Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Nguồn gốc của Hội Phật Ðà

22/05/201112:30(Xem: 7897)
Chương 2: Nguồn gốc của Hội Phật Ðà

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG,
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Ðộ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng

Chương 2

Nguồn gốc của Hội Phật Ðà

Cảm thông với sự đau khổ của chúng sanh, Phật Thích Ca đã xuất hiện ở thế gian này để truyền dạy cho chúng sinh phương pháp giải khổ và thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Mục đích của Ngài giúp cho chúng sinh hiểu được chân lý để đạt đến giác ngộ. Trong thời mạt pháp, ác nghiệp của chúng ta quá nặng, tạo nhiều chướng ngại cho việc tu tập. Do thiếu trí tuệ và duyên lành, chúng ta đã gặp khó khăn trong việc tìm gặp một bậc minh sư, người có khả năng hướng dẫn mình và giảng giải chính xác lời dạy của Phật. Vì biết như vậy nên Ðức Phật đã truyền dạy một pháp môn đặc biệt cho loài người trong thời đại chúng ta, đó là pháp môn Tịnh Ðộ.

Cố học giả Phật giáo nổi tiếng Mai Nam Xương (Guang Xi Mei) từng nói: “Nếu có thể chấp nhận và đề cao giáo lý Tịnh Ðộ, không những chúng ta sẽ giải trừ những đau khổ tương lai và lại còn có thể đạt được sự an lạc ngay trong hiện tại. Ai không nhất tâm thọ trì giới pháp thì sẽ không bao giờ thấu hiểu hay chứng nghiệm phúc lạc trong việc thực hành pháp môn kỳ diệu này. Tương tự, người nào không thực hành giáo lý sẽ không bao giờ chứng nghiệm sự thâm diệu của chân lý ấy. Nếu muốn truyền bá giáo lý của Ðức Phật trong thời đại này, chắc chắn chúng ta cần phải ủng hộ và xiển dương pháp môn Tịnh Ðộ”.

Về nguồn gốc, Hội Phật Ðà được Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư thành lập lần đầu tiên sau Thế chiến thứ 2 (tức sau năm1945), Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư là một giảng sư Phật học nổi tiếng, quảng bá việc học và tu tập đặc biệt về Tịnh Ðộ Tông. Pháp Sư Tịnh Không là người tiếp tục duy trì và phát triển Hội này đến ngày nay. Với hơn bốn mươi năm kinh nghiệm truyền bá PG, Pháp sư Tịnh Không đã hiểu rõ rằng Tịnh Ðộ là pháp môn tốt nhất để giúp đỡ chúng sinh giải thoát. Trong những năm gần đây, Ngài đã thuyết giảng không mệt mỏi về giáo lý này khắp thế giới, phần lớn ở Á châu, Úc châu và Bắc Mỹ.

tk-03
Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư (Lian Ju Xin)

Ngài đã thành lập Hội Giáo Dục Phật Ðà (The Corporate Body Of The Buddha Educational Foundation, 11Fl., No. 55, Hang Chow S. Rd., Sec. 1, Taipei, Taiwan, Tel: (02) 395-1198, Fax: (02) 391-3415) để ấn tống kinh sách miễn phí cho PG thế giới. Ước nguyện thật sự của Ngài là hỗ trợ thiết lập các Hội Phật Ðà độc lập trên khắp thế giới. Ngài kỳ vọng những tổ chức này sẽ cổ động một nền giáo dục chân chính, giảng giải Luật Nhân Quả, phát Bồ đề tâm và khuyến khích mọi người niệm hồng danh Ðức Phật A Di Ðà và nguyện cầu vãng sinh Tịnh Ðộ.

Tôn chỉ của Ngài là Phật tử đồng tu của các Hội Phật Ðà nên tu tập theo năm bộ Kinh Tịnh Ðộ:

1. Kinh Vô Lượng Thọ (Infinite Life Sutra,),
2. Kinh A Di Ðà (The Amitabha Sutra, )
3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (The Sutra on Observing Amitabha Buddha and His Pure Land,),
4. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm) (Universal Worthy Bodhisattva's Conduct and Vows,).
5. Phẩm Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông (Kinh Lăng Nghiêm) (the Foremost Attainment of Great Strength Bodhisattva through Buddha Recitation ).

Và một bộ luận: là Luận Vãng Sanh (Vasubandhu Bodhisattva's Commentary on the Way to Reaching Pure Land) của Bồ Tát Thiên Thân)

Pháp Sư Tịnh Không cũng nhấn mạnh sự quan trọng trong việc tu tập và phát triển Chánh kiến và thực hành giới hạnh của mọi hành giả ngang qua việc áp dụng Năm cửa công đức bao gồm Sáu pháp hòa hợp, ba vô lậu học, Sáu ba la mật và Mười đại nguyện.

Cửa công đức thứ nhất là hiếu kính đối với cha mẹ, Thầy tổ và các bậc sư trưởng, từ bi không sát sinh và thực hành mười điều thiện lành; quy y Tam Bảo, trì giới và có oai nghi, tế hạnh; phát tâm Bồ đề, tin sâu giáo lý Nhân quả, tụng đọc Kinh điển Ðại Thừa và khuyến khích người khác tinh tấn tu tập để đạt được giải thoát.

Cửa công đức thứ hai là Lục hòa (six harmonies) tức là sáu pháp hòa kính, bao gồm chia xẻ cùng quan điểm và mục tiêu, giữ cùng những giới luật, cùng sống và tu hành với nhau trong hòa hợp, không tranh chấp, cùng chứng nghiệm sự an lạc trong thực hành và chia đều cho nhau phúc lợi có được.

Cửa công đức thứ ba là thực hành và phát triển ba môn vô lậu học bao gồm trì giới, thiền định và trí tuệ.

Cửa công đức thứ tư là áp dụng sáu Ba La Mật bao gồm Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ vào trong đời sống hằng ngày.

Cửa công đức thứ năm là Mười đại nguyện (Ten Great Vows): 1. Tôn trọng mọi người và xử sự một cách cẩn trọng; 2. Khen ngợi đức hạnh của người; 3. Thực hành bố thí một cách vô uý; 4. Biết hối hận những lỗi lầm của mình, vốn là những chướng ngại cản trở chúng ta thấy được chân tâm của mình và phát nguyện không tái phạm; 5. Hoan hỷ với đức hạnh của người, tuyệt đối không ganh tyï; 6. Thỉnh cầu các bậc thiện tri thức truyền bá Chánh Pháp; 7. Thỉnh cầu các bậc Minh sư ở bên cạnh mình để hướng dẫn mình tu tập; 8. Mãi mãi giữ những lời dạy của Ðức Phật ở trong tâm thức mình; 9. Sống hòa hợp với mọi hoàn cảnh và mọi người xung quanh; 10. Hồi hướng công đức có được từ những việc trên cho chúng sanh, cầu mong chúng sanh đạt được giác ngộ vô thượng.

Chúng ta nên nhất tâm niệm hồng danh Phật A Di Ðà, không nghi ngờ, không pha trộn với các pháp khác hay những ý nghĩ khác và không gián đoạn, mong siêu sinh về Tây Phương Tịnh Ðộ, rồi tái sinh ở thế gian để giúp đỡ người khác.

Chúng ta thành tâm cầu mong cho mọi người sẽ nhận ra rằng nguồn gốc của những nguyên nhân gây ra đau khổ là ở ngay trong tâm nhiễm ô của chính mình. Chúng ta sẽ tinh tấn tu tập để giải trừ những phiền não mê lầm và tà kiến theo lời dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ (Infinite Life Sutra):

“ Người đời phần đông phước mỏng, cùng tranh dành nhau những sự không cần thiết, ở tại trong chỗ cực ác tột khổ mà nhọc nhằn làm ăn để tự cung cấp. Không luận là người tôn, kẻ ti, người nghèo, kẻ giàu, trẻ già, nam nữ đều lo nghĩ về tiền tài, vất vả sầu khổ, mãi nghĩ mãi lo, không lúc nào yên. Có ruộng lo ruộng, có nhà lo nhà, có trâu ngựa, lục súc, nô tỳ, tiền của, y thực trăm ngàn thứ, lại lo trăm ngàn thứ. Toan tính, cầu lợi, lo nghĩ, buồn sợ, bỗng chốc bị trộm cướp, nước cuốn, lửa cháy, sung công, tài sản tiêu tan, thân mang tai họa, lại sầu khổ phẩn uất. Nếu tài sản không bị tiêu tan, nhưng cuối cùng vô thường kéo đến, thân chết mạng chung, tay không ra đi, không mang được món gì. Do những việc như thế nên không thể đắc đạo. Các vị phải suy nghĩ chín chắn, nên xa lìa những điều ác, chọn những điều lành rồi siêng năng thực hành. Ái dục vinh hoa là những thứ không thể bảo tồn mãi mãi, rồi sẽ ly tan, không có gì đáng để vui thích. May mắn gặp Phật tại thế, phải cần kíp tu hành, người nào có chí nguyện sanh về cõi nước An Lạc thì được trí tuệ sáng suốt, công đức thu thắng. Không nên buông lung theo dục vọng mà quên mất lời dạy trong Kinh Pháp, giới luật, để rồi phải rơi lại ở phía sau”.

Nếu đọc và làm theo lời dạy của Kinh này, công đức và trí tuệ của chúng ta sẽ phát sinh, giải trừ được ác nghiệp, sống lâu, mạnh khỏe và hạnh phúc. Thêm nữa, nếu Kinh này được phân phát rộng rãi và được đón nhận thì mọi người sẽ trở nên hiền lành và tử tế hơn. Kinh này là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề của chúng ta và thiết lập cho nền hòa bình thế giới.

Chúng ta thành lập các Hội Phật Ðà để các hành giả tu theo năm cửa công đức và hợp với lời dạy của Pháp Sư Tịnh Không để tu theo pháp môn Tịnh Ðộ và học Kinh Vô Lượng Thọ. Làm như vậy chúng ta có thể báo Phật ân đức, trả ơn Quốc Gia, ơn Cha Mẹ, ơn Thầy Tổ và chúng sinh. Chúng ta sẽ có khả năng giúp những người nào còn chịu đau khổ. Chúng ta đang có ở trước mặt một cơ hội hiếm có và quý báu chỉ có thể gặp một lần trong vô số đại kiếp. Hỡi các bạn đồng tu, chúng ta nên trưởng dưỡng đạo tâm, thanh tịnh, bình đẳng, hiểu biết và từ bi để thông suốt, xả ly, đạt được giải thoát, hợp với hoàn cảnh và quán tưởng Phật A Di Ðà, làm theo lời dạy của Ngài và nguyện cầu vãng sinh Tây Phương Tịnh Ðộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]