà thọ mạng của chư Phật, chư Tổ ông chớ hồ nghi. Đãkhông tướng mạo nào có lớn nhỏ. Không lớn nhỏ nào cóbờ mé nên không trong ngoài, không trong ngoài nên không gầnxa, không gần xa nên không bỉ thử, không bỉ thử nên khôngvãng lai, không vãng lai nên không sanh tử, không sanh tử nênkhông cổ kim, không cổ kim nên không mê ngộ, không mê ngộnên không phàm thánh, không phàm thánh nên không nhiễm tịnh,không nhiễm tịnh nên không phải quấy, không phải quấy nêntất cả danh ngôn đều không thật có. Cả thảy đều khôngnhư vậy, thì tất cả căn cảnh, tất cả vọng niệm, chođến muôn ngàn tướng mạo, muôn ngàn danh ngôn đều khôngthật có. Đấy há không phải là cái không-tịch xưa nay, cáikhông vật xưa nay sao?

Tuy nhiên,cái chỗ đều không của các pháp, biết suốt chẳng mê, chẳngđồng với tánh vô tình. Tự hiểu một cách mầu nhiệm rằng,đấy là cái tâm thể không-tịch, hư tri, thanh tịnh của ông.Tâm không-tịch này là cái “thẳng tịnh minh tâm” của bađời chư Phật, cũng là cái “giác tánh bản nguyên” củachúng sinh. Ngộ nó và giữ nó thì ngồi trên tòa giải thoátnhất như chẳng động. Mê nó và trái nó thì trường kiếpluân hồi trong sáu thú. Cho nên nói: “Mê nhứt tâm đến sáuthú, ấy là đi, là động. Ngộ pháp giới trở về nhứt tâm,ấy là đến, là tịnh”. Tuy mê ngộ có sai khác, nhưng bảnnguyên thì chỉ có một. Cho nên nói: “Pháp ấy là tâm củachúng sinh, cái tâm không-tịch này nơi thánh không tăng nơiphàm không giảm”. Lại nói: “Nơi thánh trí chẳng sáng,ẩn phàm tâm chẳng mê”. Chẳng tăng nơi thánh chẳng giảmnơi phàm, Phật Tổ sao lại khác nơi người? Sở dĩ khác hơnngười, ấy là hay tự giữ tâm niệm vậy.

Ông nếutin được thì nghi tình liền dứt, phát chí trượng phu, khởikiến giải chơn chánh. Thân nếm cái mùi vị kia, tự đếntự chấp nhận cái địa vị kia. Đấy là chỗ người tu tâmgiải ngộ. Lại không có thứ đệ và cấp bực. Cho nên gọilà đốn. Như nói: “Trong cái tín nhơn đã khế hợp vớiquả đức của chư Phật không sai một mảy, mới thành tínvậy”.

***

Hỏi: Đãngộ lý nầy lại không giai cấp. Cớ sao lại nhờ vào sựhuân tu lần lần mới thành?

Đáp: Cáinghĩa ngộ rồi lần lần tu trước đã nói đầy đủ mà cáitình nghi chưa gỡ. Nay chẳng ngại nói lại. Ông nên lặngtâm nghe rõ: Kẻ phàm phu từ vô thủy khoáng kiếp cho đếnngày hôm nay, trôi lăn trong năm đường sanh tử qua lại. Chấpcứng tướng ngã cùng vọng tưởng điên đảo. Hạt giốngvô minh tập lâu thành tánh. Tuy đến nay đốn ngộ tự tánhxưa nay không-lặng cùng Phật không khác, nhưng cái cựu tậpnày rất khó dứt trừ. Cho nên gặp cảnh thuận nghịch cógiận có vui. Chuyện thị phi lừng lẫy khởi diệt. Khách trầnphiền não cùng trước không khác. Nếu chẳng dùng sức mạnhcủa trí bát nhã, thì làm sao đối trị được vô minh đếnđược chỗ thôi hết dứt hết? Như nói: “Đốn ngộ tuyđồng với Phật, nhưng nhiều đời tập khí sâu. Gió dừngnhưng sóng còn dậy, lý hiện nhưng niệm còn xâm”.

Cảo ThiềnSư nói: “Những kẻ lợi căn thường thường chẳng tốnnhiều sức để phát minh việc này, bèn sanh tâm dễ dui, lạichẳng chịu tu trị, lâu ngày chầy tháng vẫn y như trướctrôi nổi, chưa thoát khỏi luân hồi”. Lại há có thể mộtphen ngộ bèn bác chỗ hậu tu ư? Nên sau khi ngộ phải lâungày chiếu xét. Vọng niệm chợt khởi đều chẳng theo nó,lại trừ cho đến không còn trừ mới đến cứu cánh. Bậcthiện tri thức trong thiên hạ, sau khi ngộ rồi còn phải hànhhạnh chăn trâu là thế.

Tuy có hậutu nhưng trước đã đốn ngộ “vọng niệm vốn không, tâmtánh vốn tịnh”, nơi việc ác đoạn mà không đoạn, nơiviệc thiện tu mà không tu. Đấy mới là chơn tu chơn đoạn.Cho nên nói rằng “ Tuy tu đủ muôn hạnh nhưng chỉ lấy vôniệm làm tông”.

Ngài KhuêPhong nhận xét nghĩa “tiên ngộ hậu tu” như sau: “Đốnngộ tánh nầy nguyên không phiền não, vô lậu trí tánh vốntự đầy đủ cùng Phật không khác. Y đây tu tập gọi làtối thượng thừa thiền, cũng gọi là Như Lai thanh tịnh Thiền,nếu hay mỗi niệm tu tập, tự nhiên lần lần được muônngàn tam muội. Môn hạ Ngài Đạt Ma lần lượt truyền nhaulà thiền này”.

Lại, nghĩađốn ngộ tiệm tu như xe có hai bánh, thiếu một không thểđược. Hoặc có người chẳng biết thiện ác tánh không,vững ngồi chẳng động, đè nén thân tâm, như đá đè cỏcho là tu tâm, đấy là lầm to. Nên nói “Thanh Văn tâm tâmđoạn hoặc, tâm năng đoạn là giặc”. Chỉ quán sát mộtcách đúng đắn rằng sát, đạo, dâm, vọng từ tánh mà khởi,khởi tức chẳng khởi. Ngay nơi đó liền lặng, cần gì lạiđoạn? Cho nên nói: “Chẳng sợ niệm khởi chỉ sợ giácchậm”. Lại nói: “Niệm khởi liền giác, giác nó liềnkhông”. Nên người ngộ tuy có khách trần phiền não nhưngđều thành đề hồ.

Chỉ nênsoi thay các hoặc nguyên không có gốc. Ba cõi không hoa nầynhư gió cuốn khói. Sáu trần huyễn hóa nầy như nước nóngtan băng. Nếu hay mỗi niệm tu tập như thế, chẳng quên chiếucố “định huệ đồng tu”, thì thương ghét tự nhiên lạnhnhạt, bi trí tự nhiên thêm tỏ, tội nghiệp tự nhiên đoạntrừ, công hạnh tự nhiên tăng tiến. Khi phiền não tận thìsanh tử liền dứt. Nếu dòng phiền não nhỏ nhiệm vĩnh viễnđoạn trừ, thì Viên Giác đại trí sáng suốt một mình, liềnhiện ngàn trăm ức hóa thân trong mười phương cõi nước.Tùy cơ cảm ứng giống như trăng hiện trong không, ảnh phânmuôn nước. Ứng hiện không cùng, độ chúng sinh có duyênkhoái lạc vô ưu gọi là Đại Giác Thế Tôn.

***

Hỏi: Trongpháp môn hậu tu có nghĩa “định huệ đồng tu”, tôi thậtchưa rõ. Lại xin tuyên giải khiến mở mê để dẫn vào cửagiải thoát.

Đáp: Nếulập pháp nghĩa để vào lý, thì ngàn pháp môn không pháp mônnào chẳng định huệ. Nắm được cương yếu của nó thìtrên tự tánh thể dụng có hai nghĩa. Trước đã nói “không-tịchhư tri” ấy vậy. Định là thể, huệ là dụng. Ngay nơi thểlà dụng, nên huệ chẳng lìa định. Ngay nơi dụng là thể,nên định chẳng lìa huệ. Định tức huệ nên tịch mà thườngtri. Huệ tức định nên tri mà thường tịch. Như Tào Khênói: “Đất tâm không loạn là tự tánh định, đất tâmkhông si là tự tánh huệ”. Nếu ngộ được như thế thìmặc tình tịch mà tri, chiếu soi hay che đậy không hai . Đấylà cửa “Đốn”, và là Định Huệ song tu vậy.

Nếu nóitrước dùng lặng lẽ để trị duyên lự, sau lấy tỉnh táođể trị hôn trầm, trước sau đối trị điều phục hônloạn để nhập vào chỗ tĩnh. Đấy là cửa tiệm, là chỗsở hành của người căn cơ kém. Tuy nói tỉnh táo và lặnglẽ gồm giữ nhưng chưa khỏi giữ tịnh làm pháp hạnh. Đâunhư người liễu sự chẳng lìa bổn tịch bổn tri nhậm vậnsong tu. Cho nên Tào Khê nói: “Tự ngộ mà tu hành chớ chẳngphải ở nơi chỗ tịnh. Nếu mắc nơi tịnh trước sau làngười mê”.

Người liễuđạt đối với nghĩa định huệ đồng tu, không rơi vào dụngcông, nguyên tự nó vô vi, lại không một đặc biệt thờitiết nào. Khi thấy sắc nghe tiếng chỉ có vậy. Khi mặc áoăn cơm chỉ có vậy. Khi đi ỉa đi đái chỉ có vậy. Khi bànchuyện với người chỉ có vậy. Cho đến đi đứng nằm ngồi,hoặc nói nín, hoặc vui, hoặc giận. Tất cả thời mỗi mỗiđều như thế. Giống như chiếc xuồng rỗng nương theo sóngmặc tình lên xuống. Như dòng nước chảy trong núi, gặp lúccong, gặp lúc thẳng mà tâm tâm vô tri. Ngày nay bay nhảy mặctình, ngày mai mặc tình bay nhảy. Tùy thuận các duyên khôngchướng ngại. Nơi thiện ác chẳng đoạn chẳng tu. Chất trựckhông dối, thấy nghe tầm thường. Lại không một mảy bụiđể đối đãi, nhọc gì ra sức chùi rửa? Không một niệmđể sanh tình, chẳng nhờ mượn sức quên duyên.

Tuy nhiênngười nghiệp chướng sâu tập khí nặng, huệ quán kém, tâmtrôi nổi nhiều, sức vô minh lớn, sức bát nhã nhỏ. Nơicảnh giới thiện ác chưa khỏi bị động tịnh thay đổi.Tâm không lạnh nhạt. Chẳng thể không quên duyên khiến côngphu lau chùi. Như nói: “Sáu căn nhiếp cảnh, tâm chẳng theoduyên gọi đó là định. Tâm cảnh đều không, soi xét khônglầm gọi đó là huệ”. Đây là môn tùy tướng định huệ,là pháp môn tiệm, là chỗ sở hành của người căn cơ kém.

Nhưng trongpháp môn đối trị không thể không. Nếu trạo cử lẫy lừngthì trước dùng định môn, xứng hợp với lý mà nhiếp tâmtán loạn, chẳng theo duyên khế hợp với bổn tịch. Nếuhôn trầm quá nhiều thì dùng huệ môn trạch pháp quán không,soi xét không lầm để khế hợp với bổn tri. Lấy địnhtrị loạn tưởng, lấy huệ trị vô ký. Động tịnh đềuhết công phu đối trị cũng xong. Thế thì đối cảnh mà mỗiniệm về nguồn, gặp duyên mà tâm tâm khế hợp với đạo.Nhậm vận song tu mới là người vô sự. Nếu như thế mớicó thể gọi thật là “định huệ đồng tu”, thấy rõ Phậttánh ấy vậy.

***

Hỏi: Căncứ chỗ phân tích của Ngài, pháp môn trước ngộ sau tu, trongnghĩa định huệ đồng tu có hai loại: Một là tự tánh địnhhuệ, hai là tùy tướng định huệ. Tự tánh định huệ thìnói rằng mặc tình lặng biết, nguyên tự nó là vô vi, khôngmột mảy trần để so sánh đối đãi. Nhọc gì ra sức chùirửa. Không một niệm để sanh tình, không nhờ ra sức quênduyên. Ngài phân đó là môn đốn, chẳng lìa tự tánh địnhhuệ đồng tu.

Tùy tướngđịnh huệ thì nói rằng xứng hợp với lý, nhiếp tán loạnchọn pháp quán không. Quân bình điều phục hôn trầm và tánloạn để nhập vào vô vi. Ngài phân đó là tiệm môn, làchỗ hành của hàng căn cơ kém. Do đó nên đối với hai mônđịnh huệ nầy có chỗ nghi.

Nếu nóichỗ hành của một người là trước y nơi môn tự tánh địnhhuệ đồng tu, rồi sau đó là dùng môn tùy tướng công phuđối trị chăng? Hay là trước lại y nơi môn tùy tướng,quân bình điều phục hôn loạn, rồi sau mới nhập vào môntự tánh? Nếu trước y nơi tự tánh định huệ thì mặc tìnhlặng biết, lại không cần công phu đối trị, sao lại phảigiữ môn tùy tướng định huệ?

Nếu trướcdùng môn tùy tướng định huệ đối trị thành công, rồisau mới hướng về tự tánh môn thì giống y như trong tiệmmôn, hạng căn cơ kém, trước ngộ sau lần lượt huân, saogọi rằng Đốn? Cái ngộ trước tu sau là dùng công phu vôcông phu. Nếu một lúc không trước sau thì hai môn định huệđốn tiệm có sự khác nhau, làm sao một lúc đồng hành? Lạimôn đốn ấy y nơi tự tánh môn mặc tình quên công phu. Cònmôn tiệm của hàng căn cơ kém, theo môn tùy tướng công phuđối trị nhọc nhằn. Như thế căn cơ đốn tiệm của haimôn chẳng đồng, hơn kém rõ ràng. Thế sao môn ngộ trướctu sau bên trong đều có chia hai loại? Xin nói rõ để dứthết lòng nghi ngờ.

Đáp: Chỗtôi giải thích đã rõ ràng, ông tự sanh nghi, theo ngôn ngữsanh hiểu biết rồi chuyển thành nghi hoặc. Nếu được ýquên lời, nhọc gì cật vấn? Nếu đem hai môn mỗi mỗi phánxét về chỗ hành, thì người tu tự tánh định huệ là mônĐốn, dùng công phu vô công phu, gồm vận dụng hai cái tịchtự tu, tự tánh để thành Phật đạo ấy vậy. Người tumôn tùy tướng định huệ là trước chưa ngộ, dùng môn tiệmcủa hàng căn cơ kém để dụng công đối trị, tâm tâm đoạnhoặc, giữ gìn cái tịnh làm pháp hạnh. Hai môn này chỗ đốntiệm khác nhau chẳng thể lầm lộn. Môn ngộ rồi tu sau ởtrong ấy đã gồm nói môn tùy tướng đối trị rồi, chẳngphải toàn để cho hàng căn cơ kém hành, ấy là nắm cái phươngtiện giả nói kia rồi giữ mãi mà thôi. Bởi cớ nơi đốnmôn này cũng có hạng căn cơ thắng và căn cơ liệt, khôngthể lúc nào cũng xét đoán về hành lý kia.

Nếu ngườiphiền não nhạt mỏng, thân tâm nhẹ nhàng an ổn, nơi thiệnlìa thiện, nơi ác lìa ác, tám gió chẳng động, ba thọ lặngyên, y tự tánh định huệ nhậm vận song tu. Tánh thiên chơnkhông tạo tác động tinh thường Thiền, thành tựu đượclý tự nhiên. Cần gì mượn môn tùy tướng đối trị? Khôngbịnh chẳng cần thuốc.

Người tuytrước đã đốn ngộ, nhưng phiền não còn đầy, tập khícòn nặng, đối cảnh niệm niệm sanh tình, gặp duyên tâmtâm đối đãi, bị hôn loạn kia giết chết, mê muội nênmất “cái biết lặng lẽ thường nhiên”. Ngay đó nhờ môntùy tướng định huệ, chẳng quên đối trị, quân bình điềuphục hôn loạn để nhập vào vô vi, tức phải cần vậy.

Tuy mượncông phu đối trị, tạm điều phục tập khí, nhưng do trướcđốn ngộ tâm tánh vốn tịnh, phiền não vốn không, nên liềnkhông lạc về môn tiệm của hàng căn cơ kém và ô nhiễmtu tập.

Người chưangộ mà tu, tuy dụng công chẳng quên, niệm niệm huân tu màthường sanh nghi chưa được vô ngại. Như có một vật ngăntrong ngực. Cái tướng chẳng an thường hiện ở trước, lâungày chầy tháng ra công đối trị thuần thực, thì thân tâmkhách trần in tuồng được khinh an. Nhưng gốc nghi chưa đượcdứt, giống như đá đè cỏ. Còn ở nơi ranh giới của sanhtử, chẳng được tự tại. Cho nên nói: “Chưa ngộ mà tuchẳng phải chơn tu”.

Người ngộtuy có dùng phương tiện đối trị, nhưng niệm niệm khôngnghi chẳng rơi vào ô nhiễm, lâu ngày chầy tháng tự nhiênkhế hội. Diệu tánh thiên chơn mặc tình lặng biết, niệmniệm phan duyên tất cả cảnh, nhưng tâm vĩnh viễn đoạncác phiền não, chẳng lìa tự tánh định huệ đồng tu. Thànhtựu vô thượng bồ đề. Sánh với cơ trước có phần hơn,nhưng lại không sai khác. Vậy thì môn tùy tướng định huệ,tuy là chỗ hành của hàng tiệm cơ nhưng đối với ngườiđốn ngộ có thể bảo là “chỉ sắt thành vàng”. Nềubiết như thế thì đâu do hai môn định huệ, mà có cái nghithứ lớp trước sau ư ?

Mong các vịtu hành nên nghiên cứu ý vị của lời nói nầy, chớ hồnghi mà tự sanh lui sụt. Nếu người đủ chí trượng phu,cầu vô thượng bồ đề, bỏ đây thì làm sao? Cần yếu làchớ chấp vào văn tự, phải hiểu thẳng và mỗì mỗi quivề tự kỷ, khế hợp với Thiền Tông, thì vô sư trí, tựnhiên trí hiện tiền. Lý thiên chơn rõ ràng chẳng mê, thànhtựu được huệ thân chẳng do nơi khác mà ngộ.

Lại cáidiệu chỉ nầy tuy là việc chung cho mọi người, nhưng nếukhông phải là người có căn khí Đại Thừa và đã gieo trồnggiống bát nhã từ trước, thì không thể nào một niệm sanhchánh tín được. Đâu những chẳng tin lại đi phỉ báng đểchiêu quả vô gián, là thường thấy vậy. Tuy chẳng tin nhận,nhưng một lần nghe qua tai, cũng tạm thời kết duyên, và cáicông đức của người ấy cũng không thể lường được.Như trong Duy Tâm Quyết nói: “Nghe mà không tin còn kết đượcnhân Phật chủng. Học mà chẳng thành còn hơn phước báocõi người, cõi trời, chẳng mất chánh nhơn thành Phật. Huốnglại nghe liền tin, học liền thành công, giữ gìn chẳng mất,thì công đức kia đâu hay đo lường được?”

Truy niệmvề nghiệp quá khứ luân hồi chẳng biết bao nhiêu kiếp,theo dòng hắc ám vào địa ngục vô gián, chịu muôn ngàn thốngkhổ chẳmg biết bao nhiêu phen. Muốn cầu Phật đạo chẳnggặp thiện hữu nên trường kiếp trầm luân, mờ mịt chẳngbiết, tạo tác nghiệp ác. Cũng có lúc hoặc một phen nghĩ,bất chợt thở dài, lại cam thông thả để rồi trở lạithọ nhũng tai ương như trước sao?

Chẳng biếtai khiến ta nay được làm người, trong vạn vật hư dối nầy,chẳng mê mờ đuờng tu chơn. Thật có thể gọi là rùa mùgặp bộng cây, hạt cải ném vào lỗ kim. Đấy là một điềuvinh hạnh có gì hơn? Nay ta nếu tự sanh lui sụt, hoặc sanhlười biếng mà thường trônng lại phía sau, bỗng chốc mấtthân mạng, thoái đọa vào đường ác chịu các khổ não.Khi ấy tuy mong nghe được một câu Phật pháp để tin hiểuthọ trì, mong khỏi cảnh chua cay ấy còn trông gì được?Đến lúc lâm nguy hối hận không ích gì.

Mong các vịtu hành chớ sanh phóng dật, chớ mắc tham dâm. Như cứu lửacháy đầu chẳng quên soi xét. Vô thường chóng vánh, thânnhư giọt sương mai, mạng như bóng trời chiều. Ngày nay cònđây, ngày mai khó bảo toàn. Cần phải lưu ý!

Vả lạibằng vào cái thiện hữu vi ở thế gian cũng có thể khỏiba đường khổ luân hồi, nơi cõi trời, cõi người đượcquả báo thù thắng, thọ các khoái lạc. Huống lại, đâylà pháp môn tối thượng thừa rất thâm sâu. Chỉ tạm thờicó niềm tin cũng thành tựu được công đức không thể lấytỷ dụ mà nói được một phần nhỏ. Trong Kinh nói: “Nếucó người lấy bảy báu bằng ba ngàn đại thiên thế giới,bố thí cúng dường cho bao nhiêu chúng sanh trong thế giớiấy đều được đầy đủ. Lại giáo hóa cho họ được tứquả. Công đức kia vô lượng vô biên, cũng không bằng cáicông đức chỉ khoảng một bửa ăn chánh tư duy pháp nầy”.Thế nên pháp môn nầy của ta tối tôn tối quí đối vớicác công đức so sánh không đến được. Cho nên Kinh nói:“Một niệm tịnh tâm là đạo tràng, còn thù thắng hơn tạotháp bảy báu như hằng sa. Tháp báu rồi sẽ nát thành bụi,một niệm tịnh tâm thành tựu được quả Phật”.

Mong mỏicác vị tu hành nghiên cứu ý vị của lời nầy, cần phảilưu ý! Thân nầy chẳng nhằm đời nầy độ, lại đợi đờinào độ thân này? Nay nếu chẳng tu, ngàn kiếp sai lầm. Naynếu gắng tu cái hạnh khó tu, lần lần được công hạnhchẳng khó, rồi sẽ tự tiến. Than ôi! Người thời nay đóigặp cơm vua mà chẳng biết ăn. Bịnh gặp y vương cho thuốcmà chẳng biết uống. Không biết phải nói như thế nào! Tôicũng đành cam chịu vậy!

Vả lạiviệc hữu vi ở thế gian hình dáng nó còn có thể thấy, côngdụng nó còn có thể xét nghiệm. Khi thành công một việcngười ta còn tán thán cho là ít có. Còn Tâm tông của ta đâykhông hình có thể nhìn, không trạng có thể thấy, đườngngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành tuyệt. Cho nên thiên ma ngoạiđạo hằng hủy báng cửa “Không”. Thích Phạm chư thiênkhông ngớt ngợi khen. Huống nữa, kẻ phàm phu dùng kiến thứccạn cợt, đối với Tâm tông còn mờ mịt, làm sao biết được?

Thương thay!Con trạnh trong giếng sao biết được bao la của bể cả. Condã can làm sao rống được tiếng Sư tử? Cho nên, trong đờimạt pháp mà có người nghe pháp môn nầy cho rằng rất hyhữu và tin hiểu thọ trì, người ấy đã ở trong vô lượngkiếp thừa sự chư Thánh và gieo trồng các căn lành, kếtsâu được cái chánh nhơn bát nhã, có căn tánh tối thưọng.Kinh Kim Cang nói: “Người đối với chương cú nầy hay sanhtín tâm, nên biết người ấy đã ở chỗ vô lượng đứcPhật trồng các căn lành”. Lại nói: “ Vì những hàng pháttâm Đại Thừa mà nói, vì những hàng phát tâm Tối ThượngThừa mà nói”.

Mong các vịcầu Đạo chớ sanh tâm hèn yếu, cần phải phát tâm dõngmãnh. Cái nhơn lành đời trước nay đâu biết được? Nếuchẳng tin mình có khả năng thù thắng thì cam làm hạ liệtrồi sanh ý tưởng cho là khó khăn. Nay chẳng chịu tu, dù cóthiện căn đời trước, hiện nay đoạn tuyệt. Càng ở trongcái khó kia lần lượt thành xa vậy.
Nay đã đếnnúi châu báu chẳng lẽ trở về tay không. Một phen mất thânngười muôn kiếp khó tìm lại. Mong phải cẩn thận đó!

Há lại cóngười biết núi châu báu kia mà chẳng cần nó, rồi lạihằng oán trách mình nghèo khó ư?

Nếu muốnđược châu báu thì đừng tiếc thân này./.

Source: http://old.thuvienhoasen.org/chontamtructhuyet-00.htm

WP: Mỹ Hồ



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2011(Xem: 15225)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
20/01/2011(Xem: 4374)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
08/01/2011(Xem: 4474)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 9460)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 13375)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 13994)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 14212)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 5246)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 5458)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]