Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 54 : Cái thấy của người chứng đạo bản nguyên vạn pháp một thể nhất chân

06/05/201311:25(Xem: 5948)
Thi ca 54 : Cái thấy của người chứng đạo bản nguyên vạn pháp một thể nhất chân


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 54 

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO BẢN NGUYÊN VẠN PHÁP MỘT THỂ NHẤT CHÂN

---o0o---

Phiên âm:

Liễu liễu kiến vô nhất vật

Diệc vô nhơn diệc vô Phật

Đại thiên sa giới hải trung âu

Nhất thiết thánh hiền như điện phất

Giả sử thiết luân đảnh thượng triền

Định tuệ viên minh chung bất thất

Dịch nghĩa:

Thấy rất rõ không hề có thật vật

Cũng không người, không có Phật Trời chi !

Cõi đại thiên như bọt biển nổi chìm…

Hiền vói Thánh ! Như những tia điện nhoáng

Dù vành sắt, niềng đầu mà xoay xác

Trong mọi thời, định tuệ tôi vẫn sáng tròn

TRỰC CHỈ

Trước mắt người chứng đạo, thấy vạn vật không có thật vật, thấy người không thật người, thấy Hiền Thánh không thật có Hiền Thánh và Phật cũng không có Phật. Đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng, cũng chỉ như thứ bọt bèo hữu cùng nổi chìm, sanh diệt ở trên mặt nước biển vô cùng, nghĩa là cũng không có thật Đại thiên sa giới… Người chứng đạo, nhìn vạn pháp qua cái thấy của tuệ nhãn. Cái thấy của người chứng đạo là kết qủa của một qúa trình tu tập quán chiếu tư duy, thiền định lâu dài. Cho nên cái thấy của người chứng đạo nhìn thủng các lớp màn vô minh chấp mắc bao vạn đời kiếp của con người, thấy được cái THỰC TƯỚNG của vũ trụ vạn hữu là "tướng duyên sinh" mà có. Có bằng cái có của "duyên sinh". Nhân duyên còn hòa hợp thì còn gọi là sinh. Khi nhân duyên chia ly thì gọi là diệt. Dưới cái thấy của Tuê nhãn, vạn pháp CÓ mà không thực có. Vì nó không có cái tự ngã chân thật của riêng nó. Nhưng người chứng đạo, cũng không hoàn toàn phủ nhận rằng vạn pháp là KHÔNG, vì vạn pháp không phải trống không, vĩnh viễn không như không của sừng thỏ lông rùa.

Hiền Thánh, Trời Phật tư duy cho sâu sắc, quán chiếu cho tinh tường chân lý, người ta sẽ hiểu tất cả những từ để xưng gọi các địa vị tôn quý đó, cũng chỉ là danh ngôn giả lập mà ra. Hiền thánh là ai ? Trời là ai ? Phật là ai ? Tất cả địa vị ấy, danh xưng tôn qúy ấy đều từ một con người. Dựa vào tiêu chuẩn giác ngộ chân lý trọn vẹn hay chưa mà "ước định" cấp bậc và gán cho cái danh xung ấy. Mà danh xưng giả lập thì cũng chỉ một dạng "duyên sinh như huyễn" của vạn pháp ở trong vạn pháp.

Do vậy, trước cái thấy của người chứng đạo là: KHÔNG CÓ THẬT VẬT và KHÔNG CÓ THẬT TẤT CẢ.



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2011(Xem: 3483)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/08/2011(Xem: 3074)
Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác... cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?
07/08/2011(Xem: 4935)
Chúng ta ở đây; chúng ta hiện hữu và chúng ta có quyền để tồn tại. Ngay cả những thứ không phải hữu tình chúng sinh như bông hoa cũng có quyền để tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực được sử dụng để chống lại chúng, thế thì, trên một trình độ hóa học, bông hoa tự chuẩn bị để sống còn. Nhưng [hơn thế nữa], chúng ta những con người kể cả bao gồm những côn trùng, thậm chí những con ký sinh trùng amip, những động sinh vật nhỏ nhất cũng được xem là những chúng sinh... Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọng và hạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
12/06/2011(Xem: 3808)
Đêm qua, trăng đến muộn vạn vì sao lao xao đời người, tâm nở muộn cơn gió làm lao đao ai người vào huyễn mộng hãy ôm lấy mảnh tâm dù qua bao sóng gió phong sương chẳng bạc màu
08/06/2011(Xem: 5301)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoát và hạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
07/05/2011(Xem: 4012)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
29/04/2011(Xem: 6840)
Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trìnhhọc tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượngrất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Mộthành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
07/04/2011(Xem: 3561)
Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày tóm tắt nội dung của bài kinh Ganaka Moggallana và trình bày con đường tu tập tuần tự của một vị xuất gia để làm nỗi bậc lên quan điểm của Đức Phật đối với sự chứng ngộ.
02/02/2011(Xem: 6494)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
30/01/2011(Xem: 14450)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567