Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Thứ Ba [B]

10/04/201303:44(Xem: 11206)
Phần Thứ Ba [B]

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

---oOo---

 

50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn

flowerba

Tập II:

PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY

hay là

50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

------------

 

PHẦN THỨ III [B]

 


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI KIẾN TƯỜNG (Mộc Hoá)

(báo cáo ngày 15. 3 1970)

Tỉnh Kiến Tường thuộc miền Huệ Quang ở về sông Tiền Giang (Mê Kông). Dân số trong tỉnh có 33.749 người.

I. Các Tôn giáo và Giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Hoà Hảo

3. Phật giáo Tứ Ân

4. Du Tăng khất sĩ

Ngoài 4 giáo phái thuộc Phật giáo; còn có

5. Thiên chúa Giáo

6. Tin Lành Giáo

7. Cao Đài Tây Ninh

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Trong tỉnh Kiến Tường có 15 ngôi chùa Phật:

- 3 chùa theo GHPGVNTN, chùa Tường Vân (Mộc Hoá) là trụ sở của Ban đại diện Giáo hội, còn các chùa khác chưa vào Giáo hội

- 1Tịnh xá của Du Tăng Khất sĩ .Ngoài 15 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo, còn có:

- 6 Thánh Thất Cao Đài

- 11 Nhà thờ Thiên chúa

- Nhà thờ Tin lành

- 1 cơ sở Hòa Hảo

- 6 đình thờ Thần và 5 cái Miểu

III. Dân số và tín đồ các Tôn giáo:

1

Phật giáo :

17.287 người

tỷ lệ 50 %

2

Cao đài :

8.298 người

tỷ lệ 24 %

3

Thiên Chúa:

6.914 người

tỷ lệ 20 %

4

Hoà Hoả :

1.200 người

tỷ lệ 3,5 %

5

Tin Lành :

50 người

tỷ lệ 0.05 %

Dân số trong tỉnh Kiến Tường có 33.749 người, chia ra như sau:

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong tỉnh Kiến Tường có 9 vị Tăng Ni:

- 7 vị theo GHPGVNTN (1 tỳ kheo, 2 Tỳ kheo Ni và 4 Sa di)

- 2 vị Ni thuộc pháo Khất sĩ

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

- 1 gia đình Phật tử với 50 đoàn sinh không có Thanh Niên và Học sinh Phật tử

VI. Số lượng Học Tăng và Học Ni:

Không có

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ đề:

Không có

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Đã tổ chức được 4 Ban Đại diện Giáo hội:

- 1 Ban Đại diện Giáo hội Tỉnh Kiến tường

- 2 Ban Đại diện Quận Giáo hội

- 1 Ban Đại diệnXã Giáo hội

IX. Cơ sở văn hoá Giáo dục:

Chưa có

X. Cơ sở Từ thiện xã hội:

- 1 Ký túc xá nhỏ tại chùa Tường Vân xây dựng năm 1967, chưa xử dụng.

- 1 trại tạm trú cho đồng bào tị nạn dài 5 căn tại chùa Phước an.

XI. Hoằng Pháp:

Không có giảng sư lâu lâu giảng sư ở Trung Ương xuống giảng 1 lần.

XII. Tài sản Giáo hội:

Không có

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Không có

XIV. Nghi lễ:

Hầu hết các chùa đều theo nghi thức Giáo hội.

XV. Pháp Môn Tu:

Chư Tăng thì sớm chuông chiều mỏ theo lệ thường, còn tín đồ thì mỗi rằm lớn đi chùa theo phong tục.

XVI. Bảo vệ đạo pháp và dân tộc:

Không có

CÁC QUẬN

I. QUẬN CHÂU THÀNH:có 3 Chùa 1 Tịnh xá

- Chùa Tường Vân xã Tuyên Vân xã Tuyên Thành

- Chùa Tuyên Sơn xã Bình Hiệp

- Chùa Tằm Đuông

- Tịnh xá Ngọc Tháp xã Tuyên Thạnh

II. QUẬN KIẾN BÌNH:4 chùa

- Chùa Phật Bửu xã Tân Hoà

- Chùa Long Mỹ xã Bắc Hà

- Chùa Xóm Mới xã ấp Xóm Mới

- Chùa Phụng Thốt xã Nhơn Ninh

III. QUẬN TUYÊN BÌNH: có 9 chùa

- Chùa Minh Tâm, xã Thái Trị

- Chùa Hưng Điền, xã Thái Trị

- Chùa Minh Trí, xã Thái Trị

- Chùa Minh Quang, xã Thái Trị

- Chùa Minh Tiên, xã Thái Bình Trung

- Chùa Từ Thiện, xã Thái Bình Trung

- Chùa Thái Bình, xã Thái Bình Trung

- Chùa Minh Đức, xã Thái Bình Trung

- Chùa Nổi, xã Tuyên Bình

IV. QUẬN TUYÊN NHƠN:có 2 chùa

- Chùa Phước hội An, xã Thuỷ Đông

- Chùa Phước An, xã Thạnh Phước.

Chỉ có 2 chùa ở quận Tuyên Nhơn và chùa Phật bửư có chư Tăng thường trú, còn các chùa khác thì hằng ngày chỉ có Phật tử lo hương khói mà thôi.

Phụ chú: Yêu cầu Đại Đức Chánh Đại diện Tỉnh Giáo hội Kiến tường xem lại kỷ cương, nếu có chỗ nào sơ sót hoan hỷ gởi bản cải chính về gấp để sau khi in thật khỏi bị thiếu sót. Và xin gởi về ảnh của Chánh Đại diện Tỉnh và Quận mỗi vị 1 tấm cở 9x12, hoặc 1 vài ảnh sinh hoạt Phật sự hay kiểu mẫu.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI QUẢNG NGÃI

(báo cáo ngày 11.12.1970)

Tỉnh Quãng Ngãi thuộc về miền Vạn Hạnh ở Trung phần. Quãng Ngãi là một tỉnh có những thắng cảnh như núi Nghiên, núi Biết, núi Thiên Ấn, Thạch Trận, Thạch Bích, Long Phương, Thình Thình và sông Trà Khúc nước trong veo v..v cũng là nơi sản xuất nhiều nhân vật cách mạng. Về Đạo thì có Tổ đình Thiên Ấn là một ngôi chùa cỏ có uy tín sâu rộng trong dân chúng.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo phái:

Trong tỉnh Quãng Ngãi có 14 Tôn giáo và giáo phái:

1) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2) Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravada từ Đà Nẳng vào sau năm 1963)

3) Du Tăng Khất sĩ

4) Cổ Sơn Môn

5) Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

6) Tổng hội Phật giáo Việt Nam

7) Tịnh độ tông

8) Thiền Lâm

Ngoài 8 giáo phái trên còn có:

9) Thiên Chúa giáo

10) Tin Lành giáo

11) Cao đài giáo

12) Cơ đốc phục Lâm

13) Đạo Balali

14) Tổ tiên Chánh giáo đại đạo sanh tồn

II. Cơ sở Tín Ngưỡng:

Trong toàn tỉnh Quảng Ngãi có 185 cơ sỏ tín ngưỡng của Phật giáo

- 24 chùa trong 11 quận trong tỉnh

- 188 Niệm Phật đường trong 11 quận

- 150 ngôi chùa bị chiến tranh thiêu huỷ

- 01 chùa Nam Tông (Tăng Bảo Tự)

- 02 Tịnh Xá

III. Dân số và Tín đồ Tôn giáo:

Tỉnh Quảng Ngãi, dân số có 621.732 người, chia ra như sau:

1. Phật giáo:

Phật giáo Thống nhất

49 %

Phật giáo Cổ Truyền và Cổ Sơn Môn83 %

5 %

Cảm tình với PG (Đạo ông bà)

29 %

2. Thiên chúa giáo

10 %

3. Cao Đài giáo

0,5 %

4. Cơ đốc Phục Lâm

0,5 %

5. Đạo Bahali

0,5 %

6. Tin Lành giáo

0,1 %

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong toàn tỉnh có 610 Tăng Ni, chia ra như sau:

- 587 vị Tăng và 23 vị Ni

- 200 Tỳ kheo và 410 Sa di (độ phỏng)

- 329 Tăng và 17 Ni của GHPGVNTN, nhưng hiện còn 32 Tăng.

- 250 Tăng Ni về Cổ Sơn Môn và Phật giáo Cổ truyền

- 12 vị Tăng Ni về Phật giáo Khất sĩ

- 02 vị Tăng về Phật giáo Nguyên Thuỷ

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

- 10.000 đoàn sinh Gia đình Phật tử

- 50 đơn vị Gia đình Phật tử trên toàn tỉnh

- 3 đoàn thể Thanh Niên Phật tử như Hướng đạo Phật tử, Thanh Niên Phật tử và Học sinh Phật tử đã thành lập năm 1964. Khi mới thành lập thì đông đảo hăng say, nhưng sau lại lần lược tan rã, vì thiếu người lãnh đạo

Riêng Gia đình Phật tử thành lập rất lâu, từ Hội Phật học. Đoàn thể nầy sinh hoạt rất đều đặng, đã giúp Giáo hội rất đắc lực và ảnh hưởng rất sâu rộng trong quảng đại quần chúng.

VI. Số lượng học Tăng và học Ni:

Từ đệ Thất đến đệ Nhị gồm có: 35 học Tăng và 1 học Ni

VII. Số lượng Trường Bồ đề:

Tổng số học sinh trường Bồ đề gồm có 3.517 em:

- 2.875 học sinh Nam

- 642 học sinh Nữ

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Sau ngày Phật giáo Thống nhất đã thành lập được:

98 Ban Đại diện xã trong toàn tỉnh 240 Ban Đại diện Ấp Giáo hội. Đến nay chỉ còn 100 đơn vị, kể cả xã, Ấp và các trại định tạm cư.

Tại mỗi chùa và mỗi Niệm Phật Đuờng đều có 1 Ban Hộ Niệm

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

Phật Học Viện chưa có

- 4 trường Bồ đề và 1 trường Mẫu giáo:

- 1 truờng Trung học Bồ đề Quãng Ngãi, do Giáo hội Tỉnh Quản Trị, dạy từ đệ Thất đến đệ Nhị, 27 lớp và 2.000 học sinh.

- 1 trường Trung học Bồ đề Mộ Đức, do Giáo hội Ấp Quãng hiển xã Đức Vinh lập ra và quản trị, dạy đệ nhất cấp, 2 lớp và 200 hs.

- 1 Trường Tiểu học Trung tâm Bảo trợ Thiếu nhi Quảng Ngãi 600 em học sinh, 6 lớp, từ mẫu giáo đến lớp nhất. Trường thu nạp các em cô nhi và lấy học phí các em học sinh ngoài để nuôi dưỡng các em tại Trung tâm

- 1 Trường Tiểu học Bồ đề Quảng đức, do Giáo hội xã Đức mỹ lập và quản trị, có 10 lớp và 717 học sinh từ Mẫu giáo đến lớp nhứt.

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 1 Trung tâm Bảo trợ thiếu nhi thành lập ngày 15.12.1964 do Ni Sư Thích Như Huyền làm Giám đốc nuôi được 250 em.

- 1 Trại định cư, 3 trại tạm cư và 1 trại lánh cư chiến tranh.

Về công tác từ thiện xã hội:

1) Cứu trợ đồng bào tỵ nạn

2) thường xuyên giúp đỡ những nạn bát hạnh

3) Uỷ lạo đồng bào và bệnh nhân

4) Uỷ lạo hoặc xin ân xá các can phạm trong các ngày lễ lớn.

XI. Hoằng Pháp:

Chỉ có một giảng đường tại Tỉnh Giáo hội, không có giảng sư. Đã tổ chức 3 khoá giáo lý, nghi lễ và hành chánh sơ đẳng cho Ban đại diện xã Ấp trong 10 Quận.

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội chỉ có: 1 ngôi chùa, 1 giảng đường, 4 trường Bồ đề, 1 cơ sở từ thiện và 8 sào ruộng (ở vùng bất an). Lợi tức không đủ cung ứng cho nhu cầu.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

1 Ban Văn nghệ do Gia đình Phật tử đảm nhiệm thường trình diễn trong các ngày Đại lễ Phật giáo, rất có cảm kích với quần chúng.Các bộ môn như: Ca vũ nhạc kịch.

XIV. Nghi lễ:

Chỉ có Tổ đình Thiên Ấn theo nghi lễ cổ truyền, còn tất cả chùa trong tỉnh đều theo nghi thức của Giáo hội cũ.

XV. Pháp môn tu:

Hầu hết đều tu theo pháp môn Tịnh độ, nặng tín ngưỡng hơn triết lý.

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

11 vị Thánh tử Đạo

1) Đại đức Thích Hạnh Đức vì bảo vệ Hiến chương tự thiêu ngày 31.10.1967, đã xây được 1 bảo tháp để thờ Đại đức.

2) Trung Uý Đào Quang Trống

3) Thượng sĩ Chế Quang Khương

4) Trung sĩ Bùi Mùi

5) Trung sĩ Nguyễn Công Thiền

6) Binh nhất Võ Liên

7) Binh nhất Nguyễn Đăng Quang

8) Binh nhất Nguyễn Xinh

9) Binh nhì Nguyễn Thành

10) Nguyễn Bá Lập (Đoàn sinh Gia đình Phật tử )

11) Em Bùi Văn Kiểm đều bị mất tích. 11 vị nầy đều ở trong đoàn quân quyết tử Quãng Ngãi, tranh đấu đòi quân đội lập hiến và Chánh phủ dân cử vào năm 1966. 11 vị trên đều đã có đăng vào quyển “ 50 năm Chấn hưng Phật giáo” của Viện. Ngoài ra còn một số bị bắt, thuyên chuyển và trốn tránh.

- Trước năm 1963, Đại đức Thích Viên Quang bị hạ sát trên đường về từ chùa Kim Liên (xã Sơn Tây) đến Hà Thành.

- Trong toàn tỉnh, hiện có 51 xã phần nhiều là Phật tử đã bị chiến tranh thiêu rụi.

MỖI QUẬN

I. QUẬN BÌNH SƠN:6 chùa và 13 Niệm Phật Đường

1. Chùa long Sơn, 1 vị Trụ trì nà điệu chúng

2. Chùa Từ Vân vì chiến tranh nên nay là Niệm Phật đường nhỏ

3. Chùa Bình Sa, 1 vị Trụ trì và điệu chúng

4. Chùa Bình Vĩnh, ở Hải đảo Lý Sơn, 1 vị tu sĩ

5. Chùa Bình Yến, ở Hải đảo Lý Sơn, 1 vị tu sĩ

6. Chùa Hải Lâm, ở Hải đảo Lý Sơn, 1 vị tu sĩ

Niệm Phật Đường:

1. Niệm Phật Đường Ngọc Trì

2. Niệm Phật Đường An Điền

3. Niệm Phật Đường Phước Thuận

4. Niệm Phật Đường Phú lễ

5. Niệm Phật Đường Thiên Đào

6. Niệm Phật Đường Phú Lộc

7.Niệm Phật Đường Phước Bình

8.Niệm Phật Đường Trì Bình

9.Niệm Phật Đường Bình Giang

10.Niệm Phật ĐườngBình Thiên

11.Niệm Phật Đường Bình Thông

12. Niệm Phật Đường Bình Liên

13 Niệm Phật Đường Bình Thuỷ

II. QUẬN SƠN TỊNH:13 chùa và 12 Niệm Phật Đường

1. Tổ đình Thiên Ấn Tăng chúng 35 vị

2. Chùa Long Sơn xã Sơn Long

3. Chùa Dược Sư

4. Chùa Trường Thọ

5. Chùa Bửu Châu

6. Chùa Sơn An

7. Chùa An Phú

8. Chùa Ngọc Thạch

9. Chùa Sơn Hương

10. Chùa Hà Nhai

11. Chùa Thọ Lộc

12. Chùa Trường Xuân

13. Chùa Phước Tường

Niệm Phật Đường

1. Niệm Phật Đường Thanh Sơn

2. Niệm Phật Đường Phú Tường

3. Niệm Phật Đường Xóm Đồng

4. Niệm Phật Đường Hưng Trà

5. Niệm Phật Đường Đa Ngân

6. Niệm Phật Đường Mỹ Lộc SL

7. Niệm Phật Đường Phú Ninh

8.Niệm Phật Đường Mỹ Lộc ST

9. Niệm Phật Đường Phong Thanh

10.Niệm Phật Đường Phú Nhuận

11.Niệm Phật Đường Phong Bình

12.Niệm Phật ĐườngKim Phú

III. QUẬN TƯ NGHĨA:21 Chùa và 18 Niệm Phật Đường Phú Tường

1. Chùa Từ Quang

2. Chùa Bửu Tiên

3. Chùa Từ Nguyên

4. Chùa Hang, xã Tư Hiền

5. Chùa Tư Hiền

6. Chùa Tư Thành

7. Chùa La Hà

8. Chùa An Hà

9. Chùa La Châu

10. Chùa An Bằng

11. Chùa An Đại

12. Chùa Từ Hoà

13. Chùa Nam Bộ

14. Chùa Bắc Lộ

15. Chùa Trụ Sở

16. Chùa Từ Quang xã Cẩm Thành

17. Chùa Hội Phước

18. Chùa Phú Yên 3

19. Chùa Gò Quan

20. Chùa Tàu Tượng

21.Chùa Bửu Linh

Niệm Phật Đường:

1. Niệm Phật Đường Nghĩa An Đông

2. Niệm Phật Đường Vạn An

3. Niệm Phật Đường Điền Trang

4. Niệm Phật Đường Phú văn

5. Niệm Phật Đường Tân Hội

6. Niệm Phật Đường Bách Mỹ

7. Niệm Phật Đường Thu Lộ

8. Niệm Phật Đường Bắc Môn

9. Niệm Phật Đường Kim Lăng

10. Niệm Phật Đường Phú Yên

11. Niệm Phật Đường Gò Gai

12. Niệm Phật Đường Gò Trải Nam

13. Niệm Phật Đường Gò Trải Bắc

14. Niệm Phật Đường Bảo Hoà

15. Niệm Phật Đường Ngọc Điền

16. Niệm Phật Đường Thạch Bích

17. Niệm Phật Đường Chỏi Dầu

18. Niệm Phật Đường Tịnh Quang Thất Ông Tạ Lý

IV. QUẬN NGHĨA HÀNH:5 chùa và 1 Niệm Phật Đường

1. Chùa Nghĩa Chánh

2. Chùa Phước Hậu

3. Chùa Kỳ Thọ

4. Chùa Hưng Long

5. Chùa Nghĩa Khương

1 Niệm Phật Đường Phú Châu xã Nghĩa Hưng

V. QUẬN MỘ ĐỨC:7 Chùa và 2 Niệm Phật Đường

1. Chùa Bồ Đề

2. Chùa Năng An

3. Chùa Đức Phung

4. Chùa Kiến Khương

5. Chùa Đức Vinh

6. Chùa Quang Hiển

7. Chùa Quảng Đức

Niệm Phật Đường

1. Niệm Phật đường Văn Bân

2. Niệm Phật đường Nghĩa Lập

VI. QUẬN ĐỨC PHỔ:5 chùa

1. Chùa Phổ Hưng

2. Chùa Trang Sơn

3. Chùa Phổ Đại

4. Chùa Phổ Bình

5. Chùa Phổ Trạch

VII. QUẬN TRÀ BỒNG:Chùa Trà Khương

VIII. QUẬN SƠN HÀ:Chùa Kim Quang

IX. QUẬN BA TÔ:Chùa Ba Thuận

X. QUẬN MINH LONG:Chùa Minh Tâm

Ngoài ra còn một số Chùa và Niệm Phật Đường ở trong vùng bất an ninh hoặc bị chiến tranh thiêu huỷ .

Phụ chú: Yêu cầu Thượng toạ Chánh Đại diện gởi cho 1 tấm ảnh Chùa Thiên Ấn, 1 Tấm ảnh vị Chánh Đại diện, 1 ít ảnh sinh hoạt Phật giáo, kể cả Gia đình Phật tử đều cở 9x12, để in vào tạp sách nầy. Và xin xem lại kỷ về bài nầy (tỉnh Quảng Ngãi ) nếu có chỗ nào thiếu xót xin gởi bài cải chính vào gấp, để sau khi in thật khỏi khuyết điểm.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI QUẢNG TÍN (Tam Kỳ)

( báo cáo ngày 20.9.1969 )

Tỉnh Quảng Tín thuộc về Miền Vạn Hạnh ở Trung phần. Dân chúng Tỉnh Quảng Tín có thể nói hầu hết đều có Tôn Giáo.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn giáo và giáo phái:

Trong tỉnh Quảng Tín có 6 Tôn giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Khất sĩ

3. Cao Đài giáo

4. Thiên Chúa giáo

5. Tinh lành Cơ đốc phục lâm, Cơ đốc Truyền giáo

6. Đạo Bahali

II. Cơ sở Tín ngưỡng:

Trong toàn tỉnh Quảng Tín có 77 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 72 ngôi Chùa

- 3 Niệm Phật Đường

- 2 Tịnh xá Khất sĩ

Ngoài 77 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo, còn có:

- 7 Thánh Thất Cao Đài

- 7 Nhà Thờ Thiên Chúa

- 8 Nhà thờ Tin Lành

- 2 Nhà hội Bahala

- 3 Nhà thờ Cơ đốc Phục lâm

- 2 Nhà thờ Cơ Đốc Truyền giáo

III. Dân số và Tín đồ các Tôn giáo:

Tỉnh Quảng Tín dân số có 405.999 người, chia ra như sau:

1. Phật giáo

Giáo hội PGVN TN

113779 30 %

Xu hướng Phật giáo

(đạo Ông bà).

220000 35 %

Phật giáo Khất sĩ

600 01 %

334379 66 %

2. Thiên Chúa giáo (độ phỏng )

43.400 15 %

3. Cao đài giáo ( nt )

16.870 9 %

4. Tin Lành giáo (nt )

11.150 8 %

5. Đạo Bahali

200 0,1 %

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong toàn tỉnh Quảng Tín có 63 vi Tăng Ni, chia ra như sau:

- 56 vị Tăng và 7 vị Ni

- 27 vị Tỳ Kheo và 36 Giáo hội

- 55 Tăng Ni theo Giáo hội

- 8 vị Tăng Ni theo Khất sĩ

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

Toàn tỉnh Quảng Tín là 2.797 đoàn viên Gia đình Phật tử, chia như sau:

- 400 Đoàn sinh Gia đình Phật tử

- 397 Huynh trưởng Nam và 165 huynh trưởng Nữ

- 250 học sinh Phật tử và 25 huynh trưởng .

Gia đình Phật tử là 1 tổ chức nòng cốt của Giáo hội tỉnh Quảng Tín. Về công tác ngoài công tác chính yếu bảo vệ Đạo pháp, Gia đình Phật tử và học sinh Phật tử còn góp phần đắc lực vào việc từ thiện xã hội, nên được quần chúng cảm mến.

VI. Số lượng học Tăng và học Ni:

Không có học Tăng và học Ni, chỉ có điệu ở chùa.

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ đề:

Học sinh Bồ đề cả Trung học và Tiểu là: 2.350 hs, chia ra

- 1380 Nam sinh

- 970 Nữ sinh

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Năm 1964, Giáo hội Tỉnh Quảng Tín đã tổ chức xong:

- 1 Ban Đại diện Tỉnh 6 Ban Đại diện Quận, và 58 Ban Đại diện Xã

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

Phật Học Viện chưa có.

- 11 Trường Bồ đề chia ra như sau:

- 3 Trường Trung học và 8 trường Tiểu học:

- 1 Trường Trung học Bồ đề của Tỉnh Giáo hội có 867 học sinh

- 2 Trường Trung học Bồ đề Quận Lý Tín 170 học sinh

- 3 Trường Trung học Bồ Đề Quận Thăng Bình 120 học sinh

- 4 Trường Trung học Bồ đề Quận Thanh Bình 3 lớp 180 học sinh

- 5 đến 7 Trường Tiểu học Bồ Đề quận Tam Kỳ 3 trường với 650 học sinh

- 8 - 9 Trường Tiểu học Bồ Đề quận Lý Tín 2 trường với 430 hs

- 10 Trường Tiểu học Bồ Đề quận Tiên Phước với 120 hs

- 11 Trường Tiểu học Bồ Đề quận Hậu đức với 110 hs

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

Tỉnh Giáo hội đang xây cất 1 Cô ký Nhi viện với kinh phí 5 triệu đồng, đã được 1/3 công tácvà chi hết 2 triệu đồng. Ngoài ra, các xã Giáo hội đều có lập Ban Từ Thiện, Ban trợ tang để giúp đỡ đồng bào được nhiều thành tích khả quan, và 3 lần cứu trợ nạn lụt, 10 lần cứư trợ nạn nhân chiến tranh. Cứu trợ trong các ngày đại lễ: Phật đản, Vu lan và Thành Đạo.

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội đã thành lập 1 Ban Hoằng pháp có 4 vị giảng sư, xuống hạ tầng cơ sở diễn giảng và dạy giáo lý sơ cấp cho tín đồ.

XII. Tài sản Giáo hội:

Tỉnh Giáo hội Quãng Tín mới thành lập năm 1962, tài sản gồm có:

A) Động sản:

- 1 ngôi chùa Đạo Nguyên, trụ sở tỉnh Giáo hội

- 1 Trung Tâm văn hoá Bồ Đề (11 trường)

B) Bất động sản:

1) 1 vườn chùa 20.000 thước vuông ở xã Kỳ hương

2) Bà Trần thị Đốc cúng 1 ngôi chùa, 1 vườn tại khu phố A xã Tam kỳ và 7 mẫu 8 đất ruộng cũng tại xã Tam kỳ .

3) Ông Tộc La cúng 1 ngôi Chùa và 2 sào đất để làm chi hội ở Tam Kỳ

4) Ông Bà Dương Tấn Phùng cúng 9 mẫu đất tại xã Kỳ Long

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Tuy không thành lập Ban văn Nghệ, nhưng các đại lễ Gia đình Phật tử, học sinh Phật tử có trình văn nghệ với văn nghệ với các bộ môn Ca vũ nhạc kịch, tân cổ nhạc cũng được ảnh hưởng nhiều trong quần chúng.

XIV. Nghi Lễ:

Hầu hết đều tu theo nghi lễ của Phật học Trung phần .

XV. Pháp môn tu:

Hầu hết đều tu theo pháp môn Tịnh độ. Giới trí thức thì nặng về tìm hiểu triết lý Phật pháp. Giới bình dân chỉ biết cúng bái và một số thích việc từ xã hội .

XVI. Bảo vệ Đạo và Dân tộc:

Qua bao nhiêu lần tranh đấu bảo vệ đạo pháp và dân tộc, có hai vị mất tích từ năm 1966 là đạo hữu Trương Dzu và Trịnh văn Lộc còn một số công chức, quân nhân, Gia đình Phật tử bị bắt, thuyên chuyển, tù đày, hăm doạ, theo dõi v.v..

MỖI QUẬN

I. Quận Thăng Bình: (8 Chùa 3 Niệm Phật Đường)

1. Chùa Giác Nguyên

2. Chùa Tú Bình

3. Chùa Bình Trung

4. Chùa Tuân Bình

5. Chùa Bắc Lâm

6. Chùa An Thái

7 .Chùa Định Thái

8. Chùa Long Hoa

9. Niệm Phật Đường Bình Quế

10. Niệm Phật Đường Tất Viên

11. Niệm Phật Đường Đồng Thới I .

II. Quận Tam Kỳ:(43 Chùa )

 

1. Chùa Đạo Nguyên

2. Chùa Tịnh độ (chùa tư)

3. Chùa Kỳ Viên (Chùa tư)

4. Chùa Hoà Quang (Chùa tư)

5. Chùa Xuân Sơn (Chùa tư )

6. Chùa Từ Quang (xã Kỳ hương )

7. Chùa Hoà An

8. Chùa Hoà Long

9. Chùa Chiên Đàn

10. Chùa Trà Cai

11. Chùa Hoà An

12. Chùa Hoà Hưng

13. Chùa Hoà Minh

14. Chùa Hà Nam

15. Chùa Quang Hưng

16. Chùa Phú Quang

17. Chùa Hoà Thanh

18. Chùa Phú Quang

19. Chùa Từ Quang (xã Kỳ Trung)

20. Chùa Kỳ Hương

21. Chùa Trường Thọ

22. Chùa Hoà Sơn

23. Chùa Đồng Phú

24. Chùa Pháp Đàn

25. Chùa Trà Lan

26. Chùa Hoà Lan

27. Chùa Bình Hoa

28. Chùa Hoà Sơn

29. Chùa xuân Trung

30. Chùa Quang Minh

31. Chùa Minh đức

32. Chùa Thái Hoà

33. Chùa Minh Cẩm

34. Chùa Vĩnh Phúc

35. Chùa An Mỹ

36. Chùa Lâm Điền

37. Chùa Đại An

38. Chùa Dương Đàn

39. Chùa Dương Tâm

40. Chùa Hưng Mỹ

41. Chùa Hưng Long

42. Chùa Vĩnh An

43. Chùa Tam Dưỡng và còn số Chùa ở vùng không an ninh.

III. Quận Lý Tín:(18 Chùa )

1. Chùa Minh Tâm

2. Chùa Hoà Bình

3. Chùa Thanh Bình

4. Chùa Thanh Long

5. Chùa Thanh Bình

6. Chùa An Long

7. Chùa Thanh Mỹ

8. Chùa Quãng Phong

9. Chùa Phú Sơn

10. Chùa Quảng Phong

11. Chùa Hiệp Phú

12. Chùa Từ Hàn

13. Chùa Phổ Quang

14. Chùa Kỳ Khương

15. Chùa Phổ Quang

16. Chùa Phổ Minh

17. Chùa Hoà vinh Thạnh

18. Chùa Diên Khánh

 

IV. Quận Tiên Phước:(4 Chùa )

 

1. Chùa Phước Kỳ

2. Chùa Phước Mỹ

3. Chùa Phước Thạnh

4. Chùa Phước Lộc

 

Ngoài ra còn 1 số Chùa ở vùng mất an ninh

V. Quận Hậu Đức:(1 Chùa )

Chùa Phước Lâm, trụ sở Ban Đại diện Hậu Đức. Và còn một số Chùa ở vùng mất an ninh

VI. Quận Hiệp Đức:

Vì chiến tranh nên các Chùa đều bị tan hoại.

Phụ chú: Yêu cầu Đại đức Chánh Đại diện xem lại quí tỉnh, nếu có chỗ nào sai xin gởi bản cải chính về gấp và gởi 1 tấm hình vị chánh Đại diện tỉnh, quận và một ít hình ảnh sinh hoạt Phật sự tại địa phương để in vào quyển sách nầy. Tất cả hình ảnh đều khổ 9x12

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI GÒ CÔNG

(báo cáo ngày 27.2 70)

Tỉnh Gò Công thuộc về miền Huệ Quang ở sông Tiền Giang (Mê Công) thuộc miền Tây Nam phần . Gò Công có một trang lịch sử oai hùng, mỗi thời đại mỗi đóng góp cho quốc gia những nhân tài cũng như vật lực trong lúc cứu và kiến quốc. Gò công có tên là: “Khang chiến anh dũng”

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo – phái:

Trong toàn tỉnh có 11 tôn giáo phái

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Cổ Sơn Môn

3. Phật giáo Lục hoà tăng

4. Phật giáo Khất sĩ

5. Phật giáo Hoà Hảo

6. Phật giáo Tứ ân

7. Tịnh độ Cư sĩ

Ngoài 7 giáo phái thuộc Phật giáo, còn có:

8. Cao đài Tây Ninh, Bến Tre và Tiên Thiên

9. Thiên Chúa giáo

10. Tin Lành

11. Thiên Thai Huỳnh Đạo

II. Cơ sở Tín Ngưỡng:

Trong tỉnh Gò Công có 53 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 45 chùa theo Phật giáo Thống nhất, 6 Chùa của Cổ Sơn Môn, Tịnh độ Cư sĩ, PG Hoà Hảo 2 Tịnh xá Khất sĩ

- Ngoài 53 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo, còn có:

- 9 Thánh Thất Cao đài

- 4 Nhà Thờ Thiên chúa

- 1 Nhà Thờ Tin Lành

- 1 Thiên thai Huỳnh đạo

- 32 Đình thờ Thần

III. Dân số và tín đồ các Tôn giáo:

Tỉnh Gò Công dân số có 184.207 người chia ra như sau:

1. Phật giáo

Phật giáo

40.750 tín đồ 21, 70 %

Xu hướng Phật giáo

(Đạo Ông bà)

53, 0 %

Phật giáo Hoà Hảo

43 0,10 %

74,80 %

2. Thiên Chúa Giáo

847 tín đồ 0,10 %

3. Tin Lành Giáo

325 0,05 %

4. Tín ngưỡng khác

9987 0, 45 %

5. Cao Đài giáo

22972 12,00 %

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong tỉnh Gò công có 153 vị Tăng Ni .

- 129 vị theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

- 11 vị theo Cổ Sơn Môn và Lục Hoà Tăng

- 6 vị Tăng Ni theo Phái Khất Sĩ

Trong số 153 vị Tăng Ni, có:

- 139 vị Tăng và 14 vị Ni

- 32 Tỳ Kheo và 121 Sa di

V. Số Lượng Thanh Niên Phật tử:

- 73 Đoàn sinh Gia đình Phật tử

- 79 Học sinh Phật tử (vì thiếu người lãnh đạo nên đình chỉ sinhn hoạt)

VI. Số lượng học Tăng và Học Ni:

- 1 Học tăng học đệ nhất

- 1 Học Ni học đệ lục

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ đề:

Tổng số học sinh Trường Bồ đề là 712 hs (456 Nam sinh và 256 nữ sinh)

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội: Đã tổ chức được

- 11 Ban Đại diện Giáo hội

- 1 Ban Đại diện Tỉnh

- 10 Ban Đại diện xã

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

Không có Phật Học Viện

- 1 Trường Trung học Bồ đề 12 lớp (từ đệ Thất đến đệ Nhị)

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 1 phòng châm cứu ở chùa Bửu Thanh xã Long Thuận

- 1 Ký túc xá của chùa Thiên Liên .

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội Gò Công có:

- 11 Trụ sở hoằng pháp

- 2 Vị giảng sư

- 2 Lớp giáo lý

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội chỉ có 1 ngôi chùa Huệ Quang (tức chùa Thiên Nguơn cũ) trụ sở Giáo hội tỉnh.

XIII.Văn Mỹ Nghệ:

Tỉnh Giáo hội Gò Công có 2 ban văn nghệ:

- 1 Ban văn nghệ Gia đình Phật tử

- 1 Ban văn nghệ học sinh Phật tử gồm có các bộ môn: ca vũ nhạc kịch

XI. Nghi lễ: Hầu hết các Chùa trong tỉnh đều theo nghi thức Trung Ương, chỉ còn giữ nghi thức cũ: trống đẩu . Về Cổ Sơn Môn còn lễ phục áo mão rườm rà.

XVI. Bảo vệ đạo pháp và dân tộc:

Về giới tu sĩ tuy có nhiều lần tranh đấu để bảo vệ đạo pháp, nhưng không có người tự thiêu bị thảm sát, bắt bớ, tù đày. Riêng về týin đồ thì sợ tranh đấu không dám tham gia.

CÁC QUẬN

I. QUẬN HOÀ LẠC (20 Chùa và 1 Tịnh xá )

1. Chùa Phước Thành 8 vị Tăng

2. Chùa Bảo Hải 1 vị Tăng

3. Chùa Thiên Nguyên 1vị tăng

4. Chùa Dương Chơn 1 vị tăng

5. Chùa Phước Khánh 1vị tăng

6. Chùa Bưủ Long 4 vị tăng

7. Chùa Phổ Môn 3 vị tăng

8. Chùa Long Toàn (chưa có Tăng)

9. Chùa Phước Bửu 1 vị tăng

10. Chùa Pháp Ấn 1 vị tăng

11. Chùa Thái Bình 5T 2 Ni

12. Chùa Thiên Ân 4 vị tăng

13. Chùa Long Quang 5 vị tăng

14. Chùa Kim Quang 3 vị tăng

15. Chùa Thanh Phước 6 vị tăng

16. Chùa Huệ Quang 12 vị tăng

17. Chua Dư Khánh 2 vị tăng

18. Chùa An Sơn 1vị tăng

19. Chùa Bửu Ninh 2 vị tăng

20. Chùa Bửu Thanh 1vị tăng

21. Tịnh Xá Ngọc Quang 3 vị Ni

II. QUẬN HOÀ TÂN:(có 14 chùa )

1. Chùa Tân Long 6 vị tăng

2. Chùa Phước Long 7 tăng 2 Ni

3. Chùa Liên Hoa 3 tăng 2 Ni

4. Chùa Bửu Thắng 9 vị tăng

5. Chùa Trước Pháp 2 vị tăng

6. Chùa Linh Bửu 1 vị tăng

7. chùa Linh Châu 1 vị tăng

8. Chùa Linh Sơn 1 vị tăng

9. Chùa Bạch Liên 1 vị tăng

10. Chùa Trung Minh 1 vị tăng

11. Chùa Tam Bảo 4 vị tăng

12. Chùa Long Đức 1 Tăng 2 Ni

13. Chùa Phước Quang 6 vị tăng

14. Chùa Phước Hoà 1 vị tăng

 

III QUẬN HOÀ BÌNH:(có 6 chùa)

1. Chùa Bình Linh 3 tăng 1 Ni

2. Chùa Phước Thành 3 tăng

3. Chùa Phước Long 3 tăng 1Ni

4. Chùa Linh Bưu 1 tăng

IV. QUẬN HOÀ ĐỒNG:(có 6 chùa )

1. Chùa Phước Hưu 1 vị ătng

2. Chùa Linh Sơn 1 vị tăng

3. Chùa Long Huê 2 vị tăng

4. Chùa Phước Hoà 3 vị tăng

5. Chùa Lạc Hoà

6. Chùa Phước Thạnh 1 vị tăng

Phụ chú: Yêu cầu Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội Gò Công xem lại kỹ, nếu có chỗ nào thiếu sót xin gởi bản cải chính gấp về cho Văn phòng Viện. Và xin gởi cho ảnh của vị chánh Đại diện Tỉnh và Quận mỗi vị 1 tấm, hoặc 1 vài ảnh hoạt động Phật sự đều cỡ 9 x 12 để in vào quyển sách này.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

GIÁO HỘI QUẬN 7 SÀI GÒN

(Báo cáo ngày 10.12.1969)

Giáo hội Quận 7Sài gòn thựôc miền Quảng Đức một quận trong 11 quận Đô Thành ở Thủ đô miền Nam nước Việt.

TOÀN QUẬN

I. Các Tôn giáo và giáo phái:

Trong quận 7 có 9 tôn giáo và giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo VNTN

2. Phật giáo Nguyên Thuỷ

3. Giáo hội Lục hoà Tăng

4. Giáo hội Khất sĩ

5. Phật giáo Hoa Tông

6. Tịnh Độ Cư sĩ

7. Đạo Cao Đài

8. Đạo Thiên Chúa

9. Đạo Khoai

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Trong quận 7 có 23 cơ sỏ tín ngưỡng: 14 chùa Phật

1. Tịnh Xá Ngọc Sơn phái Khất sĩ, ở 30 vị

2. Tịnh Xá Xong Lam thuộc Hoa Tông

3. Tịnh xá Ông Đạo Khoai thuộc hệ thống ở Dĩ An

4. Thánh Thất Cao Đài

5. Nhà thờ Thiên chúa giáo

III. Dân số và tín đồ các tôn giáo:

Dân số trong Quận 7 trước Mậu Thân 44.078 người, sau Mậu Thân còn 36.745 người. Vì biến cố Mậu Thân dân chúng tản cư chưa hồi cư đủ.

(xin báo cáo rõ số người theo các tôn giáo là bao nhiêu phần trăm?)

IV. Số lượng Tăng Ni: Trong Quận 7 có

- 130 vị Tăng Ni: 41 vị Tăng và 62 vị Ni

- 29 vị Tỳ Kheo và 72 vị Sa di

- 16 vị Tăng và 17 vị Ni theo GHPGVNTN

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

Không có Thanh Niên Phật tử.

VI. Số lượng học Tăng và học Ni:

Không có

VII. Số lượng học sinh trường Bồ đề:

Không có

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Đã tổ chức được 7 ban đại diện Giáo hội

- 1 Ban Đại diện Quận 7, Đại đức Thích Tắc Thành làm chánh Đại diện.

- 6 Ban Đại diện phường (Quận 7 chỉ có 6 phường):

1) Phường Bình Đông

2) Phường Rạch Cát

3) Phường Cây Sung

4) PhườngPhú Định

5) Phường Bến Đá

6) Phường Hàng Thái

1 Ban Hộ Niệm quận

IX. Cơ sở văn hoá giáo dục:

Chưa có cơ sở văn hoá giáo dục

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

Không có

XI. Hoằng Pháp:

Vị Đặc uỷ Hoăng pháp kiêm giảng sư, mỗi tuần dạy giáo lý cho ban hộ Niệm vào chiều chủ nhật.

XII. Tài sản Giáo hội:

Không có

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Không có

XIV. Nghi Lễ:

Những chùa theo Giáo hội hành trì theo nghi Lễ Giáo hội, còn bao nhiêu theo nghi lễ riêng của mỗi giáo phái.

XV. Pháp Môn tu:

Đều tu theo pháp môn Tịnh Độ, phái Nguyên thuỷ và Khất sĩ tu theo thiền quán.

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và dân tộc:

Bao nhiêu lần tranh đấu bảo vệ dân tộc và đạo pháp bị bắt cả Tăng Ni và cư sĩ là 17 người, nhưng đều được trả tự do, một số bị thương nhẹ cũng được lành mạnh hết.

Trong Quận 7 có 14 chùa và 9 cơ sở tín ngưỡng:

1. Chùa Đông Phước ở bến Bình Đông, trụ sở tạm của Quận giáo hội (do Đại Đức Tắc Thành làm trụ trì ở 9 vị Tăng Ni)

2. Chùa Quán Thế Âm ở bến Mễ Cốc, do Đại Đức Nguyên Minh làm trụ trì có 9 vị Tăng Ni

3. Chùa Pháp Tựu ở bến Bình Đông do Đại Đức Đạt Trung làm trụ trì chùa ở 6 vị

4. Chùa Pháp Thiền ở bến Bình Đông, do sư cô Đạt Hoà làm trụ trì,chùa ở 3 vị

5. chùa Phổ Đà (chùa Ni) đường Lương Văn Cang, do sư cô Tịnh huệ làm Trụ trì, ở được 7 vị.

6. Chùa Long Hoa (chùa Tàu ) ở bến Bình Đông, do Pháp sư Siêu Trần làm Trụ trì thuộc VNQT ở được 3 vị Tăng Ni.

7. Chùa Giác Quang (Nguyên Thuỷ) ở đường Lương Văn Cang, do sư cô Tịnh Tuệ làm trụ trì ở được 22 vị Tăng, thuộc Đại Đức Giới Nghiêm.

8. Chùa Giác Ngạn, ở đường Nguyễn Duy,do Đại Đức Hồng Quang làm Trụ trì thuộc phái Lục Hoà Tăng

9. Chùa Minh Quang ở bến Nguyễn Duy, do Đại Đức Mai đức Phương làm Trụ trì, chùa có 2 vị

10. Chùa Pháp Vân ở phường Cây Sung, do Đại Đức Đạt Nhu làm trụ trì có 1 vị ở.

11. Chùa Thiên Trường, ở bến Nguyễn Duy do sư cụ Pháp Tịnh làm trụ trì ở được 7 vị Tăng Ni

12. Chùa Pháp Minh ở bế Bình Đông, do Đ đ, Hồng Năng làm Trụ trì, thuộc lục hoà Tăng ở được sáu vị .

13. Chùa Phước Quang ở đường Lương Văn Cang, chỉ có một vị Cư sĩ

14. Chùa Phước Long ở Bình Đông, do Tổng vụ Tăng sự nhận lãnh,

Cơ sơ tín ngưỡng:

- 1 Tịnh xá Ngọc Sơn thuộc Hoa Tông, do sư cô Mã Long Trụ trì,

- 2 Tịnh xá Ngọc Sơn thuộc phái Khât sĩ Ni ở được 30 vị,

- 1 Tịnh xá Ông Đạo khoái thuộc hệ thống ở Dĩ An,

- 5 Nhà thờ Thiên Chúa giáo

- 1 Thánh Thất Cao Đài tại phường Hàng Thái

Phụ chú:Báo cáo qua sơ lược, yêu cầu báo cáo lại đầy đủ hơn và xin gơi về 1 tấm hình Đại đức Chánh Đại diện cở 9x12 để in vào tập sách nầy hoặc một ít hình ảnh chùa Cổ hay hoạt động Phật tại địa phương.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI NINH THUẬN (Phan Rang)

(báo cáo ngày 15.02 1970)

Tỉnh Ninh Thuận thuộc miền Liễu Quán ở vùng II, thuộc miền Nam Trung Nguyên - Trung phần .

I. Các Tôn giáo và Giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Giáo hội Cổ Sơn Môn

3. Du Tăng Khất sĩ

4. Giáo hội Cao Đài

5. Giáo hội Thống nhất (thuộc VNQT)

II. Cơ sở tín ngưỡng: Trong tỉnh Ninh Thuận có

- 65 cơ sở tín ngưỡng

- 13 Chùa Phật

- 50 Niệm Phật đường

- 1 Tịnh xá

- 1 Am

III. Dân số và tín đồ các tôn Giáo:

Trong tỉnh Ninh Thuận, dân số được 136.000 người:

- Theo Đạo Phật độ phỏng 70 %

- Theo các Đạo khác độ 30 %

IV. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

Trong tỉnh Ninh Thuận có 1.380 Thanh Niên Phật tử

- 800 Gia Đình Phật tử

- 500 học sinh Phật tử

- Sinh viên và Thanh Niên không có

VI. Số lượng học Tăng và học Ni:

Tỉnh Ninh Thuận có 45 học tăng và học Ni

- 30 học Tăng và 15 học Ni (2 vị học ngoại quốc ĐĐ Huyền Vi học Ấn độ, ĐĐ Tịnh Hạnh học Đài Loan.

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ Đề:

Học sinh Trường Bồ Đề tất cả là 1.232 học sinh:

- 811 Nam sinh

- 421 Nữ sinh

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Tỉnh Giáo hội Ninh Thuận tổ chức được:

- 1 Ban Đại diện tỉnh Giáo hội

- 1 Ban Đại diện Quận Giáo hội

- 1 Ban Đại diện Xã Giáo hội

- 55 Khuôn hội khắp thành thị và thôn quê, mỗi khuôn đều có Ban Đại diện và Ban Hộ Niệm .

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- 1 Phật học Viện Liễu Quán, mở năm 1969 với 30 Tăng sinh nội trú .

- 5 Trường Bồ Đề (1 Trung học, 3 tiểu học, 1 mẫu giáo) tất cả 16 lớp và 1.232 học sinh.

- 1 Thư viện Bồ Đề Phan Rang, có độ 2.000 quyển sách.

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

Tỉnh Giáo hội Ninh Thuận có 3 cơ sở từ thiện:

- 1 Ký nhi viện Diệu Ấn trên 100 em

- 1 Ký nhi viện Nhất Chi Mai của phái Khất sĩ, độ 80 em

- 1 Chẩn y viện, mỗi ngày 100 bệnh nhân, có 1 Bác sĩ (BS Nguyễn Ngọc Lai) và hai y Tá Phật tử.

Ban từ thiện cứu trợ năm 1964 về thực phẩm trị giá 600.000$00 và Tết Mậu Thân cứu trợ 200.000$ 00.

XI. Hoằng Pháp:

- 3 Vị giảng sư ở địa phương đi giảng ngày mùng 1 và rằm cùng các ngày lễ lớn trong 55 Khuôn hội, và trụ sở tỉnh Giáo hội.

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội ngoài các Chùa, chỉ có:

- 2 Trường Trung học Bồ Đề

- 2 sở ruộng tương tế mỗi năm thâu độ 2.500 kỷ lúa

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Không có lập Ban Văn nghệ, nhưng mỗi khi đại lễ có Gia đình Phật tử và Học sinh Phật tử tổ chức văn nghệ .

XIV. Nghi lễ:

Tỉnh Giáo hội và Khuôn hội thì tụng kinh dịch nghĩa cho hợp với hoàn cảnh hiện tại. Các Chùa tư thì theo nghi thức cổ truyền (tán tụng) về lễ phục thì hoàn toàn theo cổ truyền.

XV. Pháp môn tu:

Tín đồ toàn tỉnh đều tu theo pháp môn Tịnh độ.

XVI. Bảo vệ đạo pháp và dân tộc:

1. Một Ni cô Liên Tập về phái Khất sĩ tự thiêu ngày 04.6.1970, cầu nguyện Hoà bình Việt Nam (tiểu sử đã đăng trong quyển 50 năm hưng Phật giáo, trang 219 đến 223)

2. Bốn vị Tu sĩ bị thảm sát tại Chùa Linh Sơn gây sự căm phẩn trong quần chúng, đến nay chánh quyền chưa giải quyết.

Thời gian tranh đấu có một số đạo hữu bị bắt và thuyên chuyển, 2 đạo hữu bị bắt đã được trả tự do.

Phụ chú:Báo cáo sơ lược quá, yêu cầu báo cáo lại đầy đủ và gởi vào Viện càng sớm càng tốt. Và gởi theo một ít ảnh hoạt động Phật sự, vài một ngôi Chùa cổ, hình vị Chánh Đại diện tỉnh, quận cở 9x12 để in vào tập sách nầy .

CÁC QUẬN

I. QUẬN THANH HẢI:13 Chùa - 1 am - 1 Tịnh xá

1. Chùa Trùng Khánh (Tổ đình )

2. Chùa Trùng Sơn

3. Chùa Phước Quang

4. Chùa Phước Điền

5. Chùa Phước Quang

6. Chùa Diệu Nghiêm (Chùa Ni)

7. Chùa Sơn Hải (Chùa Ni)

8. Chùa Diệu Mỹ Sơn

9. Chùa Khánh Bình

10. Chùa Kim Sơn

11. Chùa Bửu Tây Hồ

12. Chùa Đồng Nhạc

13. Chùa Tây Hồ

14. Am Minh Trì

15. Tịnh xá Du Tăng

II. QUẬN BỬU SƠN: có 6 Chùa

1. Chùa Tây Thiên

2. Chùa An Sơn

3. Chùa Diệu

4. Chùa Thiền Lâm (Tổ Đình)

5. Chùa Phước Điền Thượng

6. Chùa An Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567