Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp môn Tịnh Độ (bài 5)

05/10/201316:12(Xem: 5009)
Pháp môn Tịnh Độ (bài 5)

A_Di_Da_Phat_1


PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

(Tiếp theo)

Toàn Không

MỤC 7:

THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

Người thực hành Pháp Môn Niệm Phật A Di Đà phải nhớ mỗi ngày thực hành các mục dưới đây, nhất là lúc mới bắt đầu, thời gian tùy theo hành giả sắp xếp sao cho thích hợp. Khi đã thực hành lâu rồi, niệm Phật phải chiếm gần hết thời gian trong ngày; tỉ dụ hành giả chọn Quán tưởng niệm Phật, khi việc quán tưởng đã thuần thục, trong lúc niệm Phật vẫn có hình ảnh hiện ngay trước mặt, thì quán tưởng và niệm Phật chỉ là một thôi. Tùy hành giả chọn Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh, hay Thuần Tịnh, mà áp dụng những phần cho thích nghi với phương pháp mình chọn. Chương trình chung trong mỗi ngày như sau:

1)- Nghi Thức: Các việc cần làm:

1- Lễ nghi: Gồm có: Trưng bày bàn thờ, Thắp đèn hương, Tán thán, lễ bái (chung cho các cách tu)

2- Sám hối (chung)

3- Trì Chú (riêng cho Mật Tịnh)

4- Đọc tâm Kinh (chung)

2)- Phát nguyện và quán tưởng: Gồm có:

1- Phát nguyện (chung)

2- Quán tưởng (riêng cho Thiền Tịnh)

3)- Niệm Phật và hồi hướng (chung)

Chúng ta lần lượt nêu từng vần đề, và hành giả nên tùy nghi chọn lựa thực hành mỗi ngày theo như các tiết mục trình bày dưới đây:

I) - NGHI THỨC:

1) – LỄ NGHI (chung):

1- TRƯNG BÀY BÀN THỜ:

Nên sắp xếp thờ chung một bàn thờ, nếu thờ ba vị Phật Thích Ca, Di Đà và Di Lặc (Tam Thế Phật) phải đặt Phật Thích Ca ở giữa, nên thờ hình hoặc tượng bằng nhau không cao thấp. Nếu chỉ thờ Phật A Di Đà thì hai Bồ Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí hai bên, thờ ông bà tổ tiên phải ở hai bên. Chỗ thờ không để tạp vật, chỉ có bình hoa, lư hương, chân đèn, đĩa qủa, chuông mõ, những vật này thỉnh thoảng phải lau chùi. Chỗ thờ thường ở gian giữa hoặc chỗ chính của căn nhà, nếu nhà lầu, nên đặt ở tầng trên.

2 – THẮP HƯƠNG ĐÈN:

a- Thắp hương đèn:Bắt đầu, đốt đèn, đốt hương nhang (một cây hương để tránh khói nhiều), đứng thẳng, hai tay chắp lại kẹp hương ở giữa để ở trước ngực, mắt nhìn Phật, tâm nghĩ tưởng đến các tướng tốt, đức hạnh cao cả của Phật và tỏ bày nguyện vọng chân chính của mình bằng cách thầm nghĩ tưởng trong đầu hay nói thầm hoặc nói thành tiếng, xong vái ba vái (hai tay chắp trước ngực vái), cắm hương vào lư, đánh ba tiếng chuông chậm rãi không to không nhỏ (nếu có chuông), rồi vừa đọc vừa lễ niệm hương dâng hương. Cách thức lễ Phật: hai chân qùy xuống, hai tay chống đất và cúi đầu sát đất.

-Vừa đọc vừa lễ:

Dốc lòng kính lễ Tam Bảo (Phật Pháp Tăng) thường ở khắp mười phương (1 lễ).

b- Niệm hương:Qùy thẳng lưng đọc:

Nguyện thân thanh tịnh tấm chân thường,

Trí tuệ bao la kết tỏa hương,

Ngào ngạt thơm lừng khắp pháp giới,

Cúng dàng Chư Phật cả mười phương.

-Vừa đọc vừa lễ:

Dốc lòng kình lễ Tam Bảo thường ở khắp mười phương (1 lễ).

c- Dâng hương:Qùy thẳng lưng đọc:

Trầm hương vừa đốt,

Cõi pháp hương bay,

Chư Phật xa hay,

Thấu tâm thành này.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

- Vừa đọc vừa lễ:

Dốc lòng kính lễ Tam Bảo thường ở khắp mười phương (1 lễ)

3- TÁN THÁN PHẬT:

- Đọc tán thán Phật Thích Ca Mâu Ni:

Khi đọc tới tên Phật thì bắt đầu lễ:

Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu,

Nghìn năm ức kiếp dễ hay đâu,

Con nay nghe thấy xin vâng giữ,

Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật,

Một ngôi chí tôn trên trời đất,

Đạo Pháp mênh mông biển khơi hẹp,

Công đức vời vợi núi non thấp,

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật (đọc và lễ 3 lần).

- Đọc tán thán Phật A Di Đàtheo trong Tỳ Bà Sa Luận do đức Long Thọ xưng tán Phật A Di Đà:

Nếu ai nguyện làm Phật,

Tâm niệm A Di Đà,

Phật liền hiện thân đến,

Cho nên con quy mệnh.

Do bản nguyện của Phật,

Nên mười phương Bồ Tát,

Đến cúng dàng nghe pháp,

Vì thế con cúi đầu.

Bồ Tát ở cực Lạc,

Thân tươi đẹp trang nghiêm,

Đủ ba hai tướng hảo,

Nay con quy mạng lễ.

Cúng dường mười phương Phật,

Nên con cúi đầu lạy,

Nếu người trồng căn lành,

Nghi thời hoa không nở.

Người tín tâm thanh tịnh,

Thời hoa nở thấy Phật,

Hiện tại mười phương Phật,

Vì muốn độ chúng sinh,

Mà ca tụng Di Đà,

Nên con quy mệnh lễ.

Cõi Phật rất trang nghiêm,

Thanh tịnh hơn Thiên cung,

Công đức rất sâu dày,

Nên con lễ chân Phật.

Nam mô A Di Đà Phật (niệm và lễ 3 lần),

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (lễ 1 lần),

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (1 lần),

Nam Mô Văn Thù Sư Lị Bồ Tát (1 lần),

Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát (1 lần),

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (1 lần),

Nam mô thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát (1 lần).

Xong xá ba xá (hai tay chắp dơ cao tới đầu xá xuống tới ngực); lễ như thế gọi là “chính lễ” hay “thân tâm cung kính lễ”, thân sạch sẽ tề chỉnh nghiêm trang, tâm hân hoan thành kính chính đại quang minh.

Mỗi khi kính lễ, nên chí thành khẩn thiết không có một ý niệm nào khác, giống như bị giặc thù bức bách, nạn nước lửa nguy khốn, chỉ chuyên tâm cầu thoát nạn; cũng giống như kẻ bị tù chung thân chỉ muốn được ra, kẻ tử tội đi đến pháp trường chỉ nghĩ được khỏi chết. Nguyện cầu thoát khỏi khổ đau trong luân hồi, mau chứng vô sinh để làm hưng thịnh Tam Bảo, báo đáp bốn ơn, cứu độ khắp chúng sanh; nếu có tâm chí thành như thế sẽ đạt được như nguyện.

2) – SÁM HỐI (chung):

Sám chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, hối là trừ phạm lỗi sau; người tu hành lấy sám hối làm chính yếu. Bồ Tát Phổ Hiền nói: “Nếu tội lỗi của chúng sanh có hình tướng, tất cả hư không cũng không chứa hết

Mọi người từ vô lượng kiếp đến nay, do ba nghiệp thân miệng ý gây ra những lỗi lầm sâu nặng nên đều có nghiệp chướng sâu dày, bởi vậy cho nên lúc ban đầu tu nên sám-hối cho vơi bớt tội lỗi từ nhiều kiếp chồng chất, có sám-hối mới giúp hành-giả dễ dàng trong việc niệm Phật, nghiệp chướng nó thể hiện ở cái gì? Nó thể hiện ở nhân duyên ngang trái, ở sự quấy phá, ở sự cám dỗ, ở ngứa ngáy, ở bệnh tật, ở vọng tưởng, ở yêu ghét, ở đủ thứ điên đảo, v.v.., tất cả những thứ đó làm cho hành-giả khó niệm Phật, khó quán tưởng, nên phải sám-hối cho nhẹ bớt phần nào đi. 

Nhiều người gặp khó khăn vất vả bệnh hoạn, không nên oán trời trách người, nên siêng năng sám hối nghiệp cũ, tăng trưỏng duyên lành, hiện đời tiêu trừ tai nạn. Người làm ruộng sao khỏi hại mạng loài vật nhỏ bé, người buôn bán sao khỏi dối trá chút ít, người làm thợ sao khỏi sự kèn cựa đố kị, người chài lưới, săn bắn, đồ tể, mở tiệm ăn sao khỏi sát hại sanh mạng vô số. Tất cả con người chúng ta đều không sao tránh khỏi gây nghiệp ác từ vô thuỷ đến giờ này, nên đều phải sám hối.

Có thể sám-hối nhiều lần mỗi ngày bằng một trong những bài sám-hối mà hành giả thấy hợp như Thủy-Sám, Lương Hoàng Sám, cũng có thể vừa tụng đọc vừa lễ lạy theo Kinh Hồng Danh Chư Phật.

1 – NGUYỆN SÁM HỐI:

Con nay xin chí thành sám hối,

Xưa kia gây nên bao nghiệp ác,

Đều vì vô thủy tham sân si,

Bởi thân miệng ý phát sinh ra,

Hết thảy con nay xin sám hối.

Nam mô cầu sám hối Bồ Tát Ma ha Tát (ba lần)

2 –SÁM HỐI DO PHẬT DẠY

Xin mười phương ba đời Chư Phật,

Rủ lòng từ-bi thương xót con,

Con ở luân-hồi không chỗ nương,

Sinh về đâu con thường chẳng biết,

Vì phàm phu đủ mọi chiên phục,

Tâm đại điên đảo mất phan duyên,

Con ở nhà lửa trong ba cõi,

Vọng nhiễm sáu trần không ai giúp, 

Sinh vào nhà khốn cùng kém cỏi,

Không được tự tại thường chịu khổ,

Sinh vào nhà cha mẹ tà kiến,

Tạo tội nương theo ác quyến thuộc,

Kính xin Chư Phật đại từ-tôn,

Thương xót con cũng như con một,

Sám-hối rồi không tái phạm nữa,

Ba đời Như-Lai sẽ chứng minh.

3 – SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN:

Đệ tử kính lạy

Đức Phật Thích-Ca,

Phật A-Di-Đà,

Mười phương Chư Phật,

Vô lượng Phật pháp,

Mười phương Bồ-Tát,

Cùng Thánh-Hiền-Tăng,

Đệ-tử lâu đời,

Nghiệp chướng nặng nề,

Tham giận kiêu căng,

Si mê lầm lạc,

Ngày nay nhờ Phật,

Biết sự lỗi lầm,

Thành tâm sám hối,

Thề tránh điều ác,

Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật,

Từ-bi gia hộ,

Thân không tật bệnh,

Tâm không phiền não,

Ngày ngày tu tập,

Phép Phật nhiệm màu,

Để thoát luân hồi,

Minh tâm kiến tánh,

Trí tuệ sáng suốt,

Thần thông tự tại,

Để độ tôn trưởng,

Cha mẹ anh em,

Thân bằng quyến thuộc,

Tất cả chúng sinh,

Đều thành Phật đạo

Read phonetically

Dictionary

  1. adjective
    1. pillowy
    2. junior

3) – TRÌ CHÚ:

A. THẬP TRÚ:

1- NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI:

Nam mô Phật đà gia, nam mô Đạt ma gia, nam môm Tăng già gia, nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, cụ đại bi tâm giả, đát điệt tha, án chước yết ra phạt để, chấn đa mạt nị ma ha bát đắng mế, rô rô rô rô, để sắt tra thước a ra yết rị, sa dạ hồng phấn sa ha. Án, bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước la hồng, án bạt lạt đà, bát đản mế hồng.

2- TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ:

Nẵng mồ tam mãn đá mẫu đà nẫm. A bát ra để, hạ đa xá, sa nẵng nẫm, đát điệt tha. Án khê khê, khê hế khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắt tra, để sắt tra, sắt trí rị, sắt trí rị, sa phấn tra, sa phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, sa phạ ha.

3- CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ:

Nam mô Phật đà gia, nam mô Đạt ma gia, nam mô Tăng gia gia. Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô chỉ rị ba, cát rị bà, tất đạt rị, bố rô rị sa phạ ha.

4- PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ:

Khể thủ quy y tô tất đế, đầu diện đỉnh lễ thất câu chi, ngã kim xưng tán đại chuẩn đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

Nam mô tát đá nẫm, tam diểu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa bà ha.

5- VÔ LƯỢNG THỌ ĐÀ LA NI:

Án, nại ma ba cát ngõa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ, thực chấp đạp, điệp tả ra tể dã, đát tháp nghiệp đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nễ dã tháp, án tát rị ba, tang tư cát rị, bát lị thuật đạp, đạt ra mã đế, nghiệt nghiệt nại tang, mã ngột nghiệt đế, sa ba ngõa tỉ thuật đế mã hát nại dã, bát rị ngõa lị sa hát.

6- DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sái xã, lũ rô bệ lưu li, bát lạt bà, hát ra xà dã, đát tha yết đa giã, a ra hát đế, tam miểu tam bột đà gia, đát điệt tha, án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

7- QUÁN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN:

Án, ma ni bát minh hồng, ma hạt nghê nha nạp, tích đô đặc ba đạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát tát, nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp, cát nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, đâu thắc ban nạp, nại ma lô cát, thuyết ra gia sa ha.

8- BẢY PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN:

Ly ba ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ nê nễ đế, ma ha già đế, chân lăng càn đế, sa bà ha.

9- VÃNG SINH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ:

Nẵng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di rị đô, bà tỳ, a di rị đá, tất đam bà tỳ, a di rị đá, tỳ ca lan đế, a di rị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lị sa bà ha.

10- THIÊN NỮ THIÊN CHÚ:

Nam mô Phật đà, nam mô Đạt ma, nam mô Tăng già, nam mô thất lỵ, ma ha đề tỵ gia, đát nễ giã tha, ba lỵ phú lâu na, giá lỵ tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra già đế, tam mạn đà tỳ ni già đế ma ha ca lỵ dã, ba nễ ba ra ba nễ, tát rị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế lâu bả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a lâu, bà na ni.

Nam mô Ly Cấu Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)., .

B - ĐẠI BI CHÚ (riêng cho Mật Tịnh):

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (đọc 3 lần),

Thiên thủ Thiên nhãn Vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni,

Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị gia. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà gia. Ma ha tát đỏa bà gia. Ma ha ca lô ni ca gia. Án. Tát phàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị gia. Bà lô cát đế, thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha càn đá sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà tát đá, na ma bà già, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng, câu lô câu lô yết mông, độ lô độ lô phạt sà gia đế. Ma ha phạt sà gia đế, đà ra đà ra địa rị ni, thất phật ra gia, giá la giá la, ma ma phạt ma ra. Mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sấm phật ra xá lị. Phạt sa phạt sấm, phật ra sá gia, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, sa ra sa ra, tất rị tất rị. Tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế lị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, bà dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ sa bà ha. Ma ha tất đà dạ sa bà ha. Tất đà dụ nghệ, thất phàn ra gia, sa bà ha. Na la cẩn trì sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê gia, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì phàn già ra da, sa bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ gia. Nam mô a rị gia, bà lô cát đế, thước phàn ra dạ, sa bà ha.

Án tất điện đô, mạn đá ra bạt đà gia, sa bà ha (3 lần).

C – QUÁN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN (chung):

Án, ma ni bát minh hồng, ma hạt nghê nha nạp, tích đô đặc ba đạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát tát, nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp, cát nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, đâu thắc ban nạp, nại ma lô cát, thuyết ra gia sa ha.

4) - TỤNG BÁT NHÃ TÂM KINH (chung):

Người tu cũng nên đọc hàng ngày Bát Nhã Tâm Kinh để nuôi dưỡng tâm Bồ đề của mình:

BÁT NHÃ TÂM KINH:

Quán Tự Tại Bồ Tát sau khi đi sâu vào trí huệ Bát Nhã, soi thấy năm Uẩn đều không, liền qua tất cả khổ nạn.

Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thụ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Tử, tướng của tất cả các pháp. Nó không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt; vì thế trong tướng không nó không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp; không có nhãn thức giới, cho đến ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có chỗ được.

Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, có tâm không ngăn ngại; vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. Ba đời chư Phật y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo qủa Bồ Đề.

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ hết thảy khổ nạn không hư dối.

Cho nên nói ra lời Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, Chú ấy rằng: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát Bà ha; Ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (3 lần)”.

II) - PHÁTNGUYỆN, QUÁNTƯỞNG:

1) - PHÁT NGUYỆN (chung):

Thệ nguyện theo tới hết đời. Người tu pháp này, hàng ngày sớm tối đều phải phát nguyện vãng sanh về Cực lạc như sau:

Hôm nay ngày. . . tháng. . . năm. . . , đệ tử (họ và tên). . ., pháp danh. . . . nguyện cầu khi hết đời này, đệ tử được biết trước ngày giờ chết mà thân tâm vẫn được an vui; đệ tử được thấy đức Phật A Di Đà và chư Bồ Tát tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc tu hành Phật đạo để độ chúng sinh. Vừa đọc lời phát nguyện vừa lạy trước hình tượng Phật A Di Đà (Đọc và lễ ba lần, nên học thuộc câu trên)

Phát nguyện phải từ tâm thiết tha thành khẩn nói ra, vì có khẩn thiết mới tiêu được nghiệp ác và sinh phúc huệ; phải có tâm lực mạnh mẽ trong khi phát nguyện, tâm lực như đôi mắt dẫn đường, còn niệm Phật như đôi chân đi, đi mà không thấy đường sẽ không tới đích được.

KỆPHÁT NGUYỆN(của Ngài Từ Vân Sám Chủ): 

Một lòng quy kính,

Phật A Di Đà,

Thế giới Cực Lạc,

Lấy tịnh quang chiếu,

Từ thệ nhiếp con,

Con nay chánh niệm,

Xưng hiệu Như Lai,

Vì đạo Bồ đề,

Cầu sinh Tịnh Ðộ,

Phật xưa có thề:

"Nếu có chúng sanh,

Muốn sinh nước Ta,

Hết lòng tín niệm,

Dù chỉ mười niệm,

Mà chẳng được sinh,

Thề chẳng làm Phật",

Nhờ niệm Phật này,

Được vào biển thệ,

Của đức Như Lai,

Nhờ từ lực Phật,

Các tội tiêu diệt,

Căn lành tăng trưởng,

Khi mạng gần hết,

Biết trước giờ chết,

Thân không bệnh khổ,

Tâm không phiền não,

Ý không điên đảo,

Như vào thiền định,

Phật và Thánh chúng,

Tay nâng kim đài,

Đến nghinh đón con,

Trong khoảng một niệm,

Sinh về Cực Lạc,

Sen nở thấy Phật,

Liền nghe Phật pháp,

Bừng tỏ Phật huệ,

Trở về độ sanh,

Tròn nguyện Bồ-đề.

Trong khi niệm Phật, bất cứ làm công đức dù nhỏ hay lớn, như bố thí một đồng hay cứu mạng một con kiến. Sau khi làm xong, tưởng tượng Phật A Di Đà trước mặt, nói thành tiếng hay nói thầm: "Tôi làm công đức này nguyện sinh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà". Tất cả công đức hồi hướng, bất luận công đức thuộc loại hữu lậu hay vô lậu, đều trở thành tư lương vãng sinh, ứng hợp với đại nguyện thứ 20 của đức Phật A Di Đà, chắc chắn về sau sẽ được toại nguyện không sai.

2) - QUÁN TƯỞNG (riêng cho Thiền Tịnh):

Hành giả nào chọn Thiền Tịnh hay Quán phật trì danh, sẽ chọn một trong 16 phép quán mà đức Phật Thích Ca đã diễn tả trong Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ ở trên. Khi muốn quán pháp nào, hành giả phải viết lại cho rõ ràng để dễ nhận diện, có thứ lớp để dễ nhớ từng chi tiết. Hành giả mỗi ngày nên quán tưởng từ 1 tới 2 giờ, tạm viết ra đây pháp Quán Phật A Di Đà:

Phật A Di Đà thân cao mười sáu thước (một trượng sáu xích), sắc màu vàng ròng đứng ở trên hoa sen bảy báu, tay trái ở ngang ngực lòng bàn tay quay ra bắt ấn giáo hóa (ngón cái và ngón trỏ làm thành vòng tròn, các ngón khác duỗi thẳng lên), tay phải xuôi bên hông phải, lòng bàn tay quay ra, các ngón duỗi song song ở thế sẵn sàng tiếp dẫn.

Khởi đầu quán tưởng toàn thân như thế, sau quán: Lông trắng (bạch hào) giữa hai chân mày. Lông này trong suốt rỗng không, xoay lên vòng về bên phải 5 vòng, nếu nhìn từ phía trước mặt Phật, lông trắng ấy xoay ngược chiều kim đồng hồ như cái lò so. Nói khác đi lông trắng rỗng ấy xoắn năm vòng từ giữa trán Phật đi ra, khi Phật phóng hào quang chính là từ đó mà phóng đi.

Bạch hào là tướng căn bản trong 32 tướng đặc biệt của chư Phật. Khi tướng lông trắng quán tưởng thuần thục rồi, do sự cảm ứng, các tướng kia đều lần lượt hiện rõ (32 hảo tướng của chư Phật: xem trang 175).

Chỉ tưởng tượng Phật được phúc vô lượng, huống là quán đủ thân tướng của Phật. Pháp quán tuy hơi khó, nhưng nếu thành tựu thì công đức vô lượng vô biên; lại nữa, niệm Phật phụ cho quán tưởng, quán tưởng phụ cho niệm Phật, hai thứ hỗ trợ nhau sẽ làm cho dễ dàng viên mãn; người niệm Phật có quán tưởng nhập tâm niệm đến nhất tâm bất loạn thường biết trước ngày giờ vãng sanh

III) - NIỆM PHẬT,HỒI HƯỚNG:

1) - NIỆM PHẬT (chung):

Pháp Môn niệm Phật A Di Đà không kể là nam nữ xuất gia hay tại gia, không kể người trí hay kẻ ngu, không kể người giàu kẻ nghèo, không kể người sang kẻ hèn, không kể già trẻ lớn bé, không kể người khỏe kẻ bệnh tật, tất cả đều có thể niệm Phật. Tuy nhiên, trong lòng phải luôn nhớ nghĩ gọi là niệm và phải biết rằng niệm theo tâm mà sinh khởi, gọi là phép tu tỉnh giác, rõ biết mình niệm mới đúng. 

Xưng tán danh hiệu Phật, nên niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tỏ lòng tôn kính hơn là niệm A Di Đà Phật, niệm như thế nào?

A). CÁC CÁCH NIỆM PHẬT:Có nhiều cách niệm như sau:

01 - Lễ lạy niệm:

Trước bàn thờ Phật, lễ một lạy niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, lễ niệm thân miệng tâm cùng ăn khớp nhịp nhàng. Có niệm có lạy liên tục nên khiến cho thân khẩu hợp nhất; đồng thời trong lúc ấy, ý chỉ nghĩ đến Phật nên cả tam nghiệp thân, khẩu, ý cùng tập trung, sáu căn và các giác quan đều quy về một mối, không còn có chỗ hở nào cho trần sự vọng tưởng xen vào, cũng không có một niệm nào khác làm chao động tâm niệm tưởng nhớ Phật. Thân lễ, miệng niệm, tâm cung kính Như Lai, nhớ nhung thiết tha, mong vãng sinh một cách thành khẩn, đây là trì cả ba nghiệp thân khẩu ý. Muốn áp dụng phương pháp nầy, phải đặc biệt tinh tấn và nên có thời khóa hoặc lúc niệm Phật bị hôn trầm tán loạn thì áp dụng lễ lạy niệm Phật. Hiệu lực của nó đặc biệt lớn lao, tuy nhiên lễ bái quá nhiều sinh nhọc mệt; người yếu không làm lâu được; vậy chỉ nên kèm với các phương pháp niệm khác, chứ không nên chuyên chỉ lễ niệm. 

02 - Niệm hướng về Phật:

Khi niệm hoặc ngồi trước bàn thờ Phật hoặc quay mặt về hướng Tây mà niệm, vì Phật A Di Đà ở hướng đó, lúc nào lòng ta cũng hướng về Phật chí thành niệm không ngưng nghỉ; trong khi niệm, tưởng tượng hào quang Phật từ phương Tây chiếu soi tới đỉnh đầu xuống khắp cơ thể mang lại sự tươi mát toàn thể thân tâm. 

03 - Quán tưởng niệm:

Hành giả có thể trong khi niệm 10 câu đầu tưởng tượng trước mặt hiện ra đóa hoa sen lớn màu đỏ phát ra ánh sáng đỏ, mười câu kế tiếp tưởng hoa sen vàng lớn phóng ra ánh sáng vàng. Cho đến tưởng tượng hoa sen cam, xanh, trắng, mỗi thứ đều quán tưởng trong 10 mười câu niệm Nam mô A Di Đà Phật. Đồng thời lại tưởng có mùi hương sen phảng phất; cách này dùng hình sắc hương để buộc tâm ngăn tạp niệm nổi lên, và khi chết, thần thức của hành giả sẽ nương hoa sen báu mà về Cực Lạc.

Hành giả có thể xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ Tát trang nghiêm đương đứng trước mặt ta; hoặc tưởng tượng ra các cảnh như cảnh Phật đương đưa tay thoa đầu ta hoặc lấy áo phủ lên mình ta. Lại có thể quán tưởng cảnh đất vàng, ao báu, hàng cây báu của thế giới Cực Lạc với lâu đài tráng lệ, hoa sen nở, lưới báu bủa giăng, v.v... 

Hành giả cũng có thể tưởng tượng đang ngồi trong vùng ánh sáng rộng lớn niệm Phật, khi tâm đã an định trong quang minh ấy, hành giả cảm thấy sáng suốt dễ chịu; cách này trừ tạp tưởng và diệt ô uế tham dục tưởng, nhờ vậy chính niệm được bền lâu và dần dần đi đến niệm Phật tam muội.

Phép tu quán tưởng niệm Phật này lâu ngày càng thuần thục càng tạo được một ấn tượng rõ ràng và sâu sắc trong tâm mắt của hành giả. Một ngày kia khi báo thân suy tàn, trần duyên hết ở cõi đời này, thắng cảnh Cực Lạc Tây phương chắc chắn sẽ hiển hiện ra trước mắt hành giả. 

04 - Chiếu soi niệm Phật:

Hành giả trong khi niệm Phật miên mật một mặt xưng danh hiệu niệm Phật, một mặt quay tâm trí của mình trở vào soi xét tự tánh, chiếu soi nhìn vào chân tính (tánh) của mình; với phương pháp nầy, cảnh đối tượng trước mắt đều bị đẩy lùi hết, chỉ còn một cảm giác linh động trong tâm thôi. Lúc này niệm mà vô niệm, niệm mà như không niệm, có cảm giác thân tâm mình cùng tâm Phật hợp lại thành một khối sáng rộng mênh mông, khi đó vật dụng, nhà cửa chung quanh cho đến thân mình cũng ẩn mất; được vậy, thì báo thân ta chưa mãn đã chứng tịch quang, Phật hiệu đang niệm liền vào tam muội; đem thân phàm phu mà dự vào cảnh Thánh, không chi mau lẹ bằng, chỉ bậc thượng căn mới làm nổi mà thôi.

05 - Lần chuỗi niệm:

Muốn lần xâu chuỗi hột cũng tốt, niệm không cũng tốt, niệm 10 câu “Nam Mô A Di Đà Phật” lần một hạt, các hột trong chuỗi liên tiếp liền nhau, tượng trưng các câu niệm cũng liên tiếp hết câu trước qua câu sau không gián đoạn; niệm cách này cần phải ghi số mỗi thời mỗi ngày bao nhiêu câu, bậc hạ phải có chuỗi lần mà buộc lòng, lâu ngày quen niệm tự nhiên như kinh không chữ. Miệng niệm tai nghe và tâm ghi nhớ rõ ràng dần dần vọng niệm (nhớ việc nọ việc kia) tự hết, lần hạt niệm mãi cho tới thuần thục sẽ được định tâm, tức là đến cảnh giới nhất tâm bất loạn.

06 - Đếm ký số niệm:

Phương pháp này cũng giống như lần chuỗi niệm, nhưng thay vì lần chuỗi thì dùng đếm và nhớ số, nếu vọng tưởng nổi lên, nên dùng phép mười niệm ký số như sau: Niệm Nam Mô A Di Đà Phật đếm một, Nam Mô A Di Đà Phật đếm hai, cứ như vậy đếm tới mười, rồi trở lại đếm từ một, v.v..., cứ thế đếm mãi; cách này chỉ nên dùng tâm ghi nhớ, nếu đếm nhầm lẫn hoặc đang đếm quên, thì phải đếm lại từ một. Phương pháp nầy bắt buộc tâm hành giả vừa niệm Phật, lại phải vừa nhớ số câu niệm; cho nên dù tâm không chuyên, buộc cũng phải chuyên; nhờ có sự cưỡng bức ấy mà đối trị được các tạp niệm lăng xăng, tâm trở nên chuyên nhất. Thật là một phương pháp hay và rất thích nghi với những người nào tâm niệm quá tán loạn chao động.

07 - Niệm theo hơi thở:

Còn có thể niệm Phật theo Sổ Tứckhi tâm thần bị tán loạn dao đông quá mạnh bằng cách: Thở vào niệm Nam Mô A Di Đà Phật đếm một, thở ra niệm Nam Mô A Di Đà Phật đếm hai, thở vào niệm Nam Mô A Di Đà Phật đếm ba, thở ra niệm Nam Mô A Di Đà Phật đếm bốn. Cứ thế thở niệm đếm tới mười, rồi lại bắt đầu từ một, và làm mãi mãi như thế, nếu lộn xộn phải đếm lại từ một; khi đã thuần thục, nên niệm ra tiếng niệm lực mới mạnh, nếu biết nương hơi thở mà niệm, thì khi sống hằng không rời Phật, đến khi hơi thở vừa tắt liền về Tây phương.

Cũng có thể niệm theo Tùy Tứclà: mỗi khi thở vào niệm thầm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, thở ra niệm thầm một câu, cứ theo hơi thở mà niệm như thế. Lúc đi đứng nằm ngồi đều có thể thực hành không để gián đoạn, thường tự âm thầm hành trì cho đến vào sâu thiền định, rồi dần dần hơi thở và câu niệm Phật đều quên thì thân tâm đồng với hư không, lâu dần được thuần thục, tâm nhãn khai thông, tam muội (đại định) hiện tiền, tức là duy Tâm Tịnh độ.

08 - Niệm thiết tha:

Niệm Phật không gián đoạn, dệt thành một phiến, tức là lúc công phu đắc lực, niệm Phật cần có chữ thiết-tha, kiên trì nhẫn nại, nếu không thiết tha sẽ sinh lười biếng, không kiên trì nhẫn nại sẽ dễ buông lung phóng ý, nên phải dán chữ thiết-tha, kiên trì nhẫn nại ngay trước hai mắt. Niệm tha thiết đến nỗi trong mộng cũng thấy niệm không gián đoạn, như thế mới có phần thoát khổ, nếu trong giấc mơ không nhớ câu Phật hiệu, không thể niệm, thì khi vừa thức giấc phải khóc lớn lên, đến trước bàn thờ Phật dập đầu lễ Phật cho đến khi rướm máu, một nghìn một vạn niệm lạy cho tới khi kiệt sức mới thôi. Làm như thế vài chục lần, tự nhiên khi ngủ say câu niệm Phật cũng không gián đoạn; nếu niệm được như thế, thì lúc lâm chung, tự nhiên không bị sanh tử trói lôi, cảnh giới Tịnh Độ hiện ra trước mắt, liền được Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn.

09 -Niệm Kim Cang:

Trong mười hai thời, đi đứng nằm ngồi, cử động gân cốt, xoay mình cúi ngửa, động tịnh đều không quên niệm; niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá, không nhỏ quá, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được trong mọi thời, không u mê, lại chẳng làm duyên khác, dụng tâm niệm Phật như thế, lâu ngày thuần thục, cho đến trong giấc mơ, cũng thấy niệm, dù thức dù ngủ đều niệm như nhau, tức là công phu liên tục đã nhập tâm.

Phương pháp nầy hiệu lực rất lớn lao, cho nên đem ví dụ với kim cang; Kim nghĩa là vàng, ví dụ cho sự cô động cẩn mật; cang nghĩa là cứng, ví dụ cho sự cứng rắn; vừa cẩn mật vừa cứng rắn thì ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan. Trong các phương pháp Niệm Phật, phương pháp nầy được thường dùng hơn hết; với phương pháp nầy lại có tên là “phản văn niệm Phật” nghĩa là niệm tiếng nào trở lại nghe tiếng ấy, tiếng ra từ miệng lại trở về tai nghe. 

10 - Niệm nhanh:

Niệm nhỏ và nhanh như gió đùa, mỗi chữ mỗi câu liên kết chặt chẽ với nhau, câu sau đuổi theo câu trước không kẽ hở nên tạp niệm không có chỗ xen vào. Niệm theo cách này thì ý khẩn trương, miệng mau mắn, tâm dũng mãnh, oai lực bao trùm trấn áp mọi sư. Khi suy nghĩ lung tung, tâm rối loạn nên dùng cách này.

Niệm như thế cứ mỗi phút 500 niệm, một giờ niệm 50 phút được 5000 niệm, còn 10 phút để thay đổi oai nghi, ra vào, uống nước, đi tiêu đi tiểu v.v... Niệm 5 giờ được 25,000 niệm, 10 giờ được 50,000 niệm, ngủ 7 giờ, 3 giờ ăn uống tắm rửa, 2 giờ quán tưởng, 2 giờ làm công việc lặt vặt, nghỉ ngơi.

Không nên niệm lấy lệ cho xong, mà phải rõ ràng minh bạch, bền lâu, nhất tâm mới đạt được đích vãng sinh.

11 - Niệm to tiếng:

Niệm Phật quí tại tâm, nhưng cũng không nên bỏ sự đọc tụng ra tiếng, miệng niệm tai và tâm nghe, kiểm soát từng chữ từng câu cho rõ ràng. Người đời khi khiêng vật nặng, chèo thuyền, hay kéo cây, nhờ tiếng hô, tiếng hò giúp sức nên rất đắc lực. Với người niệm Phật, tâm hay bị xao lãng, lúc buồn ngủ hôn trầm, lúc ồn ào, lúc mệt nhọc, lúc tâm tán loạn suy nghĩ tưởng nhớ, nếu không nhờ sức miệng đọc lớn tai nghe kỹ để áp đảo tất cả, khó được quy về một mối nhất tâm. Tuy nghe vào trong mà không trụ chỗ nào, dần dần quên hết trong ngoài, cho đến quên luôn thân tâm cảnh giới, quên cả không gian thời gian, chỉ còn một câu niệm Phật, sẽ được nhất tâm; hơn nữa, niệm to tiếng còn làm những người xung quanh nghe rõ tiếng niệm và khiến họ dần dần sinh tâm niệm Phật.

12 - Niệm thầm:

Ngoài thời khóa tụng, bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm, nhất là nằm chưa ngủ, niệm thầm cho tới ngủ quên; không kể ngày chay hay ngày mặn, mặc áo hay ở trần, nằm nghiêng hay nằm ngửa, khi tắm hay lúc nấu ăn v.v..., đều nên niệm thầm. Không kể: lúc bực bội không yên, lúc lo lắng, lúc vui mừng, lúc bận rộn đều phải niệm thầm chỉ một mình mình nghe, khi niệm chỉ động môi không ra tiếng sẽ được mau định tâm.

13 - Mặc niệm:

Niệm Phật trong đầu, tức là nhớ tưởng, gọi là mặc niệm, không cần mở miệng, không cần niệm thầm, mặc niệm nghĩ tưởng phải dung thông giữa niệm, nghe và thấy, cả ba hợp nhất, niệm như thế nào? Nghĩa là, dù không mở miệng, nhưng đầu tai mắt vẫn biết nghe thấy câu niệm và cảnh quán rõ ràng. Phương pháp niệm nầy có thể áp dụng trong khi nằm nghỉ, khi tắm rửa, lúc bệnh hoạn, lúc nấu ăn rửa chén bát, hoặc khi làm việc tay chân trong công ty, hoặc trong lúc lái xe, ngồi trong máy bay v.v...

Tóm lại là: trong những trường hợp không tiện niệm ra tiếng, cách này mau kết quả; khi đã mặc niệm thuần thục nhu nhuyễn rồi lúc chiêm bao cũng thấy niệm thấy cảnh như lúc thức, vì niệm đã nhập tâm sâu mới được vậy.

14 - Nhất tâm niệm:

Nhất tâm niệm Phật cũng gọi là Nhất hạnh tam muội, là chuyên nhất về một hạnh, tuy chỉ tu một hạnh mà được dung thông tròn đủ tất cả các hạnh, nên còn gọi là viên hạnh.

Dù đi đứng nằm ngồi chỉ chuyên chú niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”, không có một tạp niệm vọng tưởng nào xen vào. Niệm Phật như thế như tích trữ hạt giống đầy kho, tới khi qua đời sẽ nẩy mầm, vì có duyên đưa về cõi Tịnh. Nên nhớ hai câu thơ dưới đây: 

Di Đà niệm mãi say mê,

Tin sâu nguyện thiết sẽ về Tây phương.

15 – Theo thời khóa niệm:

Ngay từ khi sơ phát tâm niệm Phật, hành giả cần phải tự vạch cho mình một thời khóa biểu nhất định; thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi thì hằng ngày cứ y theo đó mà thực hành, gây cho mình một thói quen, và có như thế mới giữ được đạo tâm bất thoái. Lúc đầu, niệm nhiều hay ít còn tùy thuộc năng lực và hoàn cảnh riêng biệt từng cá nhân; quan trọng ở chỗ ngày nào cũng thực hành đều đặn và chuyên nhất. Sau ít bữa thực hành rồi, nên xét định sửa chữa cho có một công khóa thật sát với hoàn cảnh và vừa sức của mình, để thực hành cho đúng mức. Sau khi đã hoạch định chắc chắn rồi thì dù gặp phải công việc bận rộn đến đâu, cũng phải cố gắng hoàn thành công khóa; nếu vì một lý do nào đó không hoàn tất được ngày ấy thì qua ngày sau phải niệm bù bổ túc cho đủ, không để tình trạng bỏ thiếu một ngày tạo thành cho ta một thói xấu có hại về sau. 

16 - Ít thời giờ niệm:

Cách này do Ngài Từ Vân Sám Chủcăn cứ theo Hạ phẩm Hạ sinh của Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ mà chế ra cho người ít thời giờ tu theo niệm Phật. Hành giả thở vào dài đếm 1 niệm Nam mô A Di Đà Phật cho nhanh, được nhiều niệm chừng nào tốt chừng ấy, thở ra dài cũng niệm liên tục cho đến khi thở vào lần thứ hai đếm 2 và niệm tiếp tục được nhiều chừng nào tốt chừng ấy, rồi thở ra niệm tiếp v.v... Cứ như thế thở, đếm, niệm cho hết 10 hơi thở vào ra dài thì ngưng, ngày nào cũng làm như vậy, thực hành ít nhất một lần, nhiều hơn càng tốt, sau khi niệm xong, hồi hướng vãng sanh về cõi Cực Lạc. Cách thở niệm này còn giúp cho hành giả bảo vệ sức khỏe phần nào, vì trong khi thở dài như thế, các cơ quan trong người hoạt động mạnh, lại thu thập được nhiều dưỡng khí, rất có lợi cho máu huyết vậy.

17 - Nhập thất niệm:

Nhập thất niệm: là bảy ngày niệm không tiếp xúc với ai, từ chối những việc không cấp thiết rất là có ích; nên chuẩn bị các thứ cần thiết cho đủ bảy ngày; nếu có người hộ thất giúp đỡ cung cấp đầy đủ bảy ngày để có thể một lòng chí tâm niệm Phật càng tốt.

Đại Sư Ấn Quangnói về nhập thất như sau:

Trong thất dụng công nên lấy việc tinh chuyên thuần nhất làm chính, nếu như tâm niệm đưọc thuần nhất, ắt có sự cảm thông không thể nghĩ bàn, cảm thông thì tâm càng chuyên nhất, gọi là gương sáng trên đài gặp vật liền hiện bóng. Khi tâm chưa chuyên nhất, quyết không thể đem tâm vọng động mong cầu cảm thông, tâm mong cầu cảm thông này chính là sự chướng ngại lớn của việc tu hành, có khi dẫn đến ma sự phá hoại tâm thanh tịnh.”

Nếu nhập thất 1 tuần chưa được nhất tâm, thì nên nhập 2 hoặc 3 thất, lâu lâu nhập thất lại, nhiều lần như thế, người niệm tốt sẽ được nhất tâm bất loạn, người niệm dở khi chết hy vọng 10 niệm không loạn cũng về Cực Lạc.

Thực ra khi lâm chung 10 niệm không loạn không phải là dễ đâu, vì nếu thường ngày không niệm cho quen, lúc sắp chết nghiệp lực xuất hiện, tức cận tử nghiệp hiện, sẽ làm tâm thức rối loạn khó mà niệm được huống là có chính niệm ư?

18 - Hợp niệm:

Cũng có khi cùng bạn đồng tu bốn năm sáu người cùng niệm, phải có trật tự, một người xướng, các người khác niệm theo chuông mõ, phải cho đều và có thời khóa mỗi ngày; có khi hộ niệm cho người sắp qua đời, cần phải chia ra vài ba nhóm để luân phiên niệm trong nhiều ngày liên tục.

19 - Sắp qua đời niệm:

Thấy người chết tất phải nghĩ đến mình sẽ chết,

nếu thường ngày chưa ăn chay trường được, thì khi cảm thấy yếu kém yếu đuối sắp chết nên ăn chay cho thân thể được nhẹ nhàng sạch sẽ, phải lo dặn dò trước, sẵn sàng mọi việc, nếu khi cái chết đến không có gì phải hối tiếc nữa.

Dự trù lúc sắp qua đời bị cản duyên nghiệp lực làm mất nguyện vọng, bằng cách: Dặn bảo tất cả người thân thuộc, hoặc di chúc nói không muốn chết trong nhà thương vì có điều bất tiện làm cho bị đọa tam đồ, nên phải đưa về nhà, mời ban hộ niệm đến niệm Phật để được vãng sinh Cực Lạc tại nhà, sẽ mang lại phước đức vô biên cho họ hàng con cháu; không ai được quyền đi ngược lại điều di chúc ấy. 

Dự trù trước: sẽ thỉnh ban hộ niệm nào khi sắp chết, vì lúc sắp chết thân lực yếu, tâm lực hôn mê bị nghiệp chuyển nên rất khó giữ chính niệm.

Chấm dứt mọi nghi ngờ như nghi mình tham sân si chưa hết không được vãng sinh, nghi Phật A Di Đà không đến rước về Tây phương Cực Lạc v.v...

Phải buông bỏ xa lìa: mọi luyến ái luyến tiếc nhớ thương, chỉ còn giữ lại một câu niệm Nam mô A Di Đà Phật mà thôi. 

Lúc hành giả sắp lâm chung, càng phải niệm liên tục, không niệm to được thì niệm nhỏ, không niệm nhỏ được thì niệm thầm, không niệm thầm được thì niệm tưởng, mặc niệm cùng với quán tưởng song hành. Hành giả nên nghĩ: “Ta sắp thoát khỏi trầm luân khổ ải để về nơi sung sướng”, như thế sẽ không còn luyến tiếc sự đời, trông ngóng ra đi và nhất tâm niệm Phật. Người thân nên tùy duyên nhắc nhở, mời ban hộ niệm, hoặc để máy hộ niệm.

Tóm lại: Các lối niệm Phật nêu trên, hành giả nên biếtđể tùy trường hợp mà áp dụng từng lúc, từng nơi cho thích hợp với hoàn cảnh của mình, và chọn lựa cách nào thích hợp nhất để thường niệm; còn các cách niệm khác chỉ là phụ trong những lúc không thể dùng thường niệm được mới phải dùng đến mà thôi.

Nếu đang khi niệm Phật, niệm ác sinh khởi cần phải kiểm điểm liền; hoặc có tâm tham lam keo kiết, tâm sân giận ghen tị, tâm dối trá nịnh hót, tâm nhân ngã kiêu mạn, v.v... Do sự đắm nhiễm lôi kéo từ các cảnh thuận nghịch sinh khởi. Lúc ấy cần phải dùng cách niệm nào thích hợp nhất để dẹp trừ không cho khởi trở lại; lại thường giữ tâm tinh tấn chí thành, tâm từ bi hỉ xả, tâm trì giới nhẫn nhục, tâm Bồ đề bình đẳng, v.v... Một câu niệm Phật luôn luôn hiện tiền, mỗi niệm chẳng lìa tâm, không việc cũng niệm, có việc cũng niệm, vui mừng cũng niệm, sầu lo bệnh khổ cũng niệm; như thế niệm Phật rõ ràng, đâu cần hỏi người khác sẽ đi về đâu nữa.

B). LỢI ÍCH TRONG KHI NIỆM PHẬT

Người thọ trì danh hiệu Phật sẽ được mười điều lợi ích như sau:

1. Ngày đêm thường được Chư Thiên, Thần tướng đại lực cùng vô số quyến thuộc ẩn hình bảo hộ.

2. Thường được 25 vị đại Bồ-tát như ngài Quán Thế Âm… và tất cả Chư vị Bồ-tát luôn theo bảo hộ. 

3. Thường được Chư Phật hộ niệm ngày đêm, Phật A-di-đà luôn phóng ánh sáng nhiếp thọ người này.

4. Tất cả ác quỷ đều không thể hại, tất cả rắn độc, độc trùng đều không dám xâm phạm.

5. Không bị những tai nạn nước lửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù, xiềng xích, chết đột ngột, điên cuồng mất mạng.

6. Những nghiệp đã làm trước kia thảy đều tiêu diệt. Những oan mạng đã bị giết chết ngày xưa đều được xa lià, không còn theo báo oán.

7. Đêm nằm mộng an ổn vui vẻ, hoặc thấy sắc thân vi diệu thù thắng của Phật A-di-đà.

8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi sáng, khí lực mạnh mẽ, việc làm đều tốt lành lợi ích.

9. Thường được tất cả mọi người thân mật, cung kính, hoan hỷ, cúng dường.

10. Lúc mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, được thấy Phật A-di-đà và Chư Thánh chúng cầm hoa sen vàng tiếp dẫn vãng sinh Tây Phương Tịnh độ. 

Mười điều trên, ở ngay đời hiện tại cho đến kiếp tương lai đều có lợi ích, vì thế, các pháp của thế gian và xuất thế gian khó có gì bằng niệm Phật.

2) – HỒI HƯỚNG (chung):

Các việc kính lễ như cúng Phật, lễ Phật, dâng hương, dâng hoa, tán thán Phật, đọc Kinh, trì Chú, niệm Phật v.v…cùng các việc cúng dàng trai Tăng, kiến thiết tu bổ chùa tượng, cúng dường, công đức phụ giúp Chùa v.v…cũng như các việc lợi ích thế gian như hiếu dưõng cha mẹ, thương mến anh em bà con họ hàng bạn bè, hàng xóm láng giềng v.v…Tất cả, tuỳ sức tuỳ khả năng, tuỳ duyên, làm các việc lành dù nhỏ, chúng ta nên nhớ dùng công đức ấy mà hồi hướng nguyện sinh Tây phương Cực Lạc.

Thường thệ nguyện hồi hướng: cầu cho mình và tất cả chúng sanh được thành đạo quả, để thành tựu tâm Đại bi rộng lớn.

Hàng ngày, mỗi tối trước khi ngủ, người tu nên quỳ trước bàn thờ Phật nguyện hồi hướng công đức cho mình và chúng sinh được sinh sang cõi Tây phương Cực Lạc, xong lễ 3 lạy. 

Trong tập Lời Khai Thị của Hòa Thượng Tịnh Khôngviết bài hồi hướng như sau:

HỒI HƯỚNG:

Nguyện đem công đức này,

Trang nghiêm cõi Tịnh độ,

Trên đền bốn ơn nặng,

Dưới cứu khổ tam đồ,

Chúng sanh ai nghe thấy,

Phát tâm kiên cố niệm,

Khi hết báo thân này,

Cùng sinh sang Cực Lạc

Sau khi đọc bài kệ trên rồi, bao nhiêu công đức đã làm liền cảm ngay tâm lực của Phật ứng hợp với tâm nguyện của ta; sức cảm ứng của hai bên tức là "tư lương" vãng sanh Cực Lạc về sau vậy.

MỤC 8 – KẾT QUẢ

TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]