Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền với vũ điệu Chăm.

22/04/201319:41(Xem: 5367)
Thiền với vũ điệu Chăm.

THIỀN VỚI VŨ ĐẠO CHĂM

Thông Thanh Khánh

---o0o---

Nếu có dịp tiếp xúc với văn hoá Chăm thì bất cứ góc độ nào, ta điều bắt gặp được nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của vũ đạo. Có thể nó, nghệ thuật truyền thống được thể hiện một cách đầy đủ nhưng tình cảm cũng như quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng vốn chịu nhiều chi phối của nền văn hoá Ấn Độ. Vũ đạo ở đây có một sức hút và chi phối một cách tích cực trong cuộc sống tinh thần, một sức sống mãnh liệt của cộng đồng vốn đã được ăn sâu vào tâm hồn của mỗi con người ngay khi còn tấm bé. Đề cập đến Vũ đạo, các sách, ở các thế kỷIV như An Nam Chi Lược, thế kỷ XV như Đại Việt Sử Ký, thế kỷ XIX như Giám Khâm Định Việc Sử Thông Giám Cương Mục, đã có những ghi chép hết sức quan trọng. Vũ đạo ở đây còn nâng lên thành một nghệ thuật hàng đầu trong cuộc sống tinh thần, tôn giáo – một khả năng truyền tải tín hiệu của cái đẹp đến khắp tất cả mọi người, làm say đắm biết bao tâm hồn yêu mến nghệ thuật. Lại nữa,ta hãy để tâm hồn thật lắng trong mỗi lần thưởng thức các động tác trong Vũ đạo, ta sẽ bắt gặp một hơi thở thiền đang được các nghệ sĩ Vũ đạo lay chuyển từ đôi bàn tay tài hoa biến hoá thành những động tác đặc biệt. Thật vậy, nếu như trà đạo là sự giản dị mang tính sơ khai, nghệ thuật bắn cung, đấu kiếm của võ sĩ đạo đòi hỏi tính nguyên tắc, tập trung cao trong mõi động tác, được phát huy phổ biến ở Nhật Bản, thì với Vũ đạo Chăm, những động tác luân chuyển, các tư thế trong các bài vũ là mức công án tối càn thiết, giúp cho những người đâng thưởng thức bước vào chiều sâu của sự suy tưởng. Vũ đạo và âm nhạc là cặp song sinh không thể tách rời nhau, âm nhạc đưa tâm hồn tha nhân bước vào sự tìm kiếm thực thụ… Tiếng kèn Saranai hướng dẫn, trống ghi – năng thúc gijuc, dù bận bịu lo toan đến đâu đi nữa, mỗi chúng ta đều say mê nhập cuộc trong sự tĩnh lặng !

Ta hãy quan sát nghệ thuật điêu khắc tượng Vũ nữ Trà Kiệu ở giai đoạn thế kỷ XIV - XVII, và tượng Bồ Tát (Avalokitesvara) ở thế kỷ XV để thấy rõ hơn điều đó. Với quần thể tượng Vũ nữ Trà Kiệu được các nghệ sĩ Chăm thổi vào những luồng tư tưởng, mà âm hưởng của nóa vẫn là sự tìm ẩn của dấu ấn thiền. Chẳng hạn với tư thế đứng ở đay, dáng ddwsnfgs của vũ nữ thgwowfng là dạng nghiêng, chân tạo thành hình lá nhĩ, bàn chân trái đưa cao, các ngón chân chụm lại hướng về phía trước tạo thành một góc độ cân đối hoàn chỉnh. Quần thể tượng Bồ Tát ở đây, tiêu biểu là tượng Bồ Tát được tìm thấy ở Phan Thiết, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh mang ký hiệu BTLS.591. Tượng được kết cấu theo thế đứng nghiêng, chân phải đưa về phía trước, chân trái đứng thế thẳng, nghiêng mình theo cánh tay trái, lòng bàn tay cầm vòng, tay phải từ vai đến khuỷu tay buông thẳng, từ khuỷu tay đến cổ tay đưa lên, lòng bàn tay cầm hoa sen. Với khuôn mặt biểu thị là Bồ Tát đang chìm đắm trong suy tưởng. Với tư thế này vẫn không thoát ra được phong cách tượng vũ nữ Trà Kiệu. Tới đây, ta có thể cho thất rằng âm hưởng của nghệ thuật vũ điệu đã có một sức hút mãnh liệt và dường như thấm sâu vào trong tư tưởng của nghệ sĩ Chămpa lúc đương thời, tư tưởng Phật giáo Đại thừa được xem như là một chất xúc tác mạnh mẽ, góp phần vào sự kiến tạo nên một nghệ thuật vũ đạo đặc sắc, qua đó chúng ta còn tìm thấy nét phảng phất của một tinh thần Duy ma độc đáo đang tìm ẩn. Vũ đạo Campuchia của người Khmer ngược lại, mang sắc thái sâu đậm của nghệ thuật Riêm Kê, một dị bản của trường ca Ramayana thiên về sự mô tả tính cách nhân vật, cầu kỳ trong các động tác vũ và đòi hỏi sự ppối cảnh cao. Ngược lại với Vũ đạo Chăm, một nét tương đồng gần như Trà đạo là tuy xuất phát từ tính cách cộng đồng qua âm hưởng nghệ thuật trường ca Ramayana của Ấn Độ, nghệ sĩ Chăm qua tư tưởng phật giáo Đ ại thừa, đã loại bỏ hoàn toàn những vướng chấp mà ta thường thấy hầu như ở các nghệ thuật vũ đạo Đông Nam Á. Chỉ bằng các động tác bình thường nhất của người Vũ đạo với một không gian đơn sơ nhất, thậm chí như đố chỉ là một không gian trống rỗng nghèo nàn, mà Vũ đạo Chăm có thể lay chuyển tâm hồn tha nhân tìm đến một sự thăng hoa thực thụ trong bản thể “ chơn như” của mỗi hành giả đang bước theo con đường thiền định.

---o0o--- Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2017(Xem: 5399)
Chúng ta gọi “trận đồ tâm thức” để chỉ cho những gì gian nan, khó hiểu, tự nhiên chệch ra ngoài sách vở… Bởi vì, có một số người tập Thiền một thời gian, thế rồi đâm ra hoang mang, lo lắng, khi nhìn thấy cái rỗng rang của tâm thức như nhảy vào vực sâu. Trong khi đó một số người tập thiền rồi tự xưng là Phật, là A La Hán đương đại duy nhất, là đại giáo chủ, là siêu sư phụ, và là vân vân. Có phải vì họ đã nhìn thấy hào quang? Có phải họ đã nghe tiếng lạ? Có phải vì họ thấy toàn thân lay động như có cõi vô hình nhập vào?
18/07/2017(Xem: 5639)
Một thời, người học Phật đã quen nghĩ rằng Tổ Sư Long Thọ đã khai sơn ra hệ tư tưởng Bát Nhã, nổi bật là câu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật" trong Kinh Kim Cang. Thực ra, chính Đức Phật đã nói về pháp Định Vô Tướng rất nhiều lần trong Tạng Pali. Tuy nhiên, bài này sẽ nói tới pháp thế gian trước, rồi mới bàn về pháp xuất thế gian sau. Vì chúng sanh ưa chấp tướng. Có phải Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc – vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới -- là một Phật Tử tàng hình? Nếu đúng như thế, hiển nhiên là một bất ngờ.
25/06/2017(Xem: 5615)
Nhiều người đã nhìn về thiền tập như là những gì rất gian nan, rất khó cho người trong đời thường. Thực tế, đúng là sẽ rất khó khăn, nếu chúng ta thử ngồi yên trong nửa giờ -- chỉ nói ngồi yên thôi, chưa cần nói tới việc liên tục giữ được tâm tỉnh thức an tịnh (như pháp chỉ) hay liên tục giữ được tâm tỉnh thức quán sát (như pháp niệm thân, thọ, tâm, pháp).
25/06/2017(Xem: 10306)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
11/06/2017(Xem: 5070)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả những lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho quý bà đang mang thai? Và khi quý bà thiền tập, bào thai sẽ lợi ích ra sao?
03/06/2017(Xem: 4337)
Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.
21/05/2017(Xem: 6596)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải hiện là chủ bút của tờ Việt Báo ở Nam California và trang tin vietbao.com. Anh đã xuất bản cả thảy 8 cuốn sách về Phật Giáo và Thiền. Đây là cuốn sách thứ 9. Sách dày 275 trang, ấn loát rất mỹ thuật theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, do Ananda Viet Foundation xuất bản và Amazon phát hành. Sách đã được cư sĩ Tâm Diệu thuộc Thư Viện Hoa Sen giới thiệu như sau:
17/05/2017(Xem: 12646)
Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
04/05/2017(Xem: 5848)
Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á. Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".
21/04/2017(Xem: 5639)
Ở Little Saigon hiện nay có nhiều lớp dạy thiền, không ngoài mục đích giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ, trong đó bệnh là một trong những khổ đau của con người, cả thân và tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]