Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Thiền Cảnh Ngữ

22/04/201318:31(Xem: 6336)
Tham Thiền Cảnh Ngữ

THAM THIỀN CẢNH NGỮ

Thiền Sư Bác Sơn

Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

TỰA

Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải, cho nên giữ thành trì nghiêm ngặt ban đêm vọng gác đánh mõ cầm canh, bỗng có biến động thì cũng không sao, vì đã có phòng bị trước.

Con người có cái họa lớn sanh tử là giấc mộng dài muôn kiếp chẳng tỉnh, huống sáu căn làm môi giới cho giặc hằng ngày cướp của báu trong nhà. Nếu chẳng phải đấng Đại giác dùng lời thống thiết cảnh tỉnh thì suốt đời say sưa trong giấc mộng biết đến ngày nào mới tỉnh ngộ. Chẳng những lúc ngủ làm chủ chẳng được, mà ngay cả ban ngày mở mắt nói mơ rất nhiều. Cho nên Đại sư Bác Sơn nương sức bi nguyện đến làm Đại Y Vương dùng một vị Già Đà trị bệnh nghiệp điên cuồng cho mọi người. Do đó, có khai thị năm chương Cảnh Ngữ về thiền bệnh rất đơn giản thẳng tắt; cái bệnh trong xương tủy của người tham thiền đều được nói qua. Lời khai thị hạ thủ công phu trong sách này rất khẩn yếu, thật là một quyển sách mới thiết yếu cho cửa Thiền, cũng là thuốc tiên cứu thế.

Thiền cũng là giả danh không có thật thể, làm sao có bệnh? Bởi vì người tham thiền phần nhiều khởi lên chấp tình lầm hiểu, bị tâm ý thức đánh lừa sát hại, chẳng hướng lên trên cơ cảnh tìm, lại nhằm vào trong học giải kiếm, hoặc bị ngôn cú cổ nhân làm chướng ngại tâm, hoặc bị chết chìm trong tử thủy, hoặc ngồi trong cái vỏ vô sự, chẳng phải tâm linh lợi chết chẳng được, cho nên mạng căn khó cắt dứt, sanh diệt rõ ràng, toàn thân đều là bệnh của ta, chứ chẳng phải thiền có bệnh. Thậm chí thành cuồng trước ma, Phật cũng chẳng thể cứu, đây là bệnh nghiệp, chứ chẳng phải thiền bệnh. Giả sử cho chết được các thứ tâm, mà chẳng chịu hạ thủ công phu cùng với lý pháp thân tương ưng, chẳng từng đạp lên trên cái ngạch cửa hướng thượng, ngồi ở trong thùng cơm khinh an tự tại, cái khinh an này chính là thiền bệnh.

Cho nên có vị Tăng hỏi Cổ Đức: Thế nào là thanh tịnh Pháp thân?

Cổ Đức đáp: Nguồn gốc của vô lượng bệnh lớn.

Lời này như gai gốc nuốt vào mửa ra thật khó. Cổ nhân từ trong chân tham thật ngộ, bệnh qua một phen rồi cho các Ngài duỗi tay tiếp độ chẳng loạn hạ kim, dùi (châm tủy), cần phải gặp người tuyệt khí tức, biết ngứa ngáy mới chịu chẩn bệnh. Thế nân, biết bệnh mới trừ được bệnh, chữa mình rồi sau mới chữa người đúng là “người bệnh lâu năm trở thành thầy thuốc”.

Đại sư Bác Sơn từ trước đến nay tham cứu đạo này rất là dung thông, ngôn cú nào của Ngài cũng đều trong kinh nghiệm chứ chẳng phải cố làm ra lời huyền diệu cao siêu, khiến cho người chẳng biết, mà là cảnh giới thân chứng, thật tu thường ngày, thấy đến, nói đến, làm đến, dùng đến. Nghĩa lý tinh minh biện tài vô ngại, vì thế Ngài nói sâu sắc về thiền bệnh như cầm cái gương ngọc của Cung Tần soi thấy gan mật của quần thần một mảy lông trốn cũng chẳng được. Xưa nay người ngồi giường thiền tự xưng là Thiện tri thức nói thiền hay như Sư thật là hiếm có. Nhưng thiền bệnh rất khó nói, nói cũng chẳng làm sao hết được. Bệnh tức là bệnh của Pháp thân, Pháp thân vô số bệnh đâu có cùng tột. Người cứu bệnh Pháp thân, lấy bệnh làm phương thuốc hay, lấy bệnh làm cơm nước thường dùng trong nhà, lấy bệnh làm áo lót, là do mình dùng hay hoặc không hay mà thôi; cổ nhơn du hí ở trong bệnh để làm Phật sự. Bởi vì thấy rõ Pháp thân vô chủ bệnh tự lành ngay, cho nên Động Sơn nói: “Lão Tăng lúc xem chẳng thấy có bệnh”; chỉ do vọng tưởng chấp trước nên thiền bệnh đua nhau sanh. Xưa, Phật nói ma sự của Ngũ ấm trong kinh Lăng Nghiêm và biến kế của ngoại đạo tức là việc trong thiền bệnh của người thời nay. Vậy chấp tức thành ma, kế tức là ngoại đạo, chẳng chấp chẳng kế cũng chưa là bệnh. Vì thế nói: “Chẳng khởi tâm cho là thù thắng thì gọi là cảnh giới lành, nếu cho là chứng thánh thì liền rơi vào bầy tà”. Kinh Pháp Hoa nói: “Có một vị Đạo sư biết rành đường thông bít hiểm nạn cho nên có thể dẫn dắt những người kia đến bảo sở”. Vậy quyển sách này của Đại sư chính là chiếc thuyền cho đời mạt pháp, là con đường tắt cho kẻ sơ tâm, chẳng những hữu ích cho ngày nay cũng bổ ích cho tương lai. Người quyết chí muốn tham thiền hạ thủ công phu cầu đại ngộ chịu xem kỹ sách này thì biết làm cách nào để cho nghi tình phát chẳng khởi liền phát khởi, gốc bệnh chưa phá liền phá, như vạch cát bày ngọc, cho người tự lấy, như vẹt màn sương mù thấy bầu trời khiến cho người chẳng mê, như ở trong bước đường cùng có đường xuất thân, trong câu chết (tử cú) có câu cứu sống người, như hạt châu tròn lăn trên mâm, chẳng trệ một lời. Diệu dụng của sách này như thế, mọi người biết ý theo đây dụng tâm thì có thể ngồi hoặc ngủ kiến đạo chẳng tốn nhiều tiền giày cỏ mà thẳng đến ruộng đất đại an lạc, cùng với Phật Tổ đồng thở chung một lỗ mũi. Người lấy đây tự cảnh tỉnh rồi cảnh tỉnh người; lại lấy đây tự chữa lành bệnh rồi chữa lành bệnh cho người, cũng gọi là Hiện tại y vương, khiến cho mạng mạch Tổ sư lưu thông, quốc mạch cùng huệ mạch đều kiên cố, ngõ hầu chẳng phụ phương tiện nguyện lực của Đại sư từ bi chỉ dạy.

Niên hiệu Vạn Lịch năm Tân Hợi (1611) tháng Mạnh Thu.

Tín Châu, đệ tử Lưu Sùng Khánh kính đề.

LƯỢC TRUYỆN TÁC GIẢ

Hòa thượng Bác Sơn (1575-1630), họ Sa, tên Đại Hy, tự là Vô Dị, người đời thường gọi là Ngài là Thiền sư Vô Dị. Sư năm 16 tuổi phát chí xuất gia, đến chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng nghe giảng kinh Pháp Hoa, cảm khái than: “Cầu điều đó ngay nơi mình, há có thể đuổi theo câu văn mà được ư!”

Sư bèn bỏ đi Kiến Vô lễ Pháp sư Ngũ Đài Thông cạo tóc xuất gia. Đầu tiên tu tập Chỉ quán. Sư ngồi tu dưới cội tùng chẳng biết ngày đêm, muỗi mòng bu đầy trên thân như cắn cây khô, bên trong chẳng biết có thân tâm, bên ngoài chẳng thấy có núi sông đại địa, trải qua năm năm, dù lạnh dù nóng cũng không ngừng nghỉ.

Sau đó, Sư đến Pháp sư Hồng, ở núi Siêu Hoa thọ giới Tỳ kheo, nghe nói Đại sư Thọ Xương Huệ Kinh ở núi Nga Phong xiển pháp của Tào Động, Sư qua yết kiến, thấy ngài Thọ Xương đầu đội nón lá, vác cuốc giống như người nhà nông, tâm bèn sanh nghi. Sư bỏ đi về đất Mân (Phước Kiến) ở núi Bạch Vân Phong ba năm, viết thư trình sở đắc lên Thọ Xương. Thọ Xương viết thư phúc đáp rằng: “Đó chẳng phải là đệ nhứt nghĩa”. Sư mới biết mình lầm, bèn đốt thư đi. Sư càng để tâm vào tông thừa, xem lời của Thuyền Tử nói: “Chỗ ẩn thân không tung tích, chỗ không tông tích chớ ẩn thân”, nghi tình liền phát khởi, đến nổi quên ngủ quên ăn trải qua hơn một năm. Một hôm Sư xem Truyền Đăng Lục thấy Triệu Châu bảo Tăng rằng: “Phải ra ngoài ba ngàn dặm gặp Thiện tri thức mới được”. Sư bất giác tỉnh ngộ, như bỏ được gánh nặng ngàn cân, tự cho rằng đại ngộ, chạy đến yết kiến Thọ Xương, Thọ Xương chẳng công nhận. Sư mới hổ thẹn, từ đó y chỉ Thọ Xương nổ lực cầu đạo đến nổi thân hình khô héo, mặt mũi nám đen, còn da bọc xương mà tinh tấn chẳng lùi.

Một hôm, Thọ Xương nhận lời Ngọc Sơn thỉnh muốn Sư cùng đi, Sư từ chối. Thọ Xương nói: “Hôm nay có người thuyết pháp cho ông nghe chóng làm cho ông ngộ”. Sư mới chịu đi. Dọc đường luận về chỉ thú ngũ vị quân thần, Sư nói lưu lót chẳng ngừng, Thọ Xương đều công nhận, rồi hỏi lại Sư: “Như lời Phật Ấn nói con kiến biết tìm chỗ tanh đến, ruồi xanh hay đến chỗ thối tha là thuộc về quân vị hay thần vị?”

Sư đáp: Thuộc về thần vị.

Thọ Xương quở: Sẽ có người cười ông.

-Tại sao trước nói phải mà bây giờ nói chẳng phải?

-Một chẳng phải thì tất cả chẳng phải.

Đến Ngọc Sơn, Sư ngồi kiết già trên tảng đá, bỗng nghe tượng Hộ Pháp Già Lam ngã xuống đất, trong tâm hoát nhiên, vội làm kệ tụng trình Thọ Xương:

Ngọc Sơn dụ nhứt ngôn

Tâm hưu ngũ lộ tuyệt

Kỳ đà huyền giải hội

Như phất thang nghiêu tuyết

Một ba tỷ kim châm

Hảo nhân duyên thời tiết

Mai nhụy đỉnh khô chi

Đào hoa khai cửu nguyệt

Xúc mục như hưu biện biệt

Cấp thủy than đầu phao thảm can

Nịch sát vô hạn anh hùng khách.

Dịch nghĩa:

Ngọc Sơn dạy một lời

Tâm dứt, ngữ ngôn bặt

Bao nhiêu hiểu huyền diệu

Như tuyết gặp nước sôi

Kim vàng không lỗ trôn

Nhân duyên thời tiết tốt

Cành khô sanh hoa mai

Hoa đào nở tháng chín

Đầu ghềnh nước đổ ném gậy dò

Chìm chết vô hạn anh hùng khách.

Thọ Xương nói: “Một đến nhiều cửa, lại đến cửa. Bởi vì tâm trí giải tuyệt mà mạng căn chưa dứt”.

Sư càng tự cố gắng, ở riêng trong Tông thừa đương ngày đêm chẳng chịu ngủ nghỉ. Một hôm, Sư đi cầu xí thấy người leo cây bèn ngộ chí đạo, chạy đến yết kiến Thọ Xương, vừa vào cửa liền lễ bái.

Thọ xương hỏi: Ngày gần đây như thế nào?

Sư đáp: Có con đường sống chẳng cho người biết.

-Vì sao chẳng cho người biết?

-Chẳng biết, chẳng biết.

Thọ Xương nhắc lại công án: “Bà già đốt am đuổi Tăng” và hỏi “Thủ đoạn bà già như thế nào?”

Sư đáp: Vàng ròng thêm màu mà thôi.

Thọ Xương lại cử câu: “rồng gầm, cọp rống”, bảo Sư làm kệ tụng.

Sư liền cầm bút lập tức viết:

Sát hoạt tranh hùng các hữu kỳ

Mơ hồ nhục nhãn hạt năng tri

Thổ quang bất toại thời lưu ý

Y cựu xuân phong trục mã đề.

Dịch nghĩa:

Giết cứu tranh hùng đều diệu kỳ

Mơ hồ mắt thịt đâu thể hay

Nói ra chẳng toại lòng ai cả

Du xuân gió mát vẫn y xưa.

Thọ Xương cười nói: Ông hôm nay mới biết ta chẳng dối gạt ông.

Sư hỏi: Về sau còn có việc gì nữa hay không?

-Lão Tăng chỉ biết mặc áo ăn cơm.

-Há không có phương tiện ư?

-Ông về sau được ngồi mặc áo, không còn tính toán là đủ rồi.

Thọ Xương bèn nói kệ truyền pháp:

Bổn nhiên thanh tịnh hằng như nhiên

Khế chứng đa sanh trị hữu duyên

Xúc mục hổn dung giai chi điệu

Thông thân tác dụng tổng hư huyền.

Ngũ tông cực tắc cơ tề quán

Tâm tạng tinh vi lý cộng viên

Bất ngại cổ kim phàm thánh sự

Như Lai thiền hợp Tồ Sư thiền.

Dịch nghĩa:

Xưa nay thanh tịnh hằng như nhiên

Khế chứng nhiều đời gặp hữu duyên

Chạm mắt hổn dung đều chí diệu

Toàn thân tác dụng thảy hư huyền.

Năm tông cực tắc cơ đồng quán

Ba tạng tinh vi lý cũng viên

Chẳng ngại xưa nay việc phàm thánh

Như Lai thiền hợp Tổ Sư thiền.

Lại phó chúc thêm: “Hãy lấy vô tâm tương tục làm chánh dụng, tận pháp hành trì, đền đáp cái ơn chẳng thể báo đáp bằng cách làm lợi ích cho người chánh tín có duyên”. Lúc ấy Sư mới 27 tuổi.

Sư qua Nga Hồ thọ giới Bồ tát, ở lại sáu tháng rồi trở về đất Mân, nhận lời mời thỉnh đến Viện Tổ Ấn ở Tín Châu, sau đó Sư dời về Bác sơn, bèn trao cho Sư cái nghi quỷ thọ giới để làm Luật sư. Từ đó Thiền Luật song hành, tông phong rất hưng thạnh. Miền Bắc đến Yên Đô (Bắc Kinh), miền Nam đến tận Giao Chỉ (Việt Nam), người nghe tiếng Sư mỗi năm tìm đến có hàng ngàn.

Sư đã từng nhận lời mời đến chùa Thiên Giới ở Kim Lăng (Nam Kinh) thuyết pháp. Chùa ấy rộng mấy mươi dặm, có thể dung nạp mấy trăm vạn người, lúc ấy nón giày vân tập chùa thành ra nhỏ. Tổn phí cơm nước mỗi ngày hơn bạc vạn mà mỗi người chỉ được ăn một chén cơm với vài cọng rau mà thôi.

Niên hiệu Sùng Trinh năm Canh Ngọ (1630), Sư từ Kim Lăng trở về, tự nói: “Ta xuất thế quá sớm thì tạ thế cũng sớm”. Sư bèn sai đệ tử xây tháp. Kiết hạ, Sư trước tác Tông Giáo Thông Thuyết một quyển, trình bày hết những điều huyền ảo, sách viết chín tháng mới xong. Sư bèn thị hiện có chút bệnh, đến nửa đêm ngày 17; Sư gọi Thủ tọa Trí Mẫn đến giường dặn dò áo nghĩa Tông thừa rồi cười.

Thủ tọa hỏi: Hòa thượng an chăng?

Sư đáp: Được chút thọ dụng.

-Còn có cái chẳng bệnh chăng?

-Nóng làm sao ấy!

-Đến đi tự tại thế nào?

Sư đòi bút, viết bốn chữ lớn “Rõ Ràng Phân Minh”, rồi ném bút, ngồi tịch. Sư thọ 66 tuổi đời, 41 tuổi đạo.

Pháp tôn là Hoằng Hàn, Hoằng Dũ gom góp Ngữ Lục của Sư thành Quảng Lục ba mươi hai lăm quyển lưu hành ở đời (xem Tục Tạng Kinh).

Năm sau, Ngày 21 tháng 10 năm Tân Vị (1631) đem toàn thân Sư nhập tháp trên ngọn Thê Phụng Lãnh ở phía Tây chùa. Sư để lại ngôn thuyết Pháp thân chia làm chín loại, trong đó bộ Tham Thiền Cảnh Ngữ là kinh nghiệm của chính Sư đã trải qua, vì người phát tâm Tối thượng thừa, chỗ đau châm trên mũi dùi, lúc trợt thì đưa gậy cho nắm, thật đáng là linh đơn thay xương đổi cốt vậy.

CHƯƠNG I
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
NGƯỜI MỚI PHÁT TÂM THAM THIỀN

Tham thiền đầu tiên cần phải phát tâm phá vỡ sanh tử cho vững chắc, thấy rõ thế giới, thân tâm thảy đều là giả duyên không có chủ tể. Nếu chẳng phát minh cái lý vĩ đại sẵn có thì tâm sanh tử chẳng vỡ. Tâm sanh tử đã chẳng vỡ thì làm sao trừ được con quỷ vô thường giết người trong mỗi niệm chẳng dừng. Hãy đem một niệm này làm viên ngói gõ cửa, tương tợ như ngồi trong đống lửa lớn muốn cầu thoát ra, đi bậy một bước chẳng được, dừng lại một bước chẳng được, sanh một niệm khác chẳng được, mong người khác cứu chẳng được. Ngay lúc ấy chỉ cần chẳng màng đến lửa lớn, chẳng màng đến thân mạng, chẳng mong người cứu, chẳng sanh niệm khác, chẳng chịu tạm dừng, chạy thẳng đến trước, chạy được thoát mới là tay tài giỏi.

Tham thiền quý ở chỗ khởi nghi tình. Cái gì là nghi tình?Như sanh chẳng biết từ đâu đến, chẳng được chẳng nghi chỗ đến. Tử chẳng biết đi về đâu, chẳng thể chẳng nghi chỗ đi. Cửa ải sanh tử chẳng phá vỡ ắt nghi tình liền phát, treo ở trên lông mày, buông cũng chẳng xuống đuổi cũng chẳng đi. Bỗng một mai đập vỡ khối nghi, hai chữ sanh tử thành cái đồ tầm thường trong nhà. Cổ Đức nói: “Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ, chẳng nghi chẳng ngộ”.

Tham thiền đem chữ tửdán trên trán, coi cái thân tâm máu thịt này như đã chết, chỉ có một niệm muốn tham cứu hiện tiền. Một niệm này như thanh Ỷ thiên trường kiếm, nếu chạm nhằm lưỡi bén thì chẳng thể được, nếu bỏ bê để lụt ắt là kiếm ấy từ lâu không dùng.

Tham thiền sợ nhất là say đắm cảnh tịnh; cảnh tịnh khiến người ta kẹt trong không tịch mà chẳng hay chẳng biết. Cảnh động người ta chán, cảnh tịnh phần nhiều chẳng sanh chán, Do vì người tu hành luôn ở trong chỗ ồn ào, nên một khi được với cảnh tịnh tương ưng như ăn kẹo ăn mật, như người mệt mỏi lâu thích ngủ, đâu thể tự biết ư?

Ngoại đạo khiến thân tâm đoạn diệt hóa làm đá cứng cũng từ cảnh tịnh mà vào. Bởi vì lâu ngày chầy tháng không đó lại không, tịch đó lại tịch, rơi vào vô tri cùng với gỗ đá đâu khác. Chúng ta hoặc ở nơi cảnh tịnh chỉ muốn phát minh một đoạn đại sự dưới sự y áo (kiến tánh), chẳng biết ở tại tịnh cảnh mới được, ở trong đại sự cầu tướng tịnh ấy trọn chẳng thể được, đây gọi là được vậy (kiến tánh rồi thì động tịnh đều chẳng sanh).

Tham thiền phải ở trong đó mạnh dạn tiến tới, chẳng gần gũi nhân tình. Nếu theo tình ứng đối thì công phu hạ thủ chẳng tiến, chẳng những hạ thủ chẳng tiến mà lâu ngày chầy tháng ắt chắc chắn trở thành ông thầy chạy theo dòng thế tục.

Người tham thiền ngước lên chẳng thấy trời, cúi xuống chẳng thấy đất, thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước, đi chẳng biết đi, ngồi chẳng biết ngồi, ở giữa ngàn người muôn người chẳng thấy có một người, khắp thân trong ngoài chỉ là một khối nghi, có thể nói là khuấy đục thế giới, khối nghi chẳng vỡ chẳng thể thôi nghỉ. Đây là công phu khẩn yếu.

Thế nào là khuấy đục thế giới? Cái lý vĩ đại vốn sẵn có từ vô lượng kiếp đến nay chìm chìm lặng lặng chưa từng động đến, cần phải chính đương nhân phấn chấn tinh thần, xoay trời chuyển đất, tự có một đoạn thọ dụng ba đào dậy sóng.

Tham thiền chẳng sợ chết chẳng được sống, mà chỉ sống chẳng được chết. Nếu quả cùng với nghi tìnhkết lại một chỗ, thì cảnh động chẳng đợi khiển trừ mà tự trừ, vọng tâm chẳng đợi tịnh mà tự tịnh, cửa sáu căn tự nhiên rỗng rang khoát đạt, điểm nhằm liền đến, gọi tới liền ứng, lo gì chẳng sống ư?

Công phu tham thiền được tiến, như mang gánh nặng ngàn cân buông cũng chẳng xuống, tương tự như tìm vật quan trọng bị đánh mất, nếu tìm không ra lòng quyết chẳng chịu thôi. Trong ấy chỉ cần chẳng nên sanh chấp, sanh trước, sanh kế. Chấp thành bệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo. Nếu được nhứt tâm nhứt ý như tìm vật bị đánh mất thì ba thứ lỗi trên không có dính dáng, chỗ gọi là: “Sanh tâm động niệm liền trái pháp thể”.

Tham thiền, lúc cử khởi thoại đầu cần phải rõ ràng sáng suốt như mèo bắt chuột. Cổ nhân nói: “Chẳng chém được đứa mọi, thể chẳng thôi”. Bằng không ngồi trong hang quỷ hôn hôn trầm trầm luống qua một đời có ích gì!

Lúc mèo bắt chuột, nó mở to đôi mắt, bốn chân sẵn sàng chỉ muốn chụp chuột đưa vào miệng, dẫu cho có gà chó bên cạnh nó cũng chẳng thèm ngó tới. Người tham thiền cũng vậy, chỉ tức tối muốn rõ cái lý này, dầu có tám cảnh thay nhau hiện ra trước mắt cũng chẳng màng đến, vừa có niệm khác, chẳng những chuột và mèo cũng chạy mất.

Tham thiền một ngày phải thấy công phu ngày đó, nếu lơ láo qua ngày thì trải qua trăm kiếp ngàn đời cũng chưa có ngày xong, Bác Sơn tôi thuở trước cắm một cây hương, thấy cây hương tàn, bèn nói: “Công phu y như trước, không có thêm bớt, một ngày mấy cây hương? Một năm bao nhiêu cây hương?” Và nói: “Tấc bóng dễ qua, thời giờ chẳng đợi người, đại sự chưa sáng, ngày nào mới xong”. Do sự thống thiết này, càng thêm cố gắng.

Tham thiền chẳng nên ở trên công án cổ nhân suy nghĩ giải thích, dẫu cho mỗi mỗi đều lãnh hội được đi nữa, cùng với chính mình cũng không dính dáng gì cả. Trái lại chẳng biết, một lời một câu của cổ nhân như đống lửa lớn, đến gần chẳng được, chạm đến chẳng được, huống là ngồi nằm trong ấy ư? Lại ở trong ấy phân đại phân tiểu, luận thượng luận hạ, chẳng tán thân mất mạng hầu như ít có.

Việc này chẳng cùng giáo thừa hợp, cho nên người tu tập Đại thừa lâu năm còn chẳng hiểu chẳng biết, huống các Tiểu thừa, Thanh văn, Duyên giác; Tam hiền, Thập thánh há chẳng thông giáo, nghe đến một việc này hàng tam hiền vỡ mật, Thập địa hồn kinh, Bồ tát Đẳng giác thuyết pháp như mây như mưa độ bất khả tư nghì chúng sanh nhập vô sanh pháp nhẫn còn bị gọi là sở tri ngu cùng với đạo toàn trái, hà huống là những người khác ư? Bởi vì việc này từ địa vị phàm phu chóng đồng Phật thể. Người rất khó tin, người tin là pháp khí, người chẳng tin thì chẳng phải pháp khí. Người tu hành muốn vào Tông thừa này đều phải từ cửa tinmà vào. Một chữ tin có cạn, có sâu, có tà, có chánh, chẳng thể biện.

Cạn nghĩa là phàm nhập pháp môn, ai nói chẳng tin, song chỉ tin pháp môn mà chẳng tin tâm mình.

Sâu thì các Bồ tát thừa còn chẳng đủ niềm tin, như Hoa Nghiêm Sớ nói: “Thấy có người hay thuyết pháp, có chúng nghe pháp là chưa vào cửa tin”. Như nói: “Tức tâm tức Phật”, ai nói chẳng tin, đến khi hỏi: Ông là Phật chăng? Thì lắc đầu từ chối, thừa đương chẳng nổi. Kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả cùng nhau suy nghĩ chẳng thể lường Phật trí”. Vì sao? Vì có tâm suy nghĩ, bởi niềm tin chẳng đủ mà thôi.

Tà, chánh: Tự tâm tức Phật gọi là chánh tín, ngoài chấp có pháp gọi là tà tín. “Tức Phật” cần phải tham cứu cho sáng tỏ tự tâm. Và phải đích thân dẫm đến, tới chỗ chẳng nghi mới gọi là chánh tín. Còn như mập mờ lầm lạc đoán mò chỉ nói: “Tức tâm tức Phật” thật chẳng biết tu tâm, gọi là tà tín.
Cổ nhân hái đào cũng định, cuốc đất cũng định, lúc làm công việc gì cũng định, đâu phải ngồi lâu đè nén khiến tâm chẳng khởi sau đó mới định ư? Nếu như thế tức là tà định, chẳng phải ý chánh của Thiền.

Lục Tổ nói: “Na Già thường tại định, không có lúc nào chẳng định”, cần phải thấy suốt bản thể mới cùng định này tương ứng. Ông già Thích Ca từ Đâu Suất xuống hoàng cung, vào Tuyết Sơn thấy sao mai mọc, khai thị đại chúng như huyễn, chưa từng xuất định này. Bằng không, ắt bị cảnh động nhận chìm, đâu thể gọi là định.

Trong cảnh động tìm chỗ khởi chẳng thể được, trong cảnh tịnh cũng tìm chỗ khởi chẳng thể được. Động tịnh đã không có chỗ khởi thì lấy cái gì làm cảnh? Hiểu được ý này thì tất cả đều là một thể định tràn đầy không thiếu.

Tham thiền chẳng được đắm nhiễm thế pháp. Trong Phật pháp còn đắm nhiễm một điểm cũng chẳng thể được, hà huống là thế pháp ư? Nếu thoại đầu thật sự hiền tiền, đạp trên băng chẳng thấy lạnh, đạp trên lửa chẳng thấy nóng, trong rừng gai góc ngang nhiên đi qua chẳng thấy có chướng ngại, mới có thể ở trong thế pháp hoành hành tự tại. Bằng không thì đều bị cảnh duyên chuyển; muốn được công phu thành một phiến đến năm lừa cũng chưa được mộng thấy.

Tham thiền chẳng nên chạy tìm trên văn cú ghi nhớ ngữ ngôn, chẳng những vô ích mà còn làm chướng ngại công phu, khiến công phu chân thật trở thành duyên lự, muốn được chỗ tâm hành bặt há có thể được ư?

Tham thiền sợ nhứt là tỷ lượng, đem tâm suy lý lời Phật lời Tổ với đạo càng xa, hạ thủ đến Phật Di Lặc ra đời cũng không dính dáng. Nếu là người nghi tình chóng phát lấp bít hư không chẳng biết có danh tự hư không, như ngồi ở trong núi bạc, vách sắt chỉ muốn được một con đường sống. Nếu chẳng được con đường thì làm sao được an ổn. Chỉ cần như thế hạ thủ đi, thời tiết đến thì tự có sự đảo lộn.

Gần đây có một tà sư dạy người học chẳng cần hạ thủ công phu. Lại nói: “Cổ nhân chưa từng hạ thủ công phu”. Lời này rất độc làm mê lầm kẻ hậu sanh, vào địa ngục mau như tên bắn.

Bài minh Tọa thiền của Thiền sư Đại Nghĩa nói:

Chớ nói tin đạo, chẳng cần tham,
Cổ Thánh nhắc hoài là chỉ nam.
Tuy nhiên gác cũ nhàn điền địa,
Một phen tiến đến được hay chưa.

Nếu chẳng cần tham cứu mà nói đắc lý, đó là Di Lặc trời sanh, Thích Ca tự nhiên, bọn người này bị gọi là người đáng thương xót. Bởi vì tự mình chẳng từng tham cứu, hoặc lấy cổ nhân một hỏi một đáp liền lãnh ngộ bèn đem thức để hiểu rồi dối gạt người, hoặc gặp một phen bệnh nặng kêu khổ suốt ngày, những điều hiểu biết bình thường đều chẳng dùng được, hoặc đến lúc mạng chung như con cua bị bỏ vào nồi nước sôi tay chân rối loạn, ăn năn đâu kịp.
Thiền sư Hoàng Bá nói:

Xuất trần việc ấy vốn phi thường,
Nắm chặt đầu dây giữ lập trường.
Chẳng phải một phen sương thấm lạnh,
Hoa mai chi dễ thưởng mùi hương.

Lời này rất thân thiết, nếu đem bài kệ này luôn luôn cảnh sách thì công phu tự nhiên tấn tới, như đường dài trăm dặm, bước đi một bước thì ngắn đi một bước, còn nếu đứng một chỗ chẳng chịu đi thì dẫu nói được sự nghiệp của quê nhà rõ ràng minh bạch cũng chẳng bao giờ đến nhà, thử hỏi sẽ được cái gì?

Tham thiền khẩn yếu nhất là chữ thiết.Chữ thiếtrất có sức mạnh. Chẳng thiết ắt lười biếng sanh. Lười biếng sanh thì phóng túng buông lung tâm ý. Nếu dụng tâm chân thiết thì buông lung lười biếng làm sao sanh được. Phải biết, một chữ thiếtnày chẳng lo chẳng đến chỗ ruộng đất cổ nhân, chẳng lo tâm sanh tử chẳng vỡ. Bỏ một chữ thiết này, cầu Phật pháp nào khác đều là si cuồng chạy ở ngoài lề, há có thể nói là đồng với hạ thủ công phu ư?

Một chữ thiếtchẳng những lìa lỗi mà ngay đây lập tức vượt cả ba tánh thiện, ác, vô ký. Một câu thoại đầu, dụng công rất thiết thì cũng chẳng nghĩ thiện, dụng tâm rất thiết thì chẳng nghĩ ác, dụng tâm rất thiết thì chẳng rơi vào vô ký. Thoại đầu thiết thì không tán loạn, thoại đầu thiết thì không hôn trầm, thoại đầu hiện tiền thì chẳng rơi vào vô ký.

Một chữ thiết là câu rất thân thiết, dụng tâm thân thiết ắt không kẻ hở, cho nên ma chẳng thể nhập vào, dụng công thân thiết chẳng sanh tính toán có, không… ắt chẳng rơi vào ngoại đạo. Người tham thiền đi chẳng biết mình đi, ngồi chẳng biết mình ngồi, nghĩa là thoại đầu hiện tiền, nghi tình chẳng vỡ, chẳng biết có thân tâm, hà huống biết có đi, có ngồi!

Tham thiền sợ nhất là suy nghĩ làm thơ, làm kệ. làm văn, làm phú… Thơ kệ thành ắt gọi là thi Tăng, văn phú hay ắt gọi là văn tự Tăng, cùng với tham thiền không dính dáng gì cả. Hễ gặp cảnh duyên nghịch thuận làm động niệm tâm người, liền phải phát giác và đề khởi thoại đầu chẳng theo cảnh duyên chuyển mới được. Hoặc nói: “Chẳng cần kíp”. Ba chữ này gây lầm lạc cho người, người học cần phải xét kỹ.

Tham thiền, người ta sợ rơi vào không. Thoại đầu hiện tiền đâu phải là không. Chỉ cái người sợ không này bèn không chẳng được, hà huống là thoại đầu hiện tiền.

Tham thiền, nghi tình chẳng vỡ như đi trên vực sâu, tợ bước trên băng mỏng, mảy may đánh mất chánh niệm thì tán thân mất mạng, vì nghi tình chẳng vỡ, cái lý vĩ đại chưa sáng, một hơi thở ra chẳng hít vào là qua đời khác, bị trung ấm kéo dắt không khỏi đi theo nghiệp thức thay đầu đổi mặt mà chẳng hay chẳng biết. Do đó, trên nghi lại càng thêm nghi, đề khởi thoại đầu, chẳng rõ quyết định phải rõ, chẳng vỡ quyết định phải vỡ, ví như bắt kẻ trộm, cần phải có tang vật mới được.

Tham thiền, chẳng được đem tâm chờ ngộ, như người trên đường đứng ở trên đường chờ đợt đến nhà ắt không bao giờ đến nhà mà chỉ cần đi thì đến nhà. Nếu đem tâm chờ ngộ thì chẳng bao giờ ngộ, mà chỉ cần bức bách khiến cho ngộ. Nếu như đại ngộ như hoa sen chợt nở, như đại mộng chợt tỉnh. Bởi vì mộng chẳng chờ tỉnh, ngủ mùi rồi tự tỉnh; hoa chẳng đợi nở, thời tiết đến tự nở; tâm chẳng đợi ngộ, lúc nhân duyên hội hợp thì tự ngộ. Tôi nói: “Lúc nhân duyên tự hội hợp, quý ở chỗ thoại đầu chân thiết bức bách khiến cho ngộ, chớ chẳng phải chờ ngộ đâu!” Lại lúc ngộ như vẹt mây mù thấy trời xanh rộng rãi không nương gá (vô y), trời xoay đất chuyển lại là một cảnh giới đặc biệt.

Tham thiền cần phải khẩn, chánh, miên mậtvà dung hoát.

Thế nào là khẩn? Mạng người ở trong hơi thở, đại sự chưa rõ, một hơi thở ra chẳng hít vào, đường trước mịt mờ chưa biết về đâu, chẳng được chẳng khẩn. Cổ Đức nói: “Như dây gai thấm nước, một bước khẩn cấp một bước”.

Thế nào là chánh?Người học cần phải đủ con mắt trạch pháp, ba ngàn bảy trăm Tổ sư đều là gương mẫu cho người tham thiền. Nếu sai mảy may ắt vào lối tà. Kinh nói: “Chỉ một việc này thật, cái thứ hai nào khác chẳng phải chân”.

Thế nào là miên mật?Lông mày cùng hư không kết chặt, kim châm không lọt, nước rưới chẳng thấm, chẳng để hở một mảy may. Nếu có một kẻ hở bằng mảy lông ắt ma cảnh thừa chỗ sơ hở chen vào. Cổ Đức nói: “Một giây phút nào thoại đầu chẳng hiện tiền thì y như người chết”.

Thế nào là dung hoát?Thế giới rộng trượng thì gương xưa rộng một trượng. Gương xưa rộng một trượng thì lò lửa rộng một trượng. Quyết chẳng cầu chấp trụ ở một chỗ như nắm chặt đầu con rắn chết, cũng chẳng rơi vào hai đầu, tự tại thênh thang. Cổ Đức nói: “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”. Người thật sự đến chỗ dung hoát thì trong chẳng thấy có thân tâm, ngoài chẳng thấy có thế giới, mới được chỗ nhập đầu.

Khẩn mà chẳng chánh ắt uổng dụng công. Chánh mà chẳng khẩn ắt chẳng thể nhập. Đã nhập cần phải miên mật mới được tương ưng. Đã tương ưng, cần phải dung hoát mới thành hóa cảnh.

Tham thiền chẳng được có một mảy lông niệm khác, đi, đứng, nằm, ngồi chỉ đề khởi câu thoại đầu bổn tham phát khởi nghi tình, tức tối muốn tìm đến chỗ tận cùng. Nếu có mảy lông niệm khác, người xưa nói là “Tạp độc nhập tâm”, chẳng những tổn thương thân mạng, mà còn tổn thương huệ mạng, người học chẳng thể chẳng thận trọng.

Tôi nói: Niệm khác nghĩa là chẳng những pháp thế gian mà cho đến trừ cái tình này ra, tất cả việc tốt trong Phật pháp cũng đều là niệm khác. Lại, chẳng những việc ở trong Phật pháp mà cho đến ở trong tâm thể, giữ nó, buông nó, chấp nó, hóa nó, cũng đều là niệm khác (mất chánh niệm).

Tham thiền, phần đông đều nói: “Tham chẳng được”, thì cứ ngay chỗ tham không được hãy tham đi, như người chưa biết đường hãy tìm đường, chứ chẳng nên nói “tìm chẳng được đường”, bèn thôi sao! Như tìm được đường rồi thì quý ở chỗ đi đến nhà mới thôi, chẳng được đứng ở trên đường chẳng chịu đi thì đâu có ngày đến nhà.

Tham thiền, tham đến chỗ chẳng thể dụng tâm, chỗ vực sâu muôn trượng, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tận cùng khu ốc, như con chuột chun vào sừng trâu tự có sự dội ngược (ngộ đạo).

Tham thiền sợ nhất là cái tâm linh lợi, tâm linh lợi là thuốc kỵ của tham thiền, phạm nhầm một chút dù cho thuốc hay hiện tiền cũng chẳng cứu được. Nếu thật là người tham thiền, mắt như mù, tai như điếc, lúc tâm niệm vừa mống khởi như đụng nhầm núi bạc vách sắt; như thế, công phu mới được tương ưng.

Tham thiền được chân thiết, đem thân tâm cùng thế giới luyện được như thanh sắt, chỉ đợi nó bỗng nổ tung ra, rồi cần phải gom lại thành đống mới được.

Tham thiền chẳng sợ sai lầm mà chẳng sợ biết mình quấy. Dẫu cho đang đi ở chỗ sai lầm, nếu chịu có một niệm biết quấy, ấy là nền tảng thành Phật làm Tổ, là con đường trọng yếu ra khỏi sanh tử, là vũ khí lợi hại để phá lưới ma. Đại sư Thích Ca ở trong mỗi pháp của ngoại đạo đều có chứng qua, mà chẳng ngồi ở trong hang ổ ấy, đem bốn chữ “biết quấy liền bỏ” đi từ phàm phu đến địa vị đại thánh. Ý này chẳng những ở trong pháp xuất thế mà ở trong pháp thế gian hễ có đánh mất chánh niệm, chỉ cần phí bốn chữ “biết quấy liền bỏ” thì làm được một con người tốt đẹp trong trắng.

Nếu ôm chặt lấy chỗ sai lầm cho là đúng, chẳng chịu biết quấy, dẫu cho Phật hiện tiền cứu người ấy cũng chẳng được.

Tham thiền chẳng nên tránh huyên náo cầu tịch lặng, nhắm mắt ngồi trong hang quỷ làm kế sống. Người xưa gọi là ngồi dưới núi đen tối, ngâm trong nước chết; giúp được cái gì. Chỉ cần ở trên cảnh duyên mà tham cho được, mới là chỗ đắc lực. Một câu thoại đầu ở trên lông mày, trong sự đi ngồi, mặc áo, ăn cơm, tiếp tân đãi khách, chỉ cần rõ cái chỗ rơi của một câu thoại đầu này, một mai lúc rửa mặt rờ nhằm cái lỗ mũi nguyên lai rất gần, bèn được ít phí sức (tỉnh lực).

Tham thiền sợ nhất là nhận thức thần làm Phật sự, hoặc nhướng mày chớp mắt, xoay đầu ngó lại, cho là có ít nhiều kỳ đặc. Nếu nhận thức thần làm việc chánh thì làm tôi tớ cho ngoại đạo cũng chẳng được.

Tham thiền cần phải chỗ tâm hành diệt, điều thiết yếu chẳng nên đem tâm nghiên cứu, suy lý cơ duyên vấn đáp… Nên ngài Động Sơn nói: “Tham cứu diệu lý thì đánh mất tông chỉ của Thiền, làm cho cơ dụng linh động trở thành ám muội; hạng người này không đủ tư cách nói chuyện với nhau. Nếu được triệt ngộ thì mọi tam muội từ trong tự tâm lưu xuất, suy nghĩ tạo tác ắt cách xa, khác nào như trời với đất”.

Tham thiền chẳng sợ chẳng được, tham chẳng được cần phải tham cho kỳ được mới là công phu. Cổ Đức nói: “Không cửa là cửa giải thoát, không ý là ý đạo nhân, quý ở chỗ thể hội được chỗ vào. Nếu tham chẳng được bèn đánh trống rút lui thì dẫu trăm kiếp ngàn đời cũng không làm sao tham được”.

Nghi tình phát khởi buông chẳng xuống, ấy là lên đường; đem hai chữ sanh tửdán trên trán, như cọp dữ đuổi đến, nếu chẳng chạy thẳng về nhà ắt tán thân mất mạng, còn có thể dừng chân ư?

Tham thiền chỉ ở trên một tắc công án dụng tâm, chẳng nên giải hội ở trên tất cả công án. Dẫu có thể giải được thì cũng chỉ là giải chứ chẳng phải là ngộ. Kinh Pháp Hoa nói: “Đem tâm suy nghĩ đo lường cảnh giới Viên giác Như lai như đem lửa đom đóm đốt núi Tu di, trọn không thể được”. Ngài Động sơn nói: “Toan đem ý học huyền tông, như muốn đi về hướng Tây mà quay mặt về hướng Đông”. Người nghiên cứu giải thích công án cần phải dưới da có máu, biết hổ thẹn mới được.

Tham thiền đề khởi thoại đầu, chỉ biết nghi tình đập chẳng vỡ ắt không có niệm thứ hai. Quyết chẳng nên nhằm trên kinh sách dẫn chứng kích động thức tình; tình thức bị kích động ắt vọng niệm nổi lên, muốn được đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, làm sao được!

Đạo, chẳng nên rời dù trong khoảnh khắc, nếu rời thì chẳng phải đạo. Công phu chẳng nên gián đoạn dù trong khoảnh khắc, nếu gián đoạn thì chẳng phải công phu. Người chân chánh tham cứu như lửa cháy lông mày, tợ lửa cháy đầu đâu có rỗi rảnh để việc khác làm động niệm. Cổ Đức nói: “Như một người địch với muôn người, đối diện đâu cho nháy mắt”. Lời này rất thiết yếu đối với người tham thiền, cần phải biết vậy.

Tham thiền, tự mình tham chưa triệt ngộ, chỉ nên lo giải quyết chưa xong việc tham cứu của mình, chẳng nên dạy người, như người chưa đến kinh thành mà nói cho người khác nghe về việc trong kinh thành, chẳng những dối người mà cũng là dối mình vậy.

Tham thiền ngày đêm chẳng dám biếng trễ, như Đại sư Từ Minh ban đêm buồn ngủ Ngài dùng mũi dùi đâm vào mình, và nói: “Người xưa vì đạo quên ăn bỏ ngủ, còn ta nay là người gì?”

Cô nhân vẽ một vòng tròn bằng phấn, đạo lý chẳng rõ, chẳng bước chân ra ngoài. Người thời nay buông lung tình ý, đi chơi lêu lổng cho đó là hoạt bát, thật đáng tức cười.

Tham thiền hoặc được khinh an, hoặc có tỉnh phát, chẳng cho đó là ngộ. Bác Sơn tôi đương thời khán câu “Không tung tích” của Hòa thượng Thuyền Tử, một hôm nhân xem Truyền Đăng Lục thấy ngài Triệu Châu dặn ông Tăng rằng: “Phải đi ra ngoài ba ngàn dặm tìm gặp Thiện tri thức mới được”, bất giác tôi đánh mất cái túi vải như buông gánh nặng ngàn cân, tự cho là đại ngộ. Đến khi gặp ngài Bảo Phương, tôi mới biết mình như thanh gỗ vuông tra vào lỗ tròn, nên rất hổ thẹn. Nếu sau khi ngộ chẳng gặp đại Thiện tri thức, dẫu được an lạc tự tại cũng chưa phải xong.

Ngài Bảo Phương khuyến khích tôi bằng bài kệ:

Lấy không để quét không thì công rất lớn,
Lấy có để tìm có thì đức càng nhỏ.

Không nên dùng sự hiểu biết của mình để phỉ báng Tổ sư.

Chỗ được tiện nghi tức là mất tiện nghi.

Đây là câu đầu sào trăm thước tiến bước, người tham thiền cần phải xét kỹ. Tôi thường nói với người học: “Tôi được hai chữ chẳng phảicủa ngài Bảo Phương thọ dụng bất tận”.

Tham thiền chẳng được cho là đạo lý, cứ miệt mài tham đi mới phát khởi được nghi tình. Nếu cho là đạo lý thì không tiến tới được, chẳng những việc mình chẳng thấu triệt mà nghi tình cũng chẳng phát khởi. Như có người hỏi: “Vật đựng trong rương là vật gì?” Thật chẳng thấy vật người kia chỉ! Người kia lấy chẳng phải là phải, nên chẳng thể phát nghi. Lại chẳng những chẳng khởi nghi mà còn cho vật kia là vật này, cho vật này là vật kia. Hiểu lầm như thế, nếu chẳng mở rương ra đích thân thấy qua một phen thì suốt đời cũng chẳng thể nói chắc được.

Tham thiền chẳng nên cho là vô sự, phải tức tối muốn sáng tỏ lý này. Nếu cho là vô sự thì suốt một đời chỉ là người vô sự, một việc lớn dưới y áo chẳng bao giờ xong; như người tìm vật bị đánh mất, tìm ra mới thôi. Nếu tìm chẳng ra bèn bỏ vào cái vỏ vô sự, không có ý tìm nữa thì dẫu cho vật bị đánh mất có hiện tiền cũng lầm qua trước mặt, bởi vì không có ý tìm vật vậy.

Tham thiền chẳng nên cho là đá nhoáng ánh chớp. Nếu ánh sáng đầu cửa chợt có chợt không thì giúp được việc gì? Cần phải đích thân thật sự bước đến thấy một phen mới được. Nếu thật sự đắc ý, như giữa thanh thiên bạch nhật thấy cha mẹ mình, không có cái vui thế gian nào hơn được.

Tham thiền, chẳng được nhằm dưới ý căn tính toán; suy nghĩ tính toán khiến công phu chẳng được thành phiến, chẳng thể phát khởi được nghi tình. Bốn chữ “suy nghĩ tính toán” làm chướng chánh tín, chướng chánh hạnh và chướng con mắt đạo. Người học đối với nó phải như sanh oan gia mới khá.

Tham thiền, chẳng được ở chỗ nêu lên Tông sư mà dùng trí giải để lãnh hội. Nếu dùng trí giải để lãnh hội thì lầm lạc, chẳng tương ưng với việc tham cứu. Chỉ cần phát khởi nghi tình, tham cho triệt, không có chỗ lãnh hội tri giải, như lầu gác trong hư không tự tại vô ngại. Bằng không, nhận giặc làm con, nhận tớ làm chủ. Cổ Đức nói: “Chớ đem cái yên lừa cho là cái quai hàm của cha” là nghĩa này vậy.

Tham thiền, chẳng được cầu người nói trắng ra. Nếu nói trắng ra thì hoàn toàn của người khác chứ không dính dáng gì với mình. Như người hỏi đường đến Trường An, chỉ có thể hỏi đường, chứ chẳng nên hỏi việc ở Trường An. Người kia có nói rõ ràng mọi việc ở Trường An, trọn là cái việc của người kia thấy chứ chẳng phải người hỏi đường đích thân thấy. Nếu chẳng cố gắng tham cứu mà cầu người nói trắng ra, cũng giống như vậy.

Tham thiền, chẳng phải niệm công án, niệm tới niệm lui có gì dính dáng, niệm đến lúc ngài Di Lặc hạ sanh cũng không dính dáng, sao chẳng niệm A Di Phật còn có lợi ích hơn. Chẳng những bảo chẳng cần niệm mà phải luôn luôn đề khởi thoại đầu, như khán chữ thì ở trên chữ vô khởi nghi tình, như khán cây báchthì ở trên cây bách khởi nghi tình, như khán một qui về chỗ nàothì ở trên qui về chỗ nàokhởi nghi tình. Nghi tình phát khởi thì tận mười phương thế giới là một khối nghi, chẳng biết có thân tâm cha mẹ sanh. Toàn thân là một khối nghi, chẳng biết có mười phương thế giới, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, đập lại thành một khối; chỉ đợi khối nghi kia tự vỡ như thùng đứt dây đay, gặp Thiện tri thức, chẳng đợi mở miệng; đại sự xong xuôi mới vỗ tay cười lớn; nhìn lại sự niệm công án thật giống như chim Anh võ học nói, nào có dính dáng gì đến đại sự.

Tham thiền chẳng nên đánh mất chánh niệm,dù trong khoảnh khắc. Nếu đánh mất chánh niệm tham cứu ắt bị cuốn theo dị đoan, quên quay trở lại. Như người tĩnh tọa chỉ thích tịch lặng, lấy cái thuần thanh tuyệt điểm cho là Phật sự, đây gọi là mất chánh niệm, vì rơi vào trong tịch lặng. Hoặc nhận lấy cái hay giảng, hay nói, hay động, hay tịnh là Phật sự, đây cũng gọi là mất chánh niệm, vì niệm thức thần. Hoặc lấy sự đè ép vọng tâm không cho mống khởi là Phật sự, đây cũng gọi là mất chánh niệm, vì vọng tâm đè vọng tâm như đá đè cỏ, lại như lột bẹ chuối, hết lớp này đến lớp khác, không biết đến ngày nào mới xong. Hoặc quán tưởng thân tâm như hư không, chẳng khởi niệm như tường vách, đây gọi là mất chánh niệm, vì ngài Huyền Sa nói: “Nghĩ muốn ngưng tâm thức niệm, nhiếp sự về không tức là rơi vào phái ngoại đạo chủ trương không vong như người chết hồn chẳng tan”.

Tham thiền, nghi tình phát khởi, lại cần phải đập cho vỡ, phải xác thật chánh niệm phát đại dũng mãnh, ở trong khẩn thiết lại càng khẩn thiết mới được. Ngài Kính Sơn nói: “Bậc đại trượng phu muốn cứu cánh một đoạn đại sự nhân duyên này phải là hạng người đập vỡ da mặt, tánh tình nóng nảy, dựng đứng xương sống, chẳng thuận nhân tình, đem cái chỗ nghi xưa nay của mình dán trên trán như thiếu nợ người muôn trăm quan tiền bị người đòi ngặt không có tiền để trả, chỉ sợ người sỉ nhục, sự kiện này không gấp cũng phải gấp, không vội cũng phải vội, không lớn cũng phải lớn thì mới có phần xu hướng (ngộ).

CHƯƠNG II
BÌNH LUẬN CẢNH NGỮ
CỦA CỔ NHÂN KHAI THỊ

Ngài Triệu Châu nói: Ba mươi năm chẳng tạp dụng tâm, trừ mặc áo ăn cơm là tạp dụng tâm.

BÌNH: Chẳng phải chẳng dụng tâm mà là chẳng dụng tạp tâm, chỗ gọi là: “Để tâm một chỗ không việc nào chẳng xong”.

٭

Ngài Triệu Châu nói: Ông chỉ cần tham cứu lý đạo, ngồi khán hai ba mươi năm, nếu chẳng hội, cứ chặt đầu lão Tăng đi!

BÌNH: Triệu Châu sao gấp quá vậy! Mặc dầu như thế, năm tháng dài tìm một người hai ba mươi năm tâm không đổi khác cũng khó có.

٭

Ngài Triệu Châu nói: Lão Tăng lúc mười tám tuổi đã biết phá sạch gia sản.
Lại nói: Ta thuở xưa bị mười hai thời sai sử, hiện nay sai sử được mười hai thời.

BÌNH: Ở trên gia sản làm kế sống thì bị mười hai thời sai sử. Phá được gia sản thì sai sử được mười hai thời. Chợt có một vị Tăng hỏi: “Cái gì là gia sản?” Bác Sơn tôi đáp: “Cởi bỏ cái đảy da đi, ta sẽ nói cho ông nghe”.

٭

Ngài Triệu Châu nói: Nếu ông một đời chẳng rời Tòng lâm, chẳng nói năm năm, mười năm, không có người gọi ông làm người câm, về sau, Phật cũng không làm gì được ông.

BÌNH: “Chẳng nói” tức là chẳng tạp dụng tâm. Nếu chẳng nhằm dưới y áo tham cứu lý thì rất cách xa vậy.

٭

Thiên Thai Thiều Quốc Sư nói: Dẫu cho đáp thoại, biện luận như sông dài cũng chỉ thành cái tri kiến điên đảo. Nếu chỉ quý đáp thoại, biện luận thì có gì khó đâu, chỉ e vô ích đối với người, trở lại thành tự dối.

BÌNH: Người bây giờ học được một bụng, bình thường hỏi đi đáp lại, đem Phật pháp làm trò đùa, chẳng những vô ích, phần nhiều thành tội lỗi, mà nay phóng túng ngữ ngôn rỗng tuếch cho là tông thừa. Xem lời của cổ nhân nói, da mặt dày bao nhiêu!

٭

Quốc Sư nói: Sở học trước kia của các Thượng tọa biện luận, vấn đáp, ghi nhớ, nói đạo lý rất nhiều, vì sao cái tâm nghi chẳng dứt, nghe nói phương tiện đặc biệt của cổ nhân mà chẳng hội, chỉ vì nhiều hư dối mà ít chân thật.

BÌNH: Biện luận, ghi nhớ đều thuộc về duyên lự, gốc sanh tử chẳng chặt đứt, làm sao hội được ý của cổ nhân, vì thế nói: Lời huyền diệu kẹt nơi đầu tâm, trở lại thành ra duyên lự; lý chân thật ở trước mắt lại trở thành cảnh danh tướng.

٭

Quốc Sư nói: Thượng tọa chi bằng từ dưới gót chân nhất thời nhìn rõ xem đó là đạo lý gì, có bao nhiêu pháp môn làm Thượng tọa nghi, cầu giải thích mới biết sở học trước kia chỉ là cội nguồn sanh tử, làm kế sống trong ngũ ấm, thập bát giới, vì thế cổ nhân nói: “Chẳng thoát ra kiến, văn, như mò trăng đáy nước”.

BÌNH: Kiến, văn, duyên lự, người nào chẳng có, song cần phải có sự chuyển biến lớn lao mới được. Nếu chẳng cùng với công phu tương ưng, xuyên suốt qua cung thủy tinh thì trọn chẳng dính dáng. Cổ Đức nói: “Tri giải nhập vào tâm như đổ dầu vào bún không làm sao lấy ra được, phải nên thận trọng”.

٭

Thiền sư Thiệu Nham nói: Này chư nhân giả! Hôm nay Quốc chủ đến thỉnh chỉ muốn chư nhân giả minh tâm, ngoài ra không có đạo lý nào khác. Chư nhân giả có minh tâm chưa? Phải chăng là lúc ngữ ngôn nói cười, lúc nín thinh im lặng, lúc tham tầm Thiện tri thức, lúc đạo bạn thương lượng, lúc du ngoạn sơn thủy, lúc tai mắt bặt dứt đối cảnh là tâm của ông chăng? Những kiến giải như trên đều là chỗ chấp của ma mị, đâu phải minh tâm?

BÌNH: Nói chẳng phải, nín chẳng phải, thấy nghe chẳng phải, lìa thấy nghe cũng chẳng phải, làm sao hội? Chỉ cần thiền giả chớ nắm bắt bậy bạ là tốt.

٭

Ngài Thiệu Nam nói: Còn có một bọn người lìa vọng tưởng trong thân ra, riêng nhận mười phương thế giới bao hàm nhật nguyệt, thái hư là bổn lai chân tâm, đây cũng là chỗ chấp của ngoại đạo, chứ chẳng phải minh tâm.

BÌNH: Đây gọi là Thiên Không ngoại đạo, lại đâu có được thân tâm nhứt như, ngoài thân không thừa ư? Chính người tham thiền ngày nay chẳng từng gặp Thiện tri thức, tự mình làm chủ tể, phần nhiều rơi vào kiến chấp này.

٭

Lại nữa, chư nhân giả muốn hội chăng? Tâm không “Phải”, cũng không “Chẳng phải”. Ông tính chấp nhận có thể được sao?

BÌNH: Hai thứ trước đều là bệnh, lỗi ở tại hai chữ chấp nhận. Đoạn trước là thuốc, chỉ cần không chấp nhận là “Phải” và “Chẳng phải” thì bệnh liền lành.

٭

Thiền sư Thoại Lộc nói: Đại phàm, tham học vị tất học vấn thoại là tham học, vị tất học đại ngữ là tham học, vĩ tất học biệt ngữ là tham học, vị tất hiểu rõ ngôn ngữ kỳ đặc trong kinh luận là tham học. Nếu tham học như vậy, mặc cho ông thông đạt đến mức nào đi nữa, đối với Phật pháp nếu không thấy rõ ràng (kiến tánh) thì gọi đó là bọn Càn Huệ. Đâu chẳng nghe: “Thông minh chẳng địch nổi sanh tử, càn huệ há thoát khỏi cái khổ luân hồi”.

BÌNH: Người thời nay đều như vậy, đúng là bỏ vàng ròng, lượm ngói gạch; chẳng chịu chân thật tham cứu, phóng túng tam muội đầu mồm. Như Hương Nghiêm, hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, chẳng phải người thông đạt sao, mà ở trong Phật pháp không thấy gì cả, chỉ một câu “Trước khi cha mẹ chưa sanh”, không biết phải làm thế nào. Bọn học ngữ ngày nay hãy nói xem giúp được cái gì?

٭

Thiền sư Thoại Lộc nói: Nếu là tham học, cần phải chân thật tham học mới được, lúc đi thì đi tham, lúc đứng thì đứng tham, lúc ngồi thì ngồi tham, lúc ngủ cũng tham, lúc nói cũng tham, lúc nín cũng tham, lúc đang làm công việc cũng tham. Lúc nào cũng tham như thế, hãy nói: Người tham là ai? Cái lời tham cái lời gì? Đến chỗ này, cần phải tự có chỗ minh bạch mới được. Nếu chẳng như vậy, gọi là bọn vội vàng hấp tấp ắt không có chỉ thú cứu cánh.

BÌNH: Cần nhất là phải tham cứu “Cái lời tham là gì? Người tham là ai?” Nếu chẳng tham cứu lời đó, chẳng biết người tham đó, ấy là luống qua vô ích, chẳng phải tham học.

٭

Ngài Ba Tiêu nói: Như người đi đường, chợt gặp trước mặt vực âu muôn trượng, sau lưng lửa cháy gấp, hai bên là rừng gai góc. Nếu chạy về phía trước thì rơi xuống vực sâu, nếu lui về phía sau thì bị lửa đốt cháy, nếu chạy băng ra hai bên thì bị rừng gai góc làm chướng ngại. Ngay lúc ấy, làm sao khỏi được? Nếu khỏi được là có con đường xuất thân, nếu khỏi chẳng được thì mất mạng.

BÌNH: Cần phải chẳng màng nguy vong mới được cái chỗ triệt đầu, vừa do dự ắt tán thân mất mạng. Lời này của ngài Ba Tiêu rất khẩn yếu cho việc tham thiền. Người học phần nhiều cầu tri giải rơi vào trong hang ổ huyền ảo, chẳng lưu ý đến lời này thì luống uổng một đời.

٭

Ngài Vân Môn nói: Có một bọn cướp giựt đồ hư giả, lượm đàm giải của người, ghi nhớ được một mớ, một gánh đồ tạp nhạp, đi khắp nơi khua môi lừa, múa mỏ ngựa, nói năng lưu lót khoe rằng ta biết cách hỏi từ Thiện tri thức này đến Thiện tri thức khác. Dẫu cho ông từ sáng hỏi đến tối, trải qua nhiều kiếp thế ấy có từng mộng thấy chăng?

BÌNH: Ngài Vân Môn đương thời chính là mắng một hai người trong số mười người thôi. Ngày nay phần đông đều như thế, chưa từng nhằm dưới nạp y thể cứu. Hoặc giả có ngồi trong chốc lát chẳng hôn trầm cũng tán loạn, bởi vì một bụng tri giải mửa chẳng ra, cắt chẳng đứt. Nếu là người linh lợi, vừa nghe nói thế ấy, phải biết hổ thẹn mới được.

٭

Ngài Vân Môn dạy chúng: Các huynh đệ chớ nên dể duôi khiến thời gian trôi qua vô ích, rất cần phải kỹ lưỡng. Người xưa có nhiều phương tiện để dạy nhau; như ngài Tuyết Phong nói: “Cả đại địa là tự kỷ của ông”; ngài Giáp Sơn nói: “Trên đầu ngọn cỏ tiến thủ lão Tăng, trong chợ ồn náo biết được Thiên tử”; ngài Lạc Phổ nói: “Một hai bụi vừa khởi dậy, đại địa toàn thâu, một đầu sợi lông hiện toàn thân sư tử”. Đều là chỗ ông nắm lấy, tham tới tham lui, lâu ngày chầy tháng tự nhiên có chỗ vào.

BÌNH: Ba đoạn ngữ lục này dắt ông vào cửa, song điều thiết yếu là ông phải chịu vào bằng không, thì đều ở trong hang quỷ làm kế sống. Ông nếu vào được cửa, tự nhiên xong xuôi, chẳng thấy có sơn hà đại địa, chẳng thấy có tự kỷ, tiến (ngộ) cũng chẳng tiến (chẳng ngộ) là lời nói hai đầu.

٭

Ngài Vân Môn nói: Ánh sáng chẳng thấu thoát, có hai thứ bệnh: Một là tất cả chỗ chẳng rõ, trước mắt có vật. Hai là thấu được tất cả pháp không, mơ hồ in tuồng có vật cũng là ánh sáng chẳng thấu thoát.
Lại, Phật thân cũng có hai thứ bệnh: Một là được đến Pháp thân, vì pháp chấp chưa quên, kiến giải của chính mình hãy còn, nên chỉ ngồi bênh cạnh Pháp thân. Hai là dẫu cho thấu được Pháp thân rồi thân chẳng thể buông bỏ kiểm điểm kỹ lưỡng lại có chút khí tức gì cũng là bệnh.

BÌNH: Bệnh này toàn do bên cảnh lượng làm kế sống, chẳng từng tọa đoạn, chẳng từng thấu thoát, chẳng từng được chuyển thân nhả khí. Chỗ này nếu riêng sanh niệm khác ắt thành ma tác quái.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Bồ tát học Bát nhã cần phải có đủ đại căn khí, có đại trí huệ thì mới được. Nếu có trí huệ thì hiện tại liền được giải thoát.

BÌNH: Người đại căn khi một nghe ngàn ngộ được đại tổng trì. Nói hai chữ “giải thoát” đã là lời phương tiện. Vì sao? Vì từ xưa đến nay chẳng từng trói buộc.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Nếu là người căn cơ chậm lụt cần phải siêng năng khắc khổ ngày đêm quên nhọc, bỏ ngủ, quên ăn như đưa ma mẹ, cấp thiết như thế suốt cả một đời đi, rồi được Thiện tri thức giúp đỡ thật sự khắc cốt tham cứu, thì lo gì chẳng được thành tựu, huống ngày nay ai là người có đủ tư cách học.

BÌNH: Người khắp quả đất này đều có đủ tư cách học, chỉ trừ người vô tri, chẳng đủ lòng tin, dẫu cho đức Phật Thích Ca phóng quang động địa cũng không giúp ích được người ấy.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Này nhân giả! Chớ nên chỉ ghi nhớ ngôn ngữ giống in như niệm thần chú, đáp bước hướng tới trước miệng niệm lâm râm, bị người nắm đứng lại cật vấn, bí lối, bèn nổi giận nói: “Hòa thượng chẳng vì tôi đáp thoại”. Học như thế thì rất khổ biết không?

BÌNH: Ghi nhớ ngôn ngữ, bị gọi là tạp độc nhập tâm, chướng ngại chánh tri kiến. Người đọc sách ở thế gian ghi nhớ văn tự nhiều còn chẳng thể dung hóa, hà huống là người tham cứu pháp xuất thế mà chịu ăn đàm dãi của người khác ư!

٭

Ngài Huyền Sa nói: Có một bọn Hòa thượng ngồi thiền sàng xưng là Thiện tri thức, được hỏi đến thì lắc thân động tay, mở mắt lè lưỡi nhìn sửng.

BÌNH: Bọn người này khắp thân là ma, toàn thân là bệnh, đến ngày ba mươi tháng chạp không khỏi bối rối.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Lại có một bọn nói cái linh đài trí tánh sáng rỡ linh diệu hay thấy hay nghe, nhầm vào trong thân năm uẩn làm chủ tể. Thế ấy mà làm Thiện tri thức thật là lừa gạt người.
Biết chăng, ta nay hỏi ông: Ông nếu nhận cái sáng rỡ linh diệu ấy là cái chân thật của ông, tại sao lúc ngủ quên chẳng còn sáng suốt linh diệu nữa. Nếu lúc ngủ quên chẳng phải, thì tại sao có lúc sáng rỡ. Ông có hội chăng? Đây gọi là nhận giặc làm con, là gốc sanh tử, là duyên khí của vọng tưởng.

BÌNH: Đây là người đùa tinh hồn, lúc ngủ quên đã làm chủ chẳng được, thì lúc sanh tử đến làm sao đối phó, cả một đời lầm lẫn, chẳng những lừa gạt người, mà cũng là tự dối gạt mình.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Ông nay muốn được ra khỏi cái thân do năm uẩn chủ tể kia, chỉ cần biết cái thể kim cương bí mật của ông. Cổ nhân nói với ông: “Viên thành chánh biến trùm khắp sa giới”.

BÌNH: Thể kim cương bí mật tức là “Viên thành chánh biến trùm khắp sa giới”. Nói rõ ràng với ông rằng: “Cần phải toàn thân ngộ nhập mới được”.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Phật đạo thênh thang không có lộ trình, không cửa là cửa giải thoát, không ý là đạo nhân, chẳng thuộc ba thời gian quá khứ, vị lai, hiện tại, cho nên chẳng thể thăng trầm. Hễ kiến lập thì trái với lý chân vì chẳng thuộc về tạo tác.

BÌNH: Nếu hội được ý này, chẳng phí mảy may công hạnh, lập tức thành Phật, hãy còn dư một chữ “thành”.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Động ắt khởi cái gốc sanh tử. Tịnh ắt say đắm trong sự hôm trầm. Động tịnh đều bặt thì rơi vào không vong. Động tịnh đều thấu nhận thì mập mờ lầm lạc Phật tánh.

BÌNH: Người tu hành phần nhiều chán động cầu tịnh, tịnh lâu nghĩ lại muốn động. Cần phải nhướng lông mày đập vỡ hang ổ động tịnh mới là chỗ đạo nhân dụng tâm.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Cần phải đối trần đối cảnh như cây khô, tro lạnh, gặp lúc ứng dụng chẳng mất cơ nghi, như gương soi vật chẳng loạn ánh sáng, như chim bay trong hư không chẳng lẫn lộn không, sắc.

BÌNH: Như cây khô tro lạnh, bởi vô tâm. Chẳng mất cơ nghi, bởi ứng vật. Há cùng với người “bặt tâm, diệt trí” như nhau ư? Chẳng loạn ánh sáng, chẳng lẫn lộn không, sắc… tự nó chẳng làm gì đến mình.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Sở dĩ mười phương bóng dáng, ba cõi tuyệt hành tung, chẳng rơi vào hai đầu, chẳng trụ nơi chặng giữa, trong ấy còn một mảy lông chẳng hết tức là quyến thuộc ma vương; trước câu, sau câu, là chỗ khó của người học. Vì thế một câu giữa trời tâm muôn cửa dứt hẳn sanh tử.

BÌNH: Lời này quý ở chỗ “Một câu giữa trời tám muôn cửa”, cả mười phương thế giới không một mảy lông hở trống, không một mảy lông bóng dáng, không một mảy lông dấu vết, đáng gọi là xán lạn, hoạt bát; Phật Tổ, chúng sanh không có chỗ đặt để, hai chữ sanh tử là ai nói như thế.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Dẫu cho như bóng trăng dưới đầm nước thu trong trẻo, chạm đến nổi sóng chẳng tan, như tiếng chuông giữa đêm trường tịch mịch, động đến âm vang không thiếu, vẫn còn là việc bên bờ sanh tử.

BÌNH: Người tọa thiền muôn người không có một người đến chỗ này. Dẫu cho đến được đi nữa cũng còn là việc bên bờ sanh tử, cần phải tự tìm con đường sống mới được.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Chỗ tu hành của đạo nhân như lửa đốt tan băng, trọn không trở lại thành băng nữa; mũi tên đã lìa dây cung, không trở lại nữa. Vì thế, củi lồng chẳng chịu ở, kêu gọi chẳng quay đầu, cổ thánh chẳng an bài, đến nay không xứ sở.

BÌNH: Tâm đạo nhân phải nên như thế. Chỉ cần đem đoạn này, thực hành cho kỹ, tương lai tự nhiên ít phí sức, dính vào một chút chẳng được. Nếu đem thức tâm suy lý, thì chính đó là “Nhân địa chẳng chân, đưa đến kết quả cong queo”.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Người thời nay chẳng nghĩ đạo lý trong ấy, dối tự lăn vào trần lao thế sự, chỗ nào cũng đắm nhiễm, nơi nào cũng trói buộc. Dẫu ngộ đi nữa ắt trần cảnh rộn ràng, danh tướng chẳng thật.

BÌNH: Chỗ nào cũng đắm nhiễm, nơi nào cũng trói buộc là do tâm tham cứu chẳng thiết tha, mạng căn chẳng cắt đứt, chẳng chịu chết đi. Người chân chánh tham học, như đi ngang qua xứ có độc sâu cổ, chẳng được nếm một giọt nước, mới được chỗ triệt đầu.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Toan muốn ngưng tâm thức niệm, nhiếp sự về không, nắm mắt che con ngươi, vừa có niệm khởi mau mau phá trừ, vọng tưởng vi tế vừa sanh liền đè bẹp. Kiến giải như thế là rơi vào ngoại đạo không vong, người chết mà hồn chưa tan, mờ mờ mịt mịt vô giác vô tri như bị tai ăn cắp chuông, luống tự dối gạt.

BÌNH: Bệnh ở tại chẳng khởi nghi tình, chẳng tham cứu công án, chẳng chịu toàn thân nhập lý, chỉ đem thức tâm đè nén. Dẫu cho lóng lặng đi nữa mà rốt cuộc mạng căn chưa cắt đứt thì cũng chẳng phải là người tham thiền.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Nhân giả chớ nên lưu luyến lưới ái sanh tử mà bị nghiệp ác lôi đi không có phần tự do. Dẫu cho ông luyện được thân tâm đồng hư không đi nữa, dẫu cho ông đến chỗ tinh minh lóng lặng chẳng lay động, cũng chẳng ra ngoài thức ấm. Cổ nhân gọi nó như dòng nước chảy nhanh, người chẳng biết lầm cho nó là yên lặng.

BÌNH: Thức tâm chẳng đoạn dứt, dẫu cho luyện được thân tâm như hư không, rốt cuộc cũng bị nghiệp ác lôi đi. Chỗ tinh minh lóng lặng chẳng lay động, chính là thức ấm, thì làm sao khỏi được sanh tử. Nói tóm lại, chẳng tham cứu thấu suốt đại lý thì đều là hư vọng.

٭

Ngài Huyền Sa nói: Tu hành thế ấy ra khỏi luân hồi chẳng được, thì y như thuở trước bị luân hồi kéo đi. Vì thế nói: “Các hành vô thường” ngay cả công quả của Tam thừa, như vậy thật là đáng sợ. Nếu không có con mắt đạo chẳng cứu cánh.

BÌNH: Tóm lại, mấy pháp ngữ ở trên đều chẳng phải cứu cánh. Người tu hạnh Tam thừa dẫu hành lục độ vạn hạnh cũng đều là pháp sanh diệt, đối với thật tế lý địa chẳng dính dáng gì!

٭

Ngài Kính Sơn nói: Hiện nay có một bọn ngoại đạo mắt mình chẳng sáng, chỉ lo dạy người chết đi một cách ngoan cố, thôi đi, nghĩ đi. Nếu thôi nghĩ như thế, đến ngàn Phật ra đời cũng thôi nghĩ cũng chẳng được, càng khiến cho tâm mê muội mà thôi.

BÌNH: Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc.

٭

Ngài Kính Sơn nói: Lại có một bọn người dạy người tùy duyên quán đời vong tình mặc chiếu, chiếu tới chiếu lui, đới qua đới lại, càng thêm mê muội không có ngày xong.

BÌNH: Đã có cái tâm năng đới, cảnh sở chiếu; năng sở đối lập, chẳng phải vọng là gì? Nếu lấy vọng tâm làm tham cứu thì đối với tự tâm chẳng được tự tại. Chỉ cần tọa đoạn hai đầu, năng sở chẳng lập ắt cái vật ngăn trong lồng ngực bị vỡ tan như thùng lủng đáy vậy.

٭

Ngài Kính Sơn nói: Lại có một bọn người dạy người chớ lo việc gì cả, chỉ cần thế ấy thôi đi, thôi được đến chỗ tình niệm chẳng sanh, đến lúc ấy chẳng phải mờ mịt vô tri mà tỉnh tỉnh rõ ràng. Bọn này rất độc hại làm mù mắt người, chẳng phải là việc nhỏ.

BÌNH: Dẫu đến chỗ tỉnh tỉnh rõ ràng, đây là pháp đối đãi với tịch, chẳng phải tham cứu. Nếu tham cứu thì muốn phát minh ngay đại sự. Đã chẳng như vậy, há chẳng phải là kẻ độc hại sao?

٭

Ngài Kính Sơn nói: Chẳng luận là bậc tiền bối tham cứu đã lâu, nếu muốn thật sự tịnh thì cần phải cái tâm sanh tử này vỡ. Và chẳng chấp trước công phu. Nếu tâm sanh tử vỡ thì tự nhiên được tịnh.

BÌNH: Nghi tình phát khởi được thì tâm sanh tử ngưng kết lại một chỗ. Nghi tình vỡ ắt tâm sanh tử vỡ. Ở chỗ vỡ này, cầu tướng động trọn chẳng thể được.

CHƯƠNG III
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
LÚC NGHI TÌNH CHẲNG KHỞI

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi bèn muốn trong giấy mực kiểm thảo văn tự, rộng cầu tri giải, đem ngôn giáo Phật Tổ xâu vào một dây làm một cái ấn để ấn định, vừa ra một tắc công án bèn cho là đạo lý, ở trên câu thoại đầu bổn tham chẳng thể phát khởi nghi tình, gặp người nạn vấn thì chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng chẳng phải thiền. Hoặc tùy hỏi liền đáp, dựng ngón tay, đưa nắm tay, cầm bút viết nhanh kệ tụng khai thị, khiến người tham cứu cũng có ý vị, tự cho rằng được đại ngộ. Trái lại, chẳng biết nghi tình phát chẳng khởi đều là thức tâm sai khiến như thế. Nếu chịu một niệm biết quấy, toàn thân buông bỏ, tìm gặp Thiện tri thức cầu con đường vào thì tốt. Bằng không, tâm sanh diệt thắng lướt lâu ngày thành ra ma dựa chẳng có thể cứu.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi ở trên cảnh duyên sanh nhàm lìa, thích đến chỗ tịch tịnh không người để ngồi bèn lấy đắc lực, cảm thấy có ý tứ, vừa gặp chỗ hơi động một chút, tâm liền chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng phải thiền. Ngồi lâu ắt cùng với tịnh cảnh tương ưng; mờ mịt vô tri, bặt dứt đối đãi, dẫu được thiền định ngưng tâm bất động, thì cũng đâu khác chi với Tiểu thừa. Vừa cảnh duyên ắt chẳng tự tại, nghe tiếng thấy sắc ắt sanh sợ hãi. Lo vì sợ hãi nên ma có dịp khuấy rối. Do vì sức ma nên làm các điều bất thiện, một đời tu hành trở thành vô ích, đều là do lúc ban đầu chẳng khéo dụng tâm, chẳng khéo khởi nghi tình, chẳng chịu gặp Thiện tri thức, chẳng chịu tin Thiện tri thức. Ở trong chỗ tình lặng gắng gượng mà làm chủ tể, dẫu gặp Thiện tri thức, chẳng chịu một niệm biết quấy, ngàn Phật ra đời cũng không làm sao cứu được!

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, đem tâm tình thức vọng tưởng đè nén khiến vọng tâm chẳng khởi, đến chỗ chẳng khởi ắt lóng đứng lặng lặng thuần thanh tuyệt điểm cho đó là công phu. Vừa gặp Thiện tri thức điểm nhằm chỗ đau như đè trái bàu trên mặt nước, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Bởi vì đầu tiên chẳng chịu tham thoại đầu khởi nghi tình, dẫu cho đè nén được đến mức thân tâm chẳng khởi thì cũng như đá đè cỏ. Nếu chết được thức tâm thành đoạn diệt rồi, chính là rơi vào ngoại đạo không vong.

Nếu đoạn diệt chẳng được, lúc gặp cảnh duyên liền dẫn khởi thức tâm, ở chỗ lóng lặng tuyệt điểm cho là chứng Thánh tự cho rằng được đại ngộ. Phóng túng thì thành điên cuồng, chấp trước thì thành ma, ở trong thế pháp lừa dối kẻ không biết, tạo ra tội nặng là làm lui sụt lòng tin của người và chướng đạo Bồ đề.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, đem thân tâm thế giới thảy đều bỏ hết thành không. Không thì không có chỗ quản đới, không có chỗ nương tựa, chẳng có thân tâm, chẳng thấy có thế giới, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, đều là một cái không, cho cái không là thiền, cho rằng không là Phật. Đi cũng là không, ngồi cũng là không, nhất thiết đều không. Đi dứng nằm ngồi như đi trong hư không, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Chẳng chấp ắt thành ngoan không mờ mịt vô tri. Chấp trước ắt thành ma tự cho là đại ngộ. Trái lại chẳng biết là không dính dáng gì với việc tham thiền. Nếu quả thật người tham thiền phát khởi nghi tình, một câu thoại đầu như Ỷ Thiên trường kiếm chạm nằm mũi nhọn của nó thì tán thân mất mạng. Nếu chẳng như vậy, dẫu cho được không đến mức một niệm chẳng khởi, cũng chỉ là không vô sở tri, chứ chẳng phải cứu cánh.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi bèn đem thức tâm cân nhắc xuyên tạc công án cổ nhân cho đây là toàn đề, là bán đề, là hướng thượng, là hướng hạ, là quân, là thần, là lời kiêm đới, là lời bình thật, tự cho rằng kiến giải của mình không ai bằng. Dầu mỗi mỗi nói được đạo lý, cùng với cổ nhân chung một miệng nhả khí, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Trái lại, chẳng biết một ngôn một ngữ của cổ nhân như nhai cuộn tơ khiến người nuốt chẳng xuống, nhả chẳng ra, đâu để cho người ta sanh ra nhiều tri giải dẫn khởi thức tâm. Nếu nghi tình phát khởi, toàn thân ngộ nhập thì cái thức tâm tri giải này chẳng đợi ông chết đi tự nhiên cũng yên.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, xem thân tâm thuần là giả duyên, trong ấy tự có một vật qua lại hay động, hay tịnh, không hình không tướng, ở đầu cửa sáu căn phóng quang động địa, buông ra ắt giáp sa giới, thâu lại ắt chẳng lập mảy trần, nhằm vào chỗ ấy nhận định, chẳng chịu khởi nghi tình, chẳng chịu tham cứu, rồi cho là người xong việc, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền.

Trái lại, chẳng biết tâm sanh tử chẳng vỡ, lấy những thứ này làm khoái ý, chính là đùa với thức thần, một mai nhãn quang lạc địa, làm chủ chẳng được bị thức thần lôi đi theo nghiệp thọ báo. Nếu nghiệp thiện nhiều ắt sanh trong trời người, đến khi bốn tướng, ngũ suy kéo đến bức bách, bèn cho rằng Phật pháp không linh nghiệm. Do đây phỉ báng Phật pháp bị đọa vào trong đường địa ngục, ngạ quỷ biết bao nhiêu kiếp mới được trồi đầu. Do đó xét thấy, tham thiền cần phải gặp Thiện tri thức, nếu tự làm chủ tể đều dùng chẳng được.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn nhận lấy cái mắt hay thấy, tai hay nghe, lưỡi hay nói, mũi hay ngửi, tay hay nắm, chân hay đi cho là một chân tánh linh của mình. Nhằm vào trong ấy suy lường cho là cửa ngộ, gặp người thì trợn mắt, nghiêng tai, tay chỉ, chân đá cho đó là Phật pháp, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền; cổ nhân gọi là như người mắc bệnh kinh phong.

Lại nói: Ở trên thiền sàng tương tự như làm trò quỷ, diễn tới diễn lui, diễn tới lúc tứ đại phân tán, ắt diễn chẳng được. Còn có một bọn người ác kiến cho đó là kỳ đặc trao truyền cho nhau, thọ nhận sự cúng dường của người mà không biết hổ thẹn, gặp người hỏi pháp thì hét to một tiếng, cười to một tràng. Trái lại chẳng biết từ xưa đến nay chưa từng tham cứu, mạng căn chưa cắt đứt, dẫu là việc thiện, đều là nghiệp ma, chẳng phải cứu cánh.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn muốn làm công hạnh hữu vi, hoặc làm giải thoát, hoặc hành khổ hạnh, mùa đông chẳng hơ lửa, mùa hạ chẳng quạt mát. Người đến xin y phục liền cởi hết đem cho, cam tâm chết đói, cho đó là giải thoát. Còn nhiều điều nữa, chẳng thể nói hết. Tóm lại mà luận thì đều là bị cái tâm háo thắng sai khiến lừa gạt kể không biết. Kẻ không biết kia cho người đó là Phật sống, là Bồ tát, rồi suốt đời hầu hạ cúng dường. Trái lại, chẳng biết trong giới Phật gọi là nghiệp ác luật nghi tuy là trì giới mà mỗi bước kết tội. Lại có một bọn người thiêu thân, đốt tay, lễ Phật, cầu sám hối, cho đó là công khóa, đối với thế pháp thì đó cũng là việc tốt, song ở trong tham cứu chẳng có ích gì! Cổ Đức nói: “Cốt đừng ở trên cơ cảnh khác cầu”. Lễ Phật là cơ cảnh, cầu sám hối là cơ cảnh, tất cả việc tốt trong Phật pháp đều là cơ cảnh. Chẳng phải tôi dạy ông chẳng làm tất cả việc thiện, song chỉ cần dụng tâm một chỗ thì tất cả việc thiện này đều hay trợ phát vun bồi thiện căn, mai kia con mắt đạo chợt mở, thì đốt hương, quét đất đều là Phật sự.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn muốn ngông nghênh, hoạt bát, gặp người thì tự ca, tự múa, tự mừng, tự vui. Hoặc bên suối dưới rừng, ngâm vịnh nói cười. Hoặc nơi chợ búa phố phường đi ngang đi dọc tự cho là người xong việc, thấy Thiện tri thức mở tòng lâm, lập quy cũ, hoặc tọa thiền, hoặc niệm Phật, hoặc làm tất cả việc thiện thì vỗ tay cười lớn, sanh tâm khinh mạn, phỉ báng. Tự chẳng thể hành đạo, lại làm chướng người hành đạo. Tự chẳng thể tụng kinh lễ sám. Tự chẳng thể tham thiền, lại làm chướng người tham thiền. Tự chẳng thể khai mở tòng lâm. Tự chẳng thể thuyết pháp, lại làm chướng người thuyết pháp. Phàm có Thiện tri thức xuất thế, bày ra có vài câu vấn nạn ở trước chúng trời người, đáp hơn một câu, hỏi hơn một câu, hét một tiếng, đánh một tát. Thiện tri thức thấy người đó tương tợ như quỷ lộng, hoặc chẳng thèm biết tới, người đó bèn nói với mọi người rằng: “Thiện tri thức ấy chẳng hội cái đạo lý này. Khổ thay! Khổ thay!” Đây là tâm sanh diệt thắng lướt, lâu ngày ắt rơi vào đường ma tạo nghiệp lớn vô cùng, hưởng phước mà hết, bị đọa vào địa ngục vô gián. Tuy là nhân thiện mà chiêu lấy quả ác. Buồn thay!

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, cảm thấy sống chung với bất tiện, quá câu thúc, quá phiền phức, bèn muốn vào núi sâu chỗ không có người để tịnh, hoặc nhập thất để tịnh. Ban đầu còn gắng làm chủ tể, nhắm mắt ngưng tâm, ngồi kiết già chấp tay hạ thủ công phu hoặc một năm, hai năm, một tháng, hai tháng chẳng thấy kết quả. Lại có một bọn người được hai ba ngày, ngồi chẳng nổi nữa, hoặc xem sách, hoặc ngông nghênh, hoặc làm kệ làm thơ, hoặc đóng cửa ngủ, ngoài hiện oai nghi, bên trong là trần tục. Lại có một bọn thiếu niên xấu, chẳng biết liêm sĩ, chẳng tin nhân quả, lén làm dâm dục, gặp người thì khua môi thả ý dối gạt kẻ không biết, tự nói: “Tôi đã từng gặp Thiện tri thức, tôi được pháp thượng nhân”. K��� không biết tin nhận, cùng bọn đó qua lại kết làm bạn đạo, hoặc dụ làm đồ đệ, người trên làm kẻ dưới bắt chước, tự chẳng biết quấy, chẳng chịu phản tỉnh. Chẳng chịu gặp Thiện tri thức, dối tự tôn tự đại thành ra tội đại vọng ngữ. Bọn này thật là người đáng thương xót. Nay người chán đại chúng muốn ở thất riêng đâu chẳng kinh sợ ư? Nếu người chân chánh học đạo thận trọng chớ để nảy ra cái ý niệm này. Tốt nhất nên ở trong chúng tham cứu, huynh đệ cảnh giác nhau, dẫu chẳng ngộ đạo quyết cũng chẳng rơi vào lối này. Người học chẳng thể chẳng cảnh giác!

CHƯƠNG IV
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
LÚC NGHI TÌNH PHÁT KHỞI

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy cả đại địa sáng suốt không có mảy lông chướng ngại bèn muốn thừa đương việc này, chẳng chịu buông tay, ngồi bên cạnh Pháp thân, do đây mạng căn chẳng cắt đứt, ở trong Pháp thân dường như có kiến địa, có thọ dụng. Trái lại, chẳng biết toàn là con chứ chẳng phải cha, cổ nhân gọi đó là “cách câu thân”. Mạng căn chẳng cắt đứt, toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền. Đến chỗ này chỉ cần toàn thân ngộ nhập thừa đương cái việc lớn, cũng chẳng biết có người thừa đương. Cổ Đức nói: “Vực thẳm buông tay, tự nhận thừa đương, chết đi sống lại chẳng dối được ai”. Nếu mạng căn chẳng cắt đứt, toàn là tâm sanh diệt. Nếu mạng căn cắt đứt rồi, chẳng biết chuyển thân nhả khí thì gọi là người chết, chứ chẳng phải cứu cánh. Mấy đạo lý này chẳng phải khó hiểu, chỉ tại hành giả chẳng chịu Thiện tri thức. Nếu gặp Thiện tri thức đụng nhằm chỗ đau lập tức biết đường về, bằng không thì vùi thây muôn dặm.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, khuấy đục thế giới được một đoạn thọ dụng như dậy sóng cuồn cuộn, hành nhân say đắm sự thọ dụng này, xô chẳng tới, kéo chẳng lui. Do đây, chẳng được toàn thân ngộ nhập như người nghèo gặp được một tòa núi báu, rõ ràng biết đó là vàng, song chẳng thể lấy dùng. Cổ nhân gọi đó là người giữ kho báu, toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền. Đến chỗ này chỉ cần phải màng nguy vong mới cùng Pháp thân tương ưng. Ngài Thiên Đồng nói: “Khắp cùng Pháp giới thành cơm cả, tha hồ chúi mũi ních cho no”. Nếu chẳng tha hồ chúi mũi thì như ngồi bên thùng cơm mà chịu chết đói, ở trong biển cả chết khát, giúp được việc gì! Vì thế nói, sau khi ngộ cần phải gặp Thiện tri thức là điều rất gương mẫu. Nếu tự thừa đương việc này, chẳng chịu gặp Thiện tri thức nhổ đinh tháo chốt, đều là người tự dối vậy.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước, cả đại địa lấp bít không một kẻ hở bằng mảy lông, chợt sanh tâm suy lường dường như che chướng trước mặt, ngần ngại thân tâm, đề cũng chẳng khởi, đập cũng chẳng vỡ; khi đề khởi dường như có, lúc buông xuống dường như không, mở miệng nhả khí chẳng được, dời thân đổi bước chẳng được, chính ngay lúc ấy cũng chẳng được, đến chỗ này toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Trái lại, cổ nhân dụng tâm thuần nhứt, nghi tình phát khởi thấy núi chẳng phải là núi, nước chẳng phải là nước, chẳng sanh tâm suy lường, chẳng khởi niệm khác, cứng cỏi bức bách; chợt một mai đập vỡ khối nghi, toàn thân là mắt, thấy núi vẫn y nguyên là núi cũ, nước vẫn y nguyên là nước cũ; sơn hà đại địa từ chỗ nào đến, tìm một mảy lông dấu vết ngộ trọn chẳng thể được. Đến chỗ ấy, cần phải gặp Thiện tri thức. Nếu chẳng gặp Thiện tri thức thì cây khô trước núi, trong đường tẻ lại có đường tẻ. Người nào đến đây mà chẳng dần dà, chẳng bị cây khô làm vấp ngã, thì Bác Sơn này cùng với người ấy kết bạn đồng tham.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, bèn trầm trầm, tịch tịch, thôi đi, nghỉ đi, một niệm vạn niên đi, đem nghi tình bỏ vào trong lý Pháp thân chẳng được thọ dụng, luôn chết đi không hồi hổ, không quản đới, không khí tức toàn bị tử thủy ngâm chết, tự cho là cực tắc, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Dưới hội Thạch Sương, người dụng công loại này rất nhiều, dẫu cho ngồi tịch đứng chết cũng chẳng được thọ dụng. Nếu nhận được kiền chùy, biết được đau ngứa, chuyển được thân, nhả được khí mới là người tham thiền. Nếu chẳng biết đau ngứa, tuy hội được câu Pháp thân, dẫu tọa đoạn mười phương, có dùng được cái gì? Ngài Thiên Đồng nói: “Tọa đoạn mười phương còn điểm trán, thầm dời một bước thấy rồng bay”. Cổ nhân có nhiều cảnh ngữ dạy người, có nhiều cát đằng trao phó, tự người ấy chẳng chịu tham đến thấu triệt mà muốn bắt chước Thiện tri thức ở trong chỗ thiên quân vạn mã được ngàn tự do trăm tự tại, há chẳng phải là khó sao?

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, ngồi chỗ lóng lặng chẳng lay động, sạch trọi trơn, không thể nắm bèn buông thân đi, chẳng biết được chuyển vị xoay cơ, nhằm chỗ này gắng gượng lập chủ tể, kẹt bên cạnh Pháp thân, toàn thân là bệnh chớ chẳng phải thiền. Ngài Động Sơn nói: “Núi hiểm cảnh lạ, hạc chẳng dừng ở. Cây linh khác thường, phụng không nương gá”. Phải biết bốn chữ “núi hiểm cây linh” rất là huyền áo, chẳng phải cứng nhắc. Bốn chữ “chẳng dùng không nương” rất là hoạt bát, chẳng phải chết cứng một chỗ. Nếu chẳng tham cứu đến chỗ huyền áo ắt chẳng biết chỗ sâu của sự nhập lý. Nếu chẳng đến chỗ diệu của xoay cơ. Đạo nhân dụng tâm, dụng đến chỗ chẳng thể dụng, tốt nhứt nên gặp Thiện tri thức đập vỡ thùng sơn được chỗ triệt ngộ, đâu nên ôm cái ngu như ôm cây đợi thỏ, kẹt ở một bên, cam tâm làm con hạt trong lồng, con phụng rụng lông ư?

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, trước mặt mơ hồ dường như có. Đem cái chỗ mơ hồ này nghi tới nghi lui định chắc cái tiền cảnh rồi tự cho là nhập lý Pháp thân, thấy được Pháp giới tánh. Chẳng biết những thứ này là do dụi mắt tạo thành, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải là thiền. Nếu thật là người nhập lý thì thế giới rộng một trượng, gương xưa rộng một trượng, thân dọc ngang giữa vũ trụ, tìm căn, trần, khí thế giới trọn chẳng thể được. Lại lấy cái gì làm thân, lấy cái gì làm cảnh, lấy cái gì làm vật, lấy cái gì làm chỗ mơ hồ. Ngài Vân Môn cũng chỉ ra bệnh này trong một bài pháp ngữ dài. Nếu rõ được một bệnh này thì ba thứ bệnh kể trên đều tiêu hết. Bác Sơn tôi, thường bảo người học: Trong Pháp thân bệnh rất nhiều, chỉ cần bệnh nặng một phen mới biết được gốc bệnh, giả sử người khắp cả quả đất này tham thiền, chưa có một người nào chẳng bị bệnh Pháp thân, duy trừ người điếc, đui, câm, ngọng, mới chẳng ở trong phạm vi này.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy cổ nhân nói: “Cả đại địa là một mắt của Sa môn, cả đại địa là một điểm linh quang của chính mình”, lại dẫn lời trong Kinh nói: “Trong một hạt bụi bao hàm chân lý của vô biên pháp giới”, bèn nhằm vào chỗ này lãnh hội, chẳng chịu cầu tiến, sống chẳng được, chết chẳng được, lấy tri giải này cho đó là ngộ, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Trái lại, chẳng biết dẫu cùng lý Pháp thân tương ưng, nếu chẳng thấu thoát thì toàn là lý chướng, đọa bên cạnh Pháp thân, hà huống bị cái tâm tri giải kéo dắt, chẳng thể nhập lý sâu xa, con khỉ này nắm chẳng chết nó chẳng chết đi thì làm sao được chết rồi sống lại! Phải biết, ban đầu phát khởi nghi tình cần phải cùng lý tương ưng, đã cùng lý tương ưng cần được chỗ thâm nhập; đã được chỗ thâm nhập cần phải hướng trên đầu núi muôn trượng nhào lộn, buông thỏng tay xuống tận đáy sông Chương mới là bậc đại nhân dụng tâm. Bằng không, đều là kẻ nắm lấy sự hư vọng, chứ chẳng phải người gieo giống nhà thiền.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, đi, đứng, ngồi, nằm như ở trong ánh sáng mặt trời, như ở trong bóng đèn, lạt lẽo không mùi vị. Hoặc toàn thân buông bỏ, ngồi đến lúc nước lóng ngọc sáng, lúc gió mát trăng trong, chính ngay lúc ấy, trong ý báo, chánh báo đều thành một phiến cảnh thanh tịnh linh lợi, tự cho đó là cứu, chẳng được chuyển thân nhả khí, chẳng được thỏng tay vào chợ, lại chẳng chịu cầu người quyết trạch. Hoặc hướng vào trong chỗ bạch tịnh riêng sanh ra niệm khác cho đó là ngộ, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Ngài Thiên Đồng nói: “Ánh sáng thanh tịnh chiếu vào mắt tợ như không biết đường về, rõ ràng chuyển thân hãy còn rơi vào địa vị”. Bởi vì ánh sáng thanh tịnh chiếu vào mắt, há chẳng phải nước lóng ngọc sáng, gió mát trăng trong ư? Rõ ràng chuyển thân còn tiến được một bước chỉ cần bốn chữ “tợ mê, đọa vị” một ấn ấn định, hành nhân đến chỗ này, làm sao xử trí, chỉ cần có cuộc chuyển biến lớn, cầm một cọng cỏ dùng làm thân vàng một trượng sáu, cũng chưa là ngoài bổn phận. Bằng không, là đóng cọc trên đất chèo ghe, leo cây bắt cá, gọi là người không khí huyết, dẫu có đánh chết ngàn người muôn người cũng không có tội lỗi gì!

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, ở bên cạnh Pháp thân sanh ý tưởng kỳ đặc, thấy ánh sáng, thấy bông hoa, thấy các thứ tướng lạ, bèn cho là chứng Thánh, đem những việc lạ này khoe khoang mê hoặc người, tự cho rằng mình đại ngộ, chẳng dè toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền.

Phải biết những cảnh tượng lạ này hoặc là vọng tâm của mình ngưng kết mà thành, hoặc là cảnh ma thừa sơ hở mà vào, hoặc là trời Đế Thích biến hóa hiện ra để thử. Vọng tâm ngưng kết, như người tu Tịnh Độ quán tưởng chẳng dời niệm chợt thấy tượng Phật, tượng Bồ tát… như trong kinh Lục Quán nói, đều cùng với lý Tịnh Độ hợp, chẳng phải là yếu môn tham thiền. Thừa sơ hở mà nhập, như trong kinh Lăng Nghiêm lúc năm uẩn không, tám hành nhân có chỗ chấp trước, ma liền theo ý mà hiện. Biến hóa hiện ra để thử, như lúc Bồ tát tu hành, trời Đế Thích hóa thân hiện ra quỷ không đầu, quỷ không ngũ tạng, Bồ tát tâm không sợ hãi. Đế Thích hiện thân mỹ nữ, Bồ tát không có tâm ái nhiễm. Lại hiện thân Đế Thích lễ bái rằng: “Núi thái có thể sụp, nước biển có thể cạn, khó có thể làm động tâm bậc thượng nhân kia”. Cho nên nói: “Tội khéo của bọn người tà đạo kia có tận, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của lão Tăng vô cùng tận”. Nếu người thật sự tham học dẫu đao bén gí trước mặt, không chút động niệm, hà huống cảnh tướng không thật trong định ư? Đã cùng lý tương ưng ắt ngoài tâm không có cảnh, tâm năng quán, cảnh sở hiện còn đặt để ở chỗ nào?

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, cảm thấy thân tâm khinh an, động chuyển thi vi chẳng ngăn ngại nhau. Đây là đạo chánh thiên giao nhau, tứ đại điều hòa thơ thới chốc lát như vậy, chẳng phải cứu cánh. Người không biết kia bèn buông bỏ nghi tình, chẳng chịu tham cứu tự cho là được đại ngộ. Trái lại, chẳng biết mạng căn chẳng cắt đứt, dẫu có thể nhập lý song toàn là thức tâm, vì dùng thức tâm suy lường, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiển. Vì nhập lý chẳng sâu, chuyển thân quá sớm, tuy có tri giải sâu song chẳng được thật dụng. Dẫu được hoạt cú, tốt nhất nên đến bên suốt dưới rừng bão dưỡng hàm súc, điều thiết yếu là chẳng nên nóng nảy, muốn dạy người, dối trá tự tôn tự đại. Phải biết đầu tiên dụng tâm nghi tình phát khởi, lúc kết thành một khối chỉ đợi nó tự vỡ tung ra mới được thọ dụng. Bằng không hơi có tri giải nhập lý liền buông bỏ nghi tình, chỗ này quyết định là chết chẳng được, quyết định là tham chẳng triệt; một đời luống qua chỉ có danh tham thiền mà không thật tham thiền. Dẫu cho đến mức thỏng tay vào chợ đi nữa cũng chẳng ngại gì gặp Thiện tri thức. Bậc Thiện tri thức là đại y vương có khả năng chữa được bệnh nặng, là đại thí chủ hay cho như ý bảo châu. Điều thiết yếu là nên sanh cái lý tưởng tự đủ, chẳng muốn gặp Thiện tri thức. Phải biết chẳng chịu gặp Thiện tri thức là chấp cái kiến giải của mình. Bệnh lớn trong thiền không bệnh nào nguy hại hơn bệnh này.

CHƯƠNG V

CẢNH NGỮ KHAI THỊ THIỀN GIẢ THAM CÔNG ÁN

Khai Thị Thiền Giả Đổng Nham Đạt Không:

Thông đạt hư không ngược sóng bạc
Khéo đem gia sản đều phá sạch
Có mắt chẳng thấy, có tai điếc
Cục thịt đỏ lòm đánh mạnh thêm.

Để cho meo trắng đầy khóe miệng
Phật pháp trần lao cùng bình đẳng
Chánh niệm, mũi kim đâm chẳng lọt
Da mặt sắt đúc, không nhân tình.

Phi lễ chớ dạy, nhẹ bước chân
Cử chỉ an tường phải hồi hổ
Dối đem tri kiến, vọng thân sơ
Đập nát khối nghi, phải diệu ngộ.

Chẳng vỡ khối nghi, chẳng thể thôi
Thả ra trâu cổ của Qui Sơn
Một mai xỏ mũi dắt trở về
Lấp đất che trời một con này.

Khai Thị Thiền Giả Phong Đình Trí Kiến Tham Công Án Chữ “Vô”:

Con chó Phật tánh không?
Ngay đó tuyệt thân sơ
Như vào sóng ngàn tầm
Chỉ tìm cá đỏ đuôi
Có sừng chẳng phải nó
Không râu chẳng phải ly
Hữu, vô đều dẹp sạch
Dò kiếm ngọc ly long.
Lại như lửa bốn phía
Phía trước một con đường
Lùi bước bị đốt chết
Chạy ngang cũng tan thân.
Lửa dữ chẳng đình chỉ
Muốn sống chớ chần chờ.
Như đi trên miệng vực
Bể sâu một muôn trượng
Dụng ý phải như thế
Giữ lấy cái chốt linh
Có trình phía trước
Nước đến tự thành ngòi.

Khai Thị Thiền Giả Trí Bạch Tham Công Án “Cục Cứt Khô”:

Thế nào là Phật? - Cục cứt khô
Đại thiên thế giới một cục sắt
Toàn thân ngồi ở trong cục sắt
Lúc chẳng được ra, nói với ai?
Trí Bạch lễ bái.
Sư nói: Chớ lễ bái, dẫu cho lúc ra được cũng ăn ba mươi gậy.

Khai Thị Thiền Giả Trí Bật Tham Công Án
“Một Câu Thoại Đầu Khởi Từ Chỗ Nào”:

Một câu thoại đầu từ đâu khởi
Biển sâu khiến cho cạn tới đáy
Một câu thoại đầu đi về đâu
Gió xuân thổi chạm cây sen hồng
Chẳng xét đi, chỉ xét khởi
Đá sụp, vực lở, điếc hai tai
Trong mười hai thời bước chẳng dời
Như muốn dừng ở trên dao nhọn
Chỉ cần lộn ngược một phen xem
Lục địa bình nguyên cứ cất bước
Nam nhi lập chí nên như thế
Ai nói bắt rồng, vuốt râu cọp
Hỏi đường Đài Sơn như thế nào?
Chỉ ở thôn xa hãy đi thẳng.

Khai Thị Cư Sĩ Tâm Dương Tham Công Án “Không Tung Tích”:

Không tung tích, chớ ẩn thân
Dựng thẳng xương sống, hành như thế
Vách sắt, núi bạc đều dựa ngã
Mấy lần hoan hỷ, mấy lần sân.
Chỗ ẩn thân không tung tích
Đừng hướng hư không tìm dấu chim
Buông bỏ mặt sắt của mẹ sanh
Tật lê đổ ra nước vàng ròng
Xem qua xét lại, chẳng dạy nhiều.
Lo gì chúng sanh với Phật, ma
Chỉ cần một ngụm đều nuốt hết
Giọt nước trở thành sóng mấy trượng
Đi cũng tham, ngồi cũng cứu
Đá võ ngón tay đều phương tiện
Cỡi ngược ngựa sắt lên Tu di
Suốt đời chẳng nên theo sau người.

Khai Thị Giám Viện Chiếu Khán Công Án “Muôn Pháp Quy Về Một”:

Muôn pháp quy về một, một quy về chỗ nào?
Nhướng đôi lông mày như đống lửa lớn
Sống cùng nó đồng sống, chết cùng nó đồng chết
Đi cùng nó đồng đi, đứng cùng nó đồng đứng
Chóng khởi nghi tình, chớ sanh sợ hãi
Như gặp địch thủ dữ dằn chẳng rảnh màng đến việc gì khác
Gặp cảnh thuận nghịch cần phải khéo hồi hổ
Chẳng biết chỗ về thì theo việc khác
Đập vỡ núi Thiết vi, ngồi xổm trong kho báu
Chớp mắt cùng nhướng mày toàn cơ bày lộ liễu
Áo vải Thanh Châu nặng bảy cân
Trước cửa ngàn cây đào như cũ.

Khai Thị Thiền Giả Phổ Châu Tham Công Án “Niệm Phật”:

Một câu A Di Đà
Như Châu bỏ vào nước đục
Châu bỏ vào nước tự trong
Phật niệm, vọng tâm liền dứt
Nước tự trong râu ria soi thấy
Bặt mảy trần, mường tượng biết được mặt mẹ sanh
Dang cặp lông mày để làm gì?
Vọng liền dứt, đầm sâu muôn dặm chẳng thấy đáy
Cành san hô trên pha lê xanh biếc
Tuyết giá, băng khô chỉ thế ấy
Chỉ thế ấy, niệm liền không
Canh ba, đầu hôm, mặt trời mọc
Cõi Liên Hoa áo báu, đất vàng
Muôn dòng toàn về trong chỗ chỉ
Trong chỗ chỉ không niệm này
Không niệm, không niệm thành một phiến
Lộ trình mười vạn lập tức biết
Căn trần ấm giới là điện ma ni
Điện ma ni sáng rỡ rỡ
Phật pháp, trần duyên đều chiếu rõ
Chuyển vị, xoay cơ việc thế nào?
Ôi! Sống cũng chẳng nói, chết cũng chẳng nói.

Khai Thị Thiền Giả Quán Như Khán Công Án “Trước Khi Cha Mẹ Chưa Sanh”:

Trước khi cha mẹ chưa sanh
Ai là bản lai diện mục?
Buông bỏ tâm can sắt
Đề khởi kiếm xuy mao (thổi lông)
Thế pháp và trần duyên
Như mồi vào ngọn lửa
Vô lượng cửa diệu pháp
Tham thiền linh nghiệm nhất
Chỉ đề câu thoại đầu
Chẳng rơi vào phương tiện
Vạn biệt cùng thiên sai
Đều tan vào một niệm
Trước núi muôn tầm, nước trong đứng lặng
Một bầu trời trong, mây đùn lớp lớp
Đến chỗ này ắt trăng tâm riêng tròn sáng một mình
Dám nói: linh minh hiển hiện, ánh sáng nuốt muôn cảnh, cảnh chẳng phải ánh sáng
Lại cười: sông lặng sạch như dãy lụa mà chẳng phải lụa
Chỉ một đường lại phải vào lửa để trui luyện
Lỗ kim nhỏ lúc kim vàng lộ lỗ trôn
Vải Tô Châu cũng là lụa Dương Châu
Tham!

Khai Thị Thiền Giả Tông Diệu Nguyện Tham Công Án “Suốt Một Ngàn Ngày”:

Người khéo tấn đạo ngàn ngày công
Xu hướng như nuốt lật cước bồng
Trong chỗ thanh tịnh vừa mống niệm
Núi Tu Di cách ở bên trong
Một câu thoại đầu như cục sắt
Phật pháp trần lao đều ngăn dứt
Hôn trầm tán loạn thành khối đi!
Chỉ cần khẩn thiết thêm khẩn thiết
Ngàn ngày đồng như trong khoảnh khắc
Đường tâm nẻo ý tuyệt lại qua
Dang cả hai chân vượt lên trên
Lửa nóng, băng lạnh không xá kể
Toàn thân xong vào nước vô sanh
Khéo thoát ra ngoài quy tắc hữu vô
Lấp bít hư không, chẳng màng người
Mới biết đại địa như dầu hắc
Trở mình cầm gậy sống như rồng
Thấu biển xuyên núi chấn cổ phong
Đây là chuyển động sức tam muội
Pháp giới, đầu lông dùng chẳng cùng
Còn việc rốt sau phải hướng thượng
Huyền diệu cơ vi đều chẳng phải
Chẳng hành chỗ của Như Lai hành
Nam nhi tự có xung thiên chí.

Đáp Quan Chủ Lục hỏi: Hành nhân tham công án, thoại đầu chân thiết, chẳng rơi vào ngũ ấm ma và ngoại đạo của kinh Lăng Nghiêm.

Xem kỹ năm thứ ma kể trong kinh Lăng Nghiêm chẳng ra ngoài một chữ chấp. Như sắc ấm minh bạch tiêu tan các niệm cho đến người này siêu việt được kiếp trược. Xét nguyên do của nó lấy kiên cố vọng tưởng làm gốc, tức là kiên cố vọng tưởng này chẳng thể dung hòa, ở trong vọng tưởng tinh nghiên thấy việc lạ lùng hiếm có bèn cho đó là chứng Thánh, há chẳng phải là chấp ư? Như chẳng cho là chứng Thánh thì gọi là cảnh giới lành, chẳng cho là chứng tức là chẳng chấp.

Lại trong ngũ uẩn đều lấy hai chữ vọng tưởng để kết thúc. Một chữ chấp này đầu tiên chẳng thể phá thì vọng tưởng này là gốc rễ của ma, gốc rễ chẳng trừ, bẻ nhánh không cho nó chẳng sanh có được chăng? Thậm chí lợi dụng sự hư minh ăn tinh khí kia đều do vọng tưởng dẫn dắt, chứ chẳng phải ma bên ngoài đến. Ví như cẩn thận giữ gìn cũng chỉ là trên tuyết thêm sương, đổ dầu vào lửa mà thôi.

Như hư minh vọng tưởng ở trong thọ ấm, hư minh cũng là vọng tưởng. Bởi vì đầu tiên chưa đến chỗ tìm tâm chẳng có, chẳng phải vọng là cái gì?

Như dung thông vọng tưởng ở trong tưởng ấm chương đầu tiên nói: Tâm ưa thích viên minh tức là gốc vọng trước cùng cảnh dụng thông bèn sanh nhiễm trước. Mười loại đều nói “Tâm ưa thích…” Bởi vì Thiên ma từng trong cảnh viên minh đến cùng với tâm ưa thích ngẫu hợp làm ra vô biên nghiệp ma, đâu thể cứu được. Bởi vì hành nhân đầu tiên tọa một niệm này, vô tâm tức không thích, không thích thì một chữ chấp làm sao có! Như chương thứ chín nói “Tâm thích nhập diệt, tham cầu cái rỗng không, sâu nhiệm…” đều là nghiệp ma, cũng là vì ban đầu vọng tâm chẳng phá, đúng là nấu cát thành cơm, cát chẳng phải là gốc của cơm.

Như u ẩn vọng tưởng trong hành ấm. Bởi hành ấm lấy trôi chảy đổi dời chẳng dừng làm tánh, cho nên nói: “Căn nguyên sanh diệt từ đó hiển lộ”. Vì tưởng ấm hết, thấy suốt căn nguyên trong hành ấm là niệm niệm sanh diệt chẳng dừng. Hành nhân chẳng theo sự sanh diệt trôi chảy đổi dời, cho nên được chánh tâm đứng lặng sáng suốt. Bấy giờ Thiên ma chẳng được cơ hội thuận tiện khuấy phá. Nhưng ở trong tánh viên nguyên lai mống tâm so đo cho nên xét đầu đuôi có nhân, không nhân… Đã có so đo thì mất chánh biến tri. Hai chữ so đo từ trong u ẩn ra. Văn kinh nói: “Xét thấy cái u thanh kia chẳng thể thấy suốt nguồn đáy”.

Như điên đảo vọng tưởng trong thức ấm, nghĩa là cái then chốt lay độn u ẩn chung, sanh ra các loài thế gian, bỗng được xóa bỏ, sáu căn rỗng lặng không còn rong ruỗi nữa, rỗng lặng vì không rong ruỗi, không rong ruỗi vì hành ấm hết.

Hành ấm đã hết, thấy nghe thông nhau hỗ dụng thanh tịnh. Cho nên nói: “Cùng một các hành không còn nương vào thức nguyên nhẫn đến tịnh diệu chưa viên bèn sanh thắng giải”. Mười thức này đều do thức tâm mà sanh thắng giải.
Đã sanh thắng giải, trái xa với viên thông sanh ra các chủng loại.

Trong thiền môn, người khéo dụng tâm các thứ ma đều chẳng dính dáng. Ngài Tư Đại nói: “Mười phương chư Phật bị ta một miếng nuốt ráo, chỗ nào còn có chúng sanh để độ”. Đây là trong địa vị Phật Tổ lưu lại nó còn chẳng được, huống là tà ma ngoại đạo làm gì được ông. Muốn được chẳng bị ma phá, chỉ cần toàn thân nhập lý, chẳng đợi khiển trừ, chẳng đợi gìn giữ, niệm vọng tưởng hết thì nghiệp ma tự hết. Cổ Đức nói: “tốt nhất ngay gốc hạ một búa, khỏi cho ngoài đốt lại sanh cành”.

Đáp: Chẳng chấp tu chứng, chẳng bỏ tu chứng.

Môn hạ của Tông ta không luận lợi độn, hiền ngu, chỉ cần dùng lòng tin mà vào. Đã phát khởi tâm dũng mãnh như ngồi tại vách sắt núi bạc chỉ cầu thoát ra, các tâm vọng tưởng đều không thể xâm nhập, công hạnh quán chiếu không cần phải nhớ. Nếu được một niệm vỡ tung như vẹt mây thấy trời, như được lại vật cũ, thì công hạnh quán chiếu cũng không có dùng. Chỉ quý cái niệm tham cứu khẩn thiết, tham cứu cũng liên quan đến công hạnh, song chẳng dùng hai chữ “công hạnh” đặt tên. Như khám phá thế duyên, tham cứu chí đạo cũng liên quan đến quán chiếu, song chẳng dùng hai chữ “quán chiếu” đặt tên. Như kinh Viên Giác nói: “Duy trừ người đốn giáo cùng khắp chẳng tùy thuận”. Nếu cho quán chiếu là sự tu hành thì có tâm năng quán năng chiếu, ắt có cảnh sở quán sở chiếu, năng sở đối lập, chẳng phải vọng là gì? Vì thế Thiền tông nói: “Tự mình đứng trong hư không rộng lớn, ngoài tâm không có cảnh, đem mười phương thế giới cùng thân tâm cha mẹ sanh dung thành một khối, tọa đoạn hai đầu mới được vào cửa. Một con đường hướng thượng lại cần phải tự khán, bằng không đều là kế sống của nhà quỷ, đâu có thể nói đồng với tu chứng. Nếu mập mờ lầm lạc chẳng đến chỗ này, thì gọi là tự dối. Bọn người này là bọn người đáng thương xót, thật đâu đáng kể. Ngài Nam Nhạc nói: “Tu chứng thì chẳng không, nhiễm ô thì chẳng được”. Tu ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên tu, còn có chấp được chữ tu này chăng? Chứng ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên chứng, còn có chấp được chữ chứng này chăng? Như thế thì suốt ngày tu mà không tu, quét đất, đốt hương cho đến vô lượng Phật sự đâu bỏ phế, chỉ cần chẳng chấp tu chứng mà thôi. Bồ tát Cửu Địa còn vô công dụng hạnh, huống là hàng Thập Địa. Cho đến hàng Bồ tát Đẳng Giác thuyết pháp như mưa như mây còn bị ngài Nam Tuyền quở là cùng với đạo hoàn toàn trái, huống là hàng Thập Địa còn quán chiếu, mà có thể so sánh sự hơn kém với Thiền tông được hay sao?

MƯỜI BÀI KỆ THAM THIỀN

-1-

Tham thiền phải người sắt
Không luận đến kỳ hạn
Cắn chặt hai hàm răng
Chỉ cốt xong đại sự.
Lửa mạnh vạc dầu sôi
Hư không đều nấu nhừ
Một mai chợt đập vỡ
Buông xuống ngàn cân.

-2-

Tham thiền chớ luận lâu
Chẳng cùng trần duyên hợp
Nhướng cao cặp lông mày
Hư không lật lộn ngược
Tu di dẫm thành bụi
Ngay đây tham bốn hữu
Sắt sống chảy vàng ròng
Mới khỏi cái lỗi trước.

-3-

Tham thiền chớ cẩu thả
Ngôn hạnh hợp gương xưa
Tâm thẳng như cây đàn
Chẳng khổ vì lối tẻ.
Đập nát cửa Hoàng long
Ném tuốt lời Vân Môn
Ông Tăng nghèo nàn này
Từ nay chẳng ra cửa.

-4-

Tham thiền không chủ tể
Chỉ cầu tâm chẳng đổi
Muôn thứ và trần lao
Bụi lốc sai biết tới
Cứng cỏi đỡ trời cao
Mạnh dạng tát biển cả
Tuy nhiên chưa triệt đầu
Chắc chắn được đường trước.

-5-

Tham thiền phải xét kỹ
Chớ tính kể công trình
Có điều thì vin điều
Không điều thì kéo lệ
Chẳng thân Phật cùng Tổ
Lo chi kinh với kệ
Một ngụm đều nuốt hết
Tâm không mới thi đậu.

-6-

Tham thiền phát chánh tín
Tín chánh động cung ma
Mảnh tuyết vào lò hồng
Thân trần chơi dao bén
Chỉ tìm lên đường sống
Chớ ngâm trong nước chết
Cửa lớn chợt mở toan
Nhào qua Tỳ Lô ấn.

-7-

Tham thiền chẳng phải chơi
Thời giờ qua nhanh chóng
Chí lý rất huyền áo
Đời Tần, dùi mạ vàng
Dốt thay! Tâm trượng phu
Vào tay cần tự phán
Chớ đợi chết bối rối.

-8-

Tham thiền không khéo, vụng
Một niệm quy siêu việt
Biết bóng trên ngón tay
Tìm thấy trăng trên trời
Bổ ngực ra lấy tim
Cạo sạch lông có máu
Thuật rõ lại ông nghe
Chẳng ngộ nói với ai.

-9-

Tham thiền phải nên sớm
Chờ đợi tuổi già nua
Tai điếc, mắt lờ mờ
Sáng còn, tối khó giữ
Việc vui sướng nhất đời
Đến đây đều bỏ hết
Phật pháp vốn không nhiều
Chỉ cần hiện tại ngộ.

-10-

Tham thiền chớ trị vọng
Trị vọng vẫn thành chướng
Như muốn được cá kình
Quản chi sóng gió lớn
Chí thế tuyệt mảy trần
Vọng tâm là gì chứ!
Thưa cùng người tham thiền
Môn này thật đáng quý!

PHỤ LỤC


THIỀN SƯ BÁC SƠN KHAI THỊ VỀ GIẢI NGỘ VÀ CHỨNG NGỘ

Một chữ ngộ, môn hạ Tổ Sư gọi là thuốc độc, hãy còn chẳng lưu lại, huống là ngộ ư? Nay chẳng tránh phạm húy, mà nói đến chữ ngộ, khiến trí ngu có chỗ so chọn, tông giáo có chỗ phân chia, hành giả chẳng sa vào con đường hiểm trở, thật là sự giúp ích trên đường tu hành.

Luận về thiền có hai thứ ngộ môn: Một là từ trong văn tự ngữ ngôn được giải ngộ. Hai là từ trên phân minh tham cứu được triệt ngộ. Người giải ngộ sức yếu. Người triệt ngộ sức mạnh. Người giải ngộ như nghe người nói vật. Người triệt ngộ như chính con mắt mình thấy vật. Nghe, thấy tuy một, mà nghi và chẳng nghi, thật cách xa như trời với đất. Người từ trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ chướng: Một là văn tự chứng, hai là lý chướng. Văn tự chướng như người ăn mật, càng ăn càng thấy ngọt; tìm cầu chân lý sâu mầu ở trong mười hai phần giáo, không dính dáng gì với việc thoát ly sanh tử, cho nên gọi là chướng. Lý chướng nghĩa là thật tế đối với lý địa in tuồng rõ ràng, như toàn thân là châu báu song chẳng được thật dụng, đối với việc sanh tử cũng không dính dáng, cho nên gọi là chướng.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ mạn: Một là ngã mạn, hai là tăng thượng mạn. Ngã mạn nghĩa là cho rằng ta đã ngộ, chúng sanh ở trong mê, như chỗ ta thấy, người khác chẳng biết, do đây khởi mạn. Tăng thượng mạn nghĩa là cho rằng ta đã vào địa vị Thánh, trên không không có Phật để cầu, dưới không có chúng sanh để độ, một chữ Phật ta chẳng thích nghe, do đây khởi mạn.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ áo hai thứ tâm khiếp nhược: Một là ta thấy lý đã tột, mà hạnh chẳng theo kịp, ở trong địa vị Hiền Thánh chưa được chỗ thực tiễn, do đây khởi tâm khiếp nhược. Hai là chỗ thấy của ta cùng Phật đồng mà thật chẳng được quả dụng Phật, nên ta không có diệu dụng thần thông quang minh, do đây khởi tâm khiếp nhược.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ tưởng an ổn: Một là cho rằng thật tế lý địa chẳng thọ nhứt trần, núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang; lại nói: “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”, trong thể đại viên tìm sư sanh tử qua lại trọn chẳng thể được, do đây khởi tưởng an ổn. Hai là thấy lý tuy rõ mà chẳng thể thân chứng. Trong các giáo thừa phần đông quy hướng Tịnh Độ, cho rằng chỉ có niệm Phật vãng sanh là ổn đáng hơn hết, do đây khởi tưởng an ổn.

(Từ trên đến đây đều là thiền bệnh).

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải cho hai thứ thật thọ dụng: Một là được chư Phật hóa nghi. Hai là được chư Phật quả dụng. Hóa nghi nghĩa là trong cõi tịnh, cõi uế của chư Phật, quyến thuộc của Bồ tát, quyến thuộc Thanh văn, mây hương, mây hoa, mây tràng phan bảo cái và thiên long bát bộ cùng ta đồng đẳng không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn. Hai là được chư Phật quả dụng, nghĩa là ba mươi hai tướng, tám mươi vẽ đẹp cho đến chín mươi bảy thứ và Pháp thân thanh tịnh và thần thông quang minh, thuyết pháp… cùng ta đồng đẳng, không hai, không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, đầy đủ diệu hạnh của các Bồ tát, nghĩa là chư Bồ tát quá khứ, chư Bồ tát vị lai, chư Bồ tát hiện tại, diệu hạnh các Ngài đã làm trong số kiếp bất khả thuyết thời đồng, xứ đồng, thân đồng, hạnh đồng, trong khoảng một sát na, một vị trần thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loại chúng sanh đồng một thể tánh, thân mình nhập vào thân người, thân người nhập vào thân mình, một thân nhập vào một thân, nhiều thân nhập vào một thân, thế giới kia nhập vào thế giới này, thế giới này nhập vào thế giới kia, thế giới nhập vào tự thân, tự thân nhập vào thế giới, nhập vào tự thân chẳng thấy có thế giới, nhập vào thế giới chẳng thấy có tự thân, nhiếp lẫn nhau, dung lẫn nhau, không hoại, không tạp. Lại ở trong phần chúng sanh đồng một bi ngưỡng. Lại ở trong phần chúng sanh khởi đồng thể đại bi, nghĩa là thiện và ác đều không tự tánh, đều là tự tâm hiện lượng, đã không có cảnh ngoài tâm, dùng vô tác để hứng từ vận bi chẳng ngại ở trong cái thể vô tánh mà giải thoát chúng sanh vô tánh. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ không lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loài chúng sanh đồng một huyễn hóa, nghĩa là duyên sanh vô tánh, sanh vốn vô sanh; vô tánh duyên sanh, chúng sanh đâu có thật như huyễn hóa, ta cùng với chúng sanh ở chung. Nếu chẳng như thế chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
(Đoạn trên là nói sự thọ dụng của người ngộ tâm, chẳng phải người giải có thể biết).

Lại nữa, người từ trong ngữ ngôn giải nên không được triệt ngộ sanh ra vô biên cuồng giải; có người lấy “Hằng ngày việc không khác, chỉ ta tự biết hay” ma sanh cuồng giải. Có người lấy “theo dòng nhận được tánh, không mừng cũng không lo” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thần thông và diệu dụng, gánh nước và bửa củi” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi nhơ” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “đối cảnh tâm luôn khởi, Bồ đề làm sao lớn” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “núi sông và đất đai, toàn lộ thân pháp vương” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thật tánh vô minh tức Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “vào cửa liền đánh” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “cơ phong đáp hỏi đầu môi lanh lợi” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “chẳng cần tham cứu, ngay đó lập tức gánh vác” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “vào cửa liền mừng” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “tập học thi phú từ chương, công xảo, kỹ nghiệp” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “buông bỏ lại buông bỏ, mở miệng tức là sai lầm” mà sanh cuồng giải.

Than ôi! Món ăn đề hồ được thế gian trân quý, gặp bọn người này trở thành thuốc độc. Do vì chánh pháp suy đồi, tà ma hưng thạnh quyến thuộc nối nhau đầy cả thế gian; người lưu tâm tới việc sanh tử chẳng thể chẳng trước tiên soi thấu cảnh giới hư vọng này.

Lại có ba câu Cát đằng chẳng thể nói trắng ra cho cư sĩ rõ. Cổ Đức nói:

1- Thế nào là thiền?
- Con khỉ leo cây quơ cái đuôi.

2- Thế nào là thiền?
- Lửa hực đổ thêm dầu.

3- Thế nào là thiền?
-Cục gạch.

Những lời này là cát đằng của Tổ Sư truyền, tuy nhiên phân minh như thế song nói với ông tưởng cũng rất khó.
(Đáp Thái sư Ngô Quán Ngã hỏi về sự khác nhau giữa Tông và Giáo).

---o0o---

Nguồn: thuvienhoasen.org

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2020(Xem: 11256)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
28/02/2020(Xem: 11589)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
24/10/2019(Xem: 7873)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
13/10/2019(Xem: 11114)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 22902)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
02/05/2019(Xem: 10160)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
01/06/2018(Xem: 23538)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
15/12/2017(Xem: 118899)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
28/05/2017(Xem: 8968)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
27/12/2015(Xem: 8862)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567