Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình về phương Đông

07/07/201116:01(Xem: 5898)
Hành trình về phương Đông
hanh trinh ve phuong dong
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
(Life and Teaching of the Masters of the Far East)

Tác giả: Blair T. Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh & Nhà xuất bản Thế Giới TP. Hồ Chí Minh




“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học. Nhưng chỉ chừng cách đây một thế kỷ thì vấn đề không còn đơn giản như vậy. Bấy giờ, với thói duy khoa học và cái nhìn Âu tâm luận, người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậu, cần được khai phá văn minh. Bởi thế, mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ quặc, thậm chí là xúc phạm.

Hành trình về phương đông của giáo sư Spalding kể chuyện một đoàn khoa học gồm các chuyên môn khác nhau Hội Khoa học Hoàng gia Anh (tức Viện Hàn lâm Khoa học) cử sang Ấn Độ nghiên cứu về “huyền học”. Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí “làm tiền” du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, hiểu biết đúng đắn về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, quan niệm về cõi sống và cõi chết.

Sau những hoài nghi, choáng váng ban đầu, với sự trung thực trí thức, các nhà khoa học bắt đầu vỡ ra một chân lý tưởng như đơn giản “ngoài trời còn có trời”. Họ thấy cần phải xét lại các quan niệm về khoa học của mình, như tính khách quan, tính đếm được, tính thực nghiệm… Có thể có một thứ khoa học khác không hoàn toàn tuân theo các nguyên tác của phòng thí nghiệm, mà theo các định luật vũ trụ, nhưng trình độ hiện thời còn chưa chứng minh, giải thích được. Thành kiến dĩ Ân vi trung đã được tháo bỏ.

Đúng lúc một đối thọai cởi mở và chân thành đang sắp sửa hình thành giữa một bên là các nhà khoa học thực nghiêm châu Âu và bên kia là các đạo sĩ Ấn Độ, thì đoàn khoa học Anh quốc nhận được tối hậu thư của chính phủ là phải ngừng nghiên cứu và tức khắc hồi hương. Và muốn giữ được nguyên chức vụ thì họ phải im lặng, không phát ngôn về những gì họ đã chứng nghiệm ở Ấn Độ. Một vài nhà khoa học trong đoàn đã không chấp nhận. Họ ở lại Ấn Độ để tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding – tác giả cuốn sách này.

Những tiên cảm của các khoa học gia Anh quốc ngày nào nay đã trở thành hiện thực. Vật lý học hiện đại với vĩ mô vật lý và vi mô vật lý hạ nguyên tử đã mang lại quan niệm mới, sâu sắc hơn, về khoa học. Đặc biệt là quan niệm này lại tương ứng với quan niệm của đạo học phương Đông (Ấn giáo, Thiền học, Lão học…). Có thể thấy điều này trong những cuốn sách nổi tiếng Đạo của vật lý của F. Capra (Trẻ, in lần 2, 1999), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Trẻ, in lần 2, 2000) và nhiều tác phẩm khác của Trịnh Xuân Thuận…

Như vậy, Hành trình về phương Đông nay đã trở thành một thông lộ. Tây và Đông đã gặp nhau. Khoa học và minh triết đã gặp nhau. Cái hiện đại và cái cổ xưa đã gặp nhau. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, phẳng hơn và, do đó, nhân văn hơn.

Lời nói đầu

 

Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”

Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung hoa và Ba tự. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.

Mời các bạn đọc những chương đầu của tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông”.


Nguồn: thuvienhoasen
Nghe audio book
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567