Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh trị liệu của tâm.

22/04/201319:47(Xem: 4774)
Sức mạnh trị liệu của tâm.

Sức mạnh trị liệu của tâm

HUỆ ĐỨC

---o0o---

Đối với người tu thiền, bệnh tật không chỉ có thể điều trị bằng y dược mà còn có thể chữa trị bằng những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nếu mọi hành vi đều được kiểm soát bởi Tâm. Sức mạnh trị bệnh của Tâm (The healing power of Mind) là cuốn sách của một vị sư Tây Tạng - Tulku Thondrup - giới thiệu những bài tập Thiền đơn giản nhằm mục đích giúp hành giả bảo vệ sức khỏe, đồng thời có thể giúp trị bệnh, đặc biệt là có thể đưa hành giả đến giải thoát giác ngộ ngay trong hiện tại. Chúng tôi trích dịch giới thiệu đến bạn đọc một số điểm trong cuốn sach này.

Trong tu tập Thiền quán, một trong những phương pháp hữu hiệu và quan trọng nhất để điều trị bệnh là chuyển mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày thành phương cách hành thiền trị bệnh. Thay vì tách riêng Thiền khỏi đời sống thì hãy đưa Thiền vào đời sống. Bằng cách tỉnh giác trong mọi hoạt động, chúng ta sẽ đạt được trạng thái buông xả, thanh tịnh và hỷ lạc. Nếu chúng ta phát triển quá trình tu tập thành thói quen đúng như chỉ dẫn, thì mọi sinh hoạt đều trở thành phương pháp trị liệu. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nỗ lực trong việc phát triển chánh kiến, chánh tư duy, và chánh nghiệp.

Chánh niệm là nhân tố chính để ta chuyển hóa đời sống hàng ngày. Hãy buông bỏ những âu lo, những tật xấu và chỉ chú tâm vào những hoạt động đang diễn ra. Hãy cởi mở tâm và thư giãn dù đang làm việc bằng trí não hay đang hoạt động bằng chân tay. Hãy chú tâm khi ta đang đi, đứng, ngồi hay nằm. Và hãy dõi tâm khi ta đang nhìn một cái bàn, ngắm một bức tranh, hay đang nghe một bản nhạc hoặc nghe một người nào đó nói. Hãy chú tâm vào bất cứ việc gì mà ta đang làm, khi ấy tâm đạt được trạng thái cởi mở và tỉnh giác, đồng thời hạn chế sự trói buộc của tự ngã.

Một số sách Thiền Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều kỹ thuật cụ thể để biến những sinh hoạt hàng ngày thành cách thực hành tâm linh như một số hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết lời khuyên nào thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

Khi thức dậy

Khoảnh khắc lúc thức dậy có thể là những giây phút ấm áp và yên bình nhất của chúng ta, vì sự hợp nhất của thân và tâm trong giấc ngủ, vì bình minh ló dạng đánh thức ta dậy. Thay vì lao vào một ngày đầy áp lực và hỗn loạn, hãy dành một chút thời gian để cảm nhận sự hợp nhất của thân và tâm. Hãy xả bỏ tất cả với một trạng thái cởi mở và thư giãn.

Hãy hít một hơi thở thật sâu và chậm rãi rồi loại bỏ những lo âu hay những cấu uế tích tụ trong lúc ngủ. Hãy dành vài phút để chú tâm nơi thân và chú tâm vào những cảm xúc. Hãy cảm nhận hơi ấm của cơ thể từ đỉnh đầu cho tới bàn chân. Hãy cởi mở tâm và chú tâm vào cảm giác nóng ấm và hãy cởi mở rồi hòa nhập vào cảm giác đó.

Khuynh hướng hợp nhất như vậy của thân và tâm là nền tảng cơ bản của phương pháp hành thiền đơn giản của ta trong ngày. Khi ta thức dậy, có thể bắt đầu một ngày mới bằng cách suy nghĩ: Tôi sẽ chánh niệm dùng sức mạnh và tỉnh giác làm nền tảng cho những sinh hoạt trong ngày . Sau đó duy trì suốt ngày cảm giác ấm áp và an tịnh mà ta cảm nhận được khi thức dậy, và hãy để những cảm giác đó thấm sâu vào tâm như sự yên ả và sức mạnh của đại dương bao la ngay dưới những làn sóng.

Nếu ta có cảm giác bất an khi thức dậy thì việc khơi mở tâm tỉnh thức đem lại cho ta những giây phút trị liệu tuyệt vời. Do trạng thái tỉnh thức rộng mở như khi ta thức dậy, nên ta có thể đưa trạng thái tỉnh thức vào trong cảm giác bất an đó thì ngay sau đó ta sẽ có cảm giác an ổn hơn. Khi bắt đầu một ngày mới mà cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hãy nhẹ nhàng bắt tay vào công việc thì cảm giác đó sẽ từ từ biến mất. Hoặc ta có thể tập một bài trị liệu để khơi thông năng lượng bị tắc nghẽn trong cơ thể.

Khi thức dậy, chúng ta cũng có thể tưởng tượng như ta đang thức tỉnh khỏi giấc ngủ vô minh và đang hướng tâm tới trí tuệ, sự an tĩnh, hỷ lạc, khinh an và tỉnh giác. Chúng ta có thể cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được như vậy.

Ngay khi thức dậy, thật khó mà khỏi nghĩ tới những phiền muộn, tham vọng và những tình cảm thông thường của thế gian. Tuy nhiên, nếu ta quay về với những cảm xúc thanh thoát, thay vì nắm giả những phiền não đó hoặc để tâm xao động như gió thổi, ta sẽ từ từ hình thành thói quen thức dậy với trạng thái tỉnh giác và cởi mở một cách tự nhiên.

Rất nhiều những chỉ dẫn về Thiền khuyến khích thực hành theo cách như vậy. Hãy tưởng tượng buổi sáng ta bị đánh thức khỏi giấc ngủ vô minh bởi một giọng nói ấm áp của một Bậc Tỉnh giác hay âm thanh từ những nhạc cụ của các vị ấy, như tiếng trống trời chẳng hạn. Ta có thể thực hành một phương pháp Thiền nữa là học cách đón nhận sự che chở của một nguồn sức mạnh tâm linh.

Khi làm việc

Công việc ngốn hết phần lớn thời gian ta thức trong đời. Từ thuở ấu thơ cho tới khi gần trưởng thành, khoảng thời gian là học sinh, chúng ta phải miệt mài học tập hết năm này qua năm khác. Rồi ta lại phải bận rộn với những mưu toan xây dựng sự nghiệp và kiếm sống. Cuối cùng khi về già, ta làm việc cật lực để mong được sống còn, chỉ mong cho thân và tâm cùng còn phối hợp được với nhau và để đẩy lùi những phiền muộn và sự cô đơn của tuổi già.

Trong suốt cuộc đời trên dương gian này, ta không dành phần lớn thời gian để làm gì ngoài ngủ và làm việc. Nếu như chúng ta biết sử dụng thời gian trong đời như một yếu tố để chữa bệnh thì chúng ta có thể biến cuộc đời thành một mỏ vàng về tinh thần và cảm xúc. Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách tập quay về với nội tâm yên tĩnh của chính mình trong mọi tình huống và việc làm.

Bất cứ công việc gì ta làm, như tạp dịch, văn phòng, làm vườn, đóng mộc, hội họa, viết lách, đều có thể được coi là một phương tiện để hiển bày cá tính nội tâm thanh tịnh của chúng ta. Hãy cố gắng tìm cho mình một công việc ưa thích, nhưng cũng phải tìm cho được niềm vui trong công việc mà ta đang làm.

Khi công việc tiến triển tốt đẹp, hãy hân hoan tưởng thưởng mình trong chánh niệm. Khi cảm thấy mệt mỏi hay chán nản, chúng ta cũng có thể điềm tĩnh và chú niệm vào đó. Hãy nghĩ công việc thật là thích thú hoặc chí ít cũng tìm cho được một điểm nào đó trong công việc khiến cho ta thích. Hãy thân thiện với những người mà ta giao tiếp trong công việc. Hãy vui và hài lòng khi những khó khăn trong công việc đã được giải quyết. Cố gắng xem những khó khăn trong công việc là một thử thách hữu ích và coi những thất bại là một bài học rèn luyện về khả năng chịu đựng và buông xả. Nếu chúng ta cảm thấy có khúc mắc hay khó khăn trong tình huống nào đó trong công việc, hãy tự nhủ rằng: Không còn nơi nào để ta thích bằng nơi đây. Ta thích công việc nơi đây . Bằng cách tự thuyết phục mình như vậy, tự tánh vô biên có thể mở ra.

Những tâm niệm như từ bi và những phương pháp phát triển kỹ năng như Thiền quán về ánh sáng không phải chỉ xem nó như là một lý thuyết suông mà phải được đưa vào ngay trong công việc hàng ngày. Đặc biệt là thái độ cởi mở, như là được thực nghiệm khi ta thức dậy, hay nhận được sự chúc phúc vào buổi sáng, có thể làm nền tảng cho cả một ngày làm việc trong ngày. Với tâm cởi mở thì mọi tình huống đều tan biến trong thực nghiệm tâm linh như hoa tuyết rơi vào đại dương .

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2017(Xem: 4320)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tấm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao, nổ súng. Căng thẳng ở tầm mức gia đình hễ nặng bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là bể chén dĩa, và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, chỉ hại cho đàn con. Căng thẳng cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Theo Mayo Clinic, hội chứng căng thẳng có thể tác động vào cơ thể của bạn, vào suy nghĩ của bạn, vào cảm thọ của bạn, và vào cả thái độ của bạn. Căng thẳng không hóa giải được sẽ gây bệnh, như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh mập phì và bệnh tiểu đường.
12/11/2017(Xem: 18158)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
31/10/2017(Xem: 9256)
Đối Thoại Thiền_Giai Không (Thích Bảo Lạc)
21/10/2017(Xem: 7914)
Vỏn vẹn 5 tháng sau khi cho ra mắt cuốn “Thiền Tập Trong Đời Thường” do Ananda Viet Foundation xuất bản, Nguyên Giác lại cho ra đời tác phẩm mới nhất “Thiền Tông Qua Bờ Kia” đã được Cư Sĩ Tâm Diệu – giám đốc điều hành Ananda Viet Foundation cũng là nhà xuất bản ca ngợi như sau, “Điều chúng tôi cảm thấy thích thú là cuốn sách này trình bày rõ ràng nhiều điểm giống nhau rất cơ bản giữa tất cả các trường phái và tông phái Phật Giáo. Chúng tôi xin chúc mừng Cư Sĩ Nguyên Giác về tác phẩm này với công trình khảo sát và dịch thuật rất cẩn trọng của ông. Chúng tôi cũng ước mong độc giả sẽ tìm được lời hướng dẫn và nguồn cảm hứng để chọn cho mình một pháp hành (phương pháp hay môn để thực tập). Vì chỉ có pháp hành (thực tập) mới giúp cho hành giả chúng ta an trú tâm và an tịnh nội tâm.”
18/10/2017(Xem: 8342)
Thiền dưới ánh sáng Khoa Học - Thích Nữ Hằng Như
12/09/2017(Xem: 4602)
Đối với một người quan tâm đến thành tựu giác ngộ thì việc tu học có quan trọng hay không? Một số dòng truyền thừa đặt nặng việc hành thiền hơn tu học, và nói rằng không cần thiết phải tu học, vì điều này chỉ khiến tâm tràn đầy tư tưởng, và tư tưởng thì không phải là thiền. Tạp chí Mandala đã chọn lựa và trưng cầu ý kiến cùng sự quan sát của một số lạt ma, học giả và hành giả.
25/08/2017(Xem: 5548)
Việc tu hành của người theo đạo Phật là nhằm tu sửa, thanh tịnh hoá Thân Tâm. Phật dạy Con Người do năm Uẩn hợp lại mà thành. Đó là Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn. Sắc ở đây ám chỉ cơ thể của chúng ta, còn bốn uẩn kia hợp lại là Danh. Danh là một tên gọi khác của Tâm. Như vậy Sắc là vật chất nên có hình tướng, màu sắc, chúng ta có thể nhìn thấy và sờ mó được. Còn Tâm thì chỉ là ý niệm, khái niệm hay là trạng thái nên nó trừu tượng, không nhìn thấy, không va chạm được, thì làm sao sửa đổi hay thanh tịnh Tâm? Cho nên, nếu như chúng ta không hiểu rõ Tâm là gì thì rất khó mà tu tập.
21/08/2017(Xem: 4942)
Bài này sẽ trình bày một số pháp vào định, dựa trên nhiều truyền thống. Tuy được viết để trả lời nhiều thắc mắc, bài này vẫn là một khảo sát không thẩm quyền, vì bản thân người viết tu học chưa tới đâu. Trong các phần dựa vào kinh và luận, hy vọng các ghi chú cuối bài sẽ làm sáng tỏ hơn. .
13/08/2017(Xem: 9157)
Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi. Đầu tiên, thầy nói chuyện với những ai mới tập thiền, một số sư, một số ni chưa quen; và nhất là chúng điệu và cư sĩ. Ai ngồi kiết già, bán kiết già được thì ngồi, ai không có già nào cả, cũng không sao. Trong trường hợp này, lựa chọn thế ngồi cho thoải mái, lưng phải thật thẳng, giữ đầu và cổ tương đối vững vàng, đừng gục xuống mà cũng đừng thẳng đuột. Tuy nhiên, tốt nhất nên tập ngồi kiết già hoặc bán già vì các con còn trẻ, trẻ thì dễ tập, dễ uốn!Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi.
08/08/2017(Xem: 4753)
Chúng ta gọi “trận đồ tâm thức” để chỉ cho những gì gian nan, khó hiểu, tự nhiên chệch ra ngoài sách vở… Bởi vì, có một số người tập Thiền một thời gian, thế rồi đâm ra hoang mang, lo lắng, khi nhìn thấy cái rỗng rang của tâm thức như nhảy vào vực sâu. Trong khi đó một số người tập thiền rồi tự xưng là Phật, là A La Hán đương đại duy nhất, là đại giáo chủ, là siêu sư phụ, và là vân vân. Có phải vì họ đã nhìn thấy hào quang? Có phải họ đã nghe tiếng lạ? Có phải vì họ thấy toàn thân lay động như có cõi vô hình nhập vào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567