Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công Án Là Gì?

16/08/201006:45(Xem: 6659)
Công Án Là Gì?

HỎI:
Tôi là một thiền sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểucông án. Vậy xin quý Báo cho biết công án là gì và có cáchnào giúp dễ dàng tiếp cận tìm hiểu công án không? (TRẦNVĂN HIỂU, Cần Thơ)

ĐÁP:

Mục đích của tu Tổ Sư Thiền làlàm ngưng lại dòng tâm ý thức (thườnglưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thuỷ. Chư Tổ Sư dùngcơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua bức màn vô minh từ thời vôthủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ,như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp chất.

Bản thể chântâm của chúng ta vốn thanh tịnh, nhưng vì môt niệm bất giác, tức nhất niệm vôminh sinh khởi, nên sinh ra ý thức phân biệt, gây thành có ta, có cái không phảita, sinh ra đối đãi, từ đó dòng tâm ý thức tham sân si dấy lên, ngày càng dầyđặc, càng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi tạo nghiệp trả quả, vay trảkhông ngừng. Nay muốn trở về cội nguồn thì phải dừng được dòng tâm ýthức. Nghĩa là dừng lại những tạo tác của ý thức thường nghiệm, luồng tưtưởng, những ý niệm và nhận thức.

Thoạt kỳ thủy,chưa có công án, mà chỉ là cơ xảo của chư Tổ, tùy theo theo căn cơ của ngườiđối diện mà tháo gỡ vướng mắc đã khiến họ kẹt cứng, không hội nhập lại bản thểđược, thí dụ như Lục Tổ hỏi thượng tọa Huệ Minh:

- Không nghĩthiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?

Nghe câu đó,thượng tọa Minh ngơ ngác, trong một sát na dòng tâm ý thức bị khựng lại, bảnthể hiển lộ lập tức. Những thí dụ như trong một ngàn bảy trăm công án đều lànhững câu vấn đáp của chư Tổ, chính là để đương cơ "khựng ngaydòng ý thức lại". Mỗi vị đều có những câu khác nhau, tùy theo nhận xétcủa thầy mà đưa câu hỏi cho trò.

Người sau thấynhững câu hỏi đáp đó đã giúp khai ngộ cho đệ tử, bèn thu thập lại, rồi đề racho người tới xin tu, cho họ một câu, gọi là "một tắc côngán", để họ tự hỏi hoài, thành ra một nỗi thắc mắc nhân tạo, coi nhưdụng cụ để giúp người tu thiền có thể ngưng đọng tâm tư, tạo được khối nghi,chờ một ngày kia có trợ duyên, khối nghi bùng vỡ, là Ngộ.

Càng về sau,tâm tư con người càng phức tạp, biện luận càng nhiều. Người tu dùng công án đểtạo thắc mắc, nghi tình thì ít, đem công án ra để bình giải thì nhiều, công ánnhà Thiền biến thành công cụ để bình luận văn thơ, đã không giúp cho dòng ýthức ngưng, còn khai triển ra đủ loại tư tưởng đối nghịch, biến thành trò chơichữ nghĩa. Trong trường hợp đó, công án không còn phục vụ sứ mạng tạo nghitình, lại lấp bít con đường đi tới giác ngộ chân chính. (BBT)

Như vậy:

(1) “công án Thiền không phải là mộtđối tượng nhận thức, vì cứu cánh của chúng vượt lên trên ngôn ngữ chấptrước của tri thức, đó là một cảnh giới mà kinh Bát Nhã gọi là" VÔ SỞĐẮC," kinh Kim Cương gọi là"VÔ SỞ TRỤ," kinh Lăng Già gọilà"CẢNH GIỚI CỦA THÁNH TRÍ TỰ CHỨNG." (Xem thêm: CÔNG ÁN THIỀNVÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC - Thích Đức Thắng)

(2) “Công án thiềncũng là ngôn ngữ, là hành động nhưng chúng ta không thể hiểu nó bằngtư duy, phân biệt hay suy lường, mà chỉ có thể thâm nhập nó, "biết"nó bằng trực giác. Thế nên những công án Thiền không phải là đối tượng đểcho chúng ta có thể tiếp cận hay hiểu nó bằng cảm quan, tình thức, bằng họcvấn, suy tư hoặc có thể mổ xẻ, lý giải bằng ngôn ngữ, văn tự theo cáchhiểu thông thường.Nghĩa là những Thiền ngữ này, tức phương tiện khai thịcủa các Thiền-sư hoàn toàn chẳng giống như những bài toán, những luận đề hay lànhững lý thuyết khoa học mà con người có thể biện biệt, phân tích, luận bànđúng sai phải trái, để rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay cho ra một đáp ánkhả dĩ số đông chấp nhận được. Bản chất và công năng của Công án Thiền hoàntoàn không phải như thế…” (Xem thêm:ĐÔI NÉT VỀ THIỀN CÔNGÁN - Nhuận-Bảo)

(3) “…Sau khi lược sơ 200 trang của chương “Tu Tập Công Án: Phương TiệnChứng Ngộ”, trong Essays in Zen Buddhism”của soạn giả DaisetzTeitaro Suzuki, mà dịch giả Trúc Thiên và thượng tọa Tuệ Sỹ dịch là ThiềnLuậnchúng ta đã thấy rõ rằng: 1 – Tác giả Suzuki chủ trương “không thể dùng tâm‎ý‎ thức, suy tư tìm hiểu, kiến giải, để khán Công Án, Thọai Đầu”. 2 – Đề lênrất cao tầm quan trọng của “nghi tình” trong khán Công Án. 3 – Ông không dạy“giải công án”. (Xem thêm: QUAN ĐIỂM CỦA DAISETZ SUZUKI VỀ CÔNG ÁN - Hà Minh Triết)

“..Để thay lời kết luận, chúng tôi (Thượngtọa Thích Đức Thắng) tha thiết yêu cầu mọi người trong chúngta, hãy vì sự nghiệp giải thoát của mọi người, mà ngưng đi những việc làm taihại đó (gỉai công án), vì chúng không có lợi, mà ngược lại sẽ có hại cho chínhngày hôm nay và ngay cả mai sau; bỡi vì chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp tìnhtrạng căn cơ của họ nghiêng nặng về lý trí phân biệt. Cho nên đối với nhữngngười học Đạo, họ chỉ biết đắm mình vào thế giới ngôn ngữ văn tự, để rồi bịchúng đánh lừa trở thành nô lệ, và tự thõa mãn cho đó là cứu cánh, đáng lý rachúng chỉ là phương tiện bị vượt qua, nên đức Phật Thích Ca đã từng tiên liệutrong kinh Lăng Già ngài đã phủ nhận: "Bốn mươi chín năm ta chưa hề nóilời nào." Thế mà cái hậu quả ấy vẫn xảy ra, càng ngày càng thêm tệ hạikhông phương cứu chữa! Chúng ta nên quay nhìn lại xem cái kiến thức, mà chúngta đã nổ lực thâu lượm nhờ vào ngôn ngữ văn tự, tư duy học hỏi đó, có phải là cáibảnlai diện mụcxưa nay của chúng ta hay không? Hay đó chỉ là cáiquái thai củavọng thức điên đảo phân biệt? Vậy thì cái bộ mặt thậtxưa nay của chúng ta nó ở đâu? Hãy cẩn thận! Đừng tự đánh lừa mình! Đừng đánhlừa mọi ngườí! Hãy tự thực hành theo những lời dạy của đức Phật, cho dù chỉ làmột chữ hay một câu đi chăng nữa, nếu chúng ta thực hành thấu đáo vượt qua khỏichúng, thì đó là một việc làm lợi ích, chứ không phải học hỏi so sánh đối chiếuthiên kinh vạn quyển qua ngôn ngữ này ngôn ngữ nọ, để hiểu biết những lời dạycủa đức Phật, rồi đem ra bàn luận mổ xẻ phân biệt chúng đúng sai chi li quasách vở hay lời nói, rốt cuộc tham vẫn còn tham, sân vẫn còn sân, và si vẫn cònsi. Đó không phải là mục đích tối hậu của những lời dạy đức Phật, mà mục đíchtối hậu của đức Phật là thực hành giải thoát tất cả mọi trói buộc củatham-sân-si ngay trong cuộc sống này, chứ không phải học để biết tham sân si.Như thế chúng ta học để làm gì cho phí công vô ích, trong khi chúng không canhệ gì đến vấn đề giải thoát tham-sân-si!? ." (Xem thêm: CÔNG ÁN THIỀNVÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC - Thích Đức Thắng)

BBT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2013(Xem: 8683)
Trong nhà thiền có hai câu được xem như châm ngôn của hành giả tu thiền, đó là “Hồi quang phản chiếu” và “Phản quan tự kỷ”. Hai câu này là một hay khác? Nếu là một thì nói một câu đủ rồi, dùng chi tới hai câu.
10/09/2013(Xem: 7065)
Xưa nay Thiền pháp là mạch nguồn của Phật pháp. Thiền pháp đủ sức tháo gỡ mọi dính mắc tăm tối của con người. Hiện thực Thiền pháp tháo tung mọi dây mơ rễ má, các thứ buộc ràng từ lâu nay trong cuộc sống.
01/09/2013(Xem: 10221)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
30/08/2013(Xem: 11609)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
31/07/2013(Xem: 7766)
Thiền không phải điều huyễn luận được sáng tạo từ ý thức, hoặc từ những quái thai biến chứng của tư tưởng bị dồn kín, đè nén trong những tra vấn cùng quẩn. Tất cả những vũ đoán về thiền là một cái gì đều hoàn toàn sai lầm lạc lối, nếu dùng trí thức hoặc ý niệm cố hữu để thẩm định, ắt hẳn lạc xa nghìn trùng. Thiền vốn khước từ tất cả, dù đó là hệ thống tư tưởng vĩ đại, được dàn dựng công phu hoặc dùng kiến thức đa năng soi chiếu vẫn là điều phủ quyết, chối bỏ mãnh liệt nơi thiền.
21/07/2013(Xem: 9577)
Video: Thiền Vipassana 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]