- 1. Phẩm thứ nhất: Quán nhân duyên
- 2. Phẩm thứ hai: Quán sát sự chuyển động và sự không chuyển động
- 3. Phẩm thứ ba: Quán lục tình
- 4. Phẩm thứ tư: Quán năm ấm
- 5. Phẩm thứ năm: Quán lục chủng
- 6. Phẩm thứ sáu: Quán ái dục và kẻ tham nhiễm ái dục
- 7. Phẩm thứ bảy: Quán sát ba tướng
- 8. Phẩm thứ tám: Quán tác và tác giả
- 9. Phẩm thứ chín: Quán sát bản trụ
- 10. Phẩm thứ mười: Quán lửa và nhiên liệu
- 11. Phẩm thứ mười một: Quán sát bản tế
- 12. Phẩm thứ mười hai: Quán sát về sự thống khổ
- 13. Phẩm thứ mười ba: Quán sát các hành
- 14. Phẩm thứ mười bốn: Quán sát sự hòa hợp
- 15. Phẩm thứ mười lăm: Quán hữu vô
- 16. Phẩm thứ mười sáu: Quán sát về sự trói buộc và giải thoát
- 17. Phẩm thứ mười bảy: Quán sát về nghiệp
- 18. Phẩm thứ mười tám: Quán pháp
- 19. Phẩm thứ mười chín: Quán thời gian
- 20. Phẩm thứ hai mươi: Quán sát nhân và quả
- 21. Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán sát về sự sinh thành và hoại diệt
- 22. Phẩm thứ hai mươi hai: Quán sát đức Như Lai
- 23. Phẩm thứ hai mươi ba: Quán sát điên đảo
- 24. Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán sát tứ đế
- 25. Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán sát niết bàn
- 26. Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán mười hai nhân duyên
- 27. Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán sát về những tà kiến
TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ )
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Viên Lý
TRUNG LUẬN QUYỂN THỨ NHẤT
PHẨM THỨ TƯ:
QUÁN NĂM ẤM
Nếu tách lìa sắc nhân (* nguồn cội, nguyên nhân của sắc, chỉ về các trần cảnh) thì không thể có được sắc (pháp) mà nếu lìa sắc (pháp) thì không thể có được sắc nhân.
Lìa sắc nhân mà sắc pháp vẫn hiện hữu, như vậy thì, sắc đó là vô nhân (không có nhân), không có nhân nhưng pháp vẫn hiện hữu, việc đó không đúng.
Nếu lìa sắc (pháp quả) nhưng vẫn có (sắc) nhân, thế thì có nhân nhưng không có quả (* vì không có quả thì không thể gọi là nhân) và, nếu bảo rằng có nhân nhưng không có quả thì đó là điều phi lý không thể chấp nhận được.
Nếu đã có sắc thì không cần đến nhân của sắc, và nếu không có sắc thì cũng không cần đến nhân của sắc.
Nhưng nếu không có nhân mà sắc vẫn hiện hữu thì việc đó hoàn toàn phi lý. Vì thế nên, bậc thức giả không nên (khởi tâm) phân biệt về sắc.
Nếu quan niệm rằng Quả tương tợ với Nhân (nếu nhân và quả giống nhau) thì không đúng, mà cho rằng quả chẳng giống nhân thì cũng sai lầm.
Thọ ấm và tưởng ấm, hành ấm và thức ấm vân vân... tất cả bao nhiêu pháp khác cũng đều đồng (giống với) như sắc ấm.
Nếu có người cật vấn (về hiện tượng hoặc thật thể của các pháp) ai muốn giải đáp mà lìa bỏ, không dựa vào Nghĩa Không (không tánh) để giải đáp thì sự giải đáp đó bất thành, không khác gì người nghi vấn kia.
Và nếu có người vấn nạn mà không y cứ vào Nghĩa Không (lìa Không nghĩa) để chỉ bày sự sai lầm của đối phương thì cuộc vấn nạn đó bất thành, (vì lẽ người giải đáp cũng mê độn) chẳng khác gì kẻ nghi vấn kia.