Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Ojai, 6 tháng tám 1955

12/07/201100:50(Xem: 3806)
09. Ojai, 6 tháng tám 1955

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Ojai, 6 tháng tám 1955

Người hỏi: Tất cả những bất an của chúng ta dường như phát sinh từ ham muốn, nhưng liệu chúng ta có thể được tự do khỏi ham muốn? Ham muốn là bản chất cố hữu của chúng ta, hay nó là một sản phẩm của cái trí?

Krishnamurti:Ham muốn là gì? Và tại sao chúng ta tách rời ham muốn khỏi cái trí? Ai là thực thể mà nói, “Ham muốn tạo ra những vấn đề; vì vậy tôi phải được tự do khỏi ham muốn”? Chúng ta phải hiểu rõ ham muốn là gì, không phải hỏi làm thế nào loại bỏ ham muốn bởi vì nó tạo ra bất an và liệu nó là một sản phẩm của cái trí. Ham muốn phát sinh như thế nào? Tôi sẽ giải thích và bạn sẽ thấy, nhưng đừng chỉ lắng nghe những từ ngữ của tôi. Hãy thực sự trải nghiệm vấn đề mà chúng ta đang nói khi chúng ta theo dõi, và vậy là nó sẽ có ý nghĩa.

Ham muốn hiện diện như thế nào? Chắc chắn nó hiện diện qua nhận biết hay thấy, tiếp xúc, cảm giác, và sau đó ham muốn. Đầu tiên bạn thấy một chiếc xe hơi, tiếp theo có tiếp xúc, cảm giác, và cuối cùng ham muốn có chiếc xe, lái nó. Làm ơn hãy theo dõi điều này chầm chậm, kiên nhẫn. Vậy là, trong cố gắng có chiếc xe đó, mà là ham muốn, có xung đột. Vậy là trong chính sự thực hiện của ham muốn có xung đột; có đau khổ, phiền muộn, vui vẻ; và bạn muốn bám chặt vui thú và loại bỏ đau khổ. Đây là điều gì đang thực sự xảy ra cho mỗi người chúng ta. Cái thực thể được tạo ra bởi ham muốn, thực thể mà được đồng hóa với vui thú, nói, “Tôi phải loại bỏ điều mà không gây vui thú, mà gây đau khổ”. Chúng ta không bao giờ nói, “Tôi muốn loại bỏ vui thú và đau khổ”. Chúng ta muốn giữ lại vui thú và loại bỏ đau khổ, nhưng ham muốn tạo ra cả hai. Ham muốn, mà hiện diện qua nhận biết, tiếp xúc, và cảm giác, được đồng hóa như cái “tôi” mà muốn bám chặt vào vui thú và loại bỏ đau khổ. Nhưng đau khổ và vui thú đều là kết quả của ham muốn, mà là thành phần của cái trí; nó không ở bên ngoài cái trí; và chừng nào còn có một thực thể mà nói, “Tôi muốn bám chặt cái này và loại bỏ cái kia”, phải có xung đột. Bởi vì chúng ta muốn loại bỏ tất cả những ham muốn gây đau khổ và bám chặt những ham muốn mà từ căn bản gây vui thú, dễ chịu, chúng ta không bao giờ suy xét toàn vấn đề của ham muốn. Khi chúng ta nói, “Tôi phải loại bỏ ham muốn”, ai là thực thể đang cố gắng loại bỏ cái gì đó? Thực thể đó cũng không là kết quả của ham muốn hay sao?

Làm ơn, bạn phải có sự kiên nhẫn vô hạn để hiểu rõ những điều này. Đối với những câu hỏi cơ bản không có đáp án tuyệt đối của “đúng” hay “sai”. Điều gì quan trọng là đặt một câu hỏi cơ bản không tìm dược một đáp án; và nếu chúng ta có khả năng quan sát câu hỏi cơ bản đó mà không tìm kiếm một đáp án, vậy là chính sự quan sát câu hỏi cơ bản đó mang lại hiểu rõ.

Vì vậy vấn đề của chúng ta không là làm thế nào được tự do khỏi những ham muốn gây đau khổ trong khi lại bám vào những ham muốn gây vui thú nhưng phải hiểu rõ toàn bản chất của ham muốn. Điều này nảy sinh câu hỏi: xung đột là gì? Và ai là thực thể mà luôn luôn đang chọn lựa giữa vui thú và đau khổ? Thực thể mà chúng ta gọi là cái “tôi”, cái ngã, cái vị kỷ, cái trí mà nói, “Đây là vui thú; kia là đau khổ. Tôi sẽ bám chặt vui thú và loại bỏ đau khổ” – thực thể đó vẫn không là ham muốn hay sao? Nhưng nếu chúng ta có khả năng quan sát toàn lãnh vực của ham muốn, và không bị giới hạn trong bám chặt và loại bỏ cái gì đó, vậy thì chúng ta sẽ phát giác rằng ham muốn có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Ham muốn tạo ra mâu thuẫn, và cái trí hoàn toàn tỉnh táo không thích sống trong mâu thuẫn; vậy là nó cố gắng loại bỏ ham muốn. Nhưng nếu cái trí có thể hiểu rõ ham muốn mà không cố gắng gạt nó đi, không nói, “Đây là một ham muốn tốt lành hơn, và đó là một ham muốn xấu xa hơn. Tôi sẽ cố gắng giữ cái này và bỏ cái kia”, nếu nó có thể tỉnh thức được toàn lãnh vực của ham muốn mà không khước từ, chọn lựa, chỉ trích, vậy thì bạn sẽ thấy rằng cái trí là ham muốn, không tách rời khỏi ham muốn. Nếu bạn thực sự hiểu rõ điều này, cái trí trở nên rất tĩnh lặng. Ham muốn đến, nhưng chúng không còn có ảnh hưởng, chúng không còn có ý nghĩa to tát; chúng không còn bám rễ trong cái trí và tạo ra những vấn đề. Cái trí đáp lại – ngược lại nó không sống – nhưng đáp lại trên bề mặt và không bám rễ. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ toàn tiến trình của ham muốn mà hầu hết chúng ta đều bị trói buộc. Bị trói buộc, chúng ta cảm thấy mâu thuẫn, đau khổ vô hạn của nó, vì vậy chúng ta đấu tranh chống lại ham muốn, và đấu tranh tạo ra sự phân hai. Nếu chúng ta có thể quan sát ham muốn mà không nhận xét, đánh giá, hay chỉ trích, vậy thì chúng ta sẽ phát giác rằng nó không còn bám rễ. Cái trí trao tặng đất màu cho những vấn đề không bao giờ có thể tìm được cái đúng thực. Vậy là vấn đề không phải làm thế nào giải quyết ham muốn nhưng hiểu rõ nó, và người ta có thể thực hiện điều đó chỉ khi nào không có sự chỉ trích về nó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]