Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diễn Văn Khai Mạc - HT Thích Minh Tâm

07/09/201113:55(Xem: 2435)
Diễn Văn Khai Mạc - HT Thích Minh Tâm

DIỄN VĂN KHAI MẠC

NGÀY HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI CHƯ VỊ TỔ SƯ

NGÀY VỀ NGUỒN LẦN THỨ V (2011)

TẠI CHÙA THIỆN MINH, LYON, PHÁP QUỐC

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Trưởng lão cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn lần thứ 5 hôm nay,

Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni khắp nơi, vì không gian cách trở, hoặc vì phật sự tại địa phương, đã không thể quang lâm chứng minh, tham dự,

Kính thưa toàn thể quý Phật tử,

Chúng ta cần lắng đọng tâm tư trong những giờ phút tụ hội trang nghiêm này, trước hết để tri ân Đức Thế Tôn và chư lịch đại Tổ Sư đã chứng ngộ và hoằng hóa suốt hơn 25 thế kỷ qua để đến thời kỳ mạt pháp, chúng ta vẫn còn được phước duyên tiếp nhận Chánh Pháp tối thượng; thứ đến, trong niềm tri ân sâu sắc đối với tiền nhân, những người xuất gia và tại gia chúng ta ngày nay, cũng nên ý thức trách nhiệm của mình trước sự suy vi của đạo pháp trong vận nghiệp chung của dân tộc và nhân loại.

Trách nhiệm ấy, nói đơn giản, là việc gìn giữ cho ngọn đèn Chánh Pháp luôn bừng tỏa, không bị lu mờ hay lịm tắt trước những cơn gió chướng của nghiệp báo và phiền não, của hoàn cảnh và nhân tâm.

Nhiều năm qua, từ trong nước ra đến hải ngoại, Tăng đoàn luôn bị quấy phá, vu hãm, lạm dụng, khiến nẩy sinh những tà pháp, tà nhân, ác pháp, làm vẩn đục thể diện của hàng ngũ xuất gia, đẩy hàng phật-tử sơ tâm vào lưới nghi trùng trùng, không thể phân biệt đâu là nẻo chánh để đi, đâu là đường tà để tránh. Lý tưởng mờ mịt, đường đi không thấy, làm sao đạt đến mục đích tối hậu của giải thoát giác ngộ!

Từ khả năng và hoàn cảnh riêng biệt của mỗi cá nhân, chúng ta đã nỗ lực khá nhiều để vực dậy những gì cao đẹp bị đốn ngã, nhẫn nại dọn dẹp những rác rưới do ngoại đạo ác đảng vung vãi trên đất lành của chúng ta. Nhưng ngần ấy chưa đủ, và có thể nói rằng không biết đến bao giờ mới gọi là đủ. Bao lâu thế gian này còn phiền não và thống khổ, trách nhiệm của chúng ta vẫn còn. Điều cần làm trước mắt là tất cả chúng ta phải tri nhận con đường mà Đức Phật và lịch đại Tổ Sư đã kinh qua: vận dụng sức mạnh của Tăng đoàn để hóa giải những dị biệt, vượt qua những chướng ngại, đồng tâm đồng lực trong sứ mệnh thắp sáng ngọn đèn tuệ giác mà soi chiếu cho nhân loại và chúng sanh.

Sức mạnh của Tăng đoàn ấy là gì? – Là sự hòa hợp, cảm thông, hiểu biết. Để có sự hòa hợp của đại chúng, mỗi cá thể phải tự đặt mình trên cương vị của một đại trượng phu ở trong ngôi nhà Đại bi của Như Lai, khoác áo Nhẫn nhục của Như Lai, và ngồi trên tòa “Nhất thiết pháp không” của Như Lai. Một cách vắn tắt, từ nơi vô ngã, vô trụ mà xác định lập cước của mình giữa thế gian, trong mọi thời đại. Đây là con đường duy nhất và tối thượng của hàng đệ tử Phật; và đây cũng chính là lý do, chúng ta cần thường xuyên hội họp để giảng luận Chánh Pháp, trùng tuyên Luật tạng như Phật huấn thị.

Trong tinh thần đó, chúng ta đã đồng tâm tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại hàng năm mà năm nay là lần thứ 5.

Kính thưa quý liệt vị,

“Tăng già hòa hợp” là tiêu chí của tất cả những con Phật còn ưu tư thao thức với tiền đồ đạo pháp. Tiêu chí này khi được áp dụng vào hành động thực tế, tất nhiên sẽ bị ngoại đạo, ác đảng và những người vong thân, lìa cội, ra sức công kích, hủy báng. Nhưng học theo Phật, chúng ta không tranh cãi với thế gian. Chúng ta chỉ cần biểu hiện con đường quang minh của mình. Con đường ấy, nhìn lui về quá khứ, không quên ân đức sâu dày của tiền nhân, hướng về tương lai, không thể lãng quên sứ mệnh dẫn dắt đàn hậu học. Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, tổ chức Giới Đàn Quảng Đức, chính là biểu hiện tối thiểu mà chúng ta có thể làm được để hướng tâm về việc trang nghiêm bản thể Tăng đoàn.

Vô cùng hoan hỷ trước sự tụ hội thanh tịnh hòa hợp của chư tôn thiền đức Tăng Ni xa gần, chúng tôi xin thành kính ngỏ lời cung nghinh, và xin long trọng tuyên bố khai mạc Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn lần thứ 5 tại đạo tràng Chùa Thiện Minh hôm nay.

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại

Sa môn Thích Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2021(Xem: 7415)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
06/10/2020(Xem: 13260)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
28/02/2020(Xem: 13056)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
24/10/2019(Xem: 8781)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
13/10/2019(Xem: 13083)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 27943)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
02/05/2019(Xem: 12188)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
01/06/2018(Xem: 29970)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
15/12/2017(Xem: 137780)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
28/05/2017(Xem: 11218)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]